1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Ðiều Học Phân Tích (Sikkhāpadavibhaṅgo) (Abhidhammatthasangaha)

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA

Cung kỉnh ÐỨC THẾ TÔN – BẬC ỨNG CÚNG – ÐẤNG CHÁNH ÐẲNG GIÁC

PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyam)

PHẦN THỨ NHẤT

[767] NĂM ÐIỀU HỌC LÀ: Ðiều học kiên tránh sát sanh, điều học kiên tránh lấy vật không cho, điều học kiên tránh tà hạnh trong dục lạc, điều học kiên tránh nói dối, điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và các chất say.

[768] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí, kiêng tránh sát sanh; trong khi ấy có sự chừa bỏ, kiêng cữ, ngăn ngừa, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, không quá hạn, trừ khử sự sát sanh. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí, kiêng tránh sát sanh; trong khi ấy có sự cố ý, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh, các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí, kiêng tránh sát sanh, có xúc… (trùng)… có chiếu cố có bất phóng dật. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… câu hành xả bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ… (trùng)…. câu hành xả bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, kiêng tránh sự sát sanh; trong khi ấy có sự chừa bỏ, kiêng cữ, ngăn ngừa, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, khống quá hạn, trừ khử sự sát sanh. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, kiêng tránh sát sanh; trong khi ấy có sự cố ý, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh, các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, kiêng tránh sát sanh, có xúc… (trùng)… có chiếu cố, có bất phóng dật. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh.

[769] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊNG TRÁNH LẤY VẬT KHÔNG CHO?

… (trùng)… ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH TÀ HẠNH DỤC LẠC?… (trùng)… ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH NÓI DỐI?… (trùng)… ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào, tâm thiện Dục giới sanh khởi câu hành hỷ, tương ưng trí, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say; trong khi ấy có sự chừa bỏ, kiêng cử, ngăn ngừa, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, không quá hạn, trừ khử sự dễ duôi uống rượu và các chất say. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say; trong khi ấy có sự cố ý, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say, các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ, tương ưng trí, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say, có xúc… (trùng)… có chiếu cố, có bất phóng dật. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí, hữu trợ… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… câu hành xả tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả tương ưng trí hữu trợ… (trùng)…. câu hành xả bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say; trong khi ấy có sự chừa bỏ, cữ kiêng, ngăn trừ, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, không quá hạn, trừ khử sự dễ duôi uống rượu và chất say, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say. Trong khi ấy có sự cố ý, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say, các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say, có xúc… (trùng)… có chiếu cố, có bất phóng dật. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say.

PHẦN THỨ HAI

[770] NĂM ÐIỀU HỌC LÀ:

Ðiều học kiên tránh sát sanh, điều học kiên tránh lấy vật không cho, điều học kiên tránh tà hạnh trong dục lạc, điều học kiên tránh nói dối, điều học kiên tránh dễ duôi uống rượu và chất say.

[771] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi câu hành hỷ tương ưng trí, thành bậc hạ, bậc trung, bậc thượng, thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng, thành dục trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành cần trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành tâm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành thẩm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; kiêng tránh sự sát sanh; trong khi ấy có sự chừa bỏ, kiêng cữ, ngăn ngừa, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, không quá hạn, trừ khử sát sanh. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí thành bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng; thành dục trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành cần trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành tâm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành thẩm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; kiêng tránh sự sát sanh; trong khi ấy có sự cố ý, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh, các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí, thành bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng; thành dục trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành cần trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành tâm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành thẩm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng, kiêng tránh sự sát sanh, có xúc… (trùng)… có chiếu cố bất phóng dật. Ðây gọi là điều học không sát sanh.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… câu hành xả tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả tương ưng trí hữu trợ… (trùng)…. câu hành xả bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, thành bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành cần trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành tâm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành thẩm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng, kiêng tránh sự sát sanh; trong khi ấy có sự chừa bỏ, kiêng cữ, ngăn trừ, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, không quá hạn, trừ khử sự sát sanh. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

…(trùng)… các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

…(trùng)… có xúc… (trùng)… có chiếu cố, có bất phóng dật. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh.

[772] Ở ÐÂY, ÐIỀU HỌC KIÊNG TRÁNH LẤY VẬT KHÔNG CHO LÀ THẾ NÀO?… (trùng)… ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH TÀ HẠNH DỤC LẠC?… (trùng)… ÐIỀU HỌC NÓI DỐI?… (trùng)… ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào, tâm thiện Dục giới sanh khởi câu hành hỷ, tương ưng trí, thành bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng; thành dục trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành cần trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành tâm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành thẩm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say; trong khi ấy có sự chừa bỏ, kiêng cử, ngăn trừ, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, không quá hạn, trừ khử, sự dễ duôi uống rượu và chất say, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

…(trùng)… các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

…(trùng)… có xúc… (trùng)… có chiếu cố, có bất phóng dật. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… câu hành xả tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả tương ưng trí hữu trợ… (trùng)…. câu hành xả bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, thành bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng; thành dục trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành cần trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành tâm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành thẩm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say; trong khi ấy có sự chừa bỏ, sự kiêng cữ, ngăn trừ, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, không quá hạn, trừ khử sự dễ duôi uống rượu và chất say. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

…(trùng)… các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

…(trùng)… có xúc… (trùng)… có chiếu cố, có bất phóng dật. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say.

PHÁP THÀNH ÐIỀU HỌC

[773] CÁC PHÁP NÀO THÀNH ÐIỀU HỌC?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ứng trí, bắt cảnh sắc… (trùng)… cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thành điều học.

CÁC PHÁP NÀO THÀNH ÐIỀU HỌC?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ… (trùng)… câu hành xả tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả tương ưng trí hữu trợ… (trùng)…. câu hành xả bất tương ưng trí… (trùng)… câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, bắt cảnh sắc… (trùng)… cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thành điều học.

CÁC PHÁP NÀO THÀNH ÐIỀU HỌC

Khi nào bậc tu tập con đuờng để đạt đến Sắc giới… (trùng)… tu tập con đường để đạt đến Vô sắc giới… (trùng)… tu tập Thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất nhân tịch diệt, đoạn trừ thiên kiến chứng đạt đệ nhất địa vứt, ly các dục, chứng và trú Sơ thiền… (trùng)… hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thành điều học.

DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP

PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakam)

[774] NĂM ÐIỀU HỌC LÀ: Ðiều học kiên tránh sự sát sanh, điều học kiên tránh lấy vật không cho, điều học kiên tránh tà hạnh dục lạc, điều học kiên tránh nói dối, điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và các chất say.

TRONG NĂM ÐIỀU HỌC CÓ BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ?… (trùng)… CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

[775] (NĂM ÐIỀU HỌC) chỉ là thiện.

(Năm điều học) có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc.

(Năm điều học) là dị thục nhân.

(Năm điều học) là phi thành do thủ cảnh thủ.

(Năm điều học) là phi phiền toái cảnh phiền não.

(Năm điều học) hữu tầm hữu tứ.

(Năm điều học) có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả.

(Năm điều học) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Năm điều học) là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Năm điều học) là phân tích tập.

(Năm điều học) là phi hữu học phi vô học.

(Năm điều học) là hy thiểu.

(Năm điều học) là biết cảnh hy thiểu.

(Năm điều học) là trung bình.

(Năm điều học) là phi cố định.

(Năm điều học) không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.

(Năm điều học) có thể là sinh tồn, có thể là vị sinh tồn, không nên nói là chuẩn sanh.

(Năm điều học) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

(Năm điều học) là biết cảnh hiện tại.

(Năm điều học) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

(Năm điều học) là biết cảnh ngoại phần.

(Năm điều học) là bất kiến bất đối chiếu.

[776] (NĂM ÐIỀU HỌC) là phi nhân.

(Năm điều học) là hữu nhân.

(Năm điều học) là tương ưng nhân.

(Năm điều học) không nên nói là nhân hữu nhân, mà là hữu nhân phi nhân.

(Năm điều học) không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà là tương ưng nhân phi nhân.

(Năm điều học) là phi nhân hữu nhân.

(Năm điều học) là hữu duyên. Là hữu vi. Là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc. Là hiệp thế. Là đáng vài tâm biết và không đáng vài tâm biết.

(Năm điều học) là phi lậu. Là cảnh lậu. Là bất tương ưng lậu. Không nên nói là lậu cảnh lậu, mà là cảnh lậu phi lậu. Không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu. Là bất tương ưng lậu cảnh lậu.

(Năm điều học) là phi triền… (trùng)…

(Năm điều học) là phi phược… (trùng)…

(Năm điều học) là phi bộc… (trùng)…

(Năm điều học) là phi phối… (trùng)…

(Năm điều học) là phi cái… (trùng)…

(Năm điều học) là phi khinh thị… (trùng)…

(Năm điều học) là hữu tri cảnh. Là phi tâm. Là sở hữu tâm. Là tương ưng tâm. Là hòa với tâm. Là có tâm làm sở sanh. Là đồng hiện hữu với tâm. Là tùy chuyển với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh. Là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Là ngoại phần. Là phi y sinh. Là phi do thủ.

(Năm điều học) là phi thủ… (trùng)…

(Năm điều học) là phi phiền não… (trùng)…

(Năm điều học) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là hữu tầm. Là hữu tứ. Có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ. Là có thể câu hành hỷ, có thể phi câu hành hỷ. Có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc. Có thể là câu hành xả, có thể phi câu hành xả. Là dục giới. Là phi sắc giới. Là phi vô sắc giới. Là hệ thuộc. Là phi dẫn xuất. Là phi cố định. Là hữu thượng. Là vô tranh.

DỨT PHẦN VẤN ÐÁP

TRỌN VẸN ÐIỀU HỌC PHÂN TÍCH

    Xem thêm:

  • Vi Diệu Pháp – Bộ Song Đối tập 1 - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận - Luận Tạng
  • Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Ngữ Tông - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Chất Ngữ - Luận Tạng
  • Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Ngũ Uẩn - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận - Luận Tạng
  • Luận Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn - Luận Tạng
  • Sớ Giải Kinh A Di Đà - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Nhơn Chế Định - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 2 - Luận Tạng
  • Thiền Lâm Bảo Huấn - Luận Tạng
  • Luận Giảng Rộng Ý Nghĩa Năm Uẩn Theo Giáo Pháp Đại Thừa - Luận Tạng
  • Tịnh Độ Luận - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 4 - Luận Tạng
  • Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận - Luận Tạng
  • Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận - Luận Tạng
  • Ngộ Tánh Luận - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 1 - Luận Tạng