Giác Chi Phân Tích (Bojjhangavibhaṅgo) (Abhidhammatthasangaha)
NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA.
Cung kỉnh ÐỨC THẾ TÔN – BẬC ỨNG CÚNG – ÐẤNG CHÁNH ÐẲNG GIÁC.
PHÂN THEO KINH (SUTTANTABHĀJANĪYAṂ)
[542] BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỷ giác chi, tịnh giác chi, định giác chi, xả giác chi.
[543] Ở ÐÂY, NIỆM GIÁC CHI[1] LÀ THẾ NÀO?
Nơi đây, vị tỳ khưu có chánh niệm, thành tựu tuệ niệm cao siêu, nhớ được, nhớ lại hành vi đã lâu cùng với lời nói đã lâu. Ðây gọi là niệm giác chi.
Vị ấy, khi an trú niệm như thế, dùng trí tuệ chọn lựa, cân phân, thẩm sát pháp ấy. Ðây gọi là trạch pháp giác chi.
Khi dùng trí tuệ chon lựa, cân phân, thẩm sát pháp ấy; đối với vị đó có sự chuyên cần tinh tấn không lui sụt. Ðây gọi là cần giác chi.
Ðối với vị chuyên cần tinh tấn, có hỷ không thuộc vật chất phát sanh. Ðây gọi là hỷ giác chi.
Ðối với vị có ý hỷ thì thân an tịnh, cùng tâm an tịnh. Ðây gọi là tịnh giác chi.
Ðối với vị thân an tịnh thường lạc, thì tâm định vững. Ðây gọi là định giác chi.
Vị ấy khéo dững dưng với tâm định như thế. Ðây gọi là xả giác chi.
[544] BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỷ giác chi, tịnh giác chi, định giác chi, xả giác chi.
[545] Ở ÐÂY, NIỆM GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Có ức niệm đối với các pháp nội phần, có ức niệm đối với các pháp ngoại phần.
Sự ức niệm đối với các pháp nội phần dù là chi, ấy cũng là niệm giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh. Sự ức niệm đối với các pháp ngoại phần dù là chi, ấy cũng gọi là niệm giác chi tiến hành để thắng tri giác ngộ tịch tịnh.
[546] Ở ÐÂY, TRẠCH PHÁP GIÁC CHI[2] LÀ THẾ NÀO?
Có sự cân phân đối với các pháp nội phần, có sự cân phân đối với các pháp ngoại phần.
Sự cân phân đối với các pháp nội phần dù là chi, ấy cũng gọi là trạch pháp giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh. Sự cân phân đối với các pháp ngoại phần dù là chi, ấy cũng gọi là trạch pháp giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.
[547] Ở ÐÂY, CẦN GIÁC CHI[3] LÀ THẾ NÀO?
Có sự tinh tấn thuộc về thân, có sự tinh tấn thuộc về tâm.
Sự tinh tấn thuộc về thân dù là chi, ấy cũng là cần giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.
Sự tinh tấn thuộc về tâm dù là chi, ấy cũng là cần giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.
[548] Ở ÐÂY, HỶ GIÁC CHI[4] LÀ THẾ NÀO?
Có hỷ hữu tầm hữu tứ, có hỷ vô tầm vô tứ.
Hỷ hữu tầm hữu tứ dù là chi, ấy cũng là hỷ giác chi, dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.
Hỷ vô tầm vô tứ dù là chi, ấy cũng là hỷ giác chi, dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.
[549] Ở ÐÂY, TỊNH GIÁC CHI[5] LÀ THẾ NÀO?
Có tịnh thân, có tịnh tâm.
Tịnh thân dù là chi, ấy cũng là tịnh giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.
Tịnh tâm dù là chi, ấy cũng là tịnh giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.
[550] Ở ÐÂY, ÐỊNH GIÁC CHI[6] LÀ THẾ NÀO?
Có định hữu tầm hữu tứ, có định vô tầm vô tứ.
Ðịnh hữu tầm hữu tứ dù là chi, ấy cũng là định giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.
Ðịnh vô tầm vô tứ dù là chi, ấy cũng là định giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.
[551] Ở ÐÂY, XẢ GIÁC CHI[7] LÀ THẾ NÀO?
Có xả đối với các pháp nội phần, có xả đối với các pháp ngoại phần.
Xả đối với các pháp nội phần dù là chi, ấy cũng là xả giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.
Xả đối với các pháp ngoại phần dù là chi, ấy cũng là xả giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.
[552] BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi… (trùng)… xả giác chi.
Ở ÐÂY, NIỆM GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Nơi đây, vị tỳ khưu tu tập niệm giác chi, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ đoạn diệt, hướng đến xả ly, tu tập trạch pháp giác chi… tu tập cần giác chi… tu tập hỷ giác chi… tu tập tịnh giác chi… tu tập định giác chi… tu tập xả giác chi, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ đoạn diệt, hướng đến xả ly.
DỨT PHẦN PHÂN THEO KINH
PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP (ABHIDHAMMA BHĀJANĪYAṂ)
[553] BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi… (trùng)… xả giác chi.
Ở ÐÂY, BẢY GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có bảy giác chi là niệm giác chi… (trùng)… xả giác chi.
[554] Ở ÐÂY, NIỆM GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự ức niệm, tùy niệm… (trùng)… chánh niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm giác chi.
[555] Ở ÐÂY, TRẠCH PHÁP GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự hiểu biết, hiểu rõ… (trùng)… vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là trạch pháp giác chi.
[556] Ở ÐÂY, CẦN GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là cần giác chi.
[557] Ở ÐÂY, HỶ GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự no vui, mừng vui, hân hoan, hỷ duyệt, hài lòng, vui vẻ, phấn khởi, thích thú, hoan hỷ của tâm, hỷ giác chi. Ðây gọi là hỷ giác chi.
[558] Ở ÐÂY, TỊNH GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự yên lặng, tỉnh lặng, lắng dịu, an tịnh, trạng thái an tịnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, tịnh giác chi. Ðây gọi là tịnh giác chi.
[559] Ở ÐÂY, ÐỊNH GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự đình trụ của tâm… (trùng)… chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là định giác chi.
[560] Ở ÐÂY, XẢ GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự lơ là, sự dững dưng, sự thờ ơ, sự quân bình của tâm, xả giác chi. Ðây gọi là xả giác chi.
Những pháp nầy được gọi là bảy giác chi, các pháp còn lại là tương ưng với bảy giác chi.
[561] BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi… (trùng)… xả giác chi.
Ở ÐÂY NIỆM GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là sự ức niệm, tùy niệm… (trùng)… chánh niệm niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm giác chi; các pháp còn lại là tương ưng niệm giác chi.
… (trùng)… các pháp còn lại là tương ưng trạch pháp giác chi.
… (trùng)… các pháp còn lại là tương ưng cần giác chi.
… (trùng)… các pháp còn lại là tương ưng hỷ giác chi.
… (trùng)… các pháp còn lại là tương ưng tịnh giác chi.
… (trùng)… các pháp còn lại là tương ưng định giác chi.
Ở ÐÂY XẢ GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là sự lơ là, sự dững dưng, sự thờ ơ, sự quân bình của tâm, xả giác chi. Ðây gọi là xả giác chi; các pháp ngoài ra là tương ưng xả giác chi.
[562] BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi… (trùng)… xả giác chi.
Ở ÐÂY, BẢY GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó, nên ly dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền không tánh hành nan đắc trì thành tựu quả trong khi ấy có bảy giác chi, tức là niệm giác chi… (trùng)… xả giác chi.
Ở ÐÂY, NIỆM GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự ức niệm, tùy niệm… (trùng)… chánh niệm niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm giác chi… (trùng)…
Ở ÐÂY, XẢ GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự lơ là, sự dững dưng, sự thờ ơ, sự quân bình của tâm, xả giác chi. Ðây gọi là xả giác chi.
Những pháp nầy gọi là bảy giác chi, các pháp còn lại là tương ưng bảy giác chi.
[563] BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi… (trùng)… xả giác chi.
Ở ÐÂY NIỆM GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó, nên bậc ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền Không tánh hành nan đắc trì; thành tựu quả; trong khi ấy có chi là sự ức niệm, tùy niệm… (trùng)… chánh niệm niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm giác chi; các pháp còn lại là tương ưng niệm giác chi.
… (trùng)… các pháp còn lại là tương ưng trạch pháp giác chi.
… (trùng)… các pháp còn lại là tương ưng cần giác chi.
… (trùng)… các pháp còn lại là tương ưng hỷ giác chi.
… (trùng)… các pháp còn lại là tương ưng tịnh giác chi.
… (trùng)… các pháp còn lại là tương ưng định giác chi.
Ở ÐÂY, XẢ GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó, nên bậc ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền Không tánh hành nan đắc trì; thành tựu quả; trong khi ấy có chi là sự lơ là, sự dững dưng, sự thờ ơ, sự quân bình của tâm, xả giác chi. Ðây gọi là xả giác chi; các pháp còn lại là tương ưng xả giác chi.
DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP
PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakaṃ)
[564] BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỷ giác chi, tịnh giác chi, định giác chi, xả giác chi. Trong bảy giác chi bao nhiêu là THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ?… (trùng)… CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?
[565] (BẢY GIÁC CHI) có thể là thiện, có thể là vô ký.
Hỷ giác chi là tương ưng thọ lạc, sáu giác chi có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc.
(Bảy giác chi) có thể là dị thục, có thể là pháp dị thục nhân.
(Bảy giác chi) là phi do thủ phi cảnh thủ.
(Bảy giác chi) là phi phiền toái phi cảnh phiền não.
(Bảy giác chi) có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.
Hỷ giác chi là phi câu hành hỷ, mà câu hành lạc, cũng phi câu hành xả; sáu giác chi có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành xả.
(Bảy giác chi) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.
(Bảy giác chi) là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.
(Bảy giác chi) có thề là nhân đến tịch diệt; có thể là phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt.
(Bảy giác chi) có thể là hữu học, có thể là vô học.
(Bảy giác chi) là pháp vô lượng
(Bảy giác chi) là biết cảnh vô lượng.
(Bảy giác chi) là pháp tinh lương.
(Bảy giác chi) có thể là pháp cố định phần chánh, có thể là phi cố định.
(Bảy giác chi) không phải có đạo thành cảnh, mà có thể là có đạo thành nhân, có thể là có đạo thành trưởng; có thể không nên nói là có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.
(Bảy giác chi) có thể sinh tồn, có thể vị sanh tồn, có thể là chuẩn sanh.
(Bảy giác chi) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.
(Bảy giác chi) không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.
(Bảy giác chi) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.
(Bảy giác chi) là biết cảnh ngoại phần.
(Bảy giác chi) là vô kiến vô đối chiếu.
[566] TRẠCH PHÁP GIÁC CHI là nhân, sáu giác chi là phi nhân.
(Bảy giác chi) là hữu nhân. Là tương ưng nhân.
Trạch pháp giác chi là nhân hữu nhân; sáu giác chi không nên nói là nhân hữu nhân, mà là hữu nhân phi nhân.
Trạch pháp giác chi là nhân tương ưng nhân; sáu giác chi không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà là tương ưng nhân phi nhân.
Sáu giác chi là phi nhân hữu nhân, trach pháp giác chi không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân.
[567] (BẢY GIÁC CHI) là hữu duyên. Là hữu vi. Là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc. Là Siêu thế. Là đáng vài tâm biết, cũng không đáng vài tâm biết.
(Bảy giác chi) là phi lậu. Là phi cảnh lậu. Là bất tương ưng lậu. Không nên nói là lậu cảnh lậu hay cảnh lậu phi lậu. Không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu. Là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
(Bảy giác chi) là phi triền… (trùng)…
(Bảy giác chi) là phi phược… (trùng)…
(Bảy giác chi) là phi bộc… (trùng)…
(Bảy giác chi) là phi phối… (trùng)…
(Bảy giác chi) là phi cái… (trùng)…
(Bảy giác chi) là phi khinh thị… (trùng)…
(Bảy giác chi) là hữu tri cảnh. Là phi tâm. Là sở hữu tâm. Là tương ưng tâm. Là hòa với tâm. Là có tâm làm sở sanh. Là đồng hiện hữu với tâm. Là tùy chuyển với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh. Là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Là ngoại phần. Là phi y sinh. Là phi do thủ.
(Bảy giác chi) là phi thủ… (trùng)…
(Bảy giác chi) là phi phiền não… (trùng)…
[568] (BẢY GIÁC CHI) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ, không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm. Có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ. Hỷ giác chi là vô hỷ, sáu giác chi có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ. Hỷ giác chi là phi câu hành hỷ, sáu giác chi có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ. Hỷ giác chi là câu hành lạc, sáu giác chi có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc. Hỷ giác chi là phi câu hành xả, sáu giác chi có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả.
(Bảy giác chi) là phi dục giới. Là phi sắc giới. Là phi vô sắc giới. Là vô hệ thuộc. Có thề là pháp dẫn xuất, có thể là phi dẫn xuất. Có thể là pháp cố định; có thể là phi cố định. Là vô thượng. Là vô tranh.
DỨT PHẦN VẤN ÐÁP
TRỌN VẸN GIÁC CHI PHÂN TÍCH