Quyển Thứ Sáu
Phẩm Thứ Năm: Lư Ca Gia Ðà
Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát lại bạch đức Phật rằng:
– Thưa đức Thế Tôn! Một thuở, đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri nói rằng, đủ thứ biện thuyết của Lô Ca Gia Ðà, nếu có gần gũi cúng dường người đó thì nhiếp lấy dục thực, chẳng nhiếp lấy pháp thực. Thưa đức Thế Tôn! Vì sao nói rằng, đủ thứ biện thuyết Lô Ca Gia Ðà, gần gũi cúng dường, nhiếp lấy dục thực, chẳng nhiếp lấy pháp thực?
Ðức Phật dạy rằng:
– Này Ðại Tuệ! Lô Ca Gia Ðà có đủ thứ biện tài, ngôn từ, câu cú xảo diệu mê hoặc thế gian, chẳng y vào như pháp mà nói, chẳng y vào như nghĩa mà nói, chỉ tùy theo sự ưa thích của tình cảm phàm phu ngu si ở thế gian mà nói việc thế tục, chỉ có ngôn từ khéo léo, chương cú mỹ diệu làm mất đi chính nghĩa. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là lỗi của Lô Ca Gia Ðà đủ thứ biện tài lạc thuyết.
Này Ðại Tuệ! Biện tài như vậy của Lô Ca Gia Ðà chỉ nhiếp lấy phàm phu ngu si của thế gian, chẳng phải vào pháp tướng như thật mà nói pháp, tự chẳng giác tri (hay biết) tất cả pháp rơi vào trong nhóm tà kiến nhị biên, tự mất chính đạo, cũng khiến cho người khác mất. Vậy nên họ chẳng thể lìa khỏi các đường, do chẳng thể thấy chỉ là tự tâm phân biệt chấp trước ngoại pháp có tướng. Vậy nên chẳng lìa khỏi hư vọng phân biệt.
Này Ðại Tuệ! Vậy nên ta nói, Lô Ca Gia Ðà tuy có đủ thứ biện tài xảo diệu ưa nói các pháp nhưng mất chánh lý nên chẳng được ra khỏi sinh già, bịnh chết, ưu bi khổ não… tất cả khổ tụ, do y vào đủ thứ danh tự, chương cú, thí dụ, nói khéo để mê hoặc, lừa dối người.
Này Ðại Tuệ! Thích Ðề Hoàn Nhân rộng lý giải các luận, tự tạo ra thanh luận (luận về âm thanh). Lô Ca Gia Ðà đó có một đệ tử chứng được thế gian thông, đi đến cung trời Ðế Thích kiến lập luận pháp mà nói lên rằng: “Thưa Kiều Thi Ca! Tôi đánh cược chung với ngài là cùng với ngài luận nghị. Nếu người chẳng đúng thì phải chịu khuất phục”. Ðể cho tất cả những người trời thấy biết, ông ấy liền lập lời yêu cầu chung rằng: “Nếu tôi thắng thì ngài cần phải đánh nát bánh xe ngàn nan hoa của ngài. Nếu tôi chẳng đúng (thua) thì từ đầu đến chân, từng đốt, từng đốt xương tách rời để đáp tạ cho ngài”. Nói lên lời yếu thệ này rồi, người đệ tử của Lô Ca Gia Ðà hiện làm thân rồng luận nghi chung với Thích Ðề Hoàn Nhân. Do luận pháp của ông ấy liền có thể thắng Thích Ðề Hoàn Nhân kia nên khiến cho trời ấy khuất phục. Ông liền ở trong trời đánh tan nát chiếc xe mà bánh xe có ngàn nan hoa thành vi trần, rồi liền hạ xuống nhân gian.
Này Ðại Tuệ! Bà la môn Lô Ca Gia Ðà với đủ thứ ví dụ tương ứng như vậy… cho đến hiện thân súc sinh y vào danh tự mê hoặc thế gian, người trời, A tu la… do tất cả chúng sinh của các thế gian chấp trước pháp sinh diệt, huống gì là đối với loài người?
Này Ðại Tuệ! Do nghĩa này nên cần phải xa lìa bà la môn Lô Ca Gia Ðà, vì nhân lời nói của người đó có thể sinh ra khổ tụ. Vậy nên chẳng nên thân cận cúng dường, cung kính thỉnh vấn bà la môn Lô Ca Gia Ðà.
Này Ðại Tuệ! Pháp nói ra của bà la môn Lô Ca Gia Ðà chỉ thấy cảnh giới thân trí hiện tiền, nương vào danh tự của đời để nói các tà pháp. Này Ðại Tuệ! Luận tạo ra của bà la môn Lô Ca Gia Ðà có đến trăm ngàn kệ mà đời sau mạt thế phân ra làm nhiều bộ, mỗi mỗi đều có tên khác, nương vào tự tâm thấy mà tạo ra vậy.
Này Ðại Tuệ! Bà la môn Lô Ca Gia Ðà không có đệ tử có thể thọ trì luận ấy. Vậy nên đời sau phân làm nhiều bộ với đủ thứ tên khác nhau.
Này Ðại Tuệ! Các ngoại đạo.v.v… nội tâm không có như thật giải nên nương vào đủ thứ nhân, đủ thứ lý giải khác tùy theo tự tâm tạo ra mà vì người nói, chấp trước Tự Tại nhân.v.v…
Này Ðại Tuệ! Trong sự tạo luận của tất cả ngoại đạo không như thật pháp, chỉ là tất cả Lô Ca Gia Ðà, đủ thứ nhân môn (cửa nhân duyên) nói trăm ngàn vạn pháp mà những ngoại đạo đó chẳng biết là Lô Ca Gia Ðà.
Bồ tát Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng:
– Thưa đức Thế Tôn! Nếu tất cả ngoại đạo chỉ nói Lô Ca Gia Ðà nương vào đủ thứ danh tự, chương cú, thí dụ của thế gian mà chấp trước các nhân thì, thưa đức Thế Tôn! Chúng sinh, trời, người, A tu la của tất cả đất nước trong mười phương tập họp chỗ đức Như Lai. Ðức Như Lai cũng dùng đủ thứ danh tự, chương cú, thí dụ của thế gian nói pháp mà chẳng nói tự thân nội trí chứng pháp. Nếu vậy thì cũng đồng với lời nói của tất cả ngoại đạo, chẳng khác.
Ðức Phật bảo rằng:
– Này Ðại Tuệ! Ta chẳng nói tới Lô Ca Gia Ðà, cũng chẳng nói rằng, các pháp chẳng lại chẳng đi.
Này Ðại Tuệ! Ta nói, các pháp chẳng lại chẳng đi.
Này Ðại Tuệ! Sao gọi là lại? Này Ðại Tuệ! Sở dĩ nói rằng “lại” là gọi sinh tụ đến, do hòa hợp sinh ra vậy.
Này Ðại Tuệ! Sao gọi là đi? Này Ðại Tuệ! Sở dĩ nói rằng “đi” là gọi đó là diệt. Này Ðại Tuệ! Ta nói, chẳng đi chẳng lại là gọi chẳng sinh chẳng diệt.
Này Ðại Tuệ! Ta nói chẳng đồng với pháp của ngoại đạo kia. Vì sao vậy? Vì do chẳng chấp trước ngoại vật có không, kiến lập nói đến tự tâm thấy, chẳng trụ hai chỗ, chẳng hành phân biệt cảnh giới các tướng, do biết như thật tự tâm kiến (thấy) nên chẳng sinh ra tự tâm phân biệt thấy. Do chẳng phân biệt tất cả tướng mà có thể vào Không, Vô tướng, Vô nguyện ba cửa giải thoát nên gọi là giải thoát.
Này Ðại Tuệ! Ta nhớ thuở quá khứ, ở tại một chỗ trụ, bấy giờ có một đại bà la môn Lô Ca Gia Ðà đi đến chỗ của ta mà thỉnh ta rằng: “Này ông Cù Ðàm! Tất cả tạo tác sao?” Này Ðại Tuệ! Khi đó ta đáp rằng: “Này Bà la môn! Tất cả tạo tác thì đây là Ðệ nhất Lô Ca Gia Ðà”. Bà la môn nói rằng: “Này ông Cù Ðàm! Tất cả chẳng tạo tác sao?”. Thì ta đáp rằng: “Này Bà la môn! Tất cả chẳng tạo tác thì chính là Ðệ nhị Lô Ca Gia Ðà”. Bà la môn nói rằng: “Như vậy tất cả thường hay tất cả vô thường? Tất cả sinh hay tất cả chẳng sinh?” Thì ta đáp rằng: “Này Bà la môn! Chính là Ðệ lục Lô Ca Gia Ðà”.
Này Ðại Tuệ! Lô Ca Gia Ðà lại hỏi ta rằng: “Này ông Cù Ðàm! Tất cả một chăng? Tất cả khác chăng? Tất cả đều chăng? Tất cả chẳng đều chăng? Tất cả các pháp y vào nhân sinh ra, thấy đủ thứ nhân sinh?” Này Ðại Tuệ! Thì ta đáp rằng: “Này Bà la môn! Chính là Ðệ thập nhất Lô Ca Gia Ðà!”.
Này Ðại Tuệ! Bà la môn đó lại hỏi ta: “Này ông Cù Ðàm! Tất cả vô ký sao? Tất cả hữu ký sao? Có ngã sao? Không ngã sao? Có đời này sao? Không có đời này sao? Có đời sau chăng? Không có đời sau chăng? Có giải thoát chăng? Không giải thoát chăng? Tất cả trống rỗng chăng? Tất cả chẳng trống rỗng chăng? Tất cả hư không chăng? Chẳng phải duyên diệt sao? Niết Bàn sao? Này Cù Ðàm! Tác chăng? Chẳng phải tác chăng? Có trung ấm chăng? Không có trung ấm chăng?” Này Ðại Tuệ! Thì ta đáp rằng: “Này Bà la môn! Nói như vậy thì tất cả đều chính là Lô Ca Gia Ðà, chẳng phải lời nói của ta, chính là pháp đã nói của ông! Này Bà la môn! Ta nói nhân hí luận hư vọng phân biệt phiền não huân tập từ vô thỉ nên nói ba hữu đó. Do chẳng giác tri đó chỉ là tự tâm phân biệt thấy có, chẳng phải thấy bên ngoài có như pháp ngoại đạo”.
Này Ðại Tuệ! Ngoại đạo nói rằng: “Ngã, căn, ý nghĩa, ba thứ hòa hợp có thể sinh ra trí (biết?)”. Ta đáp: “Này Bà la môn! Ta thì chẳng như vậy, ta chẳng nói nhân, cũng chẳng nói không nhân mà chỉ nói tự tâm phân biệt thấy có tướng cảnh giới, năng thủ. Ta nói nhân duyên giả danh tập họp mà sinh ra các pháp chẳng phải như Bà la môn các ông và cảnh giới khác, do rơi vào ngã kiến”.
Này Ðại Tuệ! Niết Bàn, hư không, duyên diệt chẳng thành ba số (?), huống gì là nói rằng, tác có tác, chẳng tác (làm)?
Này Ðại Tuệ! Lại có Bà la môn Lô Ca Gia Ðà đến hỏi ta rằng: “Này ông Cù Ðàm! Nhân của ái nghiệp vô minh ở những thế gian này sinh ra ba hữu hay là không nhân vậy?”. Thì ta đáp rằng: “Này Bà la môn! Lô Ca Gia Ðà hai pháp này chẳng phải pháp của ta vậy!”.
Bà la môn lại hỏi ta rằng: “Này ông Cù Ðàm! Tất cả pháp rơi vào tự tướng hay đồng tướng vậy?”. Thì ta đáp rằng: “Này Bà la môn! Ðây chính là Lô Ca Gia Ðà, chẳng phải pháp của ta! Bà la môn ! Chỉ có tâm ý, ý thức chấp trước ngoại vật đều chính là Lô Ca Gia Ðà, chẳng phải pháp của ta vậy”.
Này Ðại Tuệ! Bà la môn Lô Ca Gia Ðà lại hỏi ta rằng: “Này ông Cù Ðàm! Vả có pháp chẳng phải Lô Ca Gia Ðà sao?. Này ông Cù Ðàm! Tất cả ngoại đạo kiến lập đủ thứ danh tự, chương cú, nhân, thí dụ để mà nói thì đều là pháp của ta!”. Thì ta đáp rằng: “Này Bà la môn! Có pháp chẳng phải pháp của ông mà chẳng phải chẳng kiến lập, cũng chẳng phải chẳng nói đủ thứ danh tự, chương cú, cũng chẳng phải chẳng y nghĩa, y nghĩa nói mà chẳng phải pháp kiến lập của Lô Ca Gia Ðà. Này Bà la môn! Có pháp chẳng phải Lô Ca Gia Ðà, do các pháp đó, tất cả ngoại đạo cho đến cả ông chẳng thể rõ biết, do hư vọng chấp trước pháp chẳng thật bên ngoài, phân biệt hí luận vậy. Sao gọi là xa lìa phân biệt? Là tâm quan sát có, không, tự tâm thấy tướng như thật giác tri. Vậy nên chẳng sinh ra tất cả phân biệt, chẳng thủ các cảnh giới pháp bên ngoài, tâm phân biệt dứt, trụ chỗ tự tại, cảnh giới tịch tịnh. Ðó gọi là chẳng phải Lô Ca Gia Ðà, là luận pháp của ta, chẳng phải luận của ông! Này Bà la môn! Ta lược nói ra đó! Do những đâu mà thức chẳng hành, chẳng thủ (lấy), chẳng thoái, chẳng cầu, chẳng sinh, chẳng chấp trước, chẳng vui, chẳng thấy, chẳng nhìn, chẳng trụ, chẳng xúc… Ðó gọi là trụ, gọi là khác nghĩa một (?). Này Bà la môn! Chấp trước đủ thứ tướng, tự ngã hòa hợp ái trước các nhân thì chính là pháp Lô Ca Gia Ðà của Bà la môn, chẳng phải là pháp của ta vậy!”.
Này Ðại Tuệ! Bà la môn Lô Ca Gia Ðà đi đến chỗ ta hỏi pháp như vậy, ta đáp lại Bà la môn đó những lời nói như trên thì Bà la môn lặng thinh ra đi mà chẳng hỏi sự kiến lập chân pháp của ta. Lòng Bà la môn Lô Ca Gia Ðà tác khởi ý niệm này: “Samôn Thích Tử ở ngoài pháp của ta này thật là đáng thương xót! Ông nói tất cả pháp không nhân, không duyên, không có tướng sinh, chỉ nói rằng, tự tâm phân biệt thấy pháp. Nếu có thể giác tri tự tâm thấy tướng thì tâm phân biệt diệt”. Này Ðại Tuệ! Ông nay hỏi ta, vì sao Lô Ca Gia Ðà đủ thứ biện thuyết thân cận cúng dường, cung kính người đó, chỉ nhiếp lấy dục vị, chẳng nhiếp lấy pháp vị.
Ngài Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng:
– Thưa đức Thế Tôn! Sao gọi là Thực cú nghĩa? Sao gọi là Pháp cú nghĩa?
Ðức Phật bảo ngài Ðại Tuệ rằng:
– Hay thay! Hay thay! Hay thay! Này Ðại Tuệ! Ông mới có thể vì chúng sinh đời vị lai hỏi han Như Lai hai nghĩa như vậy. Hay thay! Này Ðại Tuệ! Ông hãy lắng nghe! Lắng nghe! Ta sẽ vì ông mà nói!
Ngài Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng:
– Hay thay! Thưa đức Thế Tôn! Thưa vâng! Con xin thọ giáo!
Ðức Phật bảo ngài Ðại Tuệ rằng:
– Cái gì là ăn? Là vị ăn tiếp xúc với vị, ưa cầu phương tiện, khéo ton hót, đắm say vị, chấp trước ngoại cảnh…. những pháp như vậy gọi là khác nghĩa một, do chẳng thể vào nghĩa pháp môn cảnh giới không hai.
Lại nữa, này Ðại Tuệ! Gọi là thực thì nương vào tà kiến sinh ra ấm có chi thể, chẳng lìa khỏi sinh già bịnh chết ưu bi khổ não, ái sinh ra hữu.v.v… những pháp như vậy gọi đó là Thực. Vậy nên ta và tất cả chư Phật nói, thân cận cúng dường Bà la môn Lô Ca Gia Ðà kia thì gọi là được thực vị, chẳng được pháp vị.
Này Ðại Tuệ! Cái gì là pháp vị? Là như thật có thể biết hai thứ vô ngã; do thấy tướng nhân vô ngã, pháp vô ngã, vậy nên chẳng sinh ra tướng phân biệt và như thật có thể biết trí thượng thượng của các địa, bấy giờ có thể lìa khỏi tâm ý, ý thức, vào đất trí chư Phật thọ vị (ngôi vị), nhiếp lấy tất cả các chỗ cú tận (hết câu?), như thật có thể biết tất cả chỗ tự tại của chư Phật. Ðó gọi là Pháp vị, chẳng rơi vào tất cả tà kiến hí luận nhị biên.
Này Ðại Tuệ! Ngoại đạo nói pháp nhiều khiến cho chúng sinh rơi vào nhị biên, chẳng khiến cho bậc trí giả rơi vào nhị biên. Vì sao vậy? Này Ðại Tuệ! Những ngoại đạo.v.v… nói nhiều về đoạn, thường do không nhân nên rơi vào thường kiến, thấy nhân diệt nên rơi vào đoạn kiến.
Này Ðại Tuệ! Ta nói như thật thấy, chẳng chấp trước sinh diệt. Vậy nên lời nói của ta gọi là Pháp vị. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là ta nói về Thực vị và Pháp vị. Này Ðại Tuệ! Ông và các Bồ tát Mahatát phải học pháp này!
Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng:
Ta nhiếp lấy chúng sinh
Y giới ngăn các ác
Trí tuệ, tà kiến diệt
Ba giải thoát lớn thêm.
Ngoại đạo hư vọng nói
Ðều là luận thế gian
Dùng tà kiến nhân quả
Lập luận, chánh kiến không.
Ta lập pháp kiến lập
Lìa hư vọng thấy nhân
Vì các đệ tử nói
Lìa khỏi pháp thế gian.
Chỉ tâm, không ngoại pháp
Do không lòng nhị biên
Pháp năng thủ, khả thủ
Lìa khỏi kiến đoạn, thường.
Chỉ hành xử của lòng
Ðều là thế tục luận.
Nếu hay quán tự tâm
Chẳng thấy các hư vọng
Người lại (lai giả) thấy nhân sinh
Người đi (khứ giả) thấy quả diệt.
Ði, lại biết thật chân
Chẳng phân biệt hư vọng
Tác – chẳng tác và thường
Vô thường, vật đây, đó.
Pháp như vậy vân…vân…
Ðều là Thế tục luận.
Phẩm Thứ Sáu: Niết Bàn
Bấy giờ, Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát bạch đức Phật rằng:
– Thưa đức Thế Tôn! Như lời đức Phật nói về Niết Bàn thì Niết Bàn là do những pháp gì gọi là Niết Bàn mà các ngoại đạo mỗi mỗi đều hư vọng phân biệt Niết Bàn?
Ðức Phật bảo Bồ tát Ðại Tuệ rằng:
– Hay thay! Hay thay! Hay thay! Này Ðại Tuệ! Ông hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Ta sẽ vì ông giải nói! Các ngoại đạo.v.v… hư vọng phân biệt tướng của Niết Bàn. Như sự phân biệt của ngoại đạo đó thì không phải là Niết Bàn.
Ngài Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng:
– Hay thay! Thưa đức Thế Tôn! Con xin vâng thọ giáo!
Ðức Phật dạy rằng:
– Này Ðại Tuệ! Các ngoại đạo chán các cảnh giới, thấy ấm, giới, nhập diệt, các pháp vô thường, tâm, tâm số pháp chẳng sinh, hiện tiền do chẳng nghĩ nhớ cảnh giới vui quá khứ, vị lai và hiện tại, chỗ các ấm hết như lửa đèn tắt, đủ thứ gió dừng (?), chẳng thủ lấy các tướng hư vọng phân biệt… gọi là Niết Bàn.
Này Ðại Tuệ! Mà ngoại đạo kia thấy những pháp như vậy sinh ra tâm Niết Bàn, chẳng phải thấy diệt nên gọi là Niết Bàn. Này Ðại Tuệ! Hoặc có ngoại đạo, từ phương này đến phương kia thì gọi là Niết Bàn.
Lại có ngoại đạo phân biệt các cảnh như gió, vậy nên phân biệt gọi là Niết Bàn. Này Ðại Tuệ! Lại có ngoại đạo nói lời như vầy: “Chẳng thấy cảnh giới năng kiến, sở kiến chẳng diệt thì gọi là Niết Bàn”.
Lại nữa, này Ðại Tuệ! Lại có, ngoại đạo nói lời như vầy: “Phân biệt thấy đủ thứ những dị tướng có thể sinh ra các khổ”. Do tự tâm thấy, hư vọng phân biệt tất cả các tướng, kinh sợ các tướng, thấy được vô tướng mà thâm tâm ưa thích sinh ra Niết Bàn tưởng.
Lại nữa, này Ðại Tuệ! Lại có, ngoại đạo thấy tự tướng đồng tướng của tất cả pháp chẳng sinh ra diệt tưởng phân biệt các pháp quá khứ, vị lai và hiện tại là có thì gọi là Niết Bàn.
Lại nữa, này Ðại Tuệ! Lại có ngoại đạo thấy, ngã, nhân, chúng sinh, thọ mạng, thọ giả… là các pháp chẳng diệt rồi hư vọng phân biệt thì gọi là Niết Bàn.
Lại nữa, có ngoại đạo khác, không trí tuệ nên phân biệt tự tính sở kiến, nhân mạng chuyển biến, phân biệt chuyển thì gọi là Niết Bàn.
Lại nữa, này Ðại Tuệ! Có ngoại đạo khác nói lời như vầy: “Tội hết nên phước đức cũng hết. Ðó gọi là Niết Bàn”.
Lại nữa, này Ðại Tuệ! Có ngoại đạo khác nói rằng: “Phiền não hết, nương vào trí nên gọi là Niết Bàn”.
Lại nữa, này Ðại Tuệ! Có ngoại đạo khác nói lời như vầy: “Thấy trời Tự Tại tạo tác ra chúng sinh mà hư vọng phân biệt gọi là Niết Bàn”.
Lại nữa, này Ðại Tuệ! Có ngoại đạo khác nói rằng: “Các chúng sinh chung nhân đắp đổi mà sinh ra, chẳng phải do nhân khác tạo tác”. Như những ngoại đạo kia chấp trước vào nhân chẳng tri, chẳng giác, ngu si, ám độn hư vọng phân biệt gọi là Niết Bàn.
Lại nữa, này Ðại Tuệ! Có ngoại đạo khác nói chứng Ðạo đế, hư vọng phân biệt gọi là Niết Bàn”.
Lại nữa, này Ðại Tuệ! Có ngoại đạo khác nói lời như vầy: “Có tác và sở tác mà chung hòa hợp thấy một – khác, đều – chẳng đều, hư vọng phân biệt gọi là Niết Bàn”.
Lại nữa, này Ðại Tuệ! Có ngoại đạo khác nói rằng: “Tất cả pháp tự nhiên mà sinh ra, giống như nhà huyễn thuật làm ra đủ thứ hình tượng, thấy đủ thứ những vật quí báu, gai nhọn.v.v… tự nhiên mà sinh ra, hư vọng phân biệt gọi là Niết Bàn”.
Lại nữa, này Ðại Tuệ! Có ngoại đạo khác nói rằng: “Những muôn vật đều chính là thời gian tạo tác, giác tri chỉ là thời gian mà hư vọng phân biệt gọi là Niết Bàn”.
Lại nữa, này Ðại Tuệ! Có ngoại đạo khác nói rằng: “Thấy có vật, thấy không vật, thấy vật có không. Như vậy phân biệt gọi là Niết Bàn”.
Lại nữa, này Ðại Tuệ! Còn bậc trí giả kiến lập pháp khác nói rằng: “Thấy như thật thì chỉ là tự tâm mà chẳng thủ trước các cảnh giới bên ngoài, lìa khỏi bốn thứ pháp, thấy tất cả pháp đúng như pháp đó trụ, chẳng thấy tướng tự tâm phân biệt, chẳng rơi vào nhị biên, chẳng thấy cảnh giới năng thủ khả thủ, thấy thế gian kiến lập tất cả chẳng thật mà mê như thật pháp. Do chẳng thủ lấy các pháp nên gọi đó là thật, do pháp tự nội thân chứng Thánh trí mà như thật biết hai thứ vô ngã, lìa khỏi hai thứ những cấu bẩn phiền não, thanh tịnh hai chướng, có khả năng biết như thật tướng thượng thượng địa, vào Như Lai địa, được Như Huyễn tam muội, xa lìa tâm ý, ý thức, phân biệt những kiến như vậy.v.v… thì gọi là Niết Bàn.
Này Ðại Tuệ! Lại có các ngoại đạo.v.v… tà kiến giác quán mà nói các luận chẳng cùng tương ứng với chánh pháp như thật mà những bậc trí giả xa lìa, quở trách. Này Ðại Tuệ! Những ngoại đạo như vậy.v.v… đều rơi vào nhị biên hư vọng phân biệt, không thật là Niết Bàn.
Này Ðại Tuệ! Tất cả ngoại đạo hư vọng phân biệt Niết Bàn như vậy, không có người trụ thế gian, không có người vào Niết Bàn. Vì sao vậy? Vì tất cả ngoại đạo y vào tự tâm luận mà hư vọng phân biệt, không có trí như thật. Như những ngoại đạo kia tự tâm phân biệt, không có pháp như vậy thì đi lại, lay động không có Niết Bàn của ngoại đạo như vậy.
Này Ðại Tuệ! Ông và tất cả các Bồ tát.v.v… nên phải xa lìa Niết Bàn hư vọng của tất cả ngoại đạo.
Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng:
Ngoại đạo thấy Niết Bàn
Mỗi mỗi khởi phân biệt
Ðều từ tướng tâm sinh
Không phương tiện giải thoát
Chẳng lìa phược, sở phược (trói và cái bị trói) Lìa xa phương tiện xong
Tự sinh giải thoát tưởng
Mà giải thoát thật không (có).
Ngoại đạo kiến lập pháp
Ðều khác mọi trí thông
Chúng đều không giải thoát
Vọng phân biệt ngu đần.
Tất cả si ngoại đạo
Tác, sở tác dối nhìn
Vậy nên không giải thoát
Do nói pháp có, không.
Phàm phu ưa hí luận
Chẳng nghe tuệ thật chân
Gốc ba cõi ngôn ngữ
Trí như thật diệt khổ.
Ví như dáng trong gương
Tuy thấy mà chẳng có
Huân tập thấy (trong) lòng gương
Phàm phu nói có cặp (hai)
Chẳng biết thấy do lòng
Vậy nên, hai phân biệt
Biết như thật chỉ lòng
Phân biệt thì chẳng sinh.
Tâm gọi là đủ thứ
Năng, khả kiến lìa xong
Thấy tướng không thể thấy
Phàm phu vọng biệt phân.
Ba cõi chỉ vọng tưởng
Ngoại cảnh giới thật không (có)
Vọng tưởng thấy đủ thứ
Phàm phu chẳng biết thông.
Kinh, kinh nói phân biệt
Ðủ thứ khác tự danh
Lìa khỏi ngôn ngữ pháp
Chẳng thể được nói lên.
Phẩm Thứ Bảy: Pháp Thân
Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát bạch đức Phật rằng:
– Thưa đức Thế Tôn! Thưa đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri! Nguyện xin ngài diễn nói pháp Tự thân sở chứng nội giác tri! Do những pháp gì gọi là pháp thân? Con và tất cả các Bồ tát.v.v… giỏi biết tướng pháp thân của Như Lai để tự thân và người khác đều vào chỗ không nghi hoặc.
Ðức Phật bảo Bồ tát Ðại Tuệ rằng:
– Hay thay! Hay thay! Hay thay! Này Ðại Tuệ! Ông có điều nghi ngờ gì, cứ tùy ý mà hỏi! Ta sẽ vì ông phân biệt.
Ngài Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng:
– Hay thay! Thưa đức Thế Tôn! Con xin vâng thọ giáo! – liền bạch đức Phật rằng – Thưa đức Thế Tôn! Thưa đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri! Pháp thân là tác pháp hay chẳng phải tác pháp vậy? Là chính là nhân hay là chính là quả vậy? Là năng kiến hay là sở kiến vậy? Là chính lời nói hay là có thể nói vậy? Là chính là trí hay là sự hay biết (giác) của trí vậy? Những từ cú (lời, câu) như vậy.v.v…. với pháp thân Như Lai là khác hay chẳng khác vậy?
Ðức Phật dạy rằng:
– Này Ðại Tuệ! Tướng pháp thân của Như Lai Ứng Chánh Biến Tri thì những từ cú như vậy.v.v… chẳng phải tác pháp, chẳng phải chẳng tác pháp, chẳng phải nhân, chẳng phải quả. Vì sao vậy? Vì do nhị biên là có lỗi vậy. Này Ðại Tuệ! Nếu nói rằng, Như Lai chính là tác pháp thì tức là vô thường. Nếu vô thường thì tất cả tác pháp nên chính là Như Lai mà Phật Như Lai Ứng Chánh Biến Tri chẳng hứa (đồng ý) pháp này.
Này Ðại Tuệ! Nếu pháp thân của Như Lai chẳng phải là tác pháp thì tức là không thân nên nói rằng, có người tu hành vô lượng công đức tất cả hạnh thì tức là hư vọng.
Này Ðại Tuệ! Nếu chẳng tác thì nên đồng với sừng thỏ, thạch nữ sinh con.v.v… Do không tác nhân nên cũng không thân vậy. Này Ðại Tuệ! Nếu pháp chẳng phải nhân, chẳng phải quả, chẳng phải có, chẳng phải không mà thể của pháp đó lìa khỏi bốn tướng thì, này Ðại Tuệ! Bốn pháp đó gọi là ngôn thuyết của thế gian. Này Ðại Tuệ! Nếu pháp lìa khỏi bốn thứ pháp thì pháp đó chỉ có danh tự như thạch nữ sinh con. Này Ðại Tuệ! Thạch nữ sinh con.v.v… chỉ là pháp danh tự chương cú nói đồng với bốn pháp. Nếu rơi vào bốn pháp thì bậc trí giả chẳng chọn lấy. Như vậy, tất cả những câu hỏi Như Lai, kẻ trí nên biết!
Ðức Phật lại bảo ngài Ðại Tuệ – Ta nói tất cả các pháp vô ngã. Ông hãy lắng nghe nghĩa của vô ngã! Phàm vô ngã thì nội thân vô ngã, vậy nên vô ngã! Này Ðại Tuệ! Tất cả các pháp tự thân là có, tha thân (thân người khác) là không, tựa như trâu, ngựa. Này Ðại Tuệ! Ví như thân trâu chẳng phải là thân ngựa, ngựa cũng chẳng phải trâu. Vậy nên chẳng được nói có hay nói không mà tự thể của chúng chẳng phải là không vậy!?
Này Ðại Tuệ! Tất cả các pháp cũng lại như vậy, chẳng phải không thể tướng hay có tự tự thể tướng. Phàm phu ngu si chẳng biết thể tướng các pháp vô ngã, do tâm phân biệt, chẳng phải tâm chẳng phân biệt.
Này Ðại Tuệ! Như vậy tất cả pháp trống không, tất cả pháp chẳng sinh, tất cả pháp không thể tướng cũng vậy.
Này Ðại Tuệ! Pháp thân Như Lai cũng lại như vậy, ở trong năm ấm chẳng phải một, chẳng phải khác. Này Ðại Tuệ! Pháp thân Như Lai với năm ấm là một thì tức là vô thường, do năm ấm chính là pháp sở tác vậy. Pháp thân Như Lai với năm ấm khác thì tức là có hai pháp, chẳng đồng với thể tướng như hai cái sừng con trâu tương tợ chẳng khác, dù thấy có hình thể riêng, dài ngắn hơi khác.
Này Ðại Tuệ! Nếu như vậy thì tất cả các pháp nên không khác tưởng nhưng lại có khác tướng như sừng trái con trâu khác sừng phải, sừng phải khác sừng trái. Như vậy tướng dài ngắn đối đãi đều khác biệt. Như hình sắc đủ thứ đó đây sai biệt.
Này Ðại Tuệ! Như vậy, tướng của pháp thân Như Lai ở trong năm ấm chẳng thể nói một chẳng thể nói khác, ở trong giải thoát chẳng thể nói một chẳng thể nói khác, ở trong Niết Bàn chẳng thể nói một chẳng thể nói khác. Như vậy nương vào giải thoát nói tên tướng của pháp thân Như Lai.
Này Ðại Tuệ! Nếu pháp thân Như Lai khác giải thoát thì đồng với sắc tướng tức là vô thường. Nếu pháp thân Như Lai chẳng khác giải thoát thì tức là không sai biệt năng chứng, sở chứng.
Này Ðại Tuệ! Nhưng mà người tu hành thì thấy năng chứng và cả sở chứng. Vậy nên chẳng phải một. Này Ðại Tuệ! Như vậy biết đến cảnh giới khả tri chẳng phải một, chẳng phải khác. Này Ðại Tuệ! Nếu pháp chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải nhân, chẳng phải quả, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng phải giác, chẳng phải bất giác, chẳng phải năng kiến, chẳng phải khả kiến (thấy), chẳng phải lìa khỏi ấm giới nhập, chẳng phải tức là ấm giới nhập, chẳng phải danh, chẳng phải cảnh giới, chẳng phải một, chẳng phải khác, chẳng phải đều, chẳng phải chẳng đều, chẳng phải tương tục, chẳng phải chẳng tương tục… qua khỏi tất cả các pháp. Nếu qua khỏi các pháp thì chỉ có cái tên ấy thôi. Nếu chỉ có tên thì pháp đó chẳng sinh ra. Do chẳng sinh ra nên pháp đó chẳng diệt. Do chẳng diệt nên pháp đó thì như hư không bình đẳng.
Này Ðại Tuệ! Hư không chẳng phải nhân, chẳng phải quả! Nếu pháp chẳng phải nhân, chẳng phải quả thì pháp đó tức là chẳng thể quan sát mà chẳng thể quan sát thì pháp đó qua khỏi tất cả những hí luận. Nếu qua khỏi tất cả các hí luận thì pháp đó gọi là pháp thân Như Lai. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là tướng của Pháp thân Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, do qua khỏi tất cả cảnh giới các căn vậy.
Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng:
Lìa các pháp và căn Phi quả cũng phi nhân Ðã lìa giác, sở giác Năng, khả kiến lìa luôn Năm ấm và các duyên Phật không có thấy pháp Nếu không có thấy pháp Làm sao mà biệt phân? Phi tác, phi bất tác Phi quả cũng phi nhân Chẳng (phi) ấm, chẳng lìa ấm Chỗ khác cũng chẳng còn. Những tâm nào phân biệt Phân biệt chẳng thấy được Pháp đó chẳng phải không Các pháp, pháp tự ấy Trước có nên nói không Trước không nên nói có Vậy nên chẳng nói không Cũng chẳng được nói có Mê theo ngã, vô ngã Chỉ chấp trước âm thanh Ðó rơi vào nhị biên Vọng nói hoại thế gian Lìa khỏi tất cả lỗi Thì thấy pháp ta liền. Ðó gọi là Chánh kiến Chẳng bài báng Thế Tôn (Phật).
Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát lại bạch đức Phật rằng:
– Thưa đức Thế Tôn! Nguyện xin đức Thế Tôn vì con giải nói! Nguyện xin đấng Thiện Thệ vì con giải nói! Ðức Như Lai đâu đâu cũng nói rằng, các pháp chẳng sinh chẳng diệt.
Thưa đức Thế Tôn! Ngài lại nói rằng, chẳng sinh chẳng diệt thì gọi là pháp thân của Như Lai, nên nói chẳng sinh chẳng diệt.
Thưa đức Thế Tôn! Ðức Như Lai nói rằng, chẳng sinh chẳng diệt thì vì là không pháp nên gọi là chẳng sinh chẳng diệt. Vì là Như Lai khác gọi là chẳng sinh chẳng diệt mà Phật Như Lai thường nói, các pháp chẳng sinh chẳng diệt do lìa khỏi pháp kiến lập có không vậy.
Thưa đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp chẳng sinh thì đây chẳng được nói rằng, tất cả pháp, do tất cả pháp chẳng sinh vậy. Nếu y vào pháp khác có danh này thì thưa đức Thế Tôn nên vì con mà nói.
Ðức Phật bảo Bồ tát Ðại Tuệ rằng:
– Hay thay! Hay thay! Hay thay! Này Ðại Tuệ! Ông hãy lắng nghe! Lắng nghe! Ta sẽ vì ông giải nói!
Bồ tát Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng:
– Hay thay! Thưa đức Thế Tôn! Vâng con xin thọ giáo!
Ðức Phật dạy rằng:
– Này Ðại Tuệ! Pháp thân Như Lai chẳng phải là không vật chất, cũng chẳng phải là tất cả pháp chẳng sinh chẳng diệt, cũng chẳng được nói rằng, y vào nhân duyên mà có, cũng chẳng phải hư vọng nói chẳng sinh chẳng diệt. Này Ðại Tuệ! Ta thường nói rằng, chẳng sinh chẳng diệt thì gọi là Ý sinh thân. Pháp thân Như Lai chẳng phải là cảnh giới của các ngoại đạo, Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ tát trụ ở Thất Ðịa cũng chẳng phải cảnh giới. Này Ðại Tuệ! Ta nói chẳng sinh chẳng diệt thì tức là tên khác của Như Lai. Này Ðại Tuệ! Ví như Thích Ðề Hoàn Nhân, Ðế Thích, Vương, Bất Lan Ðà La, Thủ Trảo, Thân Thể, Ðịa, Phù Di, Hư Không, Vô Ngại.v.v… những danh hiệu như vậy, danh thì khác mà nghĩa chỉ một, chẳng y vào nhiều danh hiệu mà nói rằng, có nhiều thể Ðế Thích vậy!
Này Ðại Tuệ! Ta cũng như vậy, ở trong thế giới Ta Bà, với ba atăngkỳ trăm ngàn danh hiệu, phàm phu tuy nói mà chẳng biết là danh hiệu khác của Như Lai.
Này Ðại Tuệ! Hoặc có chúng sinh biết Như Lai, có người biết Tự Tại, có người biết Nhất Thiết Trí, có người biết đấng cứu thế gian, có người biết là đấng đạo sư, có người biết là bậc Tướng, có người biết là bậc Thắng, có người biết bậc vi diệu, có người biết là đấng Thế Tôn, có người biết là đức Phật, có người biết là Ngưu Vương, có người biết là Sư Tử, có người biết là tiên nhân, có người biết là đấng Phạm, có người biết là Na la diên (lực sĩ), có người biết là bậc Thắng (lặp lại), có người biết là Ca tỳ la, có người biết là bậc Cứu Cánh, có người biết A lị sấc ni di, có người biết là mặt trăng, có người biết là mặt trời, có người biết là Bà lâu na, có người biết là Tỳ gia ta, có người biết là Ðế Thích, có người biết là bậc Lực, có người biết là Biển, có người biết là bậc chẳng sinh, có người biết là bậc chẳng diệt, có người biết là đấng Không, có người biết là Chân Như, có người biết là Thật Tế, có người biết là Niết Bàn, có người biết là Pháp giới, có người biết là Pháp tính, có người biết là đấng Thường Hằng, có người biết là bậc Bình Ðẳng, có người biết là đấng Bất Nhị, có người biết là Vô Tướng, có người biết là Duyên, có người biết là Phật thể, có người biết là Nhân, có người biết là giải thoát, có người biết là Ðạo, có người biết là Thật Ðế, có người biết là Nhất Thiết Trí (lặp lại!), có người biết là Ý sinh thân… Này Ðại Tuệ! Ðủ thứ những danh hiệu Như Lai Ứng Chánh Biến Tri như vậy ở trong thế giới Ta Bà và các thế giới khác, hàng ba atăngkỳ trăm ngàn danh hiệu chẳng thêm chẳng bớt mà chúng sinh đều biết, như vầng trăng trong nước chẳng vào chẳng ra mà các phàm phu chẳng hay chẳng biết do rơi vào trong pháp nhị biên tương tục, nhưng họ đều cung kính cúng dường cho ta mà chẳng khéo lý giải được danh tự, câu nghĩa, thủ lấy tướng sai biệt, chẳng thể tự biết, chấp trước danh tự nên hư vọng phân biệt, chẳng sinh chẳng diệt gọi là Không pháp mà chẳng biết đó là tướng sai biệt của danh hiệu Như Lai, như Nhân Ðà La, Ðế Thích, Vương, Bất Lan Ðà La.v.v… Do chẳng thể quyết định danh hiệu cùng chân thật mà thuận theo danh tự âm thanh thủ lấy pháp cũng lại như vậy.
Này Ðại Tuệ! Vào đời vị lai, phàm phu ngu si nói lời như vầy: “Như danh nghĩa cũng như vậy” mà họ chẳng biết khác danh có nghĩa. Vì sao vậy? Vì do nghĩa không có thể tướng. Họ lại nói lời này: “Chẳng khác danh tự âm thanh có nghĩa” mà danh tự âm thanh tức là nghĩa. Vì sao vậy? Vì họ chẳng biết thể tướng của danh tự.
Này Ðại Tuệ! Người ngu si kia chẳng biết âm thanh tức là sinh, tức là diệt, còn nghĩa thì chẳng sinh diệt vậy.
Này Ðại Tuệ! Tính của âm thanh rơi vào danh tự mà nghĩa thì chẳng đồng rơi vào danh tự, do lìa khỏi có không nên vô sinh, vô thể.
Này Ðại Tuệ! Như Lai nói pháp nương vào tiếng của mình mà nói, chẳng thấy các chữ là có không nên chẳng chấp trước danh tự. Này Ðại Tuệ! Nếu người chấp trước danh tự mà nói thì người đó chẳng gọi là người giỏi nói pháp. Vì sao vậy? Vì pháp không danh tự vậy.
Này Ðại Tuệ! Vậy nên trong Kinh ta nói, các đức Phật Như Lai thậm chí chẳng nói một chữ, chẳng bày một danh. Vì sao vậy? Vì các pháp không có chữ, y vào nghĩa không nói, y vào phân biệt thì nói vậy.
Này Ðại Tuệ! Nếu chẳng nói pháp thì pháp luân của các đức Phật Như Lai đoạn diệt. Pháp luân đoạn diệt thì cũng không có Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát mà không có Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát thì vì những người nào? Nói những pháp gì? Những việc gì? Này Ðại Tuệ! Vậy nên Ðại Bồ tát chẳng nên chấp trước lời nói, danh tự. Này Ðại Tuệ! Danh tự chương cú chẳng phải là định pháp, nương vào tâm của chúng sinh mà nói. Các đức Phật Như Lai tùy theo niềm tin của chúng sinh mà nói các pháp. Vì khiến cho họ xa lìa tâm ý, ý thức nên chẳng nói Tự thân nội chứng Thánh trí kiến lập chư pháp, khiến cho họ có thể biết như thật tất cả tướng tịch tịnh của các pháp, chỉ thấy tự tâm giác ngộ sự biết pháp, lìa khỏi hai tướng phân biệt của tâm… các đức Phật chẳng nói như vậy.
Này Ðại Tuệ! Ðại Bồ tát y vào nghĩa chẳng y vào lời nói. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân tùy theo văn tự mà nói thì rơi vào tà kiến, tự thân hoại mất đệ nhất nghĩa đế, cũng hoại mất người khác, khiến cho họ chẳng giác tri.
Này Ðại Tuệ! Các ngoại đạo.v.v… đều y vào tự luận dị kiến mà nói năng. Này Ðại Tuệ! Ông nên giỏi biết tướng của tất cả Ðịa, giỏi biết Lạc thuyết biện tài, văn chương từ cú. Giỏi biết tướng của tất cả các Ðịa rồi, ông tiến đến thủ lấy biện tài Danh cú Lạc Thuyết, giỏi biết nghĩa tướng của các pháp tương ứng. Bấy giờ, tự thân đối với niềm vui pháp vô tướng mà hưởng thọ lạc thọ, trụ ở trong Ðại Thừa, khiến cho chúng sinh biết.
Này Ðại Tuệ! Chọn lấy Ðại Thừa thì tức là nhiếp thọ các đức Phật, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát. Nhiếp thọ các đức Phật, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát thì tức là nhiếp thọ tất cả chúng sinh. Nhiếp thọ tất cả chúng sinh thì tức là nhiếp thọ pháp tạng thắng diệu. Nhiếp thọ pháp tạng thì tức là chẳng đoạn tuyệt Phật chủng. Chẳng đoạn Phật chủng thì chẳng đoạn tất cả chỗ sinh ra thắng diệu. Do chỗ thắng diệu đó là nơi các Bồ tát nguyện sinh ra ở đó nên gặp các chúng sinh trong pháp Ðại Thừa, với mười lực tự tại mà tùy theo hình sắc của các chúng sinh và các sử mà có thể tùy theo ứng hiện nói pháp như thật.
Này Ðại Tuệ! Pháp như thật là gì? Như thật pháp là chẳng khác, chẳng sai, chẳng thủ, chẳng xả, lìa khỏi các hí luận. Ðó gọi là Pháp như thật. Này Ðại Tuệ! Thiện nam tử, thiện nữ nhân chẳng chấp trước văn tự, âm thanh, do tất cả pháp không có văn tự vậy.
Này Ðại Tuệ! Ví như có người vì bày chỉ vật cho người, dùng ngón tay chỉ bày mà người ngu liền chấp trước ngón tay, chẳng nhân theo ngón tay để thủ lấy vật được chỉ bày.
Này Ðại Tuệ! Kẻ phàm phu ngu si cũng lại như vậy, Thanh Văn chấp trước “ngón tay” văn tự, cho đến mạng chung mà chẳng thể bỏ “ngón tay” văn tự để chọn lấy Ðệ Nhất Nghĩa.
Này Ðại Tuệ! Ví như lúa gạo gọi là thức ăn của phàm phu mà chẳng giã, chẳng thổi nấu thì chẳng thể ăn được. Nếu lúa gạo ấy, có người chưa làm thành đồ ăn mà ăn thì gọi là điên cuồng, cần phải theo thứ lớp… cho đến thổi nấu chín mới thành đồ ăn được.
Này Ðại Tuệ! Chẳng sinh chẳng diệt cũng lại như vậy, chẳng tu hạnh phương tiện trí khéo léo thì chẳng được pháp thân đầy đủ trang nghiêm.
Này Ðại Tuệ! Người chấp trước danh tự để nói được nghĩa thì như người ngu si kia chẳng biết giã, thổi, nấu mà nuốt lấy những “hạt thóc” văn tự, chẳng được “món ăn” nghĩa. Do ý nghĩa này nên phải học đến nghĩa, chớ chấp trước văn tự.
Này Ðại Tuệ! Sở dĩ nói nghĩa là gọi Niết Bàn, nói danh tự là tướng phân biệt, trói buộc sinh ra lý giải của thế gian.
Này Ðại Tuệ! Nói đa văn là gọi phương tiện khéo léo của nghĩa, chẳng phải phương tiện khéo âm thanh.
Này Ðại Tuệ! Nghĩa phương tiện thì lìa khỏi tất cả tà thuyết của ngoại đạo, cũng chẳng hòa lẫn vào nhau. Nói như vậy thì tự thân chẳng rơi vào tà pháp của ngoại đạo. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là đa văn (nghe nhiều, học hiểu nhiều) có phương tiện nghĩa.
Này Ðại Tuệ! Muốn được nghĩa thì nên phải thân cận bậc trí giả đa văn cúng dường cung kính. Kẻ chấp trước danh tự thì nên phải lìa xa, chẳng nên gần gũi.
Lúc bấy giờ, Bồ tát Ðại Tuệ thừa lực chư Phật mà bạch đức Phật rằng:
– Thưa đức Thế Tôn! Ðức Như Lai Thế Tôn nói, tất cả pháp chẳng sinh chẳng diệt chẳng phải là đặc biệt kỳ lạ! Vì sao vậy? Vì tất cả ngoại đạo cũng nói, các nhân chẳng sinh chẳng diệt. Ðức Như Lai cũng nói, hư không, chẳng phải số duyên diệt và cõi Niết Bàn chẳng sinh chẳng diệt.
Thưa đức Thế Tôn! Các ngoại đạo cũng nói, y vào các nhân duyên sinh ra các chúng sinh. Ðức Như Lai cũng nói, vô minh ái nghiệp phân biệt nhân duyên sinh ra các thế gian. Nếu vậy, đức Như Lai cũng nói nhân duyên danh tự khác nhau, y vào nhân duyên bên ngoài có thể sinh ra các pháp. Ngoại đạo cũng nói, y vào nhân duyên bên ngoài mà sinh ra các pháp. Vậy nên đức Như Lai cùng với ngoại đạo nói không có sai biệt.
Thưa đức Thế Tôn! Ngoại đạo nhân vi trần, Thắng (?), Tự Tại thiên, Phạm thiên.v.v… chung với chín thứ nhân duyên bên ngoài mà nói rằng, các pháp chẳng sinh chẳng diệt. Ðức Như Lai cũng nói, tất cả các pháp chẳng sinh chẳng diệt, có – không chẳng thể được, do những bốn đại chẳng diệt. Tự tướng chẳng sinh chẳng diệt, theo đức Phật Như Lai đủ thứ nói khác mà chẳng lìa khỏi lời nói của ngoại đạo mà các ngoại đạo cũng nói, các Ðại chẳng lìa khỏi Ðại thể. Thưa đức Thế Tôn! Do nghĩa này nên lời nói của đức Như Lai chẳng khác ngoại đạo. Nếu chẳng đồng thì đức Như Lai nên nói lên tướng sở hữu khác. Nếu có tướng khác thì sẽ biết chẳng đồng với lời nói của ngoại đạo.
Thưa đức Thế Tôn! Nếu Phật Như Lai ở trong pháp của mình chẳng nói lên thắng tướng thì trong những ngoại đạo cũng nên có Phật do nói các pháp chẳng sinh chẳng diệt. Ðức Như Lai thường nói trong một thế giới mà có nhiều đức Phật cùng ra đời thì không có điều này. Nhưng theo hướng lời nói trên thì trong một thế giới nên có nhiều đức Phật. Vì sao vậy? Vì đã nói có nhân, không nhân không sai khác vậy. Như lời đức Phật nói không hư dối thì tại sao, ở trong pháp của mình, đức Thế Tôn chẳng nói lên thắng tướng (tướng thắng hơn).
Ðức Phật bảo ngài Ðại Tuệ rằng:
– Này Ðại Tuệ! Lời nói “pháp chẳng sinh chẳng diệt” của ta chẳng đồng với chẳng sinh chẳng diệt của ngoại đạo, cũng chẳng đồng với pháp vô thường chẳng sinh kia. Vì sao vậy? Này Ðại Tuệ! Vì các ngoại đạo nói có thể tính thật có chẳng sinh, chẳng biến tướng, còn ta thì chẳng rơi vào trong nhóm bè đảng có, không như vậy.
Này Ðại Tuệ! Lời ta nói lìa khỏi pháp có không, lìa khỏi tướng sinh trụ diệt, chẳng phải có, chẳng phải không, thấy tất cả đủ thứ sắc tượng như huyễn như mộng. Vậy nên chẳng được nói cái ấy có hay không.
Này Ðại Tuệ! Tại sao chẳng được nói cái ấy có hay không? Vì là thể tướng của sắc có thấy hay chẳng thấy, có thủ lấy hay chẳng thủ lấy vậy. Này Ðại Tuệ! Vậy nên ta nói tất cả các pháp chẳng phải có chẳng phải không. Này Ðại Tuệ! Do chẳng giác tri mà chỉ là tự tâm phân biệt sinh ra thấy. Tất cả các pháp của thế gian bản lai chẳng sinh diệt mà các phàm phu sinh ra phân biệt, chẳng phải Thánh nhân vậy!
Này Ðại Tuệ! Lòng mê hoặc phân biệt nghĩa chẳng thật thì ví như phàm phu thấy thành của Càn thát bà thấy việc tạo tác đủ thứ người huyễn, đủ thứ voi ngựa của nhà huyễn thuật, thấy những thứ ấy vào ra mà hư vọng phân biệt nói lời như vầy: “Những thứ này vào như vầy… như vầy…, ra như vầy… như vầy…” Này Ðại Tuệ! Nhưng mà chỗ ấy thật không người ra, vào chỉ là tự tâm thấy mê hoặc phân biệt, pháp sinh pháp chẳng sinh cũng lại như vậy.
Này Ðại Tuệ! Nhưng mà chỗ đó thật không cái có này, là không, là các pháp như việc tạo tác huyễn sự của nhà huyễn thuật kia mà nhà huyễn thuật kia chẳng sinh chẳng diệt.
Này Ðại Tuệ! Các pháp có không cũng không có cái để làm (sở vi) do lìa khỏi sinh diệt vậy. Chỉ những phàm phu rơi vào tâm điên đảo phân biệt sinh diệt, chẳng phải là Thánh nhân.
Này Ðại Tuệ! Ðiên đảo thì như lòng phân biệt pháp này thì như vậy, như vậy mà pháp kia thì chẳng như vậy, như vậy… cũng chẳng phải điên đảo mà phân biệt điên đảo thì chấp trước các pháp là có, là không, chẳng phải tịch tịnh vậy. Chẳng thấy tịch tịnh thì chẳng thể xa lìa hư vọng phân biệt. Vậy nên, này Ðại Tuệ! Thấy tịch tịnh thì gọi là Thắng tướng. Chẳng phải thấy các tướng thì gọi là Thắng tướng. Do chẳng thể đoạn tướng sanh nhân nên, này Ðại Tuệ! Nói vô thường là xa lìa tất cả các tâm phân biệt. Vô sinh vô tướng thì chính là điều ta nói, gọi là Niết Bàn.
Này Ðại Tuệ! Nói Niết Bàn thì nghĩa là thấy được trụ xứ như thật của các pháp, xa lìa tâm phân biệt, pháp tâm số, nương theo thứ lớp như thật tu hành đối với Tự Nội Thân Thánh Trí Sở Chứng. Ta nói như vậy gọi là Niết Bàn.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng:
Vì ngăn sinh các pháp
Kiến lập pháp vô sinh
Ta nói pháp vô nhân (không có nguyên nhân)
Phàm phu chẳng thể biết.
Ta nói pháp vô nhân
Mà phàm phu chẳng biết
Tất cả pháp chẳng sinh
Cũng chẳng được nói không.
Càn thát bà, mộng, huyễn
Có các pháp không nhân
Các pháp không (trống không) vô tướng.
Làm sao ta nói lên?
Lìa các duyên hòa hợp
Trí tuệ chẳng thể trông (thấy)
Do không vốn chẳng sinh
Vậy nên nói vô thể
Hòa hợp mỗi một duyên
Thấy vật chẳng thể được
Phi ngoại đạo đã nhìn (thấy)
Hòa hợp chẳng thể được.
Mộng, huyễn và mao luânb(vừng lông).
Càn thát bà, ngọn lửa
Vọng thấy mà không nhân
Việc thế gian cũng vậy.
Hàng phục luận không nhân
Thì thành vô sinh nghĩa
Có thể thành vô sinh
Thì pháp ta chẳng diệt.
Nói các luận vô nhân
Ngoại đạo sinh kinh sợ:
Tại sao? Người nào đó?
Nhân gì? Ở đâu thế?
Sinh các pháp vô nhân
(Phi) Chẳng nhân, chẳng(phi)vô nhân
Kẻ trí nếu hay thấy
Hay lìa thấy diệt, sinh.
Không pháp sinh, chẳng sinh
Là không nhân duyên tướng.
Nếu là pháp tự danh
Vô nghĩa là ta nói
(Thì) Phi pháp có vô sinh
Cũng chẳng đợi nhân duyên.
Chẳng (phải) pháp trước có danh
Cũng gọi “bất không thuyết”
Phi cảnh giới Thanh Văn
Bích Chi Phật, ngoại đạo
Trụ ở tại Thất địa
Chỗ đó không tướng sinh.
Lìa các nhân duyên pháp
Vì ngăn các nhân duyên.
Nói kiến lập duy tâm
Tên vô sinh ta nói
Các pháp không nhân duyên
Lìa phân biệt phân biệt
Lìa bè đảng có không
Tên vô sinh ta nói
Các kiến, tâm lìa khỏi
Lìa hai pháp thể luôn
Chuyển thân nương chánh tướng.
Ta nói tên vô sinh.
Ngoài phi thật không thật
Cũng phi sở thủ tâm (chẳng phải cái mà tâm chọn lấy)
Huyễn, mộng và mao luân
Càn thát bà, ngọn lửa
Các kiến xa lìa xong
Gọi là Vô sinh tưởng
Như vậy những pháp không…
Những câu văn nên biết
Phi sinh và không không
Mà không (có) ở sinh không (trống không).
Các nhân duyên hòa hợp
Có diệt và có sinh
Các nhân duyên lìa khỏi
Chẳng diệt cũng chẳng sinh
Lìa nhân duyên không pháp
Lìa hòa hợp không thành (được).
Ngoại đạo vọng phân biệt
Thấy có một, khác liền
Có không chẳng sinh pháp
Chẳng thể được có không
Chỉ hòa hợp các pháp
Mà thấy có diệt, sinh.
Chỉ có ở danh tự
Ðắp đổi làm cùm gông (câu tỏa)
Lìa nhân duyên cùm khóa
Sinh pháp chẳng thể thành(được).
Sinh pháp chẳng thấy sinh
Lìa khỏi lỗi ngoại đạo
Ta nói duyên câu tỏa(cùm khóa)
Phàm phu chẳng biết thông.
Nếu lìa duyên câu tỏa
Biệt pháp lại không có
Tức là không nhân duyên
Phá hoại nghĩa khóa duyên
Như đèn hiển hình tượng
Cũng vậy, câu tỏa sinh
Vậy thì lìa câu tỏa
Riêng lại có pháp sinh.
Pháp sinh vốn không thể
Tự tính như hư không
Lìa câu tỏa cầu pháp
Người ngu không biết thông.
Lại có vô sinh khác
Pháp sở đắc Thánh nhân
Pháp sinh, vô sinh đó
Là pháp nhẫn vô sinh.
Nếu thấy các thế gian
Tức là thấy câu tỏa
Tất cả đều câu tỏa
Vậy là định được tâm.
Vô minh và ái nghiệp…
Là câu tỏa bên trong
Dùi, trục, viên bùn, luân (bánh xe)
Chủng tử (hạt giống) đại câu tỏa.
Pháp khác nếu lại có
Mà sinh từ nhân duyên
Lìa khỏi nghĩa câu tỏa
Ðó chẳng trụ Thánh giáo.
Nếu pháp sinh là không
Thì đó ai câu tỏa
Ðắp đổi mà tương sinh (sinh ra nhau)
Ðó gọi nghĩa nhân duyên.
Pháp cứng, ẩm, nóng, động
Phân biệt phàm phu sinh
Lìa tỏa (khóa) lại không pháp
Vậy nên nói Thể không.
Như thuốc trị mọi bệnh
Nương bệnh ra trị phương
Mà luận không sai biệt
Bệnh khác nên khác phương (thuốc).
Ta nghĩ các sinh chúng
Bị nhiễm lỗi não phiền
Biết căn, lực sai biệt
Theo sức thọ nói truyền.
Pháp ta không sai biệt
Nói khác tùy bệnh căn
Ta chỉ Nhất Thừa pháp
Tám Thánh Ðạo sạch trong.