1
2

Giải Thích Nhơn Vương Bồ Tát Đà La Ni

Việt dịch: Thích Quảng Trí

Kim Cang Thủ. Kinh du-già giải rằng: Tay cầm chày Kim Cang biểu thị ở trong đủ đại Bồ-đề, ở ngoài tồi phục các phiền não nên có tên là Kim Cang Thủ.

Lại giải rằng: Không bị ba loại ma phá hoại, tự thể tâm Bồ-đề bền chắc thành trí Kim Cang, chỗ kiến lập của hết thảy Như Lai, hay đập nát hai thường (nhị biên), như là trí Kim Cang chùy đập nát núi tà kiến. Chứng định Kim Cang như trong lòng bàn tay nên gọi là Kim Cang Thủ.

Bồ-đề tát-đỏa giải nghĩa như thế nào? Giác ngộ pháp chân thật, giác ngộ xong ở trong sanh tử khiến hết thảy hữu tình đều giác ngộ nên gọi là Bồ-đề tát-đỏa.

Lại giải rằng: Bồ-đề là năng giác, tát-đỏa là hữu tình, còn gọi là tâm còn gọi là mạnh mẽ. Ma-ha là đại (lón), tát-đỏa nghĩa là mạnh mẽ không khiếp nhược trong ba đời vô số kiếp chứa nhóm hai món tư lương nên gọi là Ma-ha tát-đỏa.

Sao gọi là Kim Cang ma-ni? Đời Đường dịch là “bảo” (báu) Kim Cang như đã giải ở trên. “Bảo” có sáu nghĩa: Một là khó được, hai là trong sạch không dơ, ba là oai đức lớn, bốn là trang nghiêm thế gian, năm là thù thắng vô tỉ (không gì hơn), sáu là không biến đổi.

Một khó được, như Phật ra đời khó gặp. Hai là không dơ, y theo lời dạy tu hành được Bồ-đề không còn dơ uế. Ba, oai đức lớn là đầy đủ sáu món thần thông biến hiện tự tại. Bốn, trang nghiêm thế gian là dùng ba món Bồ-đề luật nghi (nhiếp thiện pháp giới, nhiếp luật nghi giới, nhiêu ích hữu tình giới) để trang sức thân tâm. Năm, thù thắng vô tỉ là chứng được Vô thượng Bồ-đề trong tam giới cao quý không ai sánh bằng. Sáu, không biến đổi là chứng được rốt ráo Vô thượng Bồ-đề không còn lui sụt.

Kim Cang ma-ni bên Hiển gọi là Hư không tạng Bồ-tát, vì vị Bồ-tát này tay bưng Kim Cang bảo.

Kim Cang lợi là kiếm bén Bát-nhã ba-la-mật-đa hay chặt gãy phiền não, bên Hiển gọi là Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát, vì vị Bồ-tát này tay cầm kiếm Kim Cang.

Kim Cang dạ-xoa Bồ-tát: Kim Cang nghĩa như trên, dạ-xoa là oai mãnh (mạnh mẽ hung dữ), còn gọi là tận. Trong 16 trí Kim Cang của hạnh Phổ Hiền, thì đây là trí thứ 15 tên là Kim Cang tận trí, dùng răng Kim Cang dạ-xoa ăn nuốt hết thảy phiền não, tùy theo phiền não nuốt hết không còn dư sót.

Kim Cang linh y nghĩa Bát-nhã ba-la-mật-đa khi nghe tiếng linh (chuông lắc) giác ngộ được Bát-nhã ba-la-mật, bên Hiển gọi là Tồi nhất thiết ma ốn Bồ-tát, vì vị Bồ-tát này cầm Kim Cang linh.

Kim Cang Ba-la-mật-đa Bồ-tát: Kim Cang nghĩa như trên, Ba-la-mật-đa là đáo bỉ ngạn (đến bờ bên kia). Vị Bồ-tát này tay cầm Kim Cang luân (bánh xe). Khi Phật Tỳ-lô-giá-na thành Phật xong, vị Bồ-tát này thỉnh Như Lai chuyển Kim Cang thừa pháp luân do dựa vào pháp Bát-nhã từ bờ này du hí vô lượng vô biên hữu tình đến bờ Vô trụ niết-bàn, bên Hiển gọi là cơ phát tâm chuyển pháp luân Bồ-tát.

Na mô ra đát na đát ra dạ da (NAMO RATNATRAYĀYA ) nghĩa là quy mệnh Tam bảo. Nếu người trì tụng kinh này quy y Phật bảo tức được năm tộc Kim Cang Thủ Bồ-tát đem vô lượng quyến thuộc gia trì ủng hộ. Bồ-tát này là tâm Bồ-đề tôn quý, Phật do tâm Bồ-đề sanh ra. Quy mạng Pháp bảo tức được Thiên Đế-thích quyến thuộc, Tứ thiên vương gia hộ, là do Đế-thích bị ách nạn nhờ Bát-nhã được lợi ích cho nên là pháp bảo tôn quý của Đế-thích. Quy mạng Tăng bảo tức được A-ca-ni-tra thiên vương, Ngũ tịnh cư thiên cùng quyến thuộc gia hộ người trì kinh. Ngũ tịnh cư là Bồ-tát tăng, chúng Thanh-văn thường ở cõi trời này hiện trụ pháp lạc, Phạm thiên và tất cả các cõi trời đều tôn trọng.

Na mô a rị da phệ lô dã na dã đát tha nghiệt đa dạ ra ha đế tam miệu tam bột đà dã ( NAMAH ĀRYA VAIROCANĀYA TATHĀGATĀYA ARHATE SAMYAKSAMBUDDHĀYA )

Na mồ ( NAMAH ) nghĩa là quy mạng, còn gọi là khể thủ (cúi đầu), còn gọi là đảnh lễ.

A rị da (ĀRYA ) nghĩa là xà lìa ác, ở đây là thánh.

Phệ lô dã na dã ( VAIROCANĀYA )nghĩa là biến chiếu, còn gọi là Đại nhật. Như mặt trời thế gian, một bên chiếu, một bên không chiếu, chiếu ban ngày không chiếu ban đêm, chiếu một thế giới, không chiếu thế giới khác nên gọi là “nhật” (mặt trời), không gọi là “Đại nhật”. Tỳ-lô-giá-na là Đại nhật sắc thân, pháp thân, biến khắp pháp giới hư không giới, vô biên mười phương thế giới thảy đều chiếu sáng. Nếu người ở nơi đức Phật công đức này quy mạng lễ bái, tức được tận hư không giới hết thảy chư Phật, Bồ-tát hiền thánh, tám bộ đều gia trì hộ niệm.

Đát tha nghiệt đa dạ ha ra đế tam miệu tam bột đà dã ( TATHĀGATĀYA ARHATE SAMYAKSAMBUDDHĀYA ) nghĩa là Như Lai ứng cúng chánh biến tri.

Nam mô a rị dã ( NAMAH ĀRYA ) đã giải thích rồi.

Tam mạn đà bạt nại ra dã: ( SAMANTABHADRĀYA )

Tam mạn đà ( SAMANTA )nghĩa là “phổ” (khắp, hết thảy)

Bạt nại ra ( BHADRA ) nghĩa là “hiền”. Chữ dã ( YA ) là thanh. Vị Bồ-tát này nói ra ba môn bí mật, nếu không nhờ hạnh Phổ Hiền mà thành được Phật là điều vô lý. Nếu được thành Phật rồi, ba môn bí mật, hạnh Phổ Hiền nếu ngừng nghỉ thì cũng vô lý.

Mạo địa tát đát phạ dã ( BODHISATVĀYA ) nghĩa là Bồ-tát.

Ma ha tát đỏa dã ( MAHĀ SATVĀYA ) nghĩa là đại Bồ-tát.

Ma ha ca lô ni ca dã ( MAHĀ KARUNIKĀYA ) là “Đại bi giả”. Nếu quy mạng thánh Phổ Hiền Bồ-tát tức được mười phương chư Phật, Bồ-tát thảy đều gia hộ. Hết thảy chư Phật, Bồ-tát đều do tu ba mật môn, hành hạnh Phổ Hiền mà chứng quả thánh, do đó nên tôn quý.

Đát nễ dã tha ( TADYATHĀ ) nghĩa là tức thuyết (liền nói).

Từ trên đến đây là lời quy mạng Tam bảo, Tỳ-lô-giá-na Phật, Phổ Hiền Bồ-tát.

Chỉ nương na bát ra nễ bế ( JNÕĀNA PRADĪVE ) bên Hiển giải là trí chứng, bên Mật giải là trí vô sở đắc dùng làm phương tiện, vô trí vô đắc tức thành Bát-nhã ba-la-mật-đa trí chứng, hay chiếu hết thảy Phật pháp.

Ác ( A ) Chử Ác ở đây bản Phạn là chữ A, vì tùy theo câu văn mà đọc là Ác.

Khất xoa dã câu nỗ ( AKSĀYA KU’SE ) bên Hiển giải là vô tận tạng. Mật tạng giải chữ A là chủng tự, A là hết thảy pháp vốn không sanh, chữ A là mẹ của hết thảy các chữ hay sanh hết thảy các pháp. Nếu ngộ chữ A này, du-già tương ưng tức được Phật pháp vô tận tạng, ngộ hết thảy pháp vốn không sanh, như tướng hư không một tướng thanh tịnh bình đẳng tức thành Vô phân biệt trí vậy.

Bát ra để bà nga phạ để ( PRATIBHADA VATI ) Hiển giải là đầy đủ biện tài, bên Mật giải trong câu này lấy chữ Bát-ra, một chữ này là chủng tự, Bát-ra tự là Bát-nhã ba-la-mật-đa vô sở đắc vậy. Dùng vô sở đắc (không có chỗ được) làm phương tiện nơi hậu đắc trí ngộ hết thảy pháp đều do nhân duyên sanh, do chứng hết thảy pháp vốn không sanh tức được vô tận Phật pháp tạng nơi hậu đắc trí được bốn vô ngại, pháp giải thốt tự tại.

Tát phạ một đà phạ lộ chỉ đế ( SARVA BUDDHA AVALOKITE ) Hiển giải là chỗ quán xét của hết thảy Phật, trong Mật tát là chủng tự, Tát là hết thảy pháp bình đẳng, năng duyên sở duyên đều bình đẳng, năng thủ, sở thủ vô sở đắc tức chứng chân như trong giòng pháp vô biên chư Phật xem xét hộ niệm.

Du nga bà rị nễ sáp bàninh ( YOGA PARIDISPANE ) bên Hiển giải là du-già viên thành (đầy đủ thành tựu du-già). Trong Mật chữ du là chủng tự, chữ du là hết thảy thừa vô sở đắc. Nếu du-già quán trí tương ưng chứng đắc đầy đủ ở trong các thừa giáo, lý, hạnh, quả thảy đều chứng được hết thảy chân như pháp tánh.

Thú tịch ra nổ ra phạ nga hệ ( GAMBHIRA DURAVAGAHE ) Hiển giải là sâu mầu khó lường. Mật giải chữ Thú là chủng tự, chữ Thú là các pháp chân như không đến, không lại, chứng được biển chân như thật tướng Bát-nhã không thể dùng lời mà nói được, chỉ có chứng được thánh trí, ngộ Phật cảnh giới mới hiểu được thôi.

Đế rị dã trì phạ bạt rị nễ sáp bà ninh ( TRYIDHVA PARIDISPANE ) Hiển giải là ba đời thành tựu đầy đủ, Mật giải Đế rị dã là hết thảy pháp chân như bình đẳng, tự tánh thành tựu sâu Hằng hà sa số công đức trong chân như, không quá khứ, vị lai, hiện tại, vọng phân biệt, bất tương ưng hạnh, hành uẩn, hoặc não các pháp hữu vi.

Mạo địa chất đa tán nặc na nễ ( BODHICITTA SAJADADI ) Hiển giải hay sanh tâm Bồ-đề, Mật giải chữ Mạo là chủng tự, là hết thảy pháp không trói buộc, nếu biết tự thân trong có tâm Bồ-đề, tự tánh thành tựu ba đời bình đẳng, cũng như hư không xa lìa vạn tượng tức biết hết thảy tâm hữu tình và tâm chư Phật như tự tâm thanh tịnh, tức sanh lòng từ bi thương xót, khởi đủ các phương tiện khiến cho hết thảy hữu tình đến cứu cánh, lìa khổ giải thốt không mở không buộc.

Tát phạ tì lệ ca tỳ sắc khất đế ( SARVA ABHISAIKA ABHISAKVE ) Hiển giải làhết thảy đều được quán đảnh. Bên Mật chữ Tát là chủng tự, hết thảy pháp vô nhiễm vô trước do xem xét tự, tha và tâm chư Phật đồng thể chân như đồng thể đại bi, do đó không tham không đắm tức được hết thảy Như Lai nơi hư không dùng nước pháp quán đảnh, được ba nghiệp gia trì nơi vô lượng tu-đa-la tạng nói pháp không ngại.

Đạt ma bà nga ra tam bộ đế ( DHARMA SĀGARA SAMBHŪTE ) Hiển giải là biển pháp sanh ra, Mật giải chữ Đạt là chủng tự, là hết thảy pháp giới vô sở đắc do trụ tâm vô sở đắc, trong thức a-lại-da sanh ra ngã chấp, pháp chấp, dùng kiếm bén của đại thánh Văn-thù chặt gãy không còn dư sót tức phát ra pháp giới thanh tịnh, đẳng lưu các pháp tức thành giòng pháp sanh ra. Đạt tự là chủng tự của Văn-thù Bồ-tát.

A mộ già thất ra phạ ninh ( AMOGHA ‘SRAVANI ) Hiển giải là bất không, theo luận Thanh Minh gọi là vô gián. A tự là chủng tự, hết thảy pháp vốn xưa nay thanh tịnh, là niết-bàn do chứng pháp ấn giải thốt này biến khắp pháp giới, trong đại hội của các cõi Phật, ở nơi các Phật nghe các giáo pháp thảy đều nhớ rõ không quên.

Ma ha tam mãn đà bạt nại ra bộ di niết rị dã đế ( MAHĀ SAMANTA BHADRA BHŪMI NIRJITE ) Hiển giải là xuất Đại Phổ Hiền địa (sanh ra địa vị Đại Phổ Hiền). Mật giải chữ Ma là chủng tự, là hết thảy pháp vô ngã. Vô ngã có hai loại, nhơn vô ngã, pháp vô ngã. Nếu hành giả chứng được hai thứ vô ngã tức sanh ra Đại Phổ Hiền địa, chứng Tỳ-lô-giá-na trăm phước trang nghiêm viên mãn thanh tịnh pháp thân.

Vĩ dã yết ra nõa bát ra bà nễ ( VYAKARANA PARIPRĀPTI ) Hiển giải là được ký biệt, văn xưa gọi là thọ ký, bên Mật giải Vĩ-dã là chủng tự, là hết thảy pháp biến mãn bất khả đắc tức là biết hết thảy pháp tự tánh thanh tịnh tự tánh niết-bàn, năng chứng sở chứng đều đồng một tánh, không tăng không giảm, đầy cả pháp giới.

Tát phạ tất đà na ma tắc khất rị đế ( SARVA SIDDHA NAMASKRTE ) Hiển giải là hết thảy người thành tựu kính lễ. “Người thành tựu” là tên gọi khác của chữ Bồ-tát. Mật giải chữ Tát là chủng tự, là hết thảy pháp không bền chắc, niệm niệm bốn tướng luôn luôn thành hoại, trong chữ Tát có chữ A, nếu chứng được chữ A này, xưa nay không sanh không diệt luôn luôn bền chắc như tâm Kim Cang, được tự tại hay hiện ra hết thảy các thân.

Tát phạ mạo địa tát đát phạ tán nhạ na nễ ( SARVA BODHITSATVA SAJADADI ) Hiển giải là sanh ra hết thảy Bồ-tát, Mật giải chữ Tát là chủng tự, là hết thảy pháp vô đẳng. Do quán chữ này tâm và Bát-nhã bình đẳng, bình đẳng, trước một niệm sau một niệm một tướng thanh tịnh, hay sanh hết thảy các địa của Bát-nhã ba-la-mật, nên gọi là Bát-nhã Phật mẫu.

Bà nga phạ để bà đà ma đế ( BHAGAVATE BUDDHA MĀTE ) Hiển giải là Thế tôn Phật mẫu. Bà-già-phạm ( BHAGAVAM ) là nam, Bà-già-phạ-để ( BHAGAVATI ) là nữ, hai tiếng chung gọi là Thế tôn. Trong luận Thanh Minh không giải như vậy, bà-già nghĩa là “phá”, phạm nghĩa là “năng”, hay phá bốn ma nghĩa là bà-già-phạm. Có chỗ gọi là bà-a-phạm, Y Thanh luận giải: Phổ tên là phá, a-phạm là đủ trí, A tự nói rằng bất hữu còn gọi là bất vô, Phật do ngộ hết thảy pháp không sanh không diệt, không lại không đi, không một không khác, không thường không đoạn, không tăng không giảm. Phật có công đức như vậy nên gọi là Bạc-già-phạm. Có chỗ giải bạt-già-phạm là đủ phước trí hai món tư lương. Hai món tư lương là bà-nga-phạ-đế (Bhagavati_nữ) giải như trên. Mật giải “Bà ( Bha ) là chủng tự, là hết thảy pháp bất khả đắc, hữu có ba hữu tức là ba giới duy tâm, do tâm ly nhiễm, hữu tình ly nhiễm, do tâm thanh tịnh hữu tình thanh tịnh. Nếu y Hiển giáo quán hạnh Bát-nhã do các nhơn sanh ra, do đây hay sanh hết thảy chư Phật Bồ-tát nên có tên là Phật mẫu. Từ trước đến chỗ Phật mẫu đây trong du-già giáo thành hạnh thứ 16 của Phổ Hiền như trong Thanh văn thừa thấy đạo 16 hạnh.

A ra nhi ca ra nhi a ra nõa ca ra nhi ( ARADAI KARADAI ARADA KARADA) Chữ A là hết thảy các pháp vốn không sanh, do biết hết thảy pháp bất sanh tức vào hết thảy pháp xa lìa trói buộc

Do đó chữ RA là hết thảy pháp xa lìa trói buộc. Do biết hết thảy pháp xa lìa trói buộc tức vào hết thảy pháp không tịnh

Do đó chữ NHĨ ( DAI ) là hết thảy pháp không tịnh. Do biết hết thảy pháp không tịnh tức vào hết thảy pháp không tạo tác

Do đó chữ CA ( KA ) là hết thảy pháp không tạo tác. Do biết hết thảy pháp không tạo tác tức vào hết thảy pháp thanh tịnh, do biết hết thảy pháp thanh tịnh, tức vào hết thảy pháp không tịnh

Do đó chữ NHI ( DAI ) là hết thảy pháp không tịnh. Do biết hết thảy pháp không tịnh tức vào hết thảy pháp xưa nay thanh tịnh, do biết hết thảy pháp xưa nay thanh tịnh

Do đó chữ A là hết thảy pháp xưa nay thanh tịnh. Do biết hết thảy pháp xưa nay thanh tịnh tức vào hết thảy pháp vô cấu

Do đó chữ RA là hết thảy pháp vô cấu. Do biết hết thảy pháp vô cấu tức vào hết thảy pháp không tịnh

Do đó chữ NÕA ( DA ) là là hết thảy pháp không tịnh. Do biết hết thảy pháp không tịnh tức vào hết thảy pháp vô tạo tác

Do đó chữ CA ( KA ) là hết thảy pháp vô tạo tác, do biết hết thảy pháp vô tạo tác tức vào hết thảy trí không phân biệt

Do đó chữ RA là hết thảy pháp không phân biệt. Do biết hết thảy pháp không phân biệt tức vào hết thảy pháp không động

Do đó chữ NHĨ ( DA ) là hết thảy pháp không động, do biết hết thảy pháp không động tức chứng Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật.

Ma ha bát ra chỉ nương bá ra nhị đế ( MAHĀ PRAJNÕĀ PĀRAMITE ) Hiển gọi ma-ha là đại huệ đáo bỉ ngạn (trí huệ lớn đến bờ kia) chứng đắc đại Bát-nhã ba-la-mật-đa tức y vô trụ niết-bàn.

Sa phạ ha ( SVĀHĀ ) Hiển dịch là vô trụ niết-bàn tức y vô trụ niết-bàn cho đến tận đời vị lai rộng làm lợi ích an lạc vô biên hữu tình.

    Xem thêm:

  • Kinh Đà La Ni Lạc Xoa - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Tất Cả Danh Hiệu Như Lai - Kinh Tạng
  • Đà La Ni Phật Đỉnh Tôn Thắng - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Thánh Tối Thắng - Kinh Tạng
  • Kinh Chú Mâu Lê Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Chơn Ngôn Đà La Ni Phật Đỉnh Tôn Thắng - Kinh Tạng
  • Kinh Nhứt Thiết Như Lai Tâm Bí Mật Toàn Thân Xá Lợi Bảo Khiếp Ấn Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Phật Đỉnh Đại Bạch Tản Cái - Kinh Tạng
  • Pháp Yếu Niệm Tụng Đà La Ni Bạch Tản Cái Đại Phật Đỉnh Vương Tối Thắng Vô Tì Đại Oai Đức Kim Cang Vô Ngại Đại Đạo Tràng - Kinh Tạng
  • Kinh Chú Tối Thắng Phật Đỉnh Đà La Ni Tịnh Trừ Nghiệp Chướng - Kinh Tạng
  • Pháp Niệm Tụng Du Già Liên Hoa Bộ - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Cúng Dường Dược Sư Thất Phật Kinh Như Ý Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sư Lợi Pháp Bảo Tàng Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Niệm Tụng Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Cát Tường Bồ Tát Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Kim Cang Đỉnh Nhứt Thiết Như Lai Chơn Thực Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương - Kinh Tạng
  • Bồ Tát Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Luân Du Già - Kinh Tạng
  • Pháp Nghi Quỹ Dược Sư Như Lai Quán Hạnh - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Thắng Phan Anh Lạc - Kinh Tạng
  • Kinh Tiêu Trừ Nhất Thiết Tai Chướng Bảo Kế Đà La Ni - Kinh Tạng