Pháp Tùy Hành Niệm Tụng Đại Tì Lô Già Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh Lược Thị Thất Chi

Đường Bất Không dịch,

Bản Việt dịch của Huyền Thanh

*

Cúi lạy Vô Ngại Trí

Ý Mật giáo “Sinh Tử ”

Y theo Tu Đa La ( Sutra_Khế Kinh)

Nhiếp pháp Tùy Hành này

Hạnh Chân Ngôn, Bồ Tát

Vô Trụ Vô Đẳng Thệ

Ngữ mâït, Thân cũng mật

Sau làm hạnh tương ứng

_ Tam muội gia chân ngôn là :

“Ná Mạc Tam Mãn Đa Mẫu Đà Nam (1) Aùn A Tam Minh (2) Để-Ly Tam Minh (3) Tam Ma Duệ (4) Sa-Phộc Hạ ”

Namahï samanta buddhànàmï – Asame trisame samaye _ svàhà.

Khế này là cùng các Luân (các ngón tay)

Mật hợp dựng hai Không (2 ngón cái)

Năm nơi :Đỉnh, vai ( Vai trái, vai phải ), tim

Sau cùng thêm yết hầu

Tiếp, kết “ Pháp Giới Sinh”

Cờ biểu của Mật Tuệ

Tịnh nghiệp: Thân, Khẩu, Ý

Chuyển khắp cả thân mình

Pháp Giới Sinh Chân Ngôn là

Ná Mạc Tam Mãn Đa Mẫu Đà Nam (1) Đạt Ma Đà Đổ Sa-Phộc Bà Phộc Cú Hàm (2)

Namahï samanta buddhànàmï – (Ramï)_ Dhrmadhàtu svàbhavaka uhamï

Tay Bát Nhã ( tay phải) Tam Muội (Tay trái)

Đều nắm Kim Cương Quyền

Cùng nhau dựng phướng Phong (Ngón trỏ)

Ngay thẳng hợp cùng nhau

Đấy gọi là Mật Ấn

Của “Pháp Giới Thanh Tĩnh”

Như Tự Tính Pháp Giới

Mà quán ngay thân mình

Không dơ như Hư không

Uy lực Ấn Chân Ngôn

_ Tiếp, kết Chuyển Pháp Luân

Kim Cương Tát Đỏa Ấn

Pháp Thù thắng, gia trì

Khiến cho được kiên cố

Tay Chỉ ( Tay trái ) Quán (Tay phải) chung lưng

Luân : Địa ( ngón út ) Thủy( Ngón vô danh ) Hỏa( Ngón giữa ) Phong (Ngón trỏ)

Trái phải cùng nắm giữ

Hai không (2 ngón cái) đều xoay chuyển

Hợp bên trong chưởng Tuệ (lòng tay phải)

Là “Tối Thắng Pháp Luân”

_ Kim Cương Tát Đỏa Chân Ngôn là :

“ Ná Mạc Tam Mãn Đa Phộc Nhật La Nẫm Phộc Nhật La Đát-Ma Cú Hàm”

Namahï samanta Vajranïàmï _ Vajra atmaka uhamï

Chính tụng Mật Ngôn này

Sẽ trụ nơi Đẳng Dẫn

Đế Quán tượng ngay thân

Tức là Chấp Kim Cương

Vô lượng chúng, đại Ma

Chư Hữu đều nhìn thấy

Như Kim Cương Tát Đỏa ( Vajrasatva )

Đừng sinh tâm nghi hoặc

_ Tiếp, dùng Thánh Vô Động

Diệt chướng với trừ dơ

Mà hay Tĩnh mọi sự

Kết Hộ tùy tương ứng

_ Bất Động Tôn Chân Ngôn là

“ Ná Mạc Tam Mãn Đa Phộc Nhật La Nẫm Chiến Noa Ma Hạ Lô Sái Noa Tát-Pha Tra ia Hồng Đát-La Tra Hám Hàm ”

G Namahï samanta Vajranïàmï _ Canïdïa mahà rosïanïa sphatïya Hùmï Tràtï Hàmï Màmï

Định ( Tay trái ) Không (ngón cái ) đè Địa( Ngón út ) Thủy ( Ngón vô danh)

Phong (Ngón trỏ ) Hỏa ( Ngón giữa ) thẳng ở tim

Tuệ Kiếm cũng như vậy

Rời bao (ra khỏi vỏ) hay thành nguyện

_ Tiếp, dùng Như Lai Câu

Thỉnh Tôn với Thánh Chúng

Tương ứng phương tiện Mật

Y Bản Thệ mà dạy

_ Như Lai Câu Chân Ngôn là

“ Ná Mạc Tam Mãn Đa Mẫu Đà Nẫm Aùc Tát Phộc Đát-La Bát-La Để Hạ Đế Đát Tha ghiệt Đảng Củ Xả Mạo Địa Trát Ly-Gia Pha Ly Bố La Ca Sa-Phộc Hạ ”

N Namahï samanta buddhànàmï _ Ahï sarvatra apratihate Tathàgata anõku’sa Bodhicarya paripùraka _ svàhà

Chỉ Quán cùng cài trong

Hợp chặt, dựng Trí phong (ngón trỏ của tay phải)

Hơi co ở phần đầu

Các Luân khác như vòng

Sức Bi Nguyện Thánh Giả

Tùy thỉnh đều giáng đến

Dâng hiến Tam Muội Gia

Minh Khế như trước nói

Đã trình Bản Thệ xong

Nên quyết định tương ứng

_ Tiếp nên tùy sức chia

Cúng dường tỏ tâm thành

Ứ Già, Hương, Thực, Đăng

Cho đến chút hoa, nước

Hoặc chỉ vận tâm tưởng

Thù thắng khó thể lường

Nên dùng Ấn Phổ Thông

Quán Hạnh với Chân Ngôn

Có tỏ cùng không tỏ

Tất cả đều thành tựu

_ Phổ Thông Chân Ngôn là :

“ Ná Mạc Tam Mãn Đa Mẫu Đà Nẫm Tát Phộc Tha Khiếm . Ôn Ná Nghiệt-Đế Tát-Pha La Tứ Hàm . Nga Nga Nẵng Kiếm Sa-Phộc Hạ ”

Namahï samanta buddhànàmï _ Sarvathà khamï udgate sphara hìmamï gaganakamï _ svàhà.

Tay Định Tuệ cùng hợp

Hữu giao (Bên phải đè bên trái ) ở lóng trên

Vận Tâm khắp vòng khắp

Sở niệm đều hiện tiền

Thực Thí, cúng dường xong

Nên thường trú trì tụng

Trước, mặc giáp Kim Cương

Tương ứng việc Kết Hộ

_ Kim Cương Giáp Trụ Chân Ngôn :

“ Ná Mạc Tam Mãn Đa Phộc Nhật-La Nẫm. Phộc Nhật-La Ca Phộc Tả Hồng

Namahï samanta Vajranïàmï _ Vajra kavaca Hùmï

Trước tiên, chắp tay rỗng

Rút luân Phong ( Ngón trỏ ) giữ Hỏa ( Ngón giữa )

Đại Không ( Ngón cái ) y gốc Hỏa ( Ngón giữa )

Chạm khắp sau ở Tim

_ Tiếp, kết “Phương Ngung Ấn “

Dùng Bất Động Tôn trước

Tả chuyển ( Chuyển bên trái ) thành Tịch Trừ

Hữu xoay ( Xoay theo bên phải ) khắp trên dưới

Chạm khắp cả thân mình

Kết Hộ thảy vững chắc

Chân Ngôn Mẫu Đà La ( Mudra_ Ấn )

Như trước đã phân biệt

Đã làm nghiêm bị xong

Nên là Khế Căn Bản

Lại gia ở năm nơi

Chuyển bảy hoặc lại ba

Buông Ấn trên đỉnh mở

Bán Già, chỉnh Thân Ý

Hoặc ngồi thế tương ứng

Tùy cách như Giáo Thuyết

Chính diện trụ trước thân

Nhìn một Tượng tròn sáng

Thanh Tĩnh không dấu diếm

Giống như vành trăng tròn

Trong có hình Bản Tôn

Diệu sắc vượt ba cõi

Lụa là mặc nghiêm thân

Mão báu, tóc buông rũ

Tam Ma Địa lặng yên

Sáng rực hơn ánh điện

Giống như giữa gương trong

Sâu thẳm hiện chân dung

Hiển hình ảnh : vui, giận

Cầm giữ Đẳng Dữ Nguyện

Thân Chính Thụ, tương ứng

Tâm sáng suốt không loạn

Vô Tướng : Thể Pháp Tịnh

Nên nguyện cứu quần sinh

Chuyên trú mà trì niệm

Cho đến hết hạn số (túc số)

Khi mệt mỏi mới nghỉ

Lại kết Ấn Phổ Thông

Chân thành bày tỏ nguyện

Ân trọng lễ Thế Tôn

Tả (bên trái) chuyển đao Vô Động

Giải nơi Kết Hộ trước

Rồi trình khế Bản Tôn

Bung mở trên đỉnh đầu

Tâm đưa đến Thánh Thiên

Năm luân chống đất, lễ

Xong khởi theo việc thiện

Sau hội, như ban đầu

Một thời cùng hai, ba

Hoặc bốn đều như vậy

Ngoài ra, đi khắp Tháp

Tắm Tượng, chuyển Đại Thừa

Tô điểm Man Trà La

Rải hoa, khen Phật Đức

Hoặc lại không tạp niệm

Chuyên chú không Đẳng Dẫn

Dùng ba nghiệp tịnh này

Tất Địa mau hiện tiền

Lực Thánh, sự gia trì

Vì Hạnh Nguyện : tương ứng

Chư Hữu vui tu tập

Tùy Thầy mà thọ học

Trì Minh truyền Bản Giáo

Không vượt Tam Muội Gia (Samaya_ Bản Thệ)

Siêng năng không gián đoạn

Lìa chướng với say sưa

Hành theo nơi tu học

Tất Địa tùy sức thành

Ta y Kinh Đại Nhật

Lược nói hạnh Du Kỳ

Tu chứng, Phước thù thắng

Thấm khắp các Hữu Tình.

    Xem thêm:

  • Đại Tì Lô Già Na Lược Yếu Tốc Tật Môn Ngũ Chi Niệm Tụng Pháp - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Thành Tựu Bí Mật Bốn Mươi Tám Sứ Giả Thắng Quân Bất Động Minh Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Oai Đức Kim Luân Phật Đảnh Xí Thạnh Quang Như Lai Tiêu Trừ Nhất Thiết Tai Nạn Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Tâm Chơn Ngôn Du Già Quán Hạnh - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Đại Tì Lô Xá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh Liên Hoa Thai Tạng Bi Sanh Mạn Đồ La Quảng Đại Thành Tựu - Kinh Tạng
  • Nghi Tắc Thí Bát Phương Thiên - Kinh Tạng
  • Pháp Yếu Niệm Tụng Đà La Ni Bạch Tản Cái Đại Phật Đỉnh Vương Tối Thắng Vô Tì Đại Oai Đức Kim Cang Vô Ngại Đại Đạo Tràng - Kinh Tạng
  • Mười Tám Khế Ấn - Kinh Tạng
  • Pháp Hộ Ma Bắc Đẩu Thất Tinh - Kinh Tạng
  • Nhơn Vương Bát Nhã Đà La Ni Thích - Kinh Tạng
  • Pháp Nghi Quỹ Dược Sư Như Lai Quán Hạnh - Kinh Tạng
  • Pháp Hà Da Yết Lợi Bà Tượng - Kinh Tạng
  • Kinh Nghi Quỹ Huyễn Hoá Võng Đại Du Già Giáo Thập Phẫn Nộ Minh Vương Đại Minh Quán Tưởng - Kinh Tạng
  • Phẩm Pháp Nghi Quỹ Niệm Tụng Cúng Dường Thánh Hạ Dã Hột Lí Phược Đại Oai Nộ Vương Lập Thành Đại Thần Nghiệm - Kinh Tạng
  • Kinh Nghi Quỹ Đại Minh Thành Tựu Trì Minh Tạng Du Già Đại Giáo Tôn Na Bồ Tát - Kinh Tạng
  • Kinh Thất Câu Chi Phật Mẫu Thuyết Đà La Ni Chuẩn Đề - Kinh Tạng
  • Mười Sáu Tôn Phật Trong Kiếp Hiền - Kinh Tạng
  • Chơn Ngôn Đà La Ni Phật Đỉnh Tôn Thắng - Kinh Tạng
  • Kinh Quán Tự Tại Thành Tựu Du Già Liên Hoa Bộ Niệm Tụng Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Củ Lí Ca Long Vương Tượng Pháp - Kinh Tạng