1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Pháp Tâm Phân Tích (Dhammahadayavibhanga) (Abhidhammatthasangaha)

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA

Cung kỉnh ÐỨC THẾ TÔN – BẬC ỨNG CÚNG – ÐẤNG CHÁNH ÐẲNG GIÁC

PHẦN HÀM TẬN YẾU HIỆP (Sabbasangāhikavāra)

[1073] CÓ BAO NHIÊU UẨN? Có bao nhiêu xứ? Có bao nhiêu giới? Có bao nhiêu Ðế? Có bao nhiêu quyền? Có bao nhiêu nhân? Có bao nhiêu thực? Có bao nhiêu xúc? Có bao nhiêu thọ? Có bao nhiêu tưởng? Có bao nhiêu tư? Có bao nhiêu tâm?

[1074] CÓ NĂM UẨN. Có mười hai xứ. Có mười tám giới. Có bốn đế. Có hai mươi hai quyền. Có chín nhân. Có bốn thực. Có bảy xúc. Có bảy thọ. Có bảy tưởng. Có bảy tư. Có bảy tâm.

[1075] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NĂM UẨN (khandha)?

Tức là sắc uẩn, thọ uần, tưởng uần, hành uẩn, thức uẩn. Ðây gọi là năm uẩn.

[1076] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ MƯỜI HAI XỨ (Āyatana)?

Tức là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ. Ðây gọi là mười hai xứ.

[1077] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ MƯỜI TÁM GIỚI (Dhātu)?

Tức là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới. Ðây gọi là mười tám giới.

[1078] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BỐN ÐẾ (Sacca)?

Tức là khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế. Ðây gọi là bốn đế.

[1079] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HAI MƯƠI HAI CHI QUYỀN (Indriya)?

Tức là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, lạc quyền, khổ quyền, hỷ quyền, ưu quyền, xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri vị tri quyền, tri dỉ tri quyền, tri cụ tri quyền. Ðây gọi là hai mươi hai quyền.

[1080] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CHÍN NHÂN (Hetu)?

Có ba nhân thiện, có ba nhân bất thiện, có ba nhân vô ký.

TRONG ẤY, BA NHÂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Tức là vô tham thiện nhân, vô sân thiện nhân, vô si thiện nhân. Ðây là ba nhân thiện.

TRONG ẤY, BA NHÂN BẤT THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Tức là tham bất thiện nhân, sân bất thiện nhân, si bất thiện nhân. Ðây là ba bất thiện nhân.

TRONG ẤY, BA NHÂN VÔ KÝ LÀ THẾ NÀO?

Tức là vô tham, vô sân, vô si thuộc dị thục quả của các thiện pháp hoặc trong pháp vô ký tố. Ðây là ba nhân vô ký. Những nhân nầy gọi là chín nhân.

[1081] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BỐN THỰC (Āhāra)?

Tức là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực, thức thực. Ðây gọi là bốn thực.

[1082] Ở ÐÂY, THẾ NÀO GỌI LÀ BẢY XÚC (Phassa)?

Tức là nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý giới xúc, ý thức giới xúc. Ðây gọi là bảy xúc.

[1083] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BẢY THỌ (Vedanā)?

Tức là thọ sanh từ nhãn xúc, thọ sanh từ nhĩ xúc, thọ sanh từ tỷ xúc, thọ sanh từ thiệt xúc, thọ sanh từ thân xúc, thọ sanh từ ý giới xúc, thọ sanh từ ý thức giới xúc. Ðây gọi là bảy thọ.

[1084] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BẢY TƯỞNG (Saññā)?

Tức là tưởng sanh từ nhãn xúc, tưởng sanh từ nhĩ xúc, tưởng sanh từ tỷ xúc, tưởng sanh từ thiệt xúc, tưởng sanh từ thân xúc, tưởng sanh từ ý giới xúc, tưởng sanh từ ý thức giới xúc. Ðây gọi là bảy tưởng.

[1085] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BẢY TƯ (Cetanā)?

Tức là tư sanh từ nhãn xúc, tư sanh từ nhĩ xúc, tư sanh từ tỷ xúc, tư sanh từ thiệt xúc, tư sanh từ thân xúc, tư sanh từ ý giới xúc, tư sanh từ ý thức giới xúc. Ðây gọi là bảy tư.

[1086] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BẢY TÂM (Citta)?

Tức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý giới và ý thức giới. Ðây gọi là bảy tâm.

PHẦN SANH BẤT SANH (Uppattānuppattivāra)

[1087] TRONG DỤC GIỚI (KĀMADHĀTU) CÓ BAO NHIÊU UẨN?… (trùng)… CÓ BAO NHIÊU TÂM?

Trong Dục giới có năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, ba đế, hai mươi hai quyền, chín nhân, bốn thực, bảy xúc, bảy thọ, bảy tưởng, bảy tư, bảy tâm.

Ở ÐÂY, NĂM UẨN TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là sắc uẩn… (trùng)… thức uẩn. Ðây gọi là năm uẩn trong Dục giới.

Ở ÐÂY, MƯỜI HAI XỨ TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn xứ, sắc xứ… (trùng)… ý xứ, pháp xứ. Ðây gọi là mười hai xứ trong dục giới.

Ở ÐÂY, MƯỜI TÁM GIỚI TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới… (trùng)… ý giới, pháp giới, ý thức giới. Ðây gọi là mười tám giới trong dục giới.

Ở ÐÂY, BA ÐẾ TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là khổ đế, tập đế, đạo đế. Ðây gọi là ba đế trong dục giới.

Ở ÐÂY, HAI MƯƠI HAI QUYỀN TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn quyền… (trùng)… cụ tri quyền. Ðây gọi là hai mươi hai quyền trong Dục giới.

Ở ÐÂY, CHÍN NHÂN TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ba thiện nhân, ba bất thiện nhân, ba vô ký nhân. Ðây gọi là chín nhân trong Dục giới.

Ở ÐÂY, BỐN THỰC TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực. Ðây là bốn thực trong dục giới.

Ở ÐÂY, BẢY XÚC TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn xúc… (trùng)… ý thức giới xúc. Ðây gọi là bảy xúc trong dục giới.

Ở ÐÂY, BẢY THỌ… BẢY TƯỞNG… BẢY TƯ… BẢY TÂM TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn thức… (trùng)… ý giới, ý thức giới. Ðây gọi là bảy tâm trong dục giới.

[1088] TRONG SẮC GIỚI CÓ BAO NHIÊU UẨN… (trùng)… CÓ BAO NHIÊU TÂM?

Trong sắc giới có năm uẩn, sáu xứ, chín giới, ba đế, mười bốn quyền, tám nhân, ba thực, bốn xúc, bốn thọ, bốn tưởng, bốn tư, bốn tâm.

Ở ÐÂY, NĂM UẨN TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là sắc uẩn… (trùng)… thức uẩn. Ðây gọi là năm uẩn trong sắc giới.

Ở ÐÂY, SÁU XỨ TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, ý xứ, pháp xứ. Ðây gọi là sáu xứ trong sắc giới.

Ở ÐÂY, CHÍN GIỚI TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới. Ðây gọi là chín giới trong sắc giới.

Ở ÐÂY, BA ÐẾ TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là khổ đế, tập đế, đạo đế. Ðây gọi là ba đế trong sắc giới.

Ở ÐÂY, MƯỜI BỐN QUYỀN TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn quyền, nhĩ quyền, ý quyền, mạng quyền, hỷ quyền, xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri vị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền. Ðây gọi là mười bốn quyền trong sắc giới.

Ở ÐÂY, TÁM NHÂN TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ba nhân thiện, hai nhân bất thiện, ba nhân vô ký?

BA NHÂN THIỆN ẤY LÀ GÌ? Tức là vô tham thiện nhân, vô sân thiện nhân, vô si thiện nhân. Ðây là ba thiện nhân.

HAI BẤT THIỆN NHÂN ẤY LÀ GÌ? Tức là tham bất thiện nhân, si bất thiện nhân. Ðây là hai nhân bất thiện.

BA NHÂN VÔ KÝ ẤY LÀ GÌ? Là vô tham, vô sân, vô si thuộc quả của thiện pháp hay trong pháp vô ký tố đây là ba nhân vô ký. Những nhân nầy gọi là tám nhân trong sắc giới.

Ở ÐÂY, BA THỰC TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là xúc thực, tư niệm thực, thức thực. Ðây gọi là ba thực trong sắc giới.

Ở ÐÂY, BỐN XÚC TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn xúc, nhĩ xúc, ý giới xúc, ý thức giới xúc. Ðây gọi là bốn xúc trong sắc giới.

Ở ÐÂY, BỐN THỌ… BỐN TƯỞNG… BỐN TƯ… BỐN TÂM TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn thứ, nhĩ thức, ý giới, ý thức giới. Ðây là bôn tâm trong sắc giới.

[1089] TRONG VÔ SẮC GIỚI CÓ BAO NHIÊU UẨN… (trùng)… CÓ BAO NHIÊU TÂM?

Trong vô sắc giới có bốn uẩn, hai xứ, hai giới, ba đế, mười một quyền, tám nhân, ba thực, một xúc, một thọ, một tưởng, một tư, một tâm.

Ở ÐÂY, BỐN UẨN TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây gọi là bốn uẩn trong Vô sắc giới.

Ở ÐÂY, HAI XỨ TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý xứ và pháp xứ. Ðây gọi là hai xứ trong Vô sắc giới.

Ở ÐÂY, HAI GIỚI TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý thức giới và pháp giới. Ðây gọi là hai giới trong Vô sắc giới.

Ở ÐÂY, BA ÐẾ TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là khổ đế, tập đế, đạo đế. Ðây gọi là ba đế trong Vô sắc giới.

Ở ÐÂY, MƯỜI MỘT QUYỀN TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý quyền, mạng quyền, xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri vị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền. Ðây là mười một quyền trong vô sắc giới.

Ở ÐÂY, TÁM NHÂN TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ba nhân thiện, hai nhân bất thiện, ba nhân vô ký. Ðây gọi là tám nhân trong vô sắc giới.

Ở ÐÂY, BA THỰC TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là xúc thực, tư niệm thực, và thức thực. Ðây gọi là ba thực trong Vô sắc giới.

Ở ÐÂY, MỘT XÚC TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý thức giới xúc. Ðây gọi là một xúc trong Vô sắc giới.

Ở ÐÂY, MỘT THỌ… MỘT TƯỞNG… MỘT TƯ… MỘT TÂM TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý thức giới. Ðây gọi là một tâm trong Vô sắc giới.

[1090] TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC[1] CÓ BAO NHIÊU UẨN… (trùng)… CÓ BAO NHIÊU TÂM?

Trong pháp phi hệ thuộc có bốn uẩn, hai xứ, hai giới, hai đế, mười hai quyền, sáu nhân, ba thực, một xúc, một thọ, một tưởng, một tư, một tâm.

Ở ÐÂY, BỐN UẨN TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây gọi là bốn uẩn trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, HAI XỨ TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý xứ và pháp xứ. Ðây gọi là hai xứ trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, HAI GIỚI TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý thức giới và pháp giới. Ðây gọi là hai giới trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, HAI ÐẾ TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là đạo đế và Diệt đế. Ðây gọi là hai đế trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, MƯỜI HAI QUYỀN TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý quyền, mạng quyền, hỷ quyền, xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri vị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền. Ðây gọi là mười hai quyền trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, SÁU NHÂN TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là ba thiện nhân và ba vô ký nhân.

BA THIỆN NHÂN ẤY RA SAO?

Tức là vô tham thiện nhân, vô sân thiện nhân, vô si thiện nhân. Ðây là ba thiện nhân.

BA VÔ KÝ NHÂN ẤY RA SAO?

Tức là vô tham, vô sân, vô si thuộc quả của thiện. Ðây là ba nhân vô ký. Những nhân nầy gọi là sáu nhân trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, BA THỰC TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là xúc thực, tư niệm thực và thức thực. Ðây gọi là ba thực trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, MỘT XÚC TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý thức giới xúc. Ðây gọi là một xúc trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, MỘT THỌ… MỘT TƯỞNG… MỘT TƯ… MỘT TÂM TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý thức giới. Ðây gọi là một tâm trong pháp phi hệ thuộc.

PHẦN QUAN HỆ BẤT QUAN HỆ (Pariyāpannāpariyāpannavāra)

[1091] TRONG NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN QUAN HỆ DỤC GIỚI? Có bao nhiêu uẩn không quan hệ dục giới?… (trùng)… trong bảy tâm có bao nhiêu tâm quan hệ dục giới? Có bao nhiêu tâm không quan hệ dục giới?

Sắc uẩn quan hệ dục giới; bốn uẩn (danh) có thể quan hệ dục giới, có thể không quan hệ dục giới.

Mười xứ quan hệ dục giới; hai xứ có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

Mười sáu giới quan hệ dục giới; hai giới có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

Tập đế quan hệ dục giới; hai đế không quan hệ dục giới; khổ đế có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

Mười quyền quan hệ dục giới; ba quyền không quan hệ dục giới; chín quyền có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

Ba nhân bất thiện quan hệ dục giới; sáu nhân có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

Ðoàn thực quan hệ dục giới; ba thực có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

Sáu xúc quan hệ dục giới; ý thức giới xúc có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

Sáu thọ… sáu tưởng… sáu tư… sáu tâm quan hệ dục giới; ý thức giới có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

[1092] TRONG NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN QUAN HỆ SẮC GIỚI? Có bao nhiêu uẩn không quan hệ sắc giới?… (trùng)… trong bảy tâm có bao nhiêu tâm quan hệ sắc giới? Có bao nhiêu tâm không quan hệ sắc giới.

Sắc uẩn không quan hệ sắc giới; bốn uẩn có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Mười xứ không quan hệ sắc giới; hai xứ có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Mười sáu giới không quan hệ sắc giới; hai giới có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Ba đế không quan hệ sắc giới; khổ đế có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Mười ba quyền không quan hệ sắc giới; chín quyền có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Ba nhân bất thiện không quan hệ sắc giới; sáu nhân có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Ðoàn thực không quan hệ sắc giới; ba thực có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Sáu xúc không quan hệ sắc giới; ý thức giới xúc có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Sáu thọ… sáu tưởng… sáu tư..ṣáu tâm không quan hệ sắc giới, ý thức giới có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

[1093] TRONG NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN QUAN HỆ VÔ SẮC GIỚI? Có bao nhiêu uẩn không quan hệ vô sắc giới?… (trùng)… trong bảy tâm có bao nhiêu tâm quan hệ vô sắc giới? Có bao nhiêu tâm không quan hệ vô sắc giới?

Sắc uẩn không quan hệ vô sắc giới; bốn uẩn có thể quan hệ vô sắc giới, có thể không quan hệ vô sắc giới.

Mười xứ không quan hệ vô sắc giới; hai xứ có thể quan hệ vô sắc giới, có thể không quan hệ vô sắc giới.

Mười sáu giới không quan hệ vô sắc giới; hai giới có thể quan hệ vô sắc giới, có thể không quan hệ vô sắc giới.

Ba đế không quan hệ vô sắc giới; khổ đế có thể là quan hệ vô sắc giới, có thể là không quan hệ vô sắc giới.

Mười bốn quyền không quan hệ vô sắc giới; tám quyền có thể quan hệ vô sắc giới, có thể không quan hệ vô sắc giới.

Ba nhân bất thiện không quan hệ vô sắc giới; sáu nhân có thể quan hệ vô sắc giới, có thể không quan hệ vô sắc giới.

Ðoàn thực không quan hệ vô sắc giới; ba thực có thể quan hệ vô sắc giới, có thể không quan hệ vô sắc giới.

Sáu xúc không quan hệ vô sắc giới; ý thức giới có thể quan hệ vô sắc giới, có thể là không quan hệ vô sắc giới.

Sáu thọ… sáu tưởng… sáu tư..ṣáu tâm không quan hệ vô sắc giới, ý thức giới có thể là quan hệ vô sắc giới, có thể là không quan hệ vô sắc giới.

[1094] TRONG NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN THÀNH PHÁP HỆ THUỘC?

Có bao nhiêu uẩn thành pháp phi hệ thuộc?… (trùng)… Trong bảy tâm có bao nhiêu tâm thành pháp hệ thuộc? Có bao nhiêu tâm thành pháp phi hệ thuộc?

Sắc uẩn thành pháp hệ thuộc; bốn uẩn có thể là pháp hệ thuộc, có thể là pháp phi hệ thuộc.

Mười xứ thành pháp hệ thuộc; hai xứ có thể là pháp hệ thuộc, có thể là pháp phi hệ thuộc.

Mười sáu giới thành pháp hệ thuộc; hai giới có thể là pháp hệ thuộc, có thể là pháp phi hệ thuộc.

Hai đế thành pháp hệ thuộc; hai đế thành pháp phi hệ thuộc.

Mười quyền thành pháp hệ thuộc; ba quyền thành pháp phi hệ thuộc; chín quyền có thể là pháp hệ thuộc, có thể là pháp phi hệ thuộc.

Ba nhân bất thiện thành pháp hệ thuộc; sáu nhân có thể là pháp hệ thuộc, có thể là pháp phi hệ thuộc.

Ðoàn thực thành pháp hệ thuộc; ba thực có thể là pháp hệ thuộc, có thể là pháp phi hệ thuộc.

Sáu xúc thành pháp hệ thuộc; ý thức giới xúc có thể thành pháp hệ thuộc, có thể thành pháp phi hệ thuộc.

Sáu thọ… sáu tưởng… sáu tư… sáu tâm thành pháp hệ thuộc; ý thức giới có thể thành pháp hệ thuộc, có thể thành pháp phi hệ thuộc.

PHẦN HIỂN LỘ BẤT HIỂN LỘ (Vijjamānāvijjamānavāra)

[1095] TRONG DỤC GIỚI, THỜI TỤC SINH CÓ BAO NHIÊU UẨN HIỆN KHỞI?… (trùng)… CÓ BAO NHIÊU TÂM HIỆN KHỞI?

Trong dục giới thời tục sinh, năm uẩn khởi đủ cho mọi loài.

Một số loài hiện khởi mười một xứ, một số loài hiện khởi mười xứ, một số loài hiện khởi mười xứ khác, một số loài hiện khởi chín xứ, một số loài hiện khởi bảy xứ.

Một số loài hiện khởi mười một giới, một số loài hiện khởi mười giới, một số loài hiện khởi mười giới khác, một số loài hiện khởi chín giới, một số loài hiện khởi bảy giới.

Mọi loài đều hiện khởi một đế.

Một số loài hiện khởi mười bốn quyền, một số loài hiện khởi mười ba quyền, một số loài hiện khởi mười ba quyền khác, một số loài hiện khởi mười hai quyền, một số loài hiện khởi mười quyền, một số loài hiện khởi chín quyền, một số loài hiện khởi chín quyền khác, một số loài hiện khởi tám quyền, một số loài hiện khởi tám quyền khác, một số loài hiện khởi bảy quyền, một số loài hiện khởi năm quyền, một số loài hiện khởi bốn quyền.

Một số loài hiện khởi ba nhân, một số loài hiện khởi hai nhân, một số loài hiện khởi vô nhân.

Mọi loài đều hiện khởi bốn thực.

Mọi loài đều hiện khởi một xúc.

Mọi loài đều hiện khởi một thọ, một tưởng, một tư, một tâm.

[1096] TRONG DỤC GIỚI, THỜI TỤC SINH NĂM UẨN NÀO HIỆN KHỞI CHO MỌI LOÀI?

Tức là sắc uẩn… (trùng)… thức uẩn. Ðây là năm uẩn hiện khởi cho mọi loài trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, MƯỜI MỘT XỨ HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với chư thiên Dục giới, nhơn loại Sơ kiếp, ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh và loài địa ngục những hạng đầy đủ xứ trong thời tục sinh, có mười một xứ hiện khởi là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ. Ðây là mười một xứ hiện khởi cho các loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, MƯỜI XỨ HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, những hạng sinh ra mù, thì trong thời tục sinh có mười xứ hiện khởi là sắc xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ. Ðây là mười xứ hiện khởi cho những loài đó trong Dục giới tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MƯỜI XỨ KHÁC HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, những hạng sinh ra điếc thì trong thời tục sinh có mười xứ hiện khởi là nhãn xứ, sắc xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ. Ðây là mười xứ hiện khởi cho những loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH CHÍN XỨ HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, những hạng sinh ra đã mù điếc thì trong thời tục sinh có chín xứ hiện khởi là sắc xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ. Ðây là chín xứ hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, BẢY XỨ HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với loài hữu tình thai sanh trong thời tục sinh có bảy xứ hiện khởi là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ. Ðây là bảy xứ hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, MƯỜI MỘT GIỚI HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với chư Thiên Dục giới, nhân loại Sơ kiếp, ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, những hạng đầy đủ xứ, thì trong thời tục sinh có mười một giới hiện khởi là nhãn giới, sắc giới, nhĩ giới, tỷ giới, khí giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới, ý giới và pháp giới. Ðây là mười một giới hiện khởi cho các loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, MƯỜI GIỚI HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, những hạng sinh ra mù, thì trong thời tục sinh có mười giới hiện khởi là sắc giới, nhĩ giới, tỷ giới, khí giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới, ý thức giới và pháp giới. Ðây là mười giới hiện khởi cho các loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, MƯỜI GIỚI KHÁC HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, những hạng sinh ra điếc, thì trong thời tục sinh có mười giới hiện khởi là nhãn giới, sắc giới, tỷ giới, khí giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới, ý thức giới và pháp giới. Ðây là mười giới hiện khởi cho các loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, CHÍN GIỚI HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, những hạng sanh ra đã mù điếc thì trong thời tục sinh có chín giới hiện khởi là sắc giới, tỷ giới, khí giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới, ý thức giới và pháp giới. Ðây là chín giới hiện khởi cho các loài đó trong Dục giới thời tái tục.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH BẢY GIỚI HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với loài hữu tình thai sanh trong thời tục sinh có bảy giới hiện khởi là sắc giới, khí giới, vị giới, thân giới, xúc giới, ý thức giới và pháp giới. Ðây là bảy giới hiện khởi cho các loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MỘT ÐẾ NÀO HIỆN KHỞI CHO MỌI LOÀI?

Tức là khổ đế. Ðây là một đế hiện khởi cho mọi loài trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MƯỜI BỐN QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với chư Thiên Dục giới hạn hữu nhân tưởng ưng trí, trong thời tục sinh có mười bốn quyền hiện khởi là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, mạng quyền, hỷ quyền hoặc xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền. Ðây là mười bốn quyền hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MƯỜI BA QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với Chư Thiên dục giới hạng hữu nhân bất tương ưng trí trong thời tục sinh có mười ba quyền hiện khởi là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, mạng quyền, hỷ quyền hoặc xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền. Ðây là mười ba quyền hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MƯỜI BA QUYỀN KHÁC NỮA HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với nhân loại Sơ kiếp hạng hữu nhân tương ưng trí, trong thời tục sinh có mười ba quyền hiện khởi là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, mạng quyền, hỷ quyền, hoặc xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền. Ðây là mười ba quyền khác nữa hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MƯỜI HAI QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với nhân loại Sơ kiếp hạng hữu nhân bất tương ưng trí, trong thời tục sinh có mười hai quyền hiện khởi là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, mạng quyền, hỷ quyền hoặc xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền. Ðây là mười hai quyền hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MƯỜI QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với loài hữu tình thai sanh hạng hữu nhân tương ưng trí, trong thời tục sinh có mười quyền hiện khởi là thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, mạng quyền, hỷ quyền hoặc xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền. Ðây là mười quyền hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, CHÍN QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với loài hữu tình thai sanh hữu nhân bất tương ưng trí trong thời tục sinh, có chín quyền hiện khởi là thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, hỷ quyền hoặc xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền. Ðây là chín quyền hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH CHÍN QUYỀN KHÁC NỮA HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, hạng đầy đủ xứ trong thời tục sinh có chín quyền hiện khởi là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, mạng quyền, xả quyền. Ðây là chín quyền hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, TÁM QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, hạng sanh ra mù, thì trong thời tục sinh có tám quyền hiện khởi là nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, mạng quyền, xả quyền. Ðây là tám quyền hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, TÁM QUYỀN KHÁC NỮA HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, hạng sanh ra điếc trong thời tục sinh có tám quyền hiện khởi là nhãn quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, mạng quyền, xả quyền. Ðây là tám quyền hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, BẢY QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, hạng sanh ra đã mù điếc, thì trong thời tục sinh có bảy quyền hiện khởi là tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, xả quyền, mạng quyền. Ðây là bảy quyền hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, NĂM QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với loài hữu tình thai sanh vô nhân, ngoài hạng trung tính, trong thời tục sinh có năm quyền hiện khởi là thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, mạng quyền, xả quyền. Ðây là năm quyền hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, BỐN QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với loài hữu tình thai sanh vô nhân thuộc trung tính, trong thời tục sinh có bốn quyền hiện khởi là thân quyền, ý quyền, mạng quyền, xả quyền. Ðây là bốn quyền hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, BA NHÂN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với chư Thiên giới, nhân loại sơ kiếp, loài hữu tình thai sanh, hạng hữu nhân tương ưng trí, trong thời tục sinh có ba nhân hiện khởi là vô tham dị thục nhân, vô sân dị thục nhân, vô si dị thục nhân. Ðây là ba nhân hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH HAI NHÂN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với chư Thiên dục giới, nhân loại sơ kiếp, loài hữu tình thai sanh, hạng hữu nhân bất tương ưng trí, trong thời tục sinh có hai nhân hiện khởi là vô tham dị thục nhân, vô sân dị thục nhân. Ðây là hai nhân hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

Ðối với loài hữu tình ngoài ra thì vô nhân hiện khởi.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, BỐN THỰC NÀO HIỆN KHỞI CHO MỌI LOÀI?

Tức là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực, thức thực. Ðây là bốn thực hiện khởi cho mọi loài trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MỘT XÚC NÀO HIỆN KHỞI CHO MỌI LOÀI?

Tức là ý thức giới xúc. Ðây là một xúc hiện khởi cho mọi loài trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MỘT THỌ… MỘT TƯỞNG… MỘT TƯ… MỘT TÂM NÀO HIỆN KHỞI CHO MỌI LOÀI?

Tức là ý thức giới. Ðây là một tâm hiện khởi cho mọi loài trong dục giới thời tục sinh.

[1097] TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH CÓ BAO NHIÊU UẨN HIỆN KHỞI?… (trùng)… CÓ BAO NHIÊU TÂM HIỆN KHỞI?

Trong Sắc giới thời tục sinh, ngoại trừ chư thiên chúng sanh vô tưởng, còn thì có năm uẩn hiện khởi, có năm xứ hiện khởi, có năm giới hiện khởi, có một đế hiện khởi, có mười quyền hiện khởi, có ba nhân hiện khởi, có ba thực hiện khởi, có một xúc hiện khởi, có một thọ… một tưởng… một tư… một tâm hiện khởi.

[1098] TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH NĂM UẨN THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây là năm uẩn hiện khởi trong cõi dục giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH NĂM XỨ THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, ý xứ và pháp xứ. Ðây là năm xứ hiện khởi trong sắc giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH NĂM GIỚI THẾ NÀO LÀ HIỆN KHỞI?

Tức là nhãn giới, sắc giới, nhĩ giới, ý thức giới, pháp giới. Ðây là năm giới hiện khởi trong sắc giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH, MỘT ÐẾ THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là khổ đế. Ðây là một đế thể hiện khởi trong Sắc giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH, MƯỜI QUYỀN THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là nhãn quyền, nhĩ quyền, ý quyền, mạng quyền, hỷ quyền, hoặc xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền. Ðây là mười quyền hiện khởi trong Sắc giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH, BA NHÂN THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là vô tham dị thục nhân, vô sân dị thục nhân, vô si dị thục nhân. Ðây là ba nhân hiện khởi trong sắc giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH, BA THỰC THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là xúc thực, tư niệm thực, thức thực. Ðây là ba thực hiện khởi trong Sắc giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH, MỘT XÚC THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là ý thức giới xúc. Ðây là một xúc hiện khởi trong sắc giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH MỘT THỌ… MỘT TƯỞNG… MỘT TƯ… MỘT TÂM THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là ý thức giới. Ðây là một tâm hiện khởi trong sắc giới thời tục sinh.

[1099] TRONG THỜI TỤC SINH CỦA CHƯ THIÊN CHÚNG SANH VÔ TƯỞNG CÓ BAO NHIÊU UẨN HIỆN KHỞI?… (trùng)… CÓ BAO NHIÊU TÂM HIỆN KHỞI?

Ðối với Chư Thiên chúng sanh Vô tưởng trong thời tục sinh chỉ có một uẩn hiện khởi là sắc uẩn. Chỉ có hai xứ hiện khởi là sắc xứ và pháp xứ. Chỉ có hai giới hiện khởi là sắc giới và pháp giới. Chỉ có một đế hiện khởi là khổ đế. Chỉ có một quyền hiện khởi là sắc mạng quyền. Chư Thiên chúng sanh Vô tưởng không nhân, không thực, không xúc, không tưởng, không tư, không tâm hiện khởi.

[1100] TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH CÓ BAO NHIÊU UẨN HIỆN KHỞI?… (trùng)… CÓ BAO NHIÊU TÂM HIỆN KHỞI?

Trong Vô sắc giới thời tục sinh có bốn uẩn hiện khởi, có hai xứ hiện khởi, có hai giới hiện khởi, có một đế hiện khởi, có tám quyền hiện khởi, có ba nhân hiện khởi, có ba thực hiện khởi, có một xúc hiện khởi, có một thọ… có một tưởng… có một tư… một tâm hiện khởi.

[1101 TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH BỐN UẨN THẾ NÀO LÀ HIỆN KHỞI?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây là bốn uẩn hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH HAI XỨ THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là ý xứ và pháp xứ. Ðây là hai xứ hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH, HAI GIỚI THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là ý thức giới và Pháp giới. Ðây là hai giới hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH MỘT ÐẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là khổ đế. Ðây là một đế hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH, TÁM QUYỀN THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là ý quyền, mạng quyền, xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền và tuệ quyền. Ðây là tám quyền hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH BA NHÂN THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là vô tham dị thục nhân, vô sân dị thục nhân, vô si dị thục nhân. Ðây là ba nhân hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH BA THỰC THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là xúc thực, tư niệm thực và thức thực. Ðây là ba thực hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH MỘT XÚC THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là ý thức giới xúc. Ðây là một xúc trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH MỘT THỌ… MỘT TƯỞNG… MỘT TƯ… MỘT TÂM THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là ý thức giới. Ðây là một tâm hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

PHẦN ÐỊA VỰC (Bhummantaravāra)

[1102] CÁC PHÁP DỤC GIỚI, các pháp phi dục giới, các pháp sắc giới, các pháp phi sắc giới, các pháp vô sắc giới, các pháp phi vô sắc giới, các pháp hệ thuộc, các pháp phi hệ thuộc.

[1103] THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP DỤC GIỚI?

Chỗ về phía dưới lấy tận cùng là địa ngục A-Tỳ, còn phía trên lấy cao tột là Tha Hóa Tự Tại thiên. Trong khoảng không gian đó, cái chi là uẩn, xứ, giới liên quan lãnh vực ấy, chỗ ấy, như sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì đây gọi là pháp dục giới.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP PHI DỤC GIỚI?

Tức là sắc giới, vô sắc giới và pháp phi hệ thuộc. Ðây gọi là pháp phi dục giới.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP SẮC GIỚI?

Chỗ về phía dưới lấy tận cùng là cõi Phạm Chúng thiên, còn phía trên lấy cao tột là cõi Sắc Cứu Cánh thiên. Trong khoảng không gian đó chi là pháp tâm và sở hữu tâm của bậc nhập thiền hay bậc đã sanh lên hay bậc hiện tại lạc trú, có liên quan lãnh vực ấy, chỗ ấy. Ðây gọi là Pháp Sắc giới.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP PHI SẮC GIỚI?

Tức là dục giới, Vô sắc giới và pháp phi hệ thuộc. Ðây gọi là pháp phi sắc giới.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ SẮC GIỚI?

Chỗ về phía dưới lấy tận cùng là cõi Không vô biên xứ, còn về phía trên lấy cao tột là cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên; trong khoảng không gian đó, chi là pháp tâm và sở hữu tâm của bậc nhập thiền hay bậc đã sanh lên hay bậc hiện tại lạc trú, có liên quan lãnh vực ấy, chỗ ấy. Ðây gọi là pháp vô sắc giới.

THẾ NÀO LÀ PHÁP PHI VÔ SẮC GIỚI?

Tức là dục giới, sắc giới và pháp phi hệ thuộc. Ðây gọi là pháp phi vô sắc giới.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP HỆ THUỘC?

Tức là các pháp thiện, bất thiện, vô ký hữu lậu, thành dục giới – sắc giới – vô sắc giới như sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây gọi là pháp hệ thuộc.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP PHI HỆ THUỘC?

Tức là Ðạo, quả đạo và Vô vi giới. Ðây là pháp phi hệ thuộc.

PHẦN NGHIỆP SANH VÀ LƯỢNG TUỔI THỌ (Uppādakamma – Āyuppamānavāra)

[1104] NÓI RẰNG CHƯ THIÊN: Có ba hạng chư thiên là giả định thiên (sammatideva), Hóa sanh thiên (upattideva) và Thanh tịnh thiên (visuddhideva).

Hoàng đế, Hoàng Hậu, Hoàng tử gọi là giả định thiên; chư thiên thuộc cõi trên như kể từ chư thiên Tứ Ðại Vương, gọi là Hóa sanh thiên; chư vị A-la-hán được gọi là Thanh tịnh thiên.

[1105] NHỮNG NGƯỜI BỐ THÍ, TRÌ GIỚI, HẠNH TRAI SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Những người bố thí, trì giới, hạnh trai rồi thì có một số sanh kết hợp với vua chúa hào phú; một số sanh kết hợp với hạng Bà la môn hào phú; một số sanh kết hợp với hạng gia chủ hào phú; có một số sanh kết hợp với chư thiên Tứ Ðại Vương; có một số sanh kết hợp với chư thiên Ðạo Lợi; có một số sanh kết hợp với chư thiên Dạ Ma; có một số sanh kết hợp với chư thiên Ðẩu Suất; có một số sanh kết hợp với chư thiên Hóa Lạc; có một số sanh kết hợp với chư thiên Tha Hóa Tự Tại.

[1106] SỐ LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA NHÂN LOẠI CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng một trăm năm, hoặc ít hơn, hoặc nhiều hơn.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA CHƯ THIÊN TỨ ÐẠI VƯƠNG CHỪNG BAO NHIÊU?

Cứ năm mươi năm cõi người đó là một ngày đêm của chư thiên Tứ Ðại Vương; ba mươi ngày đêm của chư thiên ấy là một tháng, mười hai tháng là một năm. Năm trăm năm cõi trời ấy là số lượng tuổi thọ của chư thiên Tứ Ðại Vương. Tính theo nhân loại chừng bao nhiêu? Ðược chín triệu năm (9.000.000).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA CHƯ THIÊN ÐẠO LỢI CHỪNG BAO NHIÊU?

Cứ một trăm năm cõi nhân loại, đó là một ngày đêm của chư thiên cõi Ðạo Lợi; ba mươi ngày đêm ấy là một tháng, mười hai tháng ấy là một năm, một ngàn năm cõi Trời ấy là số lượng tuổi thọ của chư thiên Ðạo Lợi. Tính theo nhân loại chừng bao nhiêu? Ðược ba mươi sáu triệu năm (36.000.000).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA CHƯ THIÊN DẠ MA CHỪNG BAO NHIÊU?

Cứ hai trăm năm cõi nhân loại, đó là một ngày đêm của chư thiên cõi Dạ Ma; ba mươi ngày đêm ấy là một tháng, mười hai tháng ấy là một năm, hai ngàn năm cõi Trời ấy là số lượng tuổi thọ của chư thiên cõi Dạ Ma. Tính theo nhân loại chừng bao nhiêu? Ðược một trăm bốn mươi bốn triệu năm (144.000.000).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA CHƯ THIÊN ÐẨU SUẤT CHỪNG BAO NHIÊU?

Cứ bốn trăm năm cõi nhân loại, đó là một ngày đêm của chư thiên cõi Ðẩu Suất; ba mươi ngày đêm ấy là một tháng, mười hai tháng ấy là một năm, bốn ngàn năm cõi Trời ấy là số lượng tuổi thọ của chư thiên Ðẩu Suất. Tính theo nhân loại chừng bao nhiêu? Ðược năm trăm bảy mươi sáu triệu năm (576.000.000).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA CHƯ THIÊN HÓA LẠC CHỪNG BAO NHIÊU?

Cứ tám trăm năm cõi nhân loại, đó là một ngày đêm của chư thiên cõi Hóa Lạc; ba mươi ngày đêm ấy là một tháng, mười hai tháng ấy là một năm, tám ngàn năm cõi Trời ấy là số lượng tuổi thọ của chư thiên Hóa Lạc. Tính theo nhân loại chừng bao nhiêu? Ðược hai tỷ ba trăm lẻ bốn triệu năm (2.304.000.000).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA CHƯ THIÊN THA HÓA TỰ TẠI CHỪNG BAO NHIÊU?

Cứ một ngàn sáu trăm năm cõi nhân loại, đó là một ngày đêm của chư thiên cõi Tha Hóa Tự Tại; ba mươi ngày đêm ấy là một tháng, mười hai tháng ấy là một năm, mười sáu ngàn năm cõi Trời ấy là số lượng tuổi thọ của chư thiên Tha Hóa Tự Tại. Tính theo nhân loại được bao nhiêu? Ðược chín tỷ hai trăm mười sáu triệu năm (9.216.000.000).

Sáu dục giới thiên ấy

Sung mãn mọi dục lạc

Tuổi thọ của tất cả

Kể chung được bao nhiêu?

Ðược chừng mười hai tỷ

Hai trăm tám lăm triệu

Trình bày về niên kỷ.

[1107] HẠNG TU TIẾN SƠ THIỀN CẤP HY THIỂU SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Sơ thiền cấp hy thiểu sẽ sanh kết hợp với Phạm Chúng thiên (Brahmaparisajjā)

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA CÁC HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng phần ba, phần tư đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN SƠ THIỀN CẤP TRUNG BÌNH SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Sơ thiền cấp trung bình sẽ sanh kết hợp với Phạm Phụ thiên (Brahmapurohita)

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng phân nữa đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN SƠ THIỀN CẤP TINH LƯƠNG SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Sơ thiền cấp tinh lương sẽ sanh kết hợp với Ðại Phạm Thiên (Mahābrahma).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng một đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN NHỊ THIỀN CẤP HY THIỂU SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Nhị thiền cấp hy thiểu sẽ sanh kết hợp với cõi Thiểu Quang Thiên (Parittābhā).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng hai đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN NHỊ THIỀN CẤP TRUNG BÌNH SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Nhị thiền cấp trung bình sẽ sanh kết hợp với cõi Vô lượng Quang thiên (Appamānābhā).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng bốn đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN NHỊ THIỀN CẤP TINH LƯƠNG SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Nhị thiền cấp tinh lương sẽ sanh kết hợp với cõi Quang Âm thiên (Abhassara).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng tám đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN TAM THIỀN CẤP HY THIỂU SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Tam thiền cấp hy thiểu sẽ sanh kết hợp với cõi Thiểu Tịnh Thiên (Parittasubha).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng mười sáu đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN TAM THIỀN CẤP TRUNG BÌNH SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Tam thiền cấp trung bình sẽ sanh kết hợp với cõi Vô lượng tịnh thiên (Appamānasubha).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng ba mươi hai đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN TAM THIỀN CẤP TINH LƯƠNG SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Tam thiền cấp tinh lương sẽ sanh kết hợp với cõi Biến Tịnh thiên (Subhakiṇhā).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng sáu mươi bốn đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN TỨ THIỀN do tình trạng cảnh khác nhau, do tác ý khác nhau, do ước vọng khác nhau, do bổn nguyện khác nhau, do chủ đích khác nhau, do hoài bão khác nhau, do tuệ khác nhau nên có một số sanh kết hợp cõi Vô Tưởng thiên ( Asaññasatta), có một số sanh kết hợp với cõi Quảng Quả thiên (Vehapphala), có một số sanh kết hợp với cõi Vô Phiền thiên (Avihā), có một số sanh kết hợp với cõi Vô Nhiệt thiên (Atappa), có một số sanh kết hợp với cõi Thiện Kiến thiên (Sudassa), có một số sanh kết hợp với cõi Thiện Hiện thiên (Sudassī), có một số sanh kết hợp với cõi Sắc Cứu Cánh thiên (Akanittha), có một số sanh kết hợp với cõi Không Vô biên xứ thiên (Ākāsānañcāyatanūpaga), có một số sanh kết hợp với cõi thức Vô biên xứ thiên (Viññanañcāyatanūpaga), có một số sanh kết hợp với Vô Sở Hữu xứ thiên (Ākiñcaññāyatanūpaga), có một số sanh kết hợp với cõi Phi tưởng phi phi tưởng thiên (Nevasaññānāsaññāyata-nūpaga).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG VÔ TƯỞNG THIÊN VÀ HẠNG QUẢNG QUẢ THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là năm trăm đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG VÔ PHIỀN THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là một ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG VÔ NHIỆT THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là hai ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG THIỆN KIẾN THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là bốn ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG THIỆN HIỆN THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là tám ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG SẮC CỨU CÁNH THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là mười sáu ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG KHÔNG VÔ BIÊN XỨ THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là hai mươi ngàn ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG THỨC VÔ BIÊN XỨ THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là bốn mươi ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG VÔ SỞ HỮU XỨ THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là sáu mươi ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là tám mươi bốn ngàn đại kiếp.

Dù được phước nâng đỡ

Sanh cõi Dục, cõi Sắc.

Hay đạt sanh hữu tột[2]

Cũng trở lại khổ thú.

Chúng sanh dù trường thọ

Hết tuổi thọ cũng chết.

Không có gì trường cửu

Bậc Ðại Sĩ nói vậy.

Bởi thế người trí tuệ

Khôn khéo suy nghĩ lý

Tu tập đạo tối thượng

Hầu thoát khỏi già chết.

Khi tu tập tịnh đạo

Lối dẫn chứng Níp Bàn

Liểu tri mọi lậu hoặc

Bậc vô lậu viên tịch.

PHẦN PHÁP CẦN THẮNG TRI v.v… (Abhiññeyyādivāro)

[1108] ÐỐI VỚI NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN THẮNG TRI? CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN BIẾN TRI? CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN ÐOẠN TRỪ? CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN TU TẬP? CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN TÁC CHỨNG? CÓ BAO NHIÊU PHÁP KHÔNG CẦN ÐOẠN TRỪ? KHÔNG CẦN TU TẬP? KHÔNG CẦN TÁC CHỨNG?… (trùng)… ÐỐI VỚI BẢY TÂM CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN THẮNG TRI? CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN BIẾN TRI? CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN TU TẬP? CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN TÁC CHỨNG? CÓ BAO NHIÊU PHÁP KHÔNG CẦN ÐOẠN TRỪ? KHÔNG CẦN TU TẬP? KHÔNG CẦN TÁC CHỨNG?

Sắc uẩn cần được thắng tri, cần được biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Bốn danh uẩn cần thắng tri, cần biến tri, có thể cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ, có thể không cần tu tập, không cần tác chứng.

Mười xứ cần phải thắng tri, cần phải biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Hai xứ cần phải thắng tri, cần phải biến tri, có thể cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng.

Mười sáu giới cần phải thắng tri, cần phải biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Hai giới cần phải thắng tri, cần phải biến tri, có thể cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ, có thể không cần tu tập, không cần tác chứng.

Tập đế cần phải thắng tri, cần phải biến tri, cần phải đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Ðạo đế cần phải thắng tri, cần phải biến tri, không cần đoạn trừ, cần phải tu tập, không cần tác chứng. Diệt đế cần phải thắng tri, cần phải biến tri, không cần đoạn trừ, cần tu tập, cần tác chứng. Khổ đế cần thắng tri, cần biến tri, có thể cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ.

Chín quyền cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ… không cần tu tập không cần tác chứng. Ưu quyền cần thắng tri, cần biến tri, cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Tri vị tri quyền cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, cần tu tập, không cần tác chứng. Tri dĩ tri quyền cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng. Tri cụ tri quyền cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, cần tác chứng. Ba quyền cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần tu tập, không cần tác chứng. Sáu quyền cần thắng tri, cần biến tri, có thể cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng.

Ba nhân bất thiện cần thắng tri, cần biến tri, cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Ba nhân thiện cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, không cần tác chứng, có thể không cần tu tập. Ba nhân vô ký cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần tác chứng.

Ðoàn thực cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Ba thực (danh) cần thắng tri, cần biến tri, có thể cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng.

Sáu xúc cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Ý thức giới xúc cần thắng tri, cần biến tri, có thể cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng.

Sáu thọ… sáu tưởng… sáu tư… sáu tâm cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Ý thức giới cần thắng tri, cần biến tri, có thể cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng.

PHẦN CẢNH (Ārammanavāra)

[1109] ÐỐI VỚI NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN HỮU TRI CẢNH? CÓ BAO NHIÊU UẨN BẤT TRI CẢNH?… (trùng)… ÐỐI VỚI BẢY TÂM CÓ BAO NHIÊU TÂM HỮU TRI CẢNH? CÓ BAO NHIÊU TÂM BẤT TRI CẢNH?

Sắc uẩn bất tri cảnh[3]; bốn uẩn (danh) hữu tri cảnh[4].

Mười xứ bất tri cảnh; ý xứ hữu tri cảnh; pháp xứ có thể là hữu tri cảnh, có thể là bất tri cảnh.

Mười giới bất tri cảnh; bảy giới là hữu tri cảnh; pháp giới có thể là hữu tri cảnh, có thể là bất tri cảnh.

Hai đế hữu tri cảnh, diệt đế, bất tri cảnh; khổ đế có thể là hữu tri cảnh, có thể là bất tri cảnh.

Bảy quyền là bất tri cảnh; mười bốn quyền là hữu tri cảnh; mạng quyền có thể là hữu tri cảnh, có thể là bất tri cảnh.

Chín nhân là hữu tri cảnh.

Ðoàn thực là bất tri cảnh; ba thực (danh) là hữu tri cảnh.

Bảy xúc, bảy thọ, bảy tưởng, bảy tư, bảy tâm là hữu tri cảnh.

[1110] ÐỐI VỚI NĂM UẨN BAO NHIÊU UẨN CÓ ÐỐI TƯỢNG HỮU TRI CẢNH? BAO NHIÊU UẨN CÓ ÐỐI TƯỢNG BẤT TRI CẢNH? BAO NHIÊU UẨN KHÔNG CÓ ÐÔI TƯỢNG?… (trùng)… ÐỐI VỚI BẢY TÂM BAO NHIÊU TÂM CÓ ÐỐI TƯỢNG HỮU TRI CẢNH? BAO NHIÊU TÂM CÓ ÐỐI TƯỢNG BẤT TRI CẢNH? BAO NHIÊU TÂM KHÔNG CÓ ÐÔI TƯỢNG?

Sắc uẩn không có đối tượng[5]. Bốn uẩn (danh) có thể có đối tượng hữu tri cảnh[6], có thể có đối tượng bất tri cảnh[7].

Mười xứ không có đối tượng; ý xứ có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh; pháp xứ có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh, có thể không có đối tượng.

Mười giới không có đối tượng; sáu giới có đối tượng bất tri cảnh; ý thức giới có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh; pháp giới có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh, có thể không có đối tượng.

Diệt đế không có đối tượng; Ðạo đế có đối tượng bất tri cảnh; Tập đế có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh; Khổ đế có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh, có thể không có đối tượng.

Bảy quyền không có đối tượng; Năm quyền có đối tượng bất tri cảnh; chín quyền có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh; Mạng quyền có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh, có thể không có đối tượng.

Chín nhân có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh.

Ðoàn thực không có đối tượng; ba thực (danh) có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh.

Sáu xúc có đối tượng bất tri cảnh; ý thức giới xúc có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh.

Sáu thọ… sáu tưởng… sáu tư… sáu tâm có đối tượng bất tri cảnh; ý thức giới có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh.

PHẦN BỊ THẤY v.v… (Diṭṭhādivāro)

[1111] ÐỐI VỚI NĂM UẨN BAO NHIÊU UẨN BỊ THẤY? BAO NHIÊU UẨN BỊ NGHE? BAO NHIÊU UẨN BỊ NHẬN? BAO NHIÊU UẨN BỊ BIẾT? BAO NHIÊU UẨN KHÔNG BỊ THẤY? KHÔNG BỊ NGHE? KHÔNG BỊ NHẬN? KHÔNG BỊ BIẾT?… (trùng)… ÐỐI VỚI BẢY TÂM BAO NHIÊU TÂM BỊ THẤY? BAO NHIÊU TÂM BỊ NGHE? BAO NHIÊU TÂM BỊ NHẬN? BAO NHIÊU TÂM BỊ BIẾT? BAO NHIÊU TÂM KHÔNG BỊ THẤY? KHÔNG BỊ NGHE? KHÔNG BỊ NHẬN? KHÔNG BỊ BIẾT?

Sắc uẩn có thể bị thấy, có thể bị nghe, có thể bị nhận, có thể bị biết, có thể không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết. Bốn uẩn (danh) không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết.

Sắc xứ chỉ bị thấy, bị biết, không bị nghe, không bị nhận; thinh xứ chỉ bị nghe, bị biết, không bị thấy, không bị nhận; khí xứ, vị xứ, xúc xứ không bị thấy, không bị nghe, chỉ bị nhận, bị biết; bảy xứ không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết.

Sắc giới chỉ bị thấy, bị biết, không bị nghe, không bị nhận; thinh giới chỉ bị nghe, bị biết, không bị thấy, không bị nhận; khí giới, vị giới, xúc giới không bị thấy, không bị nghe, chỉ bị nhận, bị biết; mười ba giới không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết.

Ba đế không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết; khổ đế có thể bị thấy, có thể bị nghe, có thể bị nhận, có thể không bị thấy, có thể không bị nghe, có thể không bị nhận, chỉ bị biết.

Hai mươi hai quyền không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết.

Chín nhân không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết.

Bốn thực không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết

Bảy xúc không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết.

Bảy thọ… bảy tưởng… bảy tư… bảy tâm không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết.

PHẦN THEO MẪU ÐỀ TAM

[1112] ÐỐI VỚI NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN THIỆN? CÓ BAO NHIÊU UẨN BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU UẨN VÔ KÝ?… (trùng)… ÐỐI VỚI BẢY TÂM CÓ BAO NHIÊU TÂM THIỆN? CÓ BAO NHIÊU TÂM BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU TÂM VÔ KÝ?

Sắc uẩn là vô ký; bốn uẩn (danh) có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Mười xứ là vô ký; hai xứ có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Mười sáu giới là vô ký, hai giới có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Tập đế là bất thiện; đạo đế là thiện; diệt đế là vô ký; khổ đế có thể là bất thiện, có thể là thiện, có thể là vô ký.

Mười quyền là vô ký; ưu quyền là bất thiện; tri vị tri quyền là thiện; bốn quyền có thể là thiện, có thể là vô ký; sáu quyền có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Ba nhân bất thiện là bất thiện; ba nhân thiện là thiện; ba nhân vô ký là vô ký.

Ðoàn thực là vô ký; ba thực (danh) có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Sáu xúc là vô ký; ý thức giới xúc có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Sáu thọ… sáu tưởng… sáu tư… sáu tâm là vô ký; ý thức giới có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

[1113] ÐỐI VỚI NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN TƯƠNG ƯNG LẠC THỌ? CÓ BAO NHIÊU UẨN TƯỞNG ƯNG KHỔ THỌ? CÓ BAO NHIÊU UẨN TƯƠNG ƯNG PHI KHỔ PHI LẠC THỌ?… (trùng)… ÐỐI VỚI BẢY TÂM CÓ BAO NHIÊU TÂM TƯƠNG ƯNG LẠC THỌ? BAO NHIÊU TÂM TƯỞNG ƯNG KHỔ THỌ? BAO NHIÊU TÂM TƯƠNG ƯNG PHI KHỔ PHI LẠC THỌ?

Hai uẩn không nên nói là tương ưng lạc thọ hay tương ưng khổ thọ hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ; ba uẩn có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Mười xứ không nên nói là tương ưng lạc thọ hay tương ưng khổ thọ hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ; ý xứ có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ; Pháp xứ có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ, có thể không nên nói là tương ưng lạc thọ, hay tương ưng khổ thọ, hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Mười giới không nên nói là tương ưng lạc thọ hay tương ưng khổ thọ hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ; năm giới tương ưng phi khổ phi lạc thọ; thân thức giới có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ; ý thức giới có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Hai đế có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ; Diệt đế không nên nói là tương ưng lạc thọ hay tương ưng khổ thọ hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ; Khổ đế có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ, có thể không nên nói là tương ưng lạc thọ, hay tương ưng khổ thọ, hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Mười hai quyền không nên nói là tương ưng lạc thọ hay tương ưng khổ thọ hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ; sáu quyền có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ; ba quyền có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ; mạng quyền có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ, có thể không nên nói là tương ưng lạc thọ, hay tương ưng khổ thọ, hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Sân bất thiện nhân chỉ tương ưng khổ thọ; bảy nhân có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ; si bất thiện nhân có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Ðoàn thực không nên nói là tương ưng lạc thọ, hay tương ưng khổ thọ, hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ; ba thực (danh) có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Năm xúc chỉ tương ưng phi khổ phi lạc thọ; thân xúc có thể tương ưng lạc thọ hay tương ưng khổ thọ; ý thức giới xúc có thể tương ưng lạc thọ, có thể tương ưng khổ thọ, có thể tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Bảy thọ không nên nói là tương ưng lạc thọ, hay tương ưng khổ thọ hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Năm tưởng… năm tư… năm tâm chỉ tương ưng phi khổ phi lạc thọ; thân thức có thể tương ưng lạc thọ hay tương ưng khổ thọ; ý thức giới có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

[1114] ÐỐI VỚI NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN LÀ QUẢ? CÓ BAO NHIÊU UẨN LÀ NHÂN QUẢ? CÓ BAO NHIÊU UẨN LÀ PHI QUẢ PHI NHÂN QUẢ?… (trùng)… ÐỐI VỚI BẢY TÂM CÓ BAO NHIÊU TÂM LÀ QUẢ? CÓ BAO NHIÊU TÂM LÀ NHÂN QUẢ? CÓ BAO NHIÊU TÂM LÀ PHI QUẢ PHI NHÂN QUẢ?

Sắc uẩn là phi quả phi nhân quả; bốn uẩn (danh) có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Mười xứ là phi quả phi nhân quả; hai xứ có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Mười giới là phi quả phi nhân quả; năm giới là quả; ý giới có thể là quả, có thể là phi quả phi nhân quả; hai giới có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Hai đế là nhân quả; Diệt đế là phi quả phi nhân quả; Khổ đế có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Bảy quyền là phi quả phi nhân quả; ba quyền là quả; hai quyền là nhân quả; tri dĩ tri quyền có thể là quả, có thể là nhân quả; chín quyền có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Sáu nhân là nhân quả; ba nhân vô lý có thể là quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Ðoàn thực là phi quả phi nhân quả; ba thực (danh) có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Năm xúc là quả; ý giới xúc có thể là quả, có thể là phi quả phi nhân quả; ý thức giới xúc có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Năm thọ… năm tưởng… năm tư… năm tâm là quả; ý giới có thể là quả, có thể là phi quả phi nhân quả; ý thức giới có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

[1115] ÐỐI VỚI NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN BỊ THỦ CẢNH THỦ? CÓ BAO NHIÊU UẨN KHÔNG BỊ THỦ CẢNH THỦ? CÓ BAO NHIÊU UẨN PHI BỊ THỦ PHI CẢNH THỦ?… (trùng)… ÐỐI VỚI BẢY TÂM CÓ BAO NHIÊU TÂM LÀ BỊ THỦ CẢNH THỦ? CÓ BAO NHIÊU TÂM LÀ PHI BỊ THỦ CẢNH THỦ? CÓ BAO NHIÊU TÂM PHI BỊ THỦ PHI CẢNH THỦ?

Sắc uẩn có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ; bốn uẩn (danh) có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Năm xứ là bị thủ cảnh thủ; thinh xứ là phi bị thủ cảnh thủ; bốn xứ có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ; hai xứ có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Mười giới là bị thủ cảnh thủ; thinh giới là phi bị thủ cảnh thủ; năm giới có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Tập đế là phi bị thủ cảnh thủ; hai đế là phi bị thủ phi cảnh thủ; khổ đế có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Chín quyền là bị thủ cảnh thủ; ưu quyền là phi bị thủ cảnh thủ; ba quyền là phi bị thủ phi cảnh thủ; chín quyền có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Ba nhân bất thiện là phi bị thủ cảnh thủ; ba nhân thiện có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ; ba nhân vô ký có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Ðoàn thực có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ; ba thực (danh) có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Năm xúc là bị thủ cảnh thủ; ý giới xúc có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ; ý thức giới xúc có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Năm thọ… năm tưởng… năm tư… năm tâm là bị thủ cảnh thủ; ý giới có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ; ý thức giới có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

[1116] ÐỐI VỚI NĂM UẨN BAO NHIÊU UẨN HỮU TẦM HỮU TỨ? BAO NHIÊU UẨN VÔ TẦM HỮU TỨ? BAO NHIÊU UẨN VÔ TẦM VÔ TỨ?… (trùng)… ÐỐI VỚI BẢY TÂM BAO NHIÊU TÂM HỮU TẦM HỮU TỨ? BAO NHIÊU TÂM VÔ TẦM HỮU TỨ? BAO NHIÊU TÂM VÔ TẦM VÔ TỨ?

Sắc uẩn là vô tầm vô tứ; ba uẩn có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; hành uẩn có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể không nên nói là hữu tầm hữu tứ hay vô tầm hữu tứ hay vô tầm vô tứ.

Mười xứ là vô tầm vô tứ; ý xứ có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; pháp xứ có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể không nên nói là hữu tầm hữu tứ, hay vô tầm hữu tứ, hay vô tầm vô tứ.

Mười lăm giới là vô tầm vô tứ; ý giới hữu tầm hữu tứ; ý thức giới có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; pháp giới có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể không nên nói là hữu tầm hữu tứ, hay vô tầm hữu tứ, hay vô tầm vô tứ.

Tập đế là hữu tầm hữu tứ; Diệt đế là vô tầm vô tứ; đạo đế có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; khổ đế có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể không nên nói là hữu tầm hữu tứ, hay vô tầm hữu tứ, hay vô tầm vô tứ.

Chín quyền là vô tầm vô tứ; ưu quyền là hữu tầm hữu tứ; xả quyền có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; mười một quyền có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

Ba nhân bất thiện là hữu tầm hữu tứ; sáu nhân có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

Ðoàn thực là vô tầm vô tứ; ba thực (danh) có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

Năm xúc là vô tầm vô tứ; ý giới xúc là hữu tầm hữu tứ; ý thức giới xúc có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

Năm thọ… năm tưởng… năm tư… năm tâm là vô tầm vô tứ; ý giới là hữu tầm hữu tứ; ý thức giới có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

[1117] ÐỐI VỚI NĂM UẨN BAO NHIÊU UẨN THÀNH SẮC? BAO NHIÊU UẨN THÀNH PHI SẮC?… (trùng)… ÐỐI VỚI BẢY TÂM BAO NHIÊU TÂM THÀNH SẮC? BAO NHIÊU TÂM THÀNH PHI SẮC?

Sắc uẩn thành sắc; bốn uẩn (danh) thành phi sắc.

Mười xứ thành sắc; ý xứ thành phi sắc; pháp xứ có thể thành sắc, có thể thành phi sắc.

Mười giới thành sắc; bảy giới thành phi sắc; pháp giới có thể thành sắc, có thể thành phi sắc.

Ba đế thành phi sắc; khổ đế có thể thành sắc, có thể thành phi sắc.

Bảy quyền thành sắc; mười bốn quyền thành phi sắc; mạng quyền có thể thành sắc, có thể thành phi sắc.

Chín nhân thành phi sắc.

Ðoàn thực thành sắc; ba thực (danh) thành phi sắc.

Bảy xúc thành phi sắc.

Bảy thọ… bảy tưởng… bảy tư… bảy tâm thành phi sắc.

[1118] ÐỐI VỚI NĂM UẨN BAO NHIÊU UẨN THÀNH HIỆP THẾ? BAO NHIÊU UẨN THÀNH SIÊU THẾ?… (trùng)… ÐỐI VỚI BẢY TÂM BAO NHIÊU TÂM THÀNH HIỆP THẾ? BAO NHIÊU TÂM THÀNH SIÊU THẾ?

Sắc uẩn thành hiệp thế; bốn uẩn (danh) có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Mười xứ thành hiệp thế; hai xứ có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Mười sáu giới thành hiệp thế; hai giới có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Hai đế thành hiệp thế; hai đế thành siêu thế.

Mười quyền thành hiệp thế; ba quyền thành siêu thế; chín quyền có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Ba nhân bất thiện thành hiệp thế; sáu nhân có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Ðoàn thực thành hiệp thế; ba thực (danh) có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Sáu xúc thành hiệp thế; ý thức giới xúc có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Sáu thọ… sáu tưởng… sáu tư… sáu tâm thành hiệp thế; ý thức giới có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Phần thắng tri, nhị cảnh

Phần thấy, đề thiện, thọ

Ðề quả và đề thủ

Ðề tầm, sắc, hiệp thế.

TRỌN VẸN CHƯƠNG PHÁP TÂM PHÂN TÍCH

DỨT BỘ PHÂN TÍCH LUẬN

[1] Apariyāpanna.

[2] Bhavaggam: cõi sanh cao nhất, là chỉ cho cõi vô sắc giới.

[3] Sārammanam.

[4] Anārammanam.

[5] Anārammaṇa.

[6] Sārammanārammana.

[7] Anārammanārammana.

    Xem thêm:

  • Vi Diệu Pháp – Bộ Song Đối tập 1 - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận - Luận Tạng
  • Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Ngữ Tông - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Chất Ngữ - Luận Tạng
  • Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Ngũ Uẩn - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận - Luận Tạng
  • Luận Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn - Luận Tạng
  • Sớ Giải Kinh A Di Đà - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Nhơn Chế Định - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 2 - Luận Tạng
  • Thiền Lâm Bảo Huấn - Luận Tạng
  • Luận Giảng Rộng Ý Nghĩa Năm Uẩn Theo Giáo Pháp Đại Thừa - Luận Tạng
  • Tịnh Độ Luận - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 4 - Luận Tạng
  • Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận - Luận Tạng
  • Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận - Luận Tạng
  • Ngộ Tánh Luận - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 1 - Luận Tạng