Kinh Bất Không Quyến Sách Chú Tâm

Đường Bồ Đề Lưu Chí dịch,

Bản Việt dịch của Huyền Thanh

*

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavàn) ngự trong cung của Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát (Àryàvalokite’svara) ở núi Bố Đát Lạc Ca (Potalaka). Đất ấy có vô lượng cây Sa La báu (‘Sala), cây Đa Ma La (Tamàla), cây Chiêm Bác Ca (Campaka), cây A Du Ca (À’soka) , A Để Mục Đa Ca (Atimuktaka)…. Mọi loại cây báu vây vòng trang nghiêm cùng với Chúng Đại Bật Sô (Mahà-Bhiksu) gồm tám ngàn người đến dự.

Chín mươi chín câu chi na dữu đa trăm ngàn vị Bồ Tát Ma Ha Tát (Bodhisatva mahàsatva) với vô lượng trăm ngàn vị Tịnh Cư Thiên Tử (‘Suddhavàsà-Devaputra), Tự Tại Thiên Tử (I’svara-Devaputra), Đại Tự Tại Thiên Tử (Mahe’svara-Devaputra), Đại Phạm Thiên Tử (Mahàbrahma-Devaputra) đều là bậc Thượng Thủ cùng với vô lương trăm ngàn người Trời khác trước sau vây quanh Đức Phật nghe nói Pháp. Bấy giờ Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, hướng về Đức Phật, chắp tay , dung nhan thư thái mỉm cười rồi bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Con có Thần Chú Tâm tên là Bất Không Quyến Sách (Amogha-pà’sa). Nơi chín mươi mốt (91) kiếp ở thời xa xưa , lúc đó có Thế Giới tên là Thắng Quán (Vilokitàyàm), Đức Phật hiệu là Thế Chủ Vương Như Lai (Lokendraràja_Tathàgataya), con theo Đức Phật ấy thọ nhận Bất Không Quyến Sách Chú Tâm

Bạch Đức Thế Tôn ! Do con thọ trì Thần Chú đó cho nên giáo hóa vô lượng trăm ngàn Tịnh Cư Thiên Tử, Tự Tại Thiên Tử, Đại Tự Tại Thiên Tử khiến hướng Đến A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttàra-samyaksambuddhi_ Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác). Dùng sức Công Đức đó cho nên liền được mười ức Tam Ma Địa (Samàdhi),Bất Không Diệu Trí (Asammohajnàna) mà làm bậc Thượng Thủ. Thế Tôn ! Nếu ở chỗ nào có Chú Tâm này thì đất ấy có hàng Đại Tự Tại, hai mươi ức chư Thiên đến ủng hộ như Chế Đa (Caitya:Tháp ) của Đức Phật. Thế Tôn ! Thần Chú Tâm này tùy theo nơi trú ngụ. thì nên biết Hữu Tình trong chỗ ấy đã gieo trồng các căn lành nơi vô lượng trăm ngàn câu chi na dữu đa trăm ngàn Phật

Thế Tôn ! Nếu lại có người nghe Chú Tâm này thì trước kia người đó đã gây tạo nghiệp ác, hành điều Phi Pháp , hủy nhục bậc Hiền Thiện, phỉ báng Chính Pháp với đã phỉ báng tất cả chư Phật, Bồ Tát , Thanh Văn, Duyên Giác…quyết định bị đọa trong Đại Địa Ngục Vô Gián. Thế Tôn ! Nếu người ấy nghe Thần Chú Tâm này mà sinh lòng ăn năn xấu hổ , ở một ngày đêm thọ trì Trai Giới, đọc Thần Chú này, liền hay tiêu diệt tất cả nghiệp tội. Hoặc lại khiến cho hết thảy nghiệp tội của người ấy hiện thành quả báo nhẹ ngay trong đời hiện tại. Hoặc bị bệnh nóng sốt trong một ngày, hai ngày cho đến bảy ngày. Hoặc nhóm mắt, tai, mũi, lưỡi, môi, răng, lợi, vòm miệng, tim, bụng, rốn, hông sườn, bàn tay, bàn chân, chi tiết…bị đau nhức. Hoặc bị bệnh Trĩ, Hạ lỵ, táo bón, Bạch Lại, Đại Lại (cùi hủi). Hoặc bị ghẻ lở, Hắc Lào, nhọt đen, nhọt đỏ, nhọt tuôn mủ, nhọt trứng cá. Hoặc bị điên, động kinh. Hoặc bị yếm đối, cổ độc, cột trói, đánh đập, phỉ báng, chửi mắng xỉ nhục với các ác khác bức não thân tâm kèm các mộng quái dị. Nay con nói đã hiện thọ báo đó cho nên nghiệp ác vô gián liền được tiêu diệt huống chi các chúng sinh thanh tịnh, tin tưởng thọ trì Chú này mà chẳng diệt được tất cả nghiệp tội ư ?!…

Thế Tôn ! Nếu có chúng sinh dùng tâm xu nịnh, hư giả nghe con nói Bất Không Quyến Sách Chú Tâm, giả trá hiện thọ trì, hoặc tự viết hoặc khiến người viết, hoặc vì người khác khiến cho kẻ ấy nghe nhận cho đến hướng bên lỗ tai của loài bàng sinh tụng Chú Tâm này với suy nghĩ chương cú của Thần Chú. Do chẳng hủy báng nên không có tướng, nên không có sinh, nên không có phân biệt, nên chậm rãi đến, nên không có tác làm, nên lìa nhiễm, nên bình đẳng, nên chẳng buông xả, nên lìa Uẩn. Như vậy tu tập tương ứng phương tiện đều có ngàn Đức Phật xuất hiện trước mặt người ấy. Hành Giả thấy xong thời hết thảy nghiệp tội thảy đều tiêu diệt. Thế Tôn !Nay con lược nói, cho đến có người sao chép Kinh này, để ở trong nhà, lễ bái cúng dường cũng được vô lượng vô biên Phước Đức huống chi là người thọ

trì đọc tụng Thế Tôn ! Nếu có chúng sinh mỗi mỗi đều tự muốn thắng người khác. Hoặc sợ chủ, sợ oán thù, sợ thú ác, sợ nạn nguy hiểm. Hoặc tùy theo người khác, cầu sự tôn quý, cầu tài bảo… lắng nghe Thần Chú Tâm Kinh như vậy. Tuy có lắng nghe mà chẳng sinh cung kính, hoặc phỉ báng, khinh mạn, hủy hoại, chỉ trích. Do sức uy thần của Quán Tự Tại Bồ Tát cho nên khiến người như vậy cũng sinh Thắng Phước. Ví như có người lấy hương Chiên Đàn hoặc Trầm Xạ …. rồi mắng nhiếc, hủy hoại, chỉ trích, nghiền nát thành bột… dùng bôi trên thân nhưng nhóm hương ấy cuối cùng không có niệm này“Do người này hủy hoại, chỉ trích ta cho nên dấu mùi thơm ấy đi chẳng cho dùng”mà bản tính thơm phức của nhóm Chiên Đàn là tạo ra việc thơm tho ấy Bạch Đức Thế Tôn ! Thần Chú Tâm này cũng lại như vậy. Tuy có phỉ báng,hủy hoại, chỉ trích hoặc lại nịnh nọt giả trá viết chép thọ trì cúng dường nhưng đều

cùng làm nhân duyên của căn lành, nên mọi nơi sinh ra thường chẳng buông lìa tư lương Phước Đức của Giới, Định, Trí Tuệ và ở đời sau này sẽ đầy đủ Giới Hương Thế Tôn! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện. Hoặc Bật Sô, Bật Sô Ni, Ô Ba Tác Ca, Ổ Ba Tư Ca vào ngày mồng tám của tháng chuyên tâm Trai Giới, chẳng nói chuyện với người khác, tụng Bất Không Quyến Sách Chú Tâm này bảy biến thì đời này thân của người ấy được hai mươi loại lợi ích thù thắng. Thế nào là hai mươi ?

1_ Thân không có bệnh khác

2_ Do trước kia gây nghiệp có các bệnh tật sẽ mau được tiêu diệt.

3_ Thân ấy sáng loáng, da dẻ mềm mại khiến người nhìn thấy đều vui vẻ

4_ Mọi người yêu kính, ngầm hộ các căn

5_ Sẽ được tài bảo

6_ Được tài bảo xong, chẳng bị giặc trộm cướp đoạt

7_ Chẳng bị nước cuốn trôi, lửa thiêu đốt

8_ Chẳng bị vua chúa dùng sức xâm đoạt

9_ Sự nghiệp đã làm đều khéo hoàn thành

10_ Lúa mạ đã gieo trồng chẳng bị gió ác, mưa lớn, sương, mưa đá, sâu trùng

gây tổn hoại

11_ Nếu tụng Chú Tâm này bảy biến chú vào tro với rước rồi rưới vảy tám

phương, trên dưới, kết Giới thời tất cả tai nạn đều được tiêu diệt.

12_ Chẳng bị các hàng Quỷ ác đoạt lấy tinh khí

13_ Tất cả hữu tình yêu thích, vui vẻ nhìn

14_ Chẳng sợ hãi oán thù

15_ GIả sử có oán thù thì mau chóng được hòa giải

16_ Chẳng sợ người với Phi Nhân gây xâm hại, Yểm Cổ Tà Mỵ chẳng thể gây

thương tích

17_ Không có Phiền Não với Tùy Phiễn Não mãnh lợi

18_ Lửa, đao, thuốc độc tạo thương tích gây hại thì chẳng bị chết.

19_ Các hàng Trời, Thiện Thần thường ủng hộ

20_ Ở trong chỗ sinh ra chẳng lìa Từ Bi Hỷ Xả.

Cần phải mong cầu 20 loại lợi ích thù thắng như vậy.

Lại có tám Pháp. Nhóm nào là tám ?

1_ Lúc lâm chung thời Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát hiển tướng Bật Sô (Tỳ

Kheo) hiện ra trước mặt người ấy

2_ Lúc lâm chung thời an vui xả tuổi thọ, không có các thống khổ

3_ Lúc lâm chung thời Chính Niệm hiện tiền , Tâm chẳng thác loạn

4_ Lúc lâm chung thời tay chẳng bị bấn loạn, chân chẳng bị duỗi rút

5_ Lúc lâm chung thời chẳng bị rỉ thấm vì đại tiểu tiện

6_ Giả sử có bệnh cũng chẳng bị nằm liệt trên giường gối

7_ Lúc lâm chung thời chẳng úp mặt mà chết

8_ Lúc lâm chung thời được biện tài vô tận. Sau khi mệnh chung tùy theo nguyện vãng sinh về Tịnh Độ của chư Phật với chẳng buông lìa các Thiện Tri Thức.

Thế Tôn ! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện… chẳng ăn uống rượu thịt, huân tân với tiếp chạm điều tàn ác, ngày ngày ba Thời, riêng tụng ba biến tụng Thần Chú Tâm Pháp Môn này thì ngày đêm tăng trưởng công đức thù thắng, biết rõ tất cả hữu tình có sức, không có sức tùy theo kẻ ấy lắng nghe Bồ Tát, chẳng ứng tâm sinh yêu tiếc bí mật, lìa hẳn các ác keo kiệt ganh ghét, thường vì lợi ích tất cả hữu tình cho nên mau hướng đến Bồ Đề nhập vào địa vị của Bồ Tát. Nói Bồ Đề là nói tên Bát Nhã . Nói Tát Đỏa tức là Phương Tiện. Hai loại Pháp này đối với các hữu tình sẽ được tất cả lợi ích an vui. Thế Tôn ! Nay muốn vì lợi ích an vui cho các Chúng của bốn Bộ với hữu tình khác, kẻ gây tạo nghiệp tội. Nguyện xin Đức Thế Tôn thương xót hứa cho con ở trước mặt Đức Như Lai nói Chú Tâm này” Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát rằng:”Này Hữu Tình Thanh Tịnh ! Nay chính là lúc ! Ta cũng tùy vui với Thần Chú Tâm này. Ở thời phận sau này vì người hành Bồ Tát Thừa mà làm cha mẹ khiến cho nơi làm sự nghiệp của các Bồ Tát mau được thành tựu” Khi ấy Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát chiêm ngưỡng chiêm ngưỡng Tôn Nhan, mắt chẳng tạm lìa rồi bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Nguyện xin Đức Như Lai nghe con nói Thần Chú này, là nơi đáng kính lễ của tất cả Bồ Tát . Pháp Môn giải thoát này thương xót Thế Gian, lợi ích an vui cho vô lượng hữu tình,. Người muốn thọ trì, trước tiên nên kính lễ chư Phật với các Bồ Tát, Độc Giác, Thanh Văn ở ba đời.

Kính lễ Chính Chí Chính Hạnh (Samyaggatànàm- Samyak-pratipannànàm)

Lại nên kính lễ hàng Đại Tuệ Thanh Văn của nhóm Xá Lợi Tử (‘Sàriputra)

Lại nên kính lể Chúng Thượng Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát của nhóm Từ Thị

(Maitreya)

Kính lễ Kim Sắc Quang Minh Hống Thanh Tự Tại Vương Như Lai (Suvarna

varna-supratibhàsa-vinartite’svara-ràjàya Tathàgata)

Kính lễ Sư Tử Du Hý Vương Như Lai (Simha-vikrìdita- ràjàya Tathàgata)

Kính lễ Vô Lượng Quang Như Lai (Amitàbhàya-Tathàgata)

Kính lễ Thiện Trụ Ma Ni Bảo Tích Vương Như Lai (Supratisthita-manikùta-

ràjàya Tathàgata)

Kính lễ Phổ Quang Minh Tán Thán Công Đức Tích Vương Như Lai (Samanta-

ra’smyudgata-’srikùta ràjàya Tathàgata)

Kính lễ Thắng Quán Như Lai (Vipa’syine Tathàgata)

Kính lễ Bảo Kế Như Lai (‘Sikhine Tathàgata) 5

Kính lễ Hiện Thế Gian Như Lai (Vi’svabhuve Tathàgata)

Kính lễ Xả Ly Tổn Hoại Uẩn Như Lai (Krakucchandàya Tathàgata)

Kính lễ Kim Sắc Thân Tịch Như Lai (Kanakamunaye Tathàgata)

Kính lễ Ẩm Quang Như Lai (Kà’syapàya Tathàgata)

Kính lễ Năng Tịch Như Lai (‘Sàkyamunaye Tathàgata)

Kính lễ Thiện Danh Xưng Như Lai (Suprakìrtita-nàmadheyàya Tathàgata)

Kính lễ Phổ Quang Thắng Oán Địch Đức (Samantàvabhàsa-vijita-

samgràma’srìye ràjàya Tathàgata)

Kính lễ Đế Tràng Đức Như Lai (Indra-ketu-dhvaja-‘srìye Tathàgata)

Kính lễ Bảo Quang Minh Tự Tại Vương Như Lai (Ratna-prabhàse’svara_

ràjàya Tathàgata)

Kính lễ Vô Ngại Dược Vương Như Lai (Apratihata-bhaisajya-ràjàya

Tathàgata)

Kính lễ Dũng Mãnh Du Bộ Như Lai (Vikrànta-gàmine Tathàgata)

Kính lễ Thiện Trụ Vô Úy Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác (Atìtànà-gata-

pratyutpanna Tathàgatàya Arhate Samyaksambuddhàya)

Kính lễ Tam Bảo (Ratna-trayàya)

Kính lễ Bậc có đầy đủ Tâm Đại Bi là Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát

(Àryàvalokite’svaràya bodhi-satvàya mahà-satvàya mahà-kàrunikàya)

Kính lễ các Thánh Giả như vậy xong. Lại nên niệm lời Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát ở trước mặt Đức Như Lai nói Thần Chú Tâm:”Nay Ta cũng sẽ nói Thần Chú này. Nguyện cho nơi làm sự nghiệp của Ta mau được hoàn thành, khiến cho Ta đều trừ tất cả sự sợ hãi”

Khi ấy Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát liền nói Chú là:

1_ Đá điệt tha

2_ Đồ giả la giả la

3_ Chỉ lý chỉ lý

4_ Chủ lỗ chủ lỗ

5_ Mẫu lỗ mẫu lỗ

6_ Ma khả ca lỗ nê ca dã

7_ Tỷ lý tỷ lý

8_ Chỉ lý chỉ lý

9_ Phí lý phí lý

10_ Ma khả bả đạt ma khả sa đá dã

11_ Ca la ca la

12_ Chỉ lý chỉ lý

13_ Củ lỗ củ lỗ

14_ Ma khả du đả sai đát phộc dã

15_ Bộ điệt bộ điệt

16_ Đả phộc đả phộc

17_ Ca nãi ca nãi

18_ Chỉ nê chỉ nê

19_ Củ nỗ củ nỗ

20_ Bả la ma du đả sai đát phộc dã

21_ Ca la ca la

22_ Chỉ lý chỉ lý

23_ Củ lỗ củ lỗ

24_ Ma khả sa tha ma bát la bát đá dã

25_ Giả la giả la

26_ Tán giả la, tán giả la

27_ Phí giả la, phí giả la

28_ Bát la giả la, bát la giả la

29_ Ế tra tra, ế tra tra

30_ Bà la bà la

31_ Tỳ lý tỳ lý

32_ Bộ lỗ bộ lỗ

33_ Đá la đá la

34_ Để lý để lý

35_ Đổ lỗ đổ lỗ

36_ Ế hý duệ hứ

37_ Ma khả ca lỗ nê ca

38_ Ma khả bả du bả để phệ sái đả la

39_ Đả la đả la

40_ Sái la sái la

41_ Giả la giả la

42_ Bả la bả la

43_ Phộc la phộc la

44_ Khả la khả la

45_ Khả khả, hứ hứ, hổ hổ

46_ Ám ca la bột la hát ma phệ sái đả la

47_ Đả la đả la

48_ Địa lý địa lý

49_ Đổ lỗ đổ lỗ

50_ Đá la đá la

51_ Sái la sái la

52_ Bả la bả la

53_ Phộc la phộc la

54_ Hạt la thất nhĩ xả đá sái khả sa la

55_ Bát la để mạn trĩ đá xả lý la

56_ Thật phộc la, thật phộc la

57_ Đá bả đá bả

58_ Bà sái bà sái

59_ Bột la ma, bột la ma

60_ Bà già phạn, tố ma địa nhứ

61_ Dã ma, phộc lỗ nãi, củ phệ la

62_ Bột la hát miến đạt la

63_ Hạt lý sử đệ phộc già nãi bãi lật chỉ đá

64_ Giả la nãi

65_ Tô lỗ tô lỗ

66_ Chủ lỗ chủ lỗ

67_ Mẫu lỗ mẫu lỗ

68_ Bổ lỗ bổ lỗ

69_ Sái đả đát củ ma la, cốt lỗ đạt la phộc sái phộc

70_ Phí sắt nỗ

71_ Đả đả đả

72_ Phộc dật phộc khởi nễ

73_ Đệ phộc

74_ Hạt lý sử đả dã ca

75_ Bà hổ phí phí đả phệ sái đả la

76_ Đả la đả la

77_ Địa lý địa lý

78_ Đỗ lỗ đỗ lỗ

79_ Tha la tha la

80_ Già la già la

81_ Dã la dã la

82_ La la la la

83_ Khả la khả la

84_ Bả la bả la

85_ Ma la ma la

86_ Phộc la phộc la

87_ Phộc la đả dã ca

88_ Sái mạn đá phộc lộ chỉ đá

89_ Phí lộ chỉ đá

90_ Lộ kế thất phộc la

91_ Ma hề thất phộc la

92_ Mẫu hổ mẫu hổ

93_ Mẫu lỗ mẫu lỗ

94_ Mẫu dã mẫu dã

95_ Muộn giả muộn giả

96_ Lạc xoa, lạc xoa (Trong đây, người tụng Chú nên tự xưng tên họ của

mình….)

97_ Tát phộc sái đát phòng thất giả

98_ Tát phộc bà duệ bãi

99_ Tát bộ bả la bả bãi

100_ Tát bộ bả tát kỳ bãi

101_ Tát phộc khất la hề la

102_ Phộc đả bạn đả đả

103_ Đá đồ đá

104_ Đá lật xả đá

105_ Hạt la đỗ đá sa ca la

106_ Đá khải khất nỗ đả ca

107_ Phí sái xả sa đát la

108_ Bá lý mộ giả ca

109_ Ca nãi ca nãi

110_ Chỉ nê chỉ nê

111_ Củ nỗ củ nỗ

112_ Giả la giả la

113_ Chỉ lý chỉ lý

114_ Chủ lỗ chủ lỗ

115_ Ấn đạt lý dã

116_ Bà la bộ đặng già

117_ Giả đổ la lật dã sai nhứ

118_ Tam bát la ca xả ca

119_ Đá ma đá ma

120_ Sái ma sái ma

121_ Ma sái ma sái

122_ Ma khả đá muộn đả ca la

123_ Phí đả ma đả

124_ Sái trá bả la nhĩ đá

125_ Bả lý bổ la ca

126_ Nhĩ lý nhĩ lý

127_ Tra tra tra tra

128_ Sá sá sá sá

129_ Trưng trưng trưng trưng

130_ Trụ trụ trụ trụ

131 _ Ế nại dã chiết ma

132_ Cật lý đá bả lý ca la

133_ Ế hý duệ hứ

134_ Y thất phộc la bộ đá già nãi bạn xã ca

135_ Củ lỗ củ lỗ

136_ Bả la bả la

137_ Giả la giả la

138_ Sái la sái la

139_ Ca la ca la

140_ Ca tra ca tra

141_ Bả tra bả tra

142_ Ma tra ma tra

143_ Phí luân đả phí sái dã nễ phộc tín

144_ Ma khả ca lỗ nê ca

145_ Thất phệ đá dã, bảo nhũ bả phí đá

146_ Hạt la đát đả ma củ tra

147_ Ma la đả la

148_ Tát phộc thật phộc thủy la tỷ cật lý đá

149_ Xã tra ma củ tra

150_ Ma khả đạt bộ đá ca ma la

151_ Cật lý đá ca la đá la

152_ Điệt đả sái ma địa phí mộc xoa

153_ Bát la kiếm phách

154_ Bà hổ sái đát phộc tán đá để

155_ Bả lý bả giả ca

156_ Ma khả ca lỗ nê ca

157_ Tát phộc yết ma phộc la

158_ Phí thú đả ca

159_ Tát phộc phiệt địa

160_ Bát la mộ giả ca 10

161_ Tát phộc sái đát phộc, a xả dã

162_ Bả lý bổ la ca

163_ Tát phộc phộc sái đát phộc

164_ Sái ma thất phộc sái ca la

165_ Đả mộ sa đổ đế, sa phộc khả

166_ Đả mộ già dã, sa phộc khả

167_ Đả thị đá dã , sa phộc khả

168_ Đả bả la thị đá dã, sa phộc khả

169_ Phí la dã, sa phộc khả

170_ Phộc la đả dã, sa phộc khả

171_ Phộc la bát la đả dã, sa phộc khả

172_ Y đản giả mê, tát phộc yết ma củ lỗ

173_ Đả mộ sa đô, sa-phộc khả

174_ Đồ xã giã liễm , sa-phộc khả

175_ Ám hát la thị, sa phộc khả

176_ Ám hý lý đát lại lộ gia phí xã dã

177_ Đả mộ già bả xả

178_ Đả bát la để khả đá

179_ Hứ lý

180_ Khả

181_ Hứ

182_ Liễm

183_ Phả trất phả trất

184_ Sa phộc khả.

TADYATHÀ: OM CARA CARA _ CIRI CIRI _ CURU CURU _ MURU

MURU

MAHÀ-KÀRUNIKÀYA SIRI SIRI _ CIRI CIRI _ VIRI VIRI

MAHÀ-PADMA-HASTÀYA _KALA KALA _ KILI KILI _ KULU KULU

MAHÀ-‘SUDDHA-SATVÀYA BUDHYA BUDHYA _ BODHA BODHA _

KANA KANA _ KINI KINI _ KUNU KUNU

PARAMA’SUDDHA-SATVÀYA _KARA KARA _ KIRI KIRI _ KURU

KURU

MAHÀ-STHÀMAPRÀPTÀYA CALA CALA _ SAMCALA SAMCALA _

VICALA VICALA _ PRACALA PRACALA _ ETATA ETATA _ BHARA BHARA

_BHIRI BHIRI _ BHURU BHURU _ TARA TARA _ TIRI TIRI _ TURU TURU

EHYEHI MAHÀ-KÀRUNIKA _ MAHÀ-PA’SUPATI-VE’SADHARA _

DHARA DHARA _SARA SARA _CARA CARA _ PARA PARA _ VARA VARA

_ HARA HARA _ HÀHÀ HÌHÌ HÙHÙ

OM KARA BRAHMA VA’SADHARA _ DHARA DHARA _ DHIRI DHIRI

_ DHURU DHURU _ TARA TARA _SARA SARA _ CARA CARA _ VARA

VARA

RA’SMI-‘SATA- SAHASRA-PRATIMANDITA’SARÌRA _ JVALA JVALA _

TAPA TAPA _ BHÀSA BHÀSA _ BHRAMA BHRAMA

BHAGAVAM SOMA-ÀDIYA- YAMA-VARUNA_KUBERA-

BRAHMENDRA-RSI-DEVA-GANA-ABHYÀRCITA-CARANA _ SURU SURU _

CURU CURU _ MURU MURU –GHURU GHURU

SANAKUT-KUMÀRA-KRODHA-DHÀRA-VÀSAVA-VISNU-DHANA-

DAVÀYVAGNI-DEVA-RSINÀYAKA- BAHU-VIVIDHA-VE’SADHARA _

DHARA DHARA _ DHIRI DHIRI _ DHURU DHURU _ THARA THARA _

GHARA GHARA _ YARA YARA _ LARA LARA _ HARA HARA _ PARA PARA

_ MARA MARA _ VARA VARA

VARADÀYAKA-SAMANTA-AVALOKITA-VILOKITA-LOKE’SVARA-

MAHE’SVARA _ MUHU MUHU _ MURU MURU _ MUYA MUYA _ MUNCA

MUNCA _ RAKSA RAKSA (Xưng tên họ…….)_ SARVA-SATVÀNÀMCA _

SARVA BHAYEBHYAH SARVA-UPADRAVEBHYAH SARVA-

UPASAGREBHYAH _ SARVA-GRAHEBHYAH _ BANDHA BANDHA

TÀDANA-TARJANA-RÀJA-TASKARA-AGNYUDAKA-VISA’SASTRA-

PARIMOCAKA- KANA KANA _ KINI KINI _ KUNU KUNU _ CARA CARA _

CIRI CIRI _ CURU CURU

INDRIYA-BALABODHYAMGA-CATUR-ÀRYASATYA-AMPRAKÀ’SAKA

_ TAMA TAMA _ ‘SAMA ‘SAMA _MASA MASA

MAHÀ-TAMONDHAKÀRA-VIDHAMANA-SATPÀRAMITÀ-

PARIPÙRAKA _ MILI MILI _ TATA TATA _ THATHA THATHA _ TITI TITI _

TUTU TUTU

ENEYACARMAKRT-PARIKARA _ EHYEHI_ I’SVARA-BHÙTAGANA-

SAMBHANJAKA _ KURU KURU _ PARA PARA _ CARA CARA _ SARA SARA

_ KARA KARA _ KATA KATA _PATA PATA _ MATA MATA

VI’SUDDHA-VISAYA-NIVÀSINA-MAHÀ-KÀRUNIKA _ ‘SVETAYA-

JNOPAVÌTA- RATNA-NUKUTA-MÀLÀ-DHARA _ JATA-MUKUTA-MAHÀ-

UDBHUTA-KAMALA _ KRTA-KARA-TALA-DHYÀNA-SAMÀDHI-VIMOKSÀ-

PRAKAMPYA _ BAHUSATVA-SAMTATI- PARIPÀLAKA-MAHÀ-KÀRUNIKA

SARVA-KARMA-VARANA VI’SODHAKA _ SARVA-VYÀDHI

PRAMOCAKA_ SARVA-SATVA-A’SÀYA PARIPÀRAKA _ SARVA-SATVA-

SAMA-A’SVA-KARA NAMOSTUTE SVÀHÀ

AMOGHÀYA SVÀHÀ

AJITÀYA SVÀHÀ

APARÀJITÀYA SVÀHÀ

VÌRÀYA SVÀHÀ

VARADÀYA SVÀHÀ

VARAPRADÀYA SVÀHÀ

IDAM CA ME SARVA-KARMA KURU NAMOSTUTE SVÀHÀ

JAYÀYA HÙM SVÀHÀ

OM JRA JIM SVÀHÀ

OM HRÌH TRAILOKYA-VIJAYA AMOGHAPÀ’SA APRATIHATA

HRÌH HAH HÙM PHAT PHAT HRÌH

Thần Chú Tâm này tùy tụng có hiệu nghiệm, chỗ làm đều thành, ngày ngày ba Thời, trong mỗi một Thời đều tụng ba biến thì năm tội Vô Gián đều được tiêu diệt, tất cả nghiệp chướng đều được thanh tịnh. Đốt Trầm Thủy Hương hoặc rải tro, rải nước, hoặc hạt cải trắng dùng làm kết Giới. Hoặc lấy cây Khư Đà La (Khadira) làm cây cọc, chú vào 21 biến xong rồi đóng ở bốn phương.

Nếu bị tất cả bệnh nóng, lạnh, sốt rét. Chú vào sợi chỉ kết làm sợi dây rồi đeo thì bệnh được trừ khỏi. Các người có bệnh.Hoặc chú vào dầu bơ, hoặc lại chú vào nước rồi khiến người bệnh ấy hoặc uống hoặc xoa bôi liền được trừ khỏi. Nếu bị Yểm Cổ, nên dùng miến, bùn, sáp… làm hình tượng người, dùng dao chặt đứt. Lại dùng Chú Sách (Sợi dây Chú) khiến người bị ếm thường đeo trên thân Nếu bị đau bụng, nên chú vào nước muối rồi đưa cho,khiến uống Nếu bị các chất độc, chú vào đất hoặc nước , hoặc xoa bôi hoặc uống liền được tiêu diệt. Nếu bị bệnh về mắt, chú vào chỉ trắng làm sợi dây rồi dùng đeo ở lỗ tai người ấy Nếu răng nanh, răng bị đau buốt, chú vào cây Ca La Phí La (Karavìra) rồi nhai nhấm Nếu muốn Kết Giới. Dùng cây Khư Đà La (Khadira) làm cái cọc rồi đóng ở bốn góc, chú vào sợi dây ngũ sắc 21 biến rồi quấn quanh bên trong các cây cọc.

Nếu muốn Tự Hộ với Hộ Tha , nên đeo sợi dây Chú hoặc chú vào nước, chú vào tro rồi rưới vảy thân ấy. Nếu bị tất cả bệnh Quỷ, chú vào chỉ ngũ sắc làm sợi dây đeo Nếu bị tất cả bệnh nóng sốt, chú vào chỉ trắng làm sợi dây đeo

Nếu bị tất cả các nhọt ác, thịt sưng vù lên, hoặc cổ họng bị bế tắc; dùng Mật hòa với Tất Bạt rồi chú vào cho uống Nếu bị bệnh mắt, nên chú vào nước Hương hoặc nước Ba La Xa (Palà’sa), hoặc nước cam thảo rồi dùng tẩy rửa. Nếu bị đau tai, chú vào dầu mè rồi nhỏ trong lỗ tai.

Nếu gặp chuyện chiến đấu, tranh tụng, hủy báng; nên lấy Chú chú vào nước rồi lau rửa mặt. Nếu muốn ủng hộ Kinh đô của vua, làng xóm. Nên lấy bốn cái bình, bên trong chứa đầy nước với đem thức ăn uống làm cúng dường lớn. Người tụng Chú ấy mặc áo mới sạch, đọc tụng Chú này liền được cát tường. Lại dùng nước ấy rưới vảy đốt đó ủng hộ tất cả các hàng hữu tình thời hết thảy tai ách đều được tiêu diệt. Nếu bị bệnh Tà, dùng nước mài Chiên Đàn (Candana), chú vào 21 biến rồi xoa bôi trên trái tim người ấy.

Nếu phạm bốn tội nặng, năm tội Nghịch, các tội Vô Gián. Nên thường tụng Chú này thì tội ấy được tiêu diệt. Nếu hộ giữ nhà cửa. Nên lấy hoa sen gồm 108 cái, đều chú một biến rồi thiêu đốt ở trong lửa. Nếu muốn khiến cho tất cả hữu tình tùy thuận. Nên lấy Chiên Đàn (Candana) dài hai thốn (2 tấc Tàu) gồm 108 cái, đều chú một biến, thiêu đốt ở trong lửa. Nếu vị vướng Quỷ Mỵ với có sự sợ hãi. Nên lấy thuốc Xã Gia (Jaya), thuốc Phí Xã Gia (Vijaya), thuốc Na Củ Lê (Nàkulì), thuốc Kiện Đà Na Củ Lê (Gandha-nàkulì), thuốc Bà Thứ Ni (Dhàranì), thuốc A Bà Dã Ba Nê (Abhayapani), thuốc Nhật Đạt La Ba Nê (Indrapani), thuốc Kiền Đà Bát Lý Dạng Cồ (Gandha-priyamgu), thuốc Đa Già La (Tagara), thuốc Chước Cật La (Cakrà), thuốc Ma Ha Chước Cật La (Mahà-cakrà), thuốc Tỳ Sắt Nộ Cật Lạn Đa (Visnu-kràntà), thuốc Tô Ma La Thời (Somaràjì), Tô Nan Đà (Sunanda)…… đem các thuốc như vậy đâm, giã, sàng lọc rồi hòa với nước làm thành viên. Hoặc để trên đầu, hoặc cột ở hai cánh tay, hoặc đeo trên cổ đứa bé thì Quỷ Mỵ sợ hãi đều được tiêu diệt Nếu có người đàn bà do phước mỏng nên bị người chán ghét khinh rẻ, muốn cầu con trai. Mặc áo mới sạch, chú vào nước thuốc ấy đủ 21 biến rồi tấm gội thân của mình sẽ được Thắng Phước, tướng ác tiêu diệt, cầu nam được nam, tất cả được lợi ích. Chất độc, lửa chẳng thể xâm phạm, chẳng vướng tai hoạnh Nếu gặp gió ác, mưa to lớn với cháy nhà, mưa đá… chú vào nước 21 biến dùng vảy bốn phương. Hoặc chú vào cây gậy bằng gỗ Ca La Phí La (Karavìra) mãn 21 biến rồi khua múa chỉ trên hư không thì nhóm gió liền ngưng dứt. Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Đại Thần Chú Tâm thành tựu sự nghiệp thù thắng như vậy.

Người chưa thành biện nên dùng lụa trắng vẽ làm tượng Phật. Dùng keo bằng hương thơm hòa màu sắc, đừng dùng loại keo khác. Ở bên tượng Phật, vẽ tượng QuánTự Tại Bồ Tát với thân màu trắng vàng, tóc xanh biếc rũ xuống, đầu đội mão hoa, khoác tấm da Nhĩ nê dã (Jinàya: Da hươu đen) như hình trạng của Ma Hê Thủ La

(Mahe’svara), vòng xuyền đều dùng trân bảo để nghiêm sức. Lúc Họa Sư muốn vẽ thời trước tiên nên thọ tám Pháp Trai Giới. Vẽ tượng xong rồi. Ở trước Tượng dùng Cồ Ma Di (phân bò) làm Mạn Trà La (Mandala: Đàn Trường) rộng khoảng một trượng sáu thước , đem rải hoa trắng . Thám phương của các Đàn ấy để tám cái bình chứa nước thơm, đặt tám phần thức ăn hoặc 64 phần. Như vậy cúng dường, trừ nhóm huân tân. Đốt Trầm Thủy Hương, nên ba ngày ba đêm chẳng ăn. Hoặc một ngày mộtđêm chẳng ăn. Nếu lúc ăn thời chỉ ăn ba loại thức ăn màu trắng (Tam Bạch Thực) Ở trong mỗi một ngày, ba thời tắm gội, mặc áo mới sạch, tụng Chú 1008 biến.Tụng Chú xong rồi, Hành Giả liền ở trước Tượng tự thấy thân ấy tỏa ánh sáng rực rỡ giống như lửa mạnh. Thấy như vậy xong , tâm sinh vui vẻ. Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát liền hiện trước mặt người ấy, hết thảy điều nguyện cầu đều khiến cho đầy đủ. Nếu muốn ẩn hình, nên lấy Thư Hoàng hoặc thuốc An Thiện Na chú vào 1008 biến liền được ẩn hình, nương theo hư không mà đi, được Bất Không Trí Thượng Thủ Trang Nghiêm Thắng Tam Ma Địa (Asammoha-jnàna-vyuha-nàma Samàdhi), hết thảy ý ưa thích đều được hoàn thành”. Nói như vậy xong thời Đức Bạc Già Phạm vui vẻ khen ngợi. Bấy giờ Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát với Tĩnh Cư Thiên Chủ, Tác Ha Thế Giới Chủ, Tự Tại, Đại Tự Tại Thiên Vương với các Bồ Tát, Đại Thanh Văn… nương theo điều Đức Phật đã nói, vui vẻ phụng hành.

    Xem thêm:

  • Bài chú Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Tâm Kinh Thần Chú Thập Nhứt Diện - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Vân Luân Cầu Mưa - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Cát Tường Bồ Tát Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Tất Cả Danh Hiệu Như Lai - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Quảng Bác Lâu Các Thiện Trụ Bí Mật Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Chơn Ngôn Đà La Ni Phật Đỉnh Tôn Thắng - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Bồ Tát Phổ Hiền - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Lạc Xoa - Kinh Tạng
  • Kinh Chư Phật Tâm Ấn Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Đà La Ni Phật Đỉnh Tôn Thắng - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Đại Hàn Lâm Thánh Nạn Nã - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Thắng Phan Anh Lạc - Kinh Tạng
  • Kinh Tiêu Trừ Nhất Thiết Tai Chướng Bảo Kế Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Chú Mâu Lê Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Nhứt Thiết Như Lai Tâm Bí Mật Toàn Thân Xá Lợi Bảo Khiếp Ấn Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Thành Tựu Tụng Niệm Cúng Dường Bồ Tát Cam Lộ Quân Đồ Lợi - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Thanh Cảnh Quán Tự Tại Tâm Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Đà La Ni Bí Mật Phật Đỉnh Tôn Thắng Tâm Phá Địa Ngục Chuyển Nghiệp Chướng Xuất Tam Giới - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Tý Ấn Tràng Đà La Ni - Kinh Tạng