1
2
3

KINH THIÊN THỈNH VẤN

Thiên Thỉnh Vấn Kinh

Đường Huyền Trang dịch

Bản Việt dịch (1) của Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Bản Việt dịch (2) của Thích Tâm Châu

Bản Việt dịch (3) của Huyền Thanh

***

Kinh Thiên Thỉnh Vấn

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Thế Tôn ở tại khu lâm viên Thệ-đa cấp cô độc, thuộc nước Xá-vệ. Lúc đó có một vị trời, dung mạo đẹp đẽ khác lạ, vào lúc hơn nửa đêm đến chỗ Phật cung kính đảnh lễ nơi chân Phật, rồi đứng sang một bên, uy lực và ánh sáng của vị trời này tỏa chiếu rực rỡ khắp khu rừng Thệ-đa.

Bấy giờ vị trời ấy dùng kệ vi diệu mà thưa Phật:

Thế nào đao kiếm bén

Thế nào thuốc độc hại

Thế nào lửa cháy mạnh

Thế nào rất tối tăm?

Đức Thế Tôn cũng dùng kệ đáp:

Lời thô: đao kiếm bén

Tham dục: thuốc độc hại

Sân giận: lửa hừng hực

Vô minh rất tối tăm.

Vị trời hỏi:

Người nào gọi được lợi

Người nào gọi mất lợi

Áo giáp nào bền chắc

Đao kiếm nào là bén?

Đức Thế Tôn đáp:

Người thí gọi được lợi

Người nhận, gọi mất lợi

Nhẫn là áo giáp chắc

Tuệ là đao gậy bén.

Vị trời hỏi:

Thế nào là giặc cướp

Vật gì của bậc trí

Ai gọi là giặc cướp

Ở trời và thế gian?

Đức Phật bảo:

Nghĩa tà là giặc cướp

Giới làcủa bậc Trí

Phạm giới là giặc cướp

Ở trời và thế gian.

Vị trời hỏi:

Ai là an lạc nhất

Ai là rất giàu có

Ai là thường đoan nghiêm

Ai là luôn xấu xí?

Đức Thế Tôn đáp:

Ít dục, an lạc nhất

Biết đủ, giàu có lớn

Giữ giới thường đoan nghiêm

Phá giới thường xấu xí.

Vị trời hỏi:

Ai là quyến thuộc lành

Ai là tâm oán ghét

Thế nào là khổ lớn

Thế nào vui bậc nhất?

Đức Thế Tôn đáp:

Phước là quyến thuộc lành

Tội là tâm oán ghét

Địa ngục là khổ lớn

Vô sinh: vui tột cùng.

Vị trời hỏi:

Cái gì không nên thích

Cái gì đáng nên thích

Cái gì bệnh rất nóng

Ai là bậc Lương y?

Đức Thế Tôn đáp:

Ái dục không nên thích

Giải thoát phải nên thích

Tham là bệnh rất nóng

Phật là đại lương y.

Vị trời hỏi:

Ai hay chê thế gian

Ai lừa dối thế gian

Ai khiến bỏ bạn thân

Ai ngăn sinh cõi trời?

Đức Thế Tôn đáp:

Vô trí che thế gian

Si lừa dối thế gian

Xan tham bỏ bạn thân

Đắm nhiễm ngăn sinh Thiên.

Vị trời lại hỏi:

Vật gì lửa không thiêu

Gió cũng không thể tắt

Chẳng phải chỗ nước bỏng

Hay ủng hộ thế gian?

Ai cùng vua ngăn giặc

Chống địch rất dũng mãnh

Không bị sự xâm đoạt

Của người và phi nhân?

Đức Thế Tôn đáp:

Phước chẳng bị lửa thiêu

Gió cũng không thổi tắt

Phước, nước chẳng lầm bỏng

Hay ủng hộ thế gian.

Phước cùng vua ngăn giặc

Chống địch rất dũng mãnh

Không bị sự xâm hại

Của người và phi nhân.

Trời lại hỏi:

Nay con còn nghi ngờ

Xin Phật dứt trừ nghi

Đời này và đời sau

Ai dám còn lừa dối?

Đức Phật dạy:

Nếu có nhiều tiền của

Không tu tạo phước báo

Đời này và đời sau

Người đó lừa dối mình.

Lúc ấy vị trời nghe Đức Phật giảng nói kinh này rồi thì rất vui mừng, tán thán là việc chưa từng có, đảnh lễ nơi chân Phật rồi ở trước Phật bỗng nhiên biến mất.

    Xem thêm:

  • Kinh Trung Bộ 113 – Kinh Chân Nhân (Sappurisa sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Vì Ta Già La Long Vương Sở Thuyết Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 04 – Kính Tháp - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sư Lợi Thỉnh Vấn Về Bồ Đề - Kinh Tạng
  • Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Vạn Phật Thánh Thành dịch - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 06 – Nhập Đạo - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Nhật Tử Vương Sở Vấn - Kinh Tạng
  • Những Nghi Vấn Về Pháp Môn Tịnh Độ - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Dạy Tu Tập Mười Nghiệp Lành - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Thiện Kiến Biến Hóa Văn Thù Sư Lợi Vấn Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Thiện Ác Nhơn Quả – Thích Trung Quán dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Trị Bệnh Hợp Dược - Kinh Tạng
  • Kinh 12 Danh Hiệu Của Đại Cát Tường Thiên Nữ - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Vô Úy Thọ Sở Vấn Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Thiện Ác Nhơn Quả – Thích Giác Quả dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Bảo Tạng Văn Thù Sư Lợi - Kinh Tạng
  • Kinh Tôn Giả Hộ Quốc Hỏi Về Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Vạn Thiện Đồng Quy Tập - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Đại Ca Diếp Vấn Đại Bảo Tích Chánh Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Vãng Sanh Tịnh Độ Bản Duyên - Kinh Tạng