1
2

Kinh Bốn Vị Thiên Vương

Việt dịch: Huyền Thanh

Nghe như vầy. Một thời Đức Phật ngự trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc tại nước Xá Vệ

Đức Phật bảo các Đệ Tử :”Hãy cẩn thận giữ gìn Tâm Niệm của ngươi, không có yêu sáu dục, giặt dũ Tình trừ bỏ dơ, không có cầu làm đầu, bên trong đã trong sạch, bên ngồi nên tận hiếu, dùng tâm của bốn nhóm phụng dưỡng nơi sinh, sáng sớm vào Tôn Miếu cúi đầu hối hận lỗi lầm. Sáng sớm thưa bẩm, chiều tối tụng niệm nghĩa màu nhiệm của Kinh này. Do Phật trọng Giới, trị bệnh dơ uế của Tâm, thực hành trai tịnh ở nơi yên tĩnh đếm hơi thở (Sổ Tức) Thiền Định, ngược dòng chảy đến nguồn để cầu Đạo Chân. Thọ mệnh giống như điện, thấy không chính xác liền diệt

Ngày Trai nên tự hỏi Tâm, cẩn thận Thân, giữ gìn miệng. Chư Thiên vào ngày Trai hay tìm xem việc Thiện Ác của người.

Trên núi Tu Di tức Trời Đao Lợi thứ hai, Thiên Đế Danh Nhân có Phước Đức cao tột , là vị chủ trông coi bốn Thiên Thần Vương thuộc cõi Tứ Thiên, tức do bốn vị Trấn Vương, mỗi vị đều điều hành một phương, thường dùng ngày mồng tám của tháng sai khiến Sứ Giả giáng hạ đi khảo sát thiên hạ. Dò xét Tâm niệm, miệng nói, thân hành Thiện Ác của Đế Vương, người dân Rồng, Quỷ, bọ gậy, gián, sâu bò, lồi nhuyễn động

Ngày 14 khiến Thái Tử giáng hạ

Ngày 15 thì bốn vị Thiên Vương tự giáng hạ

Ngày 23 thì Sứ Giả lại giáng hạ

Ngày 29 thì Thái Tử lại giáng hạ

Bốn Vương giáng hạ thì mặt trời, mặt trăng, năm vì sao, 28 tinh tú. Trong đó chư Thiên đều như thế cùng giáng hạ.

Tứ Vương Mệnh nói:”Siêng năng dò xét chúng sinh thi hành tốt xấu. Nếu ở ngày này mà quy Phật, quy Pháp, quy Tỳ Kheo Tăng, tâm trong sạch giữ Trai, bố thí cho người nghèo đói, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tiến, Thiền Định, xem Kinh khen nói khai hóa người mù tối, hiếu thuận với cha mẹ (nhị Thân), phụng sự ba Tôn, cúi lạy nhận Pháp, hành Tâm của bốn nhóm, yêu thương nuôi dưỡng chúng sinh… Phân biệt đủ xong thì trình tấu với Đế Thích”

Nếu phần nhiều tu Đức, tinh tiến chẳng lười thời Đế Thích với Phụ Thần gồm 33 người đều cùng vui vẻ.

Đế Thích sắc cho Tư Mệnh tính tốn cho thêm thọ tăng ích, khiến các Thiện Thần vây quanh hộ giúp Thân người ấy tùy theo Giới nhiều ít. Nếu trì một Giới thì khiến năm vị Thần hộ giúp. Người đủ năm Giới thì khiến 25 vị Thần vây quanh hộ giúp cửa nhà. Tiêu diệt tai ương, bệnh dịch, chúng Tà, âm mưu. Ban đêm không có mộng ác, Huyện Quan, trộm cướp, nước lửa, tai biến … cuối cùng chẳng thể gây hại. Giải họa diệt Quái. Chỉ có năm Giới, sáu Trai của bốn nhóm này giống như nước lớn tiêu diệt lửa nhỏ, nếu có khởi há chẳng diệt được ư ? ! Lúc kẻ ấy lâm chung thời Nghinh đón Hồn Thần của kẻ ấy đưa lên sinh trên Trời, ở cung điện bảy báu, không có nguyện gì chẳng đạt được.

Nếu có kẻ chẳng cứu giúp mệnh của chúng sinh, uế trược, trộm cắp, dâm phạm vợ người khác, nói hai lưỡi, mắng chửi ác, nói dối, nói thêu dệt, Yểm Đảo, Chú Trớ , ganh ghét, giận dữ, Si mê, nghịch đạo bất hiếu, trái ngược Phật, trái ngược Pháp, chê bai Tỳ Kheo Tăng, Luận ngược Thiện Ác. Người có hành vi này thời bốn vị Vua (tứ Vương) đã nghe, Đế Thích với chư Thiên đều chẳng thích, Thiện Thần chẳng chịu hộ giúp. Liền khiến cho mặt trời, mặt trăng không có ánh sáng, Tinh Tú mất độ, gió mưa trái mùa.

Do người ở đời này muốn sửa chuyện đã qua mà tu lại, tẩy rửa Tâm, cung kính giữ Trai, thú nhận tội lỗi , gần gủi phụng dưỡng ba Tôn bốn Đẳng, trung thành với Đế Vương, tâm hiền lành, can ngăn, tận tụy, chân thật không lừa dối. Ngược với lúc trước, tu sửa lại, từ bỏ sự cầm giữ uế trược , được đạo trong sạch

Nếu có người sửa chữa Hạnh Tà được Chính Chân thời Đế Thích với bốn vị Thiên Vương diệt tan điều chẳng vui vẻ. Mặt trời, mặt trăng liền sáng trong, Tinh Tú theo lệ thường, gió mưa đúng thời, khí độc tiêu hết, Trời tuôn Cam Lộ, đất xuất ra suối nguồn thấm ướt, nước lúa đậu càng có vị thơm, ăn vào ít bị bệnh, hoa khoe sắc tươi thắm, thọ mệnh tăng trưởng, sinh ra chẳng bị ngục tù, chết được sinh lên Trời, Phước Đức theo ước nguyện, tự nhiên bay được, tồn vong tự tại. Cổ có ánh mặt trời, ăn vào tự tiêu hóa không có bệnh về Đại Tiểu Tiện, trong thân có hương thơm tinh khiết, miệng tỏa hơi thơm tho

Ngày nay mặt trời , mặt trăng . tinh tú tức là cung điện, nhà ở của chư Thiên vậy ! Bảy báu, điện đường treo ở hư không, tại nơi ý đến, hết tuổi thọ thì sinh vào nhà của Vương Hầu, dung nhan tươi đẹp khiến người nhìn thấy sinh tâm vui vẻ. Thấy Phật gặp Pháp, Hiền Thánh cùng liên kết Lực Hạnh chẳng cho hội với tội, ắt được Nê Hồn (Nirvanïa: Niết Bàn). Người này đều cùng năm Giới, mười Thiện bắt được Tình, cầm giữ Dục, theo sáu ngày Trai mà khiến được như thế !

Vào thời của Đức Phật Câu Lưu Tần (Krakucchanda) thì con người sống đến sáu vạn tuổi, Dân có Tính vô vi , giúp kẻ khác giống như nuôi dưỡng mình, bình đẳng không hai. Khi đời Đức Phật ấy qua đi thời Chính Giáo suy mỏng, dân không có Chính Hạnh, dần dần làm ác nên ngày thọ giảm bớt chỉ còn trăm tuổi. Sau Đức Thiện Thệ của Ta thì người dân làm ngược với điều Phật dạy, lại không có con hiếu, xét tính thì mệnh bị giảm, ngày thọ có giảm bớt, Thiên Thần chẳng có. Ngày ngày Hung dịch, Quỷ ác đến xâm hại, Tai quái đầu đuôi, Nguyện cùng Ý trái ngược nhau, chẳng phải Họa buông thả hồnh hành, sinh ra thì gặp nhà tù của Vương Pháp. Khi chết thì vào Địa Ngục, Quỷ đói, súc sinh

Nếu có ra khỏi làm người thì ắt làm kẻ hạ tiện, Thiện Ác đuổi theo thân giống như Ngũ Cốc tùy theo nơi gieo trồng mà được quả trái. Cũng như ban đêm viết sách thời lửa diệt mất chữ, thân chết tên diệt mà tai nạn với Phước chẳng hư nát.

Hãy cẩn thận giữ gìn tâm của ngươi, nhiếp thân giữ miệng, năm Giới, mười Thiện thì mới có thể được Đạo. Nay Ta được thành Phật đều nhờ Hạnh xưa kia mà có !”

Các Tỳ Kheo nghe Kinh đều rất vui vẻ, cúi đầu lễ Đức Phật rồi lui ra.

    Xem thêm:

  • Kinh Nhân Duyên Xuất Gia - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 25 – Kinh Bẫy Mồi (Nivàpa sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Cư sĩ Tịnh Ý Thưa Hỏi - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 13 – Bần Tiện - Kinh Tạng
  • Kinh Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác - Kinh Tạng
  • Vạn Thiện Đồng Quy Tập - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Nói Về Tu Lại - Kinh Tạng
  • Kinh Nói Về Lễ Tắm Phật Sau Khi Đức Phật Đã Nhập Diệt - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Đại Ca Diếp Vấn Đại Bảo Tích Chánh Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Đồng Tử Vô Ngôn - Kinh Tạng
  • Kinh Ngài Ma Ha Ca Diếp Độ Bà Lão Nghèo - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 25 – Mười Việc Ác - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 11 – Phá Trai - Kinh Tạng
  • Kinh Hải Long Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Nói Về Công Đức Xuất Gia - Kinh Tạng
  • Kinh Đăng Chỉ Nhân Duyên - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa 12 Tương Khế Với 108 Danh Hiệu Vô Cấu Của Thiên Nữ Đại Cát Tường - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sư Lợi Thỉnh Vấn Về Bồ Đề - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 01 – Kính Phật - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 20 – Lục Độ - Kinh Tạng