1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Quyển Thứ Tư

Phẩm Thứ Ba: Tập Nhất Thiết Phật Pháp

III- Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Tuệ Ðại Bồ tát bạch đức Phật rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Như đức Thế Tôn nói, mười hai nhân duyên từ nhân sinh ra quả, chẳng nói lực tự tâm vọng tưởng phân biệt thấy mà sinh ra. Thưa đức Thế Tôn! Nếu vậy, ngoại đạo cũng nói từ nhân sinh ra quả. Thưa đức Thế Tôn! Ngoại đạo nói rằng, từ ở tự tánh, khi trời Tự Tại nhân vi trần.v.v… sinh ra tất cả pháp. Ðức Như Lai cũng nói, nương vào nhân duyên mà sinh ra các pháp mà chẳng nói có pháp tự kiến lập. Thưa đức Thế Tôn! Ngoại đạo cũng nói, từ ở có không mà sinh ra các pháp. Ðức Thế Tôn nói rằng, các pháp vốn không nương nhân duyên sinh, sinh rồi trở lại diệt. Ðức Thế Tôn nói, từ vô minh duyên hành cho đến tới hữu (có), nương vào nhãn thức.v.v… sinh ra tất cả pháp. Như đức Thế Tôn nói thì cũng có các pháp không có nhân mà sinh. Vì sao vậy ? Vì chẳng từ nhân sinh ra một lúc, không sinh ra trước, sau. Do nhân pháp này sinh ra pháp này. Ðức Thế Tôn tự nói, nhân vào nhân hư vọng mà pháp sinh ra; pháp này chẳng phải theo thứ lớp sinh ra. Nếu vậy thì ngoại đạo nói pháp thắng hơn mà đức Như Lai chẳng đúng. Vì sao vậy ? Thưa đức Thế Tôn! Vì ngoại đạo nói, nhân không nhân duyên có thể sinh ra quả. Ðức Như Lai nói, nhân của pháp cũng nương vào quả, quả cũng nương vào nhân. Nếu vậy thì nhân duyên không nhân, không quả. Thưa đức Thế Tôn! Nếu vậy thì nhân quả đó đây đắp đổi không cùng. Ðức Thế Tôn nói rằng, từ pháp này sinh ra pháp kia. Nếu vậy thì không nhân sinh ra pháp.

Ðức Phật bảo Thánh giả Ðại Tuệ Ðại Bồ tát rằng :

– Này Ðại Tuệ! Ta nay sẽ nói, nhân pháp này sinh ra pháp kia chẳng đồng với sự kiến lập nhân quả của ngoại đạo. Pháp không nhân cũng từ nhân sinh ra, còn ta chẳng như vậy. Ta nói, các pháp từ nhân duyên sinh, chẳng phải không nhân duyên, cũng chẳng tạp loạn, cũng không lỗi đắp đổi vô cùng. Vì sao vậy ? Vì do pháp không năng thủ, khả thủ vậy. Này Ðại Tuệ! Ngoại đạo chẳng biết tự tâm thấy nên chấp trước pháp năng thủ, khả thủ, chẳng biết tự tâm thấy nội ngoại pháp. Này Ðại Tuệ! Các ngoại đạo kia chẳng biết cảnh giới bên trong của lòng mình nên thấy vật có, không. Vậy nên ngoại đạo có lỗi như vậy, chẳng phải lỗi của ta vậy. Ta thường nói rằng, nhân duyên hòa hợp mà sinh ra các pháp, chẳng phải không nhân sinh ra.

Bồ tát Ðại Tuệ lại nói :

– Thưa đức Thế Tôn! Có nói lời nói thì nên có các pháp. Thưa đức Thế Tôn! Nếu không các pháp thì nên chẳng nói lời nói. Thưa đức Thế Tôn! Vậy nên nương vào lời nói nên có các pháp.

Ðức Phật bảo rằng :

– Này Ðại Tuệ! Cũng có không có pháp mà nói lời nói như là sừng thỏ, lông rùa, thạch nữ có con.v.v… ở trong thế gian mà có lời nói. Này Ðại Tuệ! Sừng thỏ đó chẳng phải có, chẳng phải không mà nói lời nói. Này Ðại Tuệ! Ông nói, do có lời nói nên có các pháp thì nghĩa này đã bị phá. Này Ðại Tuệ! Chẳng phải ngôn ngữ của tất cả đất nước Phật nói pháp. Vì sao vậy ? Vì do các ngôn ngữ chỉ là tâm người phân biệt nói. Vậy nên, này Ðại Tuệ! Có đất nước Phật những nhìn chẳng chớp, miệng không lời nói gọi là nói pháp. Có đất nước Phật những vậy thị hiện tướng gọi là nói pháp. Có đất nước Phật chỉ động tướng này gọi là nói pháp. Có đất nước Phật chỉ động tướng mắt gọi là nói pháp. Có đất nước Phật chỉ cười gọi là nói nói. Có đất nước Phật chỉ ngáp gọi là nói pháp. Có đất nước Phật họ gọi là nói pháp. Có đất nước Phật, niệm gọi là nói pháp. Có đất nước Phật, thân (mạng) gọi là nói pháp. Này Ðại Tuệ! Như thế giới Vô Thuấn và thế giới Chúng Hương, với đức Phổ Hiền Như Lai Ứng Chánh Biến Tri mà Ðại Bồ tát ở đó quan sát, mắt chẳng tạm nháy thì được Vô Sinh pháp nhẫn, cũng được vô lượng thắng pháp tam muội. Vậy nên, này Ðại Tuệ! Ông chẳng được nói rằng, có ngôn ngữ nói nên có các pháp. Này Ðại Tuệ! Như Lai cũng thấy tất cả loài chúng sinh trong các thế giới như vi trùng, muỗi, mồng, ruồi nhặng.v.v… chẳng nói ngôn ngữ mà chung làm việc của mình được hoàn thành.

Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

Như hư không sừng thỏ

Và thạch nữ sinh con

Không mà có ngôn ngữ

Như vậy phân biệt suông

Pháp nhân duyên hòa hợp

Ngu si phân biệt sinh

Chẳng biết pháp như thật

Trong ba “hữu” xoay vần.

Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Tuệ Ðại Bồ tát lại bạch đức Phật rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Ðức Thế Tôn nói pháp thường thì nương vào những pháp gì mà nói những lời như vậy ?

Ðức Phật bảo Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát rằng :

– Này Ðại Tuệ! Nương vào pháp mê hoặc ta nói là Thường. Vì sao vậy ? Này Ðại Tuệ! Vì Thánh nhân cũng thấy pháp mê hoặc của thế gian, chẳng phải là lòng điên đảo. Này Ðại Tuệ! Ví như : ngọn lửa, vừng lửa, vừng lông, thành của Càn thát bà, huyễn, mộng, trăng trong nước, hình tượng trong gương… Người thế gian chẳng phải trí tuệ thì thấy có các hình tượng, thấy điên đảo vậy. Người có trí tuệ thì chẳng sinh ra phân biệt mà chẳng phải chẳng thấy sự mê hoặc đó. Này Ðại Tuệ! Người có trí tuệ thì thấy đủ thứ việc mê hoặc đó, chẳng sinh ra lòng cho là thật. Vì sao vậy ? Vì lìa khỏi pháp có, không vậy.

Ðức Phật lại bảo Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát rằng :

– Này Ðại Tuệ! Pháp mê hoặc lìa khỏi có, không là sao ? Nghĩa là những phàm phu ngu si thấy có đủ thứ cảnh giới như những ngã quỉ, biển cả sông Hằng, thấy nước mà chẳng thấy. Này Ðại Tuệ! Pháp mê hoặc này thì chẳng được nói có, chẳng được nói không.

Này Ðại Tuệ! Còn chúng sinh khác thì thấy đó chính là nước nên chẳng được nói không. Này Ðại Tuệ! Việc mê hoặc cũng lại như vậy, do các Thánh nhân lìa khỏi cái thấy điên đảo.

Này Ðại Tuệ! Nói rằng pháp mê hoặc thường là do sự sai biệt của tưởng vậy. Này Ðại Tuệ! Nhân pháp mê hoặc thấy đủ thứ tướng mà pháp mê hoặc chẳng phân biệt sự phân biệt khác. Vậy nên, này Ðại Tuệ! Pháp mê hoặc thường.

Này Ðại Tuệ! Làm sao pháp mê hoặc mà gọi là Thật ? Do các Thánh nhân trong pháp mê hoặc, chẳng sinh ra lòng điên đảo, cũng chẳng sinh thật tâm. Này Ðại Tuệ! Mà các Thánh nhân thấy pháp mê hoặc đó khởi lên ít tâm tưởng, chẳng sinh ra sự tướng của Thánh trí. Này Ðại Tuệ! Khởi lên chút ít tưởng thì đó gọi là phàm phu, chẳng phải gọi là Thánh nhân.

Này Ðại Tuệ! Phân biệt pháp mê hoặc đó là điên đảo, chẳng phải là điên đảo là có thể sinh ra hai thứ tính. Những gì là hai ? Một là, có thể sinh ra phàm phu tính. Hai là, có thể sinh ra Thánh nhân tính.

Này Ðại Tuệ! Thánh nhân tính đó là có thể sinh ra ba thứ tính sai biệt. Ðó là tính sai biệt đất nước của Thanh Văn, Bích Chi Phật và Phật.

Này Ðại Tuệ! Pháp mao đạo phàm phu phân biệt mê hoặc là gì mà có thể sinh ra tính Thanh Văn thừa đó ? Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là chấp trước mê hoặc pháp tự tướng, đồng tướng đó thì có thể thành tính Thanh Văn thừa. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là mê hoặc pháp có thể sinh ra, có thể thành tính Thanh Văn thừa.

Này Ðại Tuệ! Phàm phu ngu si phân biệt mê hoặc pháp là gì mà có thể sinh ra tính Bích Chi Phật thừa đó ? Này Ðại Tuệ! Là gọi chấp trước mê hoặc pháp đó quan sát các pháp tự tướng, đồng tướng mà chẳng ưa rối rắm, ồn ào thì có thể sinh ra tính Bích Chi Phật thừa. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là Mê hoặc pháp có thể sinh ra, có thể thành tính Bích Chi Phật thừa.

Này Ðại Tuệ! Kẻ trí liền phân biệt pháp mê hoặc đó có thể sinh ra tính Phật thừa là gì ? Này Ðại Tuệ! Là gọi sự thấy cái năng kiến, khả kiến đó chỉ là tự tâm mà chẳng phân biệt pháp có, không. Này Ðại Tuệ! Như vậy quan sát pháp mê hoặc có thể sinh ra, có thể thành tính Như Lai thừa. Này Ðại Tuệ! Như vậy gọi là nghĩa của tính.

Này Ðại Tuệ! Cái gì là tất cả mao đạo phàm phu ? Tức là phân biệt pháp mê hoặc đó thấy đủ thứ việc, có thể sinh tính thừa sở hữu của thế gian. Do quan sát các pháp như vậy…như vậy… quyết định chẳng khác. Vậy nên, này Ðại Tuệ! Pháp mê hoặc đó, kẻ phàm phu ngu si hư vọng phân biệt đủ thứ pháp thể. Này Ðại Tuệ! Mê hoặc pháp đó chẳng phải là thật sự, chẳng phải chẳng thật sự. Vì sao vậy ? Này Ðại Tuệ! Vì Thánh nhân quan sát mê hoặc pháp đó, chẳng hư vọng phân biệt. Vậy nên Thánh nhân có thể chuyển biến tâm ý, ý thức, thân tướng, lìa khỏi phiền não tập (tập quen). Vậy nên Thánh nhân chuyển mê hoặc pháp đó, gọi là Chân Như.

Này Ðại Tuệ! Pháp này tên là gì ? Này Ðại Tuệ! Ðây gọi là Chân Như pháp, lìa phân biệt pháp. Này Ðại Tuệ! Vì nghĩa này nên ta một lần nữa tuyên nói pháp thể Chân Như, pháp lìa phân biệt. Trong Chân Như đó không có pháp hư vọng phân biệt kia.

Bồ tát Ðại Tuệ lại bạch đức Phật rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Pháp mê hoặc kia là có hay là không ?

Ðức Phật bảo ngài Ðại Tuệ rằng :

– Pháp mê hoặc kia chấp trước đủ thứ tướng nên gọi là có. Này Ðại Tuệ! Pháp mê hoặc kia ở trong vọng tưởng nếu là có thì tất cả Thánh nhân đều nên chẳng lìa khỏi. Chấp trước pháp hư vọng có, không nên, này Ðại Tuệ! Như ngoại đạo nói mười hai nhân duyên, có từ nhân sinh ra, chẳng từ nhân sinh ra. Nghĩa này cũng như vậy!

Ngài Ðại Tuệ nói rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Nếu pháp mê hoặc như huyễn kiến thì pháp mê hoặc này khác với mê hoặc vì pháp mê hoặc có thể sinh ra pháp.

Ðức Phật bảo ngài Ðại Tuệ rằng :

– Này Ðại Tuệ! Chẳng phải pháp mê hoặc sinh ra lỗi lầm phiền não. Này Ðại Tuệ! Nếu chẳng phân biệt pháp mê hoặc thì chẳng sinh ra các lỗi lầm.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Tất cả huyễn pháp y vào công sức người và chú thuật mà sinh ra, chẳng phải tự tâm phân biệt phiền não mà sinh ra. Vậy nên, này Ðại Tuệ! Pháp mê hoặc kia chẳng sinh ra các lỗi lầm, chỉ là người ngu si thấy mê hoặc pháp. Này Ðại Tuệ! Kẻ phàm phu ngu si chấp trước việc hư vọng vi tế mà sinh ra các lỗi lầm, chẳng phải là Thánh nhân.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

Thánh chẳng thấy mê hoặc

Ðời (thế gian) cũng không thật chân

Mê hoặc tức là thật

Thật pháp ắt mê lầm.

Xa lìa các mê hoặc

Nếu có tướng phát sinh

Tức đó là mê hoặc

Chẳng tịnh như màn ngăn.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Ông chẳng được nói huyễn là không nên tất cả các pháp cũng không như huyễn.

Ngài Ðại Tuệ nói rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Vì chấp trước các pháp như tướng huyễn nên nói rằng, các pháp như huyễn. Vì chấp trước tướng các pháp điên đảo nên nói rằng, các pháp như huyễn. Thưa đức Thế Tôn! Nếu chấp trước tướng các pháp như huyễn thì Thế Tôn chẳng được nói rằng, tất cả pháp đều như tướng huyễn. Nếu chấp trước tướng các pháp điên đảo nên nói như huyễn thì chẳng được nói rằng, tất cả pháp như huyễn. Vì sao vậy ? Thưa đức Thế Tôn! Sắc có đủ thứ thân tướng để thấy. Thưa đức Thế Tôn! Không có nhân khác để sắc có các tướng có thể thấy như huyễn. Vậy nên, thưa đức Thế Tôn! Chẳng được nói rằng, chấp trước các pháp, tất cả như huyễn.

Ðức Phật bảo ngài Ðại Tuệ rằng :

– Chẳng phải gọi chấp trước đủ thứ pháp tướng thì nói rằng, các pháp tất cả như huyễn. Này Ðại Tuệ! Các pháp điên đảo diệt mau chóng như chớp nên nói như huyễn. Này Ðại Tuệ! Tất cả các pháp ví như ánh chớp, vừa thấy liền diệt mà phàm phu chẳng thấy. Này Ðại Tuệ! Tất cả các pháp cũng lại như vậy, do tất cả pháp tự tâm phân biệt đồng tướng, dị tướng, do chẳng thể quan sát nên chẳng thấy như thật, do vọng chấp sắc pháp.v.v…

Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ :

Chẳng phải thấy sắc pháp…

Nói rằng, huyễn pháp không

Nên chẳng trái trên dưới

Mọi pháp, ta nói rằng

Chẳng thấy có bản tính

Như huyễn, thể không sinh.

Bồ tát Ðại Tuệ lại bạch đức Phật rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Như đức Thế Tôn nói, các pháp chẳng sinh, rồi lại nói rằng, như huyễn. Theo lời nói trước sau của Thế Tôn về tự tướng không trái sao ? Do đức Như Lai nói tất cả các pháp chẳng như huyễn.

Ðức Phật bảo rằng :

– Này Ðại Tuệ! Ta nói, tất cả pháp chẳng sinh như huyễn thì chẳng thành ra trước sau có sự trái lỗi nhau. Vì sao vậy ? Vì do tất cả phàm phu ngu si chẳng thấy pháp sinh và pháp chẳng sinh, chẳng thể hay biết tự tâm có không, ngoại pháp có không. Vì sao vậy ? Vì do chẳng thể thấy pháp chẳng sinh. Này Ðại Tuệ!Như vậy, ta nói các pháp trước sau không có trái nhau.

Này Ðại Tuệ! Ta ngăn ngoại đạo kiến lập nghĩa nhân quả chẳng tương đương. Vậy nên ta nói các pháp chẳng sinh.

Này Ðại Tuệ! Tất cả ngoại đạo quần tụ lại mà nói như vầy : “Từ ở có, không sinh ra tất cả pháp”. Chúng chẳng nói, tự tâm phân biệt, chấp trước nhân duyên mà sinh ra.

Này Ðại Tuệ! Ta nói các pháp có cũng chẳng sinh, không cũng chẳng sinh. Vậy nên, này Ðại Tuệ! Ta nói, các pháp chẳng sinh, chẳng diệt.

Này Ðại Tuệ! Ta nói tất cả các pháp có là để hộ các đệ tử, khiến cho họ biết hai pháp. Những gì là hai ? Một là, nhiếp lấy các thế gian. Hai là vì hộ cho các đoạn kiến. Vì sao vậy ? Vì do y theo nghiệp nên có đủ thứ thân, nhiếp lấy sự sinh ra của sáu đường. Vậy nên ta nói rằng, có các pháp nhiếp lấy thế gian.

Này Ðại Tuệ! Ta nói, tất cả pháp như huyễn là vì khiến cho tất cả phàm phu ngu si rốt cùng có thể lìa khỏi tự tướng, đồng tướng. Do tâm các phàm phu ngu si chấp trước nên rơi vào tà kiến. Do chẳng thể biết, chỉ là tự tâm hư vọng thấy, khiến cho lìa khỏi pháp chấp trước nhân duyên sinh. Vậy nên ta nói, tất cả các pháp như huyễn, như mộng không có thật thể. Vì sao vậy ? Vì nếu chẳng nói như vậy thì phàm phu ngu si chấp tâm tà kiến, lừa dối tự thân và cả thân người khác, lìa khỏi sự thấy như thật tất cả pháp.

Này Ðại Tuệ! Làm sao trụ ở thấy như thật ? Là vào tự tâm thấy các pháp vậy.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

Như ông nói các pháp

Tất cả đều chẳng sinh

Là bài báng nhân quả

Như thật thấy chẳng sinh

Ta nói có sinh pháp

Nhiếp thọ các thế gian

Thấy các pháp đồng huyễn

Chẳng thủ các tướng kiến (thấy)

Lại nữa, đức Phật bảo Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát rằng :

– Này Ðại Tuệ! Ta nay vì các Ðại Bồ tát nói về danh cú tự thân tướng để các Bồ tát khéo biết về danh cú tự thân tướng mà nương theo danh cú tự thân tướng mau chóng được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Ðược Bồ Ðề rồi, các Bồ tát vì chúng sinh nói về danh cú tự tướng.

Bồ tát Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng :

– Hay thay! Thưa đức Thế Tôn! Nguyện xin ngài nói mau!

– Này Ðại Tuệ! Cái gì là danh thân ? Là nương theo những pháp gì để tạo tác thì gọi là danh thân, danh sự vật nghĩa khác một (?). Này Ðại Tuệ! Danh này ta nói là danh thân.

Này Ðại Tuệ! Cái gì là cú thân ? Gọi là việc nghĩa quyết định cứu cánh thấy nghĩa vậy. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là ta nói cú thân.

Này Ðại Tuệ! Cái gì là tự (chữ) thân ? Là văn tự cứu cánh.

Này Ðại Tuệ! Lại nữa danh thân là nương vào những pháp gì phân biệt rõ danh cú, có thể biết rõ hình tướng của mình.

Này Ðại Tuệ! Lại nữa, cú thân là gọi cú sự rốt ráo vậy.

Này Ðại Tuệ! Lại nữa, danh thân là gọi những chữ theo danh sai biệt như từ chữ A cho đến chữ HA gọi là danh thân.

Này Ðại Tuệ! Lại nữa, tự (chữ) thân là gọi tiếng dài ngắn, âm vận cao thấp gọi là tự thân.

Này Ðại Tuệ! Lại nữa, cú thân là gọi Tự thân.

Này Ðại Tuệ! Lại nữa, cú thân là gọi hành tích của ngõ tắt, đường đi như hành tích của người, voi, ngựa, các loài thú.v.v… được gọi là cú.

Này Ðại Tuệ! Lại nữa, danh tự là gọi bốn ấm không sắc nương vào danh mà nói.

Này Ðại Tuệ! Lại nữa, danh tự tướng là gọi khả năng tỏ rõ phân biệt tướng của danh tự. Ðại Tuệ! Ðó gọi là danh cú tự tướng. Như vậy danh cú tự tướng, ông nên phải học và vì người diễn nói.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

Danh thân cùng cú thân

Và tự thân sai biệt

Phàm ngu si chấp trước

Như voi chìm xuống bùn.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Trong đời vị lai, người không trí tuệ, do tâm tà kiến, chẳng biết pháp như thật nên nhân thế gian luận mà tự nói là người trí. Người có trí hỏi pháp như thật, lìa khỏi tướng tà kiến: một khác, đều – chẳng đều mà người ngu kia nói lời như vầy : “Phải hỏi chẳng phải là chẳng phải hỏi chánh niệm. Gọi sắc pháp.v.v… thường – vô thường là một là khác. Như vậy Niết Bàn hữu vi. Các hành là một là khác. Năng kiến, sở kiến sẵn có trong tướng là một là khác. Tác giả, sở tác là một là khác. Sắc hương vị xúc trong bốn đại là một là khác. Năng kiến, sở kiến là một là khác. Viên bùn, vi trần là một là khác. Sự hiểu biết của trí giả là một là khác. Tướng thứ lớp thượng thượng, vô ký thượng thượng như vậy để đáp rằng, đức Phật nói như vậy, thì đó là bài báng ta.

Này Ðại Tuệ! Mà ta chẳng nói pháp như vậy là vì ngăn chận ngoại đạo tà kiến nói. Vì sao vậy ? Này Ðại Tuệ! Vì ngoại đạo.v.v… nói thân tức mạng, thân khác mạng khác. Những pháp như vậy.v.v… mà ngoại đạo đã nói chính là Pháp vô ký. Này Ðại Tuệ! Ngoại đạo mê đến nghĩa nhân quả, vậy nên vô ký, chẳng phải trong pháp của ta, gọi là vô ký vậy.

Này Ðại Tuệ! Trong Phật pháp của ta lìa khỏi tướng năng kiến khả kiến hư vọng, lòng không phân biệt. Vậy nên trong Pháp của ta không có đặt đáp (trí đáp). Các ngoại đạo.v.v.. chấp trước khả thủ năng thủ mà chẳng biết chỉ là tự tâm thấy pháp. Vì những người đó nên ta nói rằng, có bốn thứ hỏi pháp, vô ký trị đáp chẳng phải ở trong pháp của ta.

Này Ðại Tuệ! Các đức Phật Như Lai Ứng Chánh Biến Tri vì các chúng sinh, có bốn thứ lời nói để đáp.

Này Ðại Tuệ! Vì đợi thời nên ta nói pháp như vậy. Vì các chúng sinh, có bốn thứ ngôn thuyết, trí đáp.

Này Ðại Tuệ! Vì đợi thời nên ta nói pháp như vậy. Vì căn chưa thành thục, chẳng phải là căn thục. Vậy nên ta nói nghĩa của trị đáp.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Tất cả các pháp như lìa khỏi tác giả và nhân chẳng sinh do không có tác giả nên ta nói, các pháp chẳng sinh – Ðức Phật bảo ngài Ðại Tuệ – Tất cả các pháp không có thể tướng.

Ngài Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Vì sao tất cả các pháp không có thể tướng ?

Ðức Phật bảo rằng :

– Này Ðại Tuệ! Vì tự trí quan sát tự tướng, đồng tướng của tất cả các pháp mà chẳng thấy các pháp. Vậy nên ta nói tất cả các pháp không có thể tướng thật – Ðức Phật bảo ngài Ðại Tuệ – Tất cả các pháp cũng không có Thủ tướng (thủ = lấy).

Ngài Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Do nghĩa gì mà tất cả các pháp cũng không “thủ tướng” ?

Ðức Phật bảo ngài Ðại Tuệ rằng :

– Do tự tướng, đồng tướng không có pháp có thể lấy (khả thủ) nên ta nói không có pháp khả thủ.

Ðức Phật bảo rằng :

– Này Ðại Tuệ! Tất cả các pháp cũng không có Xả tướng (tướng bỏ).

Ngài Ðại Tuệ bạch rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Vì sao các pháp cũng không xả tướng ?

Ðức Phật bảo rằng :

– Này Ðại Tuệ! Quan sát pháp tự tướng, đồng tướng thì không có pháp có thể bỏ. Vậy nên ta nói, tất cả pháp cũng không có xả tướng.

Ðức Phật lại bảo rằng :

– Này Ðại Tuệ! Các pháp chẳng diệt!

Ngài Ðại Tuệ bạch rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Vì sao tất cả các pháp chẳng diệt ?

Ðức Phật bảo rằng :

– Này Ðại Tuệ! Quan sát tự tướng, đồng tướng của tất cả pháp không có thể tướng. Vậy nên ta nói, các pháp chẳng diệt.

Ðức Phật lại bảo rằng :

– Này Ðại Tuệ! Các pháp vô thường!

Ngài Ðại Tuệ bạch rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Vì sao tất cả các pháp vô thường ?

Ðức Phật dạy rằng :

– Này Ðại Tuệ! Tất cả các pháp thường vô thường mà tưởng thường, chẳng sinh ra tướng. Vậy nên ta nói, các pháp vô thường. Lại nữa, này Ðại Tuệ! Ta nói, tất cả các pháp vô thường!

Ngài Ðại Tuệ bạch rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Vì sao tất cả các pháp vô thường ?

Ðức Phật dạy rằng :

– Này Ðại Tuệ! Do tướng chẳng sinh, do chẳng sinh ra thể nên thường vô thường. Vậy nên ta nói, các pháp vô thường.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

Ký luận có bốn thứ :

Trực đáp, phản chất đáp

Phân biệt đáp, trí (đặt để) đáp

Ðể chế ngự ngoại đạo!

Hữu (có) và phi hữu sinh

Thế sư Tăng Khư Tỳ

Nói rằng, đều vô ký

Họ nói lời như trên.

Người chánh trí quan sát

Tự tính chẳng thể được

Vậy nên chẳng thể nói

Và nói, không thể tướng.

Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Tuệ Ðại Bồ tát bạch đức Phật rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Nguyện xin đức Thế Tôn vì chúng con nói về tướng sai biệt những hạnh của Tu Ðà Hoàn.v.v… Ðể con và tất cả Ðại Bồ tát.v.v… giỏi biết tướng tu hành của Tu Ðà Hoàn.v.v… rồi được biết như thật về Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A La Hán.v.v… mà sẽ như vậy… như vậy… vì chúng sinh giải nói. Chúng sinh nghe rồi sẽ vào hai tướng vô ngã, sạch hai thứ chướng, thứ lớp tiến lên thủ lấy Ðịa, thắng tướng của Ðịa, được cảnh giới tu hành chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai. Bồ tát được chỗ tu hành rồi thì như ngọc báu Như Ý, tùy theo ý niệm của chúng sinh thọ dụng cảnh giới hành động thân miệng ý vậy.

Ðức Phật bảo ngài Ðại Tuệ rằng :

– Hay thay! Hay thay! Này Ðại Tuệ! Hay thay! Ông hãy lắng nghe! Lắng nghe! Ta nay vì ông giảng nói!

Ngài Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng :

– Hay thay! Thưa đức Thế Tôn! Con xin vâng thính thọ!

Ðức Phật bảo ngài Ðại Tuệ rằng :

– Này Ðại Tuệ! Tu đà hoàn có ba thứ quả sai biệt!

Ngài Ðại Tuệ hỏi :

– Những gì là ba thứ ?

Ðức Phật bảo ngài Ðại Tuệ rằng :

– Ðó gọi là hạ, trung, thượng. Này Ðại Tuệ! Sao gọi là hạ Tu đà hoàn ? Nghĩa là bảy lần trở lại thọ sinh trong ba cõi.

Này Ðại Tuệ! Sao gọi là trung ? Nghĩa là ba lần sinh hay năm lần sinh ở ba cõi, rồi vào với Niết Bàn.

Này Ðại Tuệ! Sao gọi là thượng ? Nghĩa là một lần sinh lại ba cõi, rồi vào với Niết Bàn.

Này Ðại Tuệ! Ba thứ Tu đà hoàn này luôn có ba thứ kết, gọi là hạ, trung, thượng.

Này Ðại Tuệ! Cái gì là ba kết ? Là thân kiến, nghi, giới (cấm giới) thủ. Này Ðại Tuệ! Thắng tiến lên trên ba thứ kết đó thì được quả A la hán.

Này Ðại Tuệ! Thân kiến có hai thứ. Những gì là hai ? Một là câu sinh (đều sinh). Hai là hư vọng phân biệt mà sinh như pháp nhân duyên phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Ví như nương theo các pháp tướng nhân duyên hư vọng phân biệt mà sinh ra thật tướng. Trong pháp nhân duyên đó chẳng phải có, chẳng phải không, do phân biệt có, không chẳng phải là thật tướng. Kẻ phàm phu ngu si chấp trước đủ thứ pháp tướng, như các loài cầm thú thấy ngọn lửa mà thủ lấy cho là nước. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là Tu đà hoàn phân biệt thân kiến. Vì sao vậy ? Vì do không có trí mà từ đời vô thỉ đến nay hư vọng thủ lấy tướng vậy.

Này Ðại Tuệ! Thấy này thấy cấu bẩn, thấy con người vô ngã thì mới có thể lìa xa.

Này Ðại Tuệ! Sao là Tu đà hoàn đều sinh thân kiến ? Là gọi thân mình, thân người khác đều thấy. Bốn ấm của hai thân kiến đó, khi sinh ra sắc ấm ở Vô sắc thì nương vào bốn Ðại và bốn trần.v.v… Nhân duyên đó, đây hòa hợp sinh ra sắc mà Tu đà hoàn biết rồi, có thể rời khỏi tà kiến có, không, đoạn trừ thân kiến. Ðoạn thân kiến rồi thì chẳng sinh lòng tham. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là tướng thân kiến của Tu đà hoàn.

Này Ðại Tuệ! Sao gọi là tướng nghi của Tu đà hoàn ? Nghĩa là được chứng thiện pháp, thấy tướng rồi thì trước tiên đoạn trừ thân kiến và tâm phân biệt nhị kiến. Vậy nên ở trong các pháp chẳng sinh lòng nghi, lại chẳng sinh tâm đối với những người tôn kính khác, do vì tôn tướng, vì tịnh, bất tịnh vậy. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là tướng nghi của Tu đà hoàn.

Này Ðại Tuệ! Sao là tướng giới thủ của Tu đà hoàn ? Nghĩa là giỏi thấy tướng khổ của chỗ thọ sinh. Vậy nên chẳng thủ lấy giới tướng. Này Ðại Tuệ! Giới thủ nghĩa là các phàm phu trì giới tinh tấn, đủ thứ thiện hạnh, cầu cảnh giới vui, sinh trong các cõi trời. Tu đà hoàn kia chẳng thủ lấy tướng này mà thủ lấy nội chứng tự thân, hồi hướng tiến đến chỗ thắng hơn (thắng xứ), lìa khỏi các vọng tưởng, tu giới phận vô lậu. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là tướng Giới thủ của Tu đà hoàn. Này Ðại Tuệ! Tu đà hoàn đoạn ba kết phiền não, lìa tham sân si.

Ngài Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Ðức Thế Tôn nói, mọi người nhiều tham, Tu đà hoàn lìa khỏi những tham gì ?

Ðức Phật dạy rằng :

– Này Ðại Tuệ! Tu đà hoàn lìa việc cùng với nữ nhân hòa hợp, chẳng vì niềm vui hiện tại mà gieo nhân khổ vị lai, xa lìa đánh đập, than thở, ôm ấp, liếc nhìn. Này Ðại Tuệ! Tu đà hoàn chẳng sinh lòng tham như vậy. Vì sao vậy ? Vì đã được tam muội lạc hạnh. Này Ðại Tuệ! Tu đà hoàn xa lìa những sự tham như vậy.v.v… chẳng phải lìa khỏi tham Niết Bàn.

Này Ðại Tuệ! Sao là quả tướng của Tư đà hàm ? Nghĩa là một lần đến thấy sắc tướng, hiện tiền sinh lòng chẳng phải hư vọng phân biệt tưởng kiến, do giỏi thấy tướng thiền tu hành. Một lần trở lại thế gian, liền đoạn hết khổ, vào với Niết Bàn. Ðó gọi là Tư đà hàm.

Này Ðại Tuệ! Tướng A na hàm là gì ? Nghĩa là ở trong sắc tướng quá khứ, hiện tại, vị lai sinh ra tâm có không, do kiến (thấy) sai khiến tâm hư vọng phân biệt, các kết chẳng sinh, chẳng lại nên gọi là A na hàm.

Này Ðại Tuệ! Tướng A la hán là gì ? Nghĩa là chẳng sinh ra tư duy phân biệt cái có thể tư duy, tâm phân biệt lực tam muội giải thoát, thần thông, phiền não, khổ.v.v… Ðó gọi là A la hán.

Bồ tát Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Nói về ba thứ A la hán thì đây nói những La hán nào gọi là A la hán ? Ðức Thế Tôn vì con nói về La hán được quyết định tịch diệt, vì thiện căn phát nguyện Bồ Ðề mà quên thiện căn, La hán vì hóa độ nên ứng hóa La hán!

Ðức Phật dạy rằng :

– Này Ðại Tuệ! Ta vì ông nói về Thanh Văn La hán được quyết định tịch diệt, chớ chẳng phải La hán khác. Này Ðại Tuệ! La hán khác là gọi người từng tu hành hạnh Bồ tát, lại có Ứng hóa Phật đã hóa ra La hán. Do lực phương tiện căn lành của nguyện xưa nên hiện ở các cõi Phật, sinh ra trong đại chúng, trang nghiêm đại chúng hội của chư Phật vậy. Này Ðại Tuệ! Các vị ấy phân biệt quá khứ, vị lai nói đủ thứ việc, xa lìa quả chứng, năng tư duy, sở tư duy, khả tư duy do thấy tự tâm, vì thấy sở kiến, nói được quả tướng.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Nếu Tu đà hoàn sinh tâm như vầy : “Ðây là ba kết, ta lìa khỏi ba kết” thì, này Ðại Tuệ! Ðó gọi là thấy ba pháp, rơi vào thân kiến. Người đó nếu như vậy thì chẳng lìa khỏi ba kết.

Này Ðại Tuệ! Vậy nên Tu đà hoàn chẳng sinh ra tâm như vậy. Lại nữa, này Ðại Tuệ! Nếu muốn xa lìa Thiền vô lượng Vô sắc giới thì nên phải xa lìa kiến tướng của lòng mình, xa lìa thiểu tướng (tướng ít ?), tướng tịch diệt định Tam ma bạt đề. Này Ðại Tuệ! Nếu chẳng như vậy thì tâm Bồ tát kia thấy các pháp do chỉ có tâm.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

Những Thiền bốn vô lượng (?)

Vô sắc Tam ma đề

Thiểu tướng, tịch diệt định

Trong tất cả tâm không (có)

Nghịch lưu (Tu đà hoàn) tu vô lậu

Và vãng lai một lần

Vãng lai và Bất hoàn

La hán tâm mê đắm

Tư, khả tư, năng tư

Xa lìa thấy chân đế

Chỉ là hư vọng tâm

Giỏi biết được giải thoát.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Có hai thứ trí. Những gì là hai ? Một là trí quan sát. Hai là trí hư vọng phân biệt thủ tướng trụ.

Này Ðại Tuệ! Trí quan sát là gì ? Là những trí gì quan sát tất cả thể tướng của các pháp, lìa khỏi bốn pháp thì không pháp có thể được. Ðó gọi là trí quan sát.

Này Ðại Tuệ! Bốn pháp là gì ? Là một, khác, đều, chẳng đều đó gọi là bốn pháp.

Này Ðại Tuệ! Nếu lìa khỏi bốn pháp thì tất cả pháp chẳng thể được.

Này Ðại Tuệ! Nếu muốn quan sát tất cả pháp thì phải nương vào bốn pháp mà quan sát các pháp.

Này Ðại Tuệ! Trí hư vọng phân biệt thủ lấy tướng trụ nghĩa là chấp trước tướng bốn đại hư vọng phân biệt cứng nóng, ẩm ướt, chuyển động; là chấp trước tướng kiến lập, nhân, thí dụ mà kiến lập pháp chẳng phải thật lấy làm thật. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là Hư vọng phân biệt chấp trước thủ tướng trụ trì trí. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là hai thứ trí tướng.

Này Ðại Tuệ! Các Ðại Bồ tát rốt cùng biết hai tướng này, tiến đến tướng vô ngã của pháp, giỏi biết tướng địa hạnh của trí chân thật. Biết được rồi, Bồ tát liền được Sơ địa, được trăm tam muội, nương vào lực tam muội thấy trăm đức Phật, thấy trăm vị Bồ tát, có thể biết sự việc của trăm kiếp quá khứ, trăm kiếp vị lai, chiếu soi trăm thế giới Phật. Chiếu soi trăm thế giới Phật rồi, Bồ tát giỏi biết tướng trí thượng thượng của các Ðịa. Rồi do bản nguyện lực nên Bồ tát có thể phấn tấn thị hiện đủ thứ thần thông, ở trong Pháp Vân địa, nương theo mưa pháp trao cho địa vị, chứng được Như Lai Nội Cứu Cánh Pháp Thân Trí Tuệ Ðịa, nương theo sự chuyển biến của mười vô lượng thiện căn vì giáo hóa chúng sinh mà ứng hóa đủ thứ, tự thân thị hiện đủ thứ ánh sáng do được niềm vui của tự thân tu hành chứng trí tam muội vậy.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Ðại Bồ tát nên giỏi biết tướng bốn Ðại và bốn trần. Này Ðại Bồ tát Ðại Tuệ nên tu hành như vậy! Sở dĩ nói thật thì nghĩa là không có chỗ bốn đại. Quan sát bốn đại bản lai chẳng sinh ra. Quan sát vậy rồi lại tác khởi ý niệm này : Nói quan sát là chỉ tự tâm thấy, hư vọng hay biết, do thấy ngoại trần không có vật chất chỉ là tâm phân biệt danh tự mà thấy, cái gọi là ba cõi lìa khỏi tướng bốn đại và tướng bốn trần. Thấy như vậy rồi thì lìa khỏi bốn thứ thấy, thấy pháp thanh tịnh, lìa ngã và ngã sở, trụ ở trong pháp tự tướng như thật. Này Ðại Tuệ! Trụ ở trong pháp tự tướng như thật nghĩa là trụ ở trong pháp tự tướng kiến lập pháp vô sinh.

Này Ðại Tuệ! Ở trong bốn đại làm sao có bốn trần ? Này Ðại Tuệ! Là vọng tưởng phân biệt mềm mại, ẩm ướt, thấm nhuần mà sinh ra Thủy đại trong ngoài.

Này Ðại Tuệ! Vọng tưởng phân biệt lực ấm áp tăng trưởng mà sinh ra Hỏa đại trong ngoài.

Này Ðại Tuệ! Vọng tưởng phân biệt tướng chuyển động nhẹ nhàng mà sinh ra Phong đại trong ngoài.

Này Ðại Tuệ! Vọng tưởng phân biệt tướng cứng sẵn có mà sinh ra Ðịa đại trong ngoài.

Này Ðại Tuệ! Vọng tưởng phân biệt hư không chung trong ngoài mà sinh ra tướng trong ngoài. Do chấp trước tà kiến hư vọng trong ngoài mà năm ấm tụ lạc, bốn đại và bốn trần sinh ra vậy.

Ðức Phật bảo rằng :

– Này Ðại Tuệ! Thức có thể chấp trước đủ thứ cảnh giới, ưa cầu đạo khác, chọn lấy cảnh giới kia. Này Ðại Tuệ! Bốn đại có bốn (?) gọi là sắc, hương, vị, xúc. Này Ðại Tuệ! Bốn đại không nhân! Vì sao vậy ? Vì là hình tướng tự thể của đất dài ngắn chẳng sinh ra tướng của bốn đại vậy. Này Ðại Tuệ! Nương theo hình tướng lớn nhỏ, dung mạo trên dưới mà sinh ra các pháp, chẳng lìa khỏi hình tướng lớn nhỏ, dài ngắn mà có pháp. Vậy nên, này Ðại Tuệ! Ngoại đạo hư vọng phân biệt bốn đại và bốn trần. Chẳng phải ngã trong pháp như sự phân biệt này.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Ta vì ông nói thể tướng của năm ấm. Này Ðại Tuệ! Tướng năm ấm là gì ? Là sắc, thọ, tưởng, hành thức. Này Ðại Tuệ! Bốn ấm không sắc tướng là thọ, tưởng, hành, thức.

Này Ðại Tuệ! Sắc nương vào bốn Ðại sinh ra. Tướng bốn Ðại đó, đây chẳng đồng.

Này Ðại Tuệ! Pháp không sắc tướng đồng như hư không thì làm sao được thành bốn thứ số tướng ? Này Ðại Tuệ! Ví như hư không lìa khỏi số tướng mà hư vọng phân biệt, đây là hư không. Này Ðại Tuệ! Số tướng của ấm lìa khỏi các tướng, lìa khỏi tướng có không. Kẻ phàm phu ngu si nói các số tướng, chẳng phải là thánh nhân.

Này Ðại Tuệ! Ta nói, các tướng như huyễn, đủ thứ hình tướng, lìa một, hai tướng, nương theo giả danh mà nói như hình tượng trong gương, trong mơ, chẳng lìa khỏi chỗ sở y.

Này Ðại Tuệ! Như người Thánh trí tu hành phân biệt thấy năm ấm hư vọng. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là năm ấm không có thể tướng năm ấm.

Này Ðại Tuệ! Ông nay nên lìa khỏi tướng hư vọng phân biệt như vậy. Lìa khỏi như vậy rồi, vì các Bồ tát nói pháp không tịch lìa các pháp tướng để ngăn các tướng kiến (thấy) của ngoại đạo.

Này Ðại Tuệ! Nói pháp tịch tịnh, được chứng tướng vô ngã thanh tịnh, vào được Viễn Hành địa. Vào Viễn Hành địa rồi thì được vô lượng tam muội, tự tại sinh ra thân như ý, do được tam muội các pháp như huyễn, do được lực thần thông tự tại, tùy theo tất cả chúng sinh tự tại sử dụng như đại địa vậy.

Này Ðại Tuệ! Ví như đại địa, tất cả chúng sinh tùy ý mà dùng. Này Ðại Tuệ! Ðại Bồ tát theo sự sử dụng của chúng sinh cũng lại như vậy.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Ngoại đạo nói có bốn thứ Niết Bàn. Những gì là bốn ? Một là, Tự thể tướng Niết Bàn. Hai là, đủ thứ tướng có Không Niết Bàn. Ba là, Tự giác thể hữu vô Niết Bàn. Bốn là, Chư ấm tự tướng đồng tướng đoạn tướng tục thể Niết Bàn. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là bốn thứ Niết Bàn của ngoại đạo, chẳng phải điều ta nói.

Này Ðại Tuệ! Ðiều ta nói là, thấy cảnh giới hư vọng, phân biệt thức diệt thì gọi là Niết Bàn.

Ngài Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Ðức Thế Tôn có thể chẳng nói tám thứ thức sao ?

Ðức Phật bảo ngài Ðại Tuệ rằng :

– Ta nói tám thứ thức!

Ngài Ðại Tuệ bạch rằng :

– Nếu đức Thế Tôn nói tám thứ thức thì vì sao chỉ nói là ý thức chuyển diệt mà chẳng nói bảy thức chuyển diệt ?

Ðức Phật bảo rằng :

– Này Ðại Tuệ! Do nương theo ý niệm kia quan sát có nên chuyển thức diệt thì bảy thức cũng diệt.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Ý thức chấp trước thủ lấy cảnh giới sinh ra. Sinh ra rồi huân tập đủ thứ, tăng trưởng A lê gia thức, chung với ý thức, lìa tướng ngã và ngã sở, chấp trước hư vọng rỗng không mà sinh ra phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Tướng của hai thứ thức đó không sai biệt. Do nương theo nhân của A lê gia thức quan sát tự tâm thấy cảnh mà vọng tưởng chấp trước sinh ra đủ thứ tâm giống như buộc tre đắp đổi chung lại làm nhân, như sóng biển cả, do tự tâm thấy cảnh giới gió thổi mà có sinh diệt. Vậy nên, này Ðại Tuệ! Ý thức chuyển diệt thì bảy thứ thức chuyển diệt.

Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

Ta chẳng thủ Niết Bàn

Cũng chẳng bỏ tác tướng

Chuyển diệt hư vọng tâm

Nên nói, Niết Bàn được

Nương nhân và niệm nên

Ý đến các cảnh giới

Thức cùng tâm làm nhân

Là sở y của thức

Như dòng nước khô khan

Thì sóng chẳng khởi dậy

Như ý thức diệt tan

Các thức chẳng sinh nữa.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Ta đã vì ông nói tướng hư vọng phân biệt pháp thể sai biệt. Ông và các Ðại Bồ tát khéo phân biệt biết tướng pháp thể hư vọng, lìa khỏi phân biệt pháp sở phân biệt, giỏi biết pháp tự nội thân tu hành, xa lìa cảnh giới năng thủ, khả thủ của ngoại đạo, xa lìa thể tưởng của đủ thứ pháp nhân duyên hư vọng phân biệt, xa lìa rồi thì chẳng lại phân biệt tướng hư vọng. Tướng hư vọng phân biệt pháp thể sai biệt là gì ? Này Ðại Tuệ! Tướng hư vọng phân biệt tự thể sai biệt có mười hai thứ. Những gì là mười hai ?

Một là, ngôn ngữ phân biệt.

Hai là, Khả tri phân biệt.

Ba là, tướng phân biệt.

Bốn là, nghĩa phân biệt.

Năm là, thật thể phân biệt.

Sáu là, nhân phân biệt.

Bảy là, thấy phân biệt.

Tám là, kiến lập phân biệt.

Chín là, sinh phân biệt.

Mười là, bất sinh phân biệt.

Mười một là, hòa hợp phân biệt.

Mười hai là, chuyển bất chuyển phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là tướng phân biệt tự thể tướng sai biệt pháp.

Này Ðại Tuệ! Ngôn ngữ phân biệt nghĩa là ưa chấp trước âm thanh mỹ diệu của đủ thứ ngôn ngữ. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là ngôn ngữ phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Khả tri phân biệt nghĩa là tác khởi sự suy nghĩ này : Nên có tướng thật sự của pháp trước, Thánh nhân tu hành biết nương theo pháp đó mà sinh ra ngôn ngữ. Phân biệt như vậy, này Ðại Tuệ! Thì đó gọi là Khả tri phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Tướng phân biệt nghĩa là trong cảnh giới có thể biết, chấp đủ thứ tướng như nóng, ẩm ướt, chuyển động, cứng chắc, lấy làm thật như ngọn lửa bốc lên không mà các loài cầm thú nhìn thấy, sinh ra ý tưởng về nước. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là Tướng phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Nghĩa phân biệt nghĩa là ưa thích vàng bạc.v.v… đủ thứ cảnh giới thật. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là Nghĩa phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Tự thể phân biệt nghĩa là chuyên nghĩ về hình tướng tự thể của pháp có (hữu); pháp này như vầy… như vầy… chẳng khác; chẳng phải chánh kiến thấy phân biệt. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là Tự thể phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Nhân phân biệt nghĩa là những nhân gì gì ? Những duyên gì gì ? Là nhân liễu biệt có, không, tướng sinh ra tướng liễu biệt (tỏ rõ phân biệt). Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là nhân phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Kiến phân biệt nghĩa là có – không, một – khác; đều – chẳng đều mà ngoại đạo tà kiến chấp trước phân biệt. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là kiến phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Kiến lập phân biệt nghĩa là thủ lấy tướng của ngã, ngã sở, nói pháp hư vọng. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là kiến lập phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Sinh phân biệt nghĩa là nương theo mọi duyên có không trong pháp mà sinh ra chấp trước tâm. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là sinh phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Chẳng sinh phân biệt nghĩa là tất cả các pháp từ xưa đến nay chẳng sinh. Do vốn không mà nương vào nhân duyên có nên không có nhân quả. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là vô sinh phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Hòa hợp phân biệt nghĩa là những pháp gì gì hòa hợp như sợi vàng chung lại, những pháp gì gì hòa hợp như sợi vàng hòa hợp. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là hòa hợp phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Phược bất phược phân biệt nghĩa là nhân của trói buộc chấp trước như cái bị trói buộc. Này Ðại Tuệ! Như người phương tiện thắt dây làm nút, thắt rồi trở lại mở ra. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là phược bất phược phân biệt. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là tướng của hư vọng phân biệt pháp thể sai biệt. Tất cả phàm phu chấp trước có không nên chấp trước đủ thứ nhân duyên của pháp tướng. Vậy nên, này Ðại Tuệ! Tướng phân biệt pháp thể sai biệt thấy đủ thứ pháp, chấp trước làm thật, như nương vào huyễn thấy đủ thứ việc mà phàm phu phân biệt biết khác với huyễn, cho là có pháp như vậy.

Này Ðại Tuệ! Ta ở trong đủ thứ pháp chẳng nói gì khác với huyễn, cũng chẳng phải chẳng khác. Vì sao vậy ? Vì nếu huyễn khác với đủ thứ pháp khác thì chẳng nên nhân huyễn mà sinh ra đủ thứ. Nếu huyễn tức là đủ thứ pháp thì chẳng nên thấy khác, đây là huyễn, đây là đủ thứ mà thấy sai biệt. Vậy nên ta nói, chẳng khác, chẳng phải chẳng khác. Vậy nên này Ðại Tuệ! Ông và những Ðại Bồ tát chớ phân biệt huyễn có thật hay không có thật.

Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

Tâm nương cảnh giới buộc

Tri giác theo cảnh sinh

Ở chỗ thắng Tịch mịch

Trí tuệ bình đẳng sinh.

Vọng tưởng phân biệt có

Với duyên pháp thì không

Thủ hư vọng mê loạn

Chẳng biết lực khác sinh.

Ðủ thứ duyên sinh pháp

Là huyễn chẳng thật chân

Kia có đủ thứ tưởng

Vọng phân biệt chẳng thành.

Tưởng kia chính là lỗi

Ðều từ lòng buộc sinh

Người ngu si, không trí

Phân biệt pháp nhân duyên.

Các thể vọng tưởng ấy

Là pháp duyên khởi lên

Vọng tưởng có đủ thứ

Phân biệt trong mọi duyên.

Thế đế đệ nhất nghĩa

Thứ ba không nhân sinh

Vọng tưởng nói thế đế

Ðoạn cảnh giới Thánh nhân.

Ví như người tu hành

Một việc thấy đủ thứ

Pháp kia không đủ thứ

Tướng như vậy chia phân.

Như mắt che đủ thứ

Vọng tưởng thấy sắc hình

Ngăn vô sắc, phi sắc

Vô trí chọn pháp vậy.

Lìa bẩn như vàng ròng

Như nước lìa bùn đục

Như mây lìa hư không

Chân pháp tịnh cũng vậy

Không có vọng tưởng pháp

Nhân duyên pháp cũng không

Thủ có và chê không

Quán phân biệt thì thấy

Vọng tưởng nếu không chân

Pháp nhân duyên nếu thật

Lìa nhân pháp nên sinh

Thật pháp sinh thật pháp.

Nhân hư vọng gọi pháp

Thấy các nhân duyên sinh

Chẳng lìa nhau danh, tưởng

Như vậy hư vọng sinh.

Hư vọng vốn không thật

Thì qua các vọng tưởng

Nhiên hậu biết sạch trong

Ðó gọi Ðệ nhất nghĩa.

Vọng tưởng có mười hai

Duyên pháp có sáu thứ

Cảnh giới chứng nội thân

Ðó không có sai biệt.

Năm pháp là thật chân

Và ba thứ (?) cũng vậy

Làm đây, người tu hành

Chân Như chẳng lìa khỏi.

Chúng sinh và nhân duyên

Tên phân biệt pháp đó

Những tướng vọng tưởng đó

Từ nhân duyên đó sinh.

Khéo quán trí chân thật

Không vọng tưởng, không duyên

Ðệ nhất nghĩa không vật

Làm sao trí phân biệt ?

Nếu có pháp thật chân

Xa lìa khỏi có không

Nếu có không lìa khỏi

Làm sao pháp có hai ?

Phân biệt hai pháp thể

Pháp thể nếu có hai

Hư vọng thấy đủ thứ

Cảnh giới Thánh sạch trong.

Thấy vọng tưởng đủ thứ

Phân biệt trong nhân duyên

Nếu có phân biệt khác

Thì rơi ngoại đạo liền.

Vọng tưởng nói vọng tưởng

Nhân thấy hòa hợp sinh

Lìa hai thứ vọng tưởng

Tức là pháp thật chân.

Bấy giờ, Ðại Bồ tát Ðại Tuệ lại bạch đức Phật rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Nguyện xin Ngài vì con nói về tướng tu hành tự thân nội chứng Thánh trí và pháp Nhất thừa, chẳng do ở người khác, du hành tất cả các đất nước Phật, thông đạt Phật pháp!

Ðức Phật bảo Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát rằng :

– Hay thay! Hay thay! Này Ðại Tuệ! Hay thay! Hãy lắng nghe! Lắng nghe! Ta sẽ vì ông nói!

Ngài Ðại Tuệ bạch rằng :

– Hay thay! Thưa đức Thế Tôn! Thưa vâng con xin thọ giáo!

Ðức Phật bảo rằng :

– Này Ðại Tuệ! Ðại Bồ tát lìa khỏi pháp danh tự A hàm, lời nói phân biệt pháp tướng của các luận sư, ở tại chỗ tịch tịnh, ngồi một mình suy nghĩ, tự nội trí tuệ quan sát các pháp chẳng theo lời dạy người khác, lìa khỏi đủ thứ tướng kiến hư vọng, phải siêng tu hành vào Thượng thường chứng trí của Như Lai địa. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là tướng tu hành tự thân nội chứng Thánh trí.

Này Ðại Tuệ! Lại có người tu nhất thừa tướng trong ba cõi.

Này Ðại Tuệ! Nhất thừa tướng là gì ? Này Ðại Tuệ! Như thật giác ngộ biết đạo Nhất Thừa nên ta gọi là Nhất thừa.

Này Ðại Tuệ! Như thật giác ngộ biết tướng đạo Nhất Thừa là gì? Nghĩa là chẳng phân biệt cảnh giới khả thủ, năng thủ, chẳng sinh các pháp tướng như vậy trụ do chẳng phân biệt tất cả các pháp vậy. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là như thật giác ngộ biết tướng Nhất Thừa đạo.

Này Ðại Tuệ! Như vậy giác ngộ biết tướng đạo Nhất Thừa mà tất cả ngoại đạo, Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phạm thiên.v.v… chưa từng được biết, chỉ trừ ra ta. Này Ðại Tuệ! Vậy nên ta gọi là Nhất Thừa Ðạo Tướng.

Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng :

– Thưa đức Thế Tôn! Ðức Thế Tôn vì nhân gì nói tới ba thừa, chẳng nói Nhất thừa ?

Ðức Phật dạy rằng :

– Này Ðại Tuệ! Thanh Văn, Duyên Giác chẳng thể tự biết chứng đến Niết Bàn. Vậy nên ta nói, chỉ Nhất thừa đạo. Này Ðại Tuệ! Do tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật theo thọ lời Phật dạy, chán lìa thế gian, tự chẳng thể được giải thoát. Vậy nên ta nói chỉ Nhất thừa đạo.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng lìa trí chướng, chẳng lìa nghiệp chướng phiền não tập khí. Vậy nên ta nói chỉ Nhất thừa đạo. Này Ðại Tuệ! Thanh Văn Duyên Giác), Bích Chi Phật chưa chứng pháp vô ngã, chưa được lìa khỏi chẳng thể nghĩ bàn sinh biến dịch. Vậy nên ta vì các Thanh Văn nên nói đạo Nhất Thừa. Này Ðại Tuệ! Thanh Văn, Bích Chi Phật, nếu lìa tất cả các lỗi huân tập thì được chứng pháp vô ngã.

Lúc bấy giờ, lìa khỏi các lỗi, tam muội vô lậu. Say pháp giác ngộ rồi tu hành, ra khỏi thế gian, trong cõi vô lậu. Tất cả công đức, tu hành đã được chẳng thể nghĩ bàn tự tại pháp thân.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng :

Thiên thừa và Phạm thừa

Thừa Thanh Văn, Duyên Giác

Chư Phật Như Lai thừa

Ta nói các thừa ấy

Do tâm có diệt, sinh

Các thừa phi cứu cánh

Nếu tâm đó diệt tận

Không thừa và người thừa

Không có thừa sai biệt

Ta nói là Nhất thừa.

Dẫn đường cho sinh chúng

Phân biệt nói các Thừa.

Giải thoát có ba thứ

Và hai pháp vô ngã

Chẳng lìa hai thứ ngăn (chướng)

Xa lìa giải thoát chân.

Như cây nổi trên biển

Thường theo sóng chuyển vần

Ác Thanh Văn cũng vậy.

Phiêu đảng theo tướng phong (gió tướng).

Lìa các tùy phiền não

Huân tập buộc não phiền

Ðắm vị vui tam muội

Cõi vô lậu trụ yên

Không có đường cứu cánh

Cũng lại chẳng thoái hoàn (lùi trở lại)

Thân được các tam muội

Bất giác kiếp không lường.

Như người say mê man

Rượu tan nhiên hậu tỉnh

Ðược Phật thể vô thượng

Là chân pháp thân ta.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già - Kinh Tạng
  • Pháp Tùy Hành Niệm Tụng Đại Tì Lô Già Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh Lược Thị Thất Chi - Kinh Tạng
  • Pháp Môn Lược Thuật Kim Cang Đỉnh Du Già Phân Biệt Thánh Vị Tu Chứng - Kinh Tạng
  • Kinh Quan Trung Sáng Lập Giới Đàn Đồ - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác - Kinh Tạng
  • Đại Tì Lô Già Na Lược Yếu Tốc Tật Môn Ngũ Chi Niệm Tụng Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Sám Hối Lỗi Lầm Qua Lời Dạy Cho Tôn Giả Xá Lợi Phất - Kinh Tạng
  • Nghi Thức Tụng Niệm Đại Lạc Kim Cang Tát Đỏa Lược Trích Từ Kinh Kim Cang Đỉnh Thắng Sơ Du Già - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 145 – Kinh Giáo Giới Phú Lâu Na (Punnovàda sutta) - Kinh Tạng
  • Phật nói Luận A Tỳ Đàm về Sự Thế Giới Thành Lập - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Lô Chí Trưởng Giả Nhân Duyên - Kinh Tạng
  • Ngữ Lục Của Thiền Sư Thụy Châu Động Sơn Lương Giới - Kinh Tạng
  • Kinh Lăng Già Tâm Ấn - Kinh Tạng
  • Pháp Bồ Tát Quán Tự Tại Đại Bi Trí ấn Chu Biến Pháp Giới Lợi Ích Chúng Sanh Huân Chơn Như - Kinh Tạng
  • Kinh Lầu Các Chánh Pháp Cam Lồ Cổ - Kinh Tạng
  • Những Kinh Do Tăng Già La Sát Tập Thành - Kinh Tạng
  • Phẩm Pháp Nghi Quỹ Niệm Tụng Cúng Dường Thánh Hạ Dã Hột Lí Phược Đại Oai Nộ Vương Lập Thành Đại Thần Nghiệm - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sư Lợi Nói Về Cảnh Giới Phật Không Thể Nghĩ Bàn - Kinh Tạng
  • Bảo Kinh Lăng Già A Bạt Đa La - Kinh Tạng
  • Kinh Kim Cang Đỉnh Nhứt Thiết Như Lai Chơn Thực Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương - Kinh Tạng