1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Ðạt Thông Phân Tích (Paṭisambhidāvibhaṅgo) (Abhidhammatthasangaha)

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA

Cung kỉnh ÐỨC THẾ TÔN – BẬC ỨNG CÚNG – ÐẤNG CHÁNH ÐẲNG GIÁC

PHÂN TÍCH THEO KINH

[777] BỐN ÐẠT THÔNG LÀ: Nghĩa đạt thông, Pháp đạt thông, Ngữ đạt thông, Biện đạt thông. Sự hiểu rõ nghĩa lý là nghĩa đạt thông, sự hiểu rõ Pháp là pháp đạt thông, sự hiểu rõ trong pháp ngữ là ngữ đạt thông, sự hiểu rõ trong các loại trí là biện đạt thông.

PHẦN MỘT THUỘC VỀ ÐẾ.

[778] BỐN ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, PHÁP ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

Sự hiểu rõ trong khổ là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu trong khổ tập là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong khổ diệt là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu trong khổ diệt đạo hành là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại là ngữ đạt thông.

Sự hiểu trong các loại trí là biện đạt thông.

PHẦN HAI THUỘC VỀ NHÂN.

[779] BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

Sự hiểu trong nhân là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của nhân là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại là ngữ đạt thông.

Sự hiểu trong các loại trí là biện đạt thông.

PHẦN BA THUỘC VỀ PHÁP

[780] BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

Những pháp nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang phát khởi, đang hiện khởi. Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Nhờ những pháp nào mà các pháp kia được sanh, được có, được thành, được xuất hiện, được phát khởi, được hiện khởi, thì sự hiểu trong những pháp ấy là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại là ngữ đạt thông.

Sự hiểu trong các loại trí là biện đạt thông.

PHẦN BỐN THUỘC VỀ DUYÊN KHỞI

[781] BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

Sự hiểu rõ trong Lão tử là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu trong tập khởi của Lão tử là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong đoạn diệt Lão tử là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu trong lộ hành đoạn diệt Lão tử là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại là ngữ đạt thông.

Sự hiểu trong các loại trí là biện đạt thông.

[782] BỐN ÐẠT THÔNG LÀ: nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

Sự hiểu trong sanh… (trùng)… sự hiểu trong hữu… (trùng)… sự hiểu trong Thủ… (trùng)… sự hiểu trong Ái… (trùng)… sự hiểu trong Thọ… (trùng)… sự hiểu trong Xúc… (trùng)… sự hiểu trong Lục nhập… (trùng)… sự hiểu trong Danh sắc… (trùng)… sự hiểu trong Thức… (trùng)… sự hiểu trong hành là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu trong tập khởi của Hành là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong đoạn diệt các hành là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu trong lộ hành đoạn diệt các Hành là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại là ngữ đạt thông.

Sự hiểu trong các loại trí là biện đạt thông.

PHẦN NĂM THUỘC VỀ PHÁP HỌC

[783] BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ PHÁP ÐẠT THÔNG?

Nơi đây, vị tỳ khưu biết rành pháp như Khế kinh, ứng tụng, ký thuyết, kệ ngôn, cảm hứng ngữ, như thị thuyết, bổn sanh kinh, vị tằng hữu, phương quảng kinh. Ðây gọi là Pháp đạt thông.

Vị ấy hiểu rõ ý nghĩa của ngạn ngữ ấy: “đây là ý nghĩa của ngạn ngữ này; đây là ý nghĩa của ngạn ngữ này”. Ðấy gọi là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu rõ trong pháp ngữ đối thoại là ngữ đạt thông.

Sự hiểu rõ trong các loại trí là biện đạt thông.

DỨT PHẦN PHÂN THEO KINH

PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyam)

PHẦN THUỘC TÂM THIỆN DỤC GIỚI

[784] BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi câu hành hỷ tương ưng trí, bắt cảnh sắc… (trùng)… cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện.

Sự hiểu trong các pháp này là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của các pháp ấy là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu chế định các pháp bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào, thì sự hiểu trong các loại trí như rằng “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… câu hành xả tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả tương ưng trí hữu trợ… (trùng)…. câu hành xả bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, bất cảnh sắc… (trùng)… cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện.

Sự hiểu trong các pháp này là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của các pháp ấy là nghĩa đạt thông.

Chế định trong các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào, thì sự hiểu trong các loại trí kia như rằng “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC TÂM THIỆN SẮC GIỚI

BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào vị tu tập con đường để đạt đến Sắc giới chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục đề mục đất; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện.

Sự hiểu trong các pháp này là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của các pháp ấy là nghĩa đạt thông.

Sự chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào, thì sự hiểu trong các loại trí như rằng “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC TÂM THIỆN VÔ SẮC GIỚI

BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào vị tu tập con đường để đạt đến Vô sắc giới, vượt qua mọi vô sở hữu xứ, chứng và trú Tứ thiền… (trùng)… do đoạn trừ lạc, câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện.

Sự hiểu trong các pháp này là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của các pháp ấy là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC TÂM THIỆN SIÊU THẾ

BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện.

Sự hiểu trong các pháp này là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của các pháp ấy là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu biết trong các loại trí kia như rằng “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

PHẦN TÂM BẤT THIỆN

[785] BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP BẤT THIỆN?

Khi nào tâm bất thiện sanh khởi câu hành hỷ tương ưng kiến, bắt cảnh sắc… (trùng)… cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp bất thiện.

Sự hiểu trong các pháp này là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của các pháp ấy là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP BẤT THIỆN?

Khi nào tâm bất thiện sanh khởi câu hành hỷ tương ưng kiến hữu trợ… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng kiến… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng kiến hữu trợ… (trùng)… câu hành xả tương ưng kiến… (trùng)… câu hành xả tương ưng kiến hữu trợ… (trùng)…. câu hành xả bất tương ưng kiến… (trùng)… câu hành xả bất tương ưng kiến hữu trợ… (trùng)… câu hành ưu tương ưng phẫn nhuế… (trùng)… câu hành ưu tương ưng phẫn nhuế hữu trợ… (trùng)… câu hành xả tương ưng hoài nghi… (trùng)… câu hành xả tương ưng điệu cử, bất cảnh sắc… (trùng)… cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp bất thiện.

Sự hiểu trong các pháp này là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của pháp ấy là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào, thì sự hiểu trong loại trí như rằng “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC TÂM VÔ KÝ QUẢ THIỆN VÔ NHÂN

[786] BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào nhãn thức dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác, tích lũy thiện nghiệp Dục giới, câu hành xả bắt cảnh sắc; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng: “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

Ba đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào nhĩ thức dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác tích lũy thiện nghiệp dục giới, câu hành xả bắt cảnh thinh… (trùng)… tỹ thức sanh khởi câu hành xả bắt cảnh khí… (trùng)… thiệt thức câu hành xả bắt cảnh vị… (trùng)… thân thức sanh khởi câu hành lạc bắt cảnh xúc; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có lạc, có nhất hành tâm, có ý quyền, có lạc quyền, có mạng quyền hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng: “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

Ba đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý giới dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác tích lũy thiện nghiệp dục giới, câu hành xả bắt cảnh sắc… (trùng)… hoặc cảnh xúc, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí kia như rằng “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

Ba đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới dị thục quả sanh khởi, do sự tạo tác tích lũy thiện nghiệp dục giới, câu hành hỷ, bắt cảnh sắc… (trùng)… cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng: “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

BA ÐẠT THÔNG là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới dị thục quả sanh khởi, do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện dục giới, câu hành xả, bắt cảnh sắc… (trùng)… cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào, thì sự hiểu trong các loại trí như rằng: “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC VÔ KÝ TÂM ÐẠI QUẢ

BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới dị thục sanh khởi, do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện Dục giới, câu hành hỷ tương ưng trí… (trùng)… câu hành hỷ tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… câu hành xả tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả tương ưng trí hữu trợ… (trùng)…. câu hành xả bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, bất cảnh sắc… (trùng)… cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí kia như rằng: “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC VÔ KÝ TÂM QUẢ SẮC GIỚI

BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục, ly các bất thiện pháp, đề mục đất; trong khi ấy có xúc, có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện sắc giới đó, bậc chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… ly các dục, ly các bất thiện pháp, đề mục đất, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu biết trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào, thì sự hiểu trong các loại trí như rằng: “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC VÔ KÝ TÂM QUẢ VÔ SẮC GIỚI

BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào tu tập con đường để đạt đến Vô sắc giới, vượt qua mọi vô sở hữu xứ, chứng và trú Tứ thiền… (trùng)… do đoạn trừ lạc, câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy thiện vô sắc giới đó, bậc vượt qua mọi vô sở hữu xứ, chứng và trú Tứ thiền… (trùng)… do đoạn trừ lạc, câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng: “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC VÔ KÝ TÂM QUẢ SIÊU THẾ

BA ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào tu tập Thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục, ly bất thiện pháp, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó, vị chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… do ly các dục, ly bất thiện pháp, không tánh hành nan đắc trì; thành tựu quả; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng: “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC VÔ KÝ TÂM QUẢ BẤT THIỆN

BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào nhãn thức dị thục quả sanh khởi, do sự tạo tác tích lũy nghiệp bắt thiện, câu hành xả bắt cảnh sắc… (trùng)… nhĩ thức sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh thinh… (trùng)… tỷ thức sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh khí… (trùng)… thiệt thức sang khởi câu hành xả, bắt cảnh vị… (trùng)… thân thức sanh khởi câu hành khổ, bắt cảnh xúc; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có khổ, có nhất hành tâm, có ý quyền, có khổ quyền, có mạng quyền, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí kia như rằng “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý giới dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác tích lũy nghiệp bất thiện, câu hành xả, bắt cảnh sắc… (trùng)… cảnh xúc… (trùng)… cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí như rằng “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC VÔ KÝ TỐ VÔ NHÂN.

[787] BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới sanh khởi, thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, câu hành xả bắt cảnh sắc… (trùng)… hoặc cảnh xúc, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, hoặc là có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

Ba đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới sanh khởi thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, câu hành hỷ, bắt cảnh sắc… (trùng)… hoặc cảnh pháp… (trùng)… ý thức giới sanh khởi thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, câu hành xả, bắt cảnh sắc… (trùng)… cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có cần quyền, có định quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC VÔ KÝ TỐ HỮU NHÂN.

BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới sanh khởi thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, câu hành hỷ tương ưng trí… (trùng)… câu hành hỷ tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… câu hành xả tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả tương ưng trí hữu trợ… (trùng)…. câu hành xả bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… tu tập thiền Sắc giới… (trùng)… tu tập thiền Vô sắc giới thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, hiện tại lạc trú, vượt qua mọi vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc… (trùng)… chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng “đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này”, thành biện đạt thông.

[788] BỐN ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, PHÁP ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

Ba đạt thông sanh trong bốn thứ tâm hiện khởi tương ưng trí phía thiện dục giới, trong bốn thứ tâm hiện khởi tương ưng trí phía tố, nghĩa đạt thông cũng sanh trong các tâm đó, và bốn đạo, bốn quả.

DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP

PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakam).

[789] BỐN ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, PHÁP ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

Trong bốn đạt thông, CÓ BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ?… (trùng)… CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

[790] (BỐN ÐẠT THÔNG) có thể là thiện, có thể là vô ký.

(Bốn đạt thông) có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Ba đạt thông có thể là pháp dị thục nhân, có thể là pháp phi di thục quả phi dị thục nhân; nghĩa đạt thông có thể là dị thục quả, có thể là dị thục nhân, có thể là phi dị thục quả phi dị thục nhân.

Ba đạt thông là phi thành do thủ cảnh thủ; nghĩa đạt thông có thể là phi thành do thủ cảnh thủ, có thể là phi thành do thủ phi cảnh thủ.

Ba đạt thông là phi phiền toái cảnh phiền não; nghĩa đạt thông có thể là phi phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái phi cảnh phiền não.

Ba đạt thông là hữu tầm hữu tứ; nghĩa đạt thông có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

(Bốn đạt thông) có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả.

(Bốn đạt thông) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

Ba đạt thông có thể là nhân tích tập, có thể là phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt; nghĩa đạt thông có thể là nhân tích tập, có thể là nhân tịch diệt, có thể là phi nhân tích tập, phi nhân tịch diệt.

Ba đạt thông là phi hữu học phi vô học; nghĩa đạt thông có thể là hữu học, có thể là vô học, có thể là phi hữu học phi vô học.

Ba đạt thông là hy thiểu; nghĩa đạt thông có thể là hy thiểu, có thể là vô lượng

Ngữ đạt thông là biết cảnh hy thiểu; ba đạt thông có thể biết cảnh hy thiểu, có thể là biết cảnh đáo đại, có thể là biết cảnh vô lượng.

Ba đạt thông là trung bình; nghĩa đạt thông có thể là trung bình, có thể là tinh lương.

Ba đạt thông là phi cố định; nghĩa đạt thông có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định.

Ngữ đạt thông không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng; nghĩa đạt thông không phải có đạo thành cảnh, mà có thể là có đạo thành nhân, có thể có đạo thành trưởng, cũng có thể không nên nói là có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng; hai đạt thông có thể có đạo thành cảnh, nhưng không phải có đạo thành nhân cũng có thể có đạo thành trưởng; lại có thể không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành trưởng.

Ba đạt thông có thể là sinh tồn, có thể là vị sinh tồn, mà không nên nói là chuẩn sanh; nghĩa đạt thông có thể là sinh tồn, có thể là vị sinh tồn, có thể là chuẩn sanh.

(Bốn đạt thông) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

Ngữ đạt thông là biết cảnh hiện tại; hai đạt thông có thể là biết cảnh quá khứ, có thể là biết cảnh vị lai, có thể là biết cảnh hiện tại; nghĩa đạt thông có thể là biết cảnh quá khứ, có thể là biết cảnh vị lai, có thể là biết cảnh hiện tại, có thể không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.

(Bốn đạt thông) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

Ngữ đạt thông là biết cảnh ngoại phần; ba đạt thông có thể là biết cảnh nội phần, có thể là biết cảnh ngoại phần, có thể là biết cảnh nội ngoại phần.

Bốn đạt thông là vô kiến vô đối chiếu.

[791] (BỐN ÐẠT THÔNG) là nhân. Là hữu nhân. Là tương ưng nhân. Là nhân hữu nhân. Là nhân tương ưng nhân. (Bốn đạt thông) không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân.

(Bốn đạt thông) là hữu duyên. Là hữu vi. Là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc. Ba đạt thông là hiệp thế; nghĩa đạt thông là hiệp thế, có thể là Siêu thế.

(Bốn đạt thông) là đáng vài tâm biết, cũng không đáng vài tâm biết.

[792] (BỐN ÐẠT THÔNG) là phi lậu. Ba đạt thông là cảnh lậu; nghĩa đạt thông có thể là cảnh lậu, có thể là phi cảnh lậu.

(Bốn đạt thông) là bất tương ưng lậu. Ba đạt thông không nên nói là lậu cảnh lậu, mà là cảnh lậu phi lậu; nghĩa đạt thông không nên nói là lậu cảnh lậu, mà có thể cảnh lậu phi lậu, cũng có thể không nên nói là cảnh lậu phi lậu.

(Bốn đạt thông) không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu. Ba đạt thông là bất tương ưng lậu cảnh lậu; nghĩa đạt thông có thể là bất tương lậu cảnh lậu, có thể là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

[793] (Bốn ÐẠT THÔNG) là phi triền… (trùng)…

(Bốn đạt thông) là phi phược… (trùng)…

(Bốn đạt thông) là phi bộc… (trùng)…

(Bốn đạt thông) là phi phối… (trùng)…

(Bốn đạt thông) là phi cái… (trùng)…

(Bốn đạt thông) là phi khinh thị… (trùng)…

(Bốn đạt thông) là hữu tri cảnh. Là phi tâm. Là sở hữu tâm. Là tương ưng tâm. Là hòa với tâm. Là có tâm sở sanh. Là đồng hiện hữu với tâm. Là tùy chuyển với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh. Là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Là ngoại phần. Là phi y sinh. Là bất do thủ.

(Bốn đạt thông) là phi thủ… (trùng)…

(Bốn đạt thông) là phi phiền não… (trùng)…

[794] (BỐN ÐẠT THÔNG) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Ba đạt thông là hữu tầm; nghĩa đạt thông có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm. Ba đạt thông là hữu tứ; nghĩa đạt thông có thể là vô tứ. (Bốn đạt thông) có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ.

(Bốn đạt thông) có thể là câu hành hỷ, có thể phi câu hành hỷ. (Bốn đạt thông) có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc. (Bốn đạt thông) có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả. Ba đạt thông là dục giới; nghĩa đạt thông có thể là dục giới, có thể là phi dục giới. (Bốn đạt thông) là phi sắc giới. (Bốn đạt thông) là phi vô sắc giới. Ba đạt thông là hệ thuộc; nghĩa đạt thông có thể là hệ thuộc, có thể là phi hệ thuộc. Ba đạt thông là phi dẫn xuất; nghĩa đạt thông có thể là dẫn xuất, có thể là phi dẫn xuất. Ba đạt thông là phi cố định; nghĩa đạt thông có thể là cố định, có thể là phi cố định. Ba đạt thông là hữu thượng; nghĩa đạt thông có thể là hữu thượng, có thể là vô thượng. (Bốn đạt thông) là vô tranh.

DỨT PHẦN VẤN ÐÁP

TRỌN VẸN ÐẠT THÔNG PHÂN TÍCH

    Xem thêm:

  • Vi Diệu Pháp – Bộ Song Đối tập 1 - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận - Luận Tạng
  • Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Ngữ Tông - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Chất Ngữ - Luận Tạng
  • Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Ngũ Uẩn - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận - Luận Tạng
  • Luận Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn - Luận Tạng
  • Sớ Giải Kinh A Di Đà - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Nhơn Chế Định - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 2 - Luận Tạng
  • Thiền Lâm Bảo Huấn - Luận Tạng
  • Luận Giảng Rộng Ý Nghĩa Năm Uẩn Theo Giáo Pháp Đại Thừa - Luận Tạng
  • Tịnh Độ Luận - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 4 - Luận Tạng
  • Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận - Luận Tạng
  • Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận - Luận Tạng
  • Ngộ Tánh Luận - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 1 - Luận Tạng