Trong đạo Phật, đẹp không những là ngôn từ chỉ đơn thuần là nêu lên vẻ đẹp về hình dáng bên ngoài, mà nó còn chỉ cho lối sống đẹp, cách đối nhân xử thế và quan hệ giữa người với người. Do đó, trên phương diện hành động thì khó có ai đạt được một cách trọn vẹn ý nghĩa của cái đẹp ấy. Và lối sống đẹp hay xấu trong mỗi hành động quyết định rất lớn đến hạnh phúc và khổ đau của con người. Vậy làm sao để biết đó là cái đẹp thật sự?

Do chúng ta chưa nắm rõ về ý nghĩa của từ “đẹp” nên rất dễ bị lầm tưởng hay bị đánh lừa từ những tư tưởng, lợi lạc nào đó khi chúng đánh bóng được bản ngã của chính chúng ta.

Làm việc thiện không vì mục đích để được khen tặng, để người khác hoan nghênh chúng ta và cũng không để được sự nhận thưởng, mà quan trọng là xuất phát từ tâm nghĩ lương thiện của chúng ta. Cho nên những hành động gọi là đẹp được hình thành bởi sự giác ngộ và hiểu rõ bản chất về hành động của mình.

Lời dạy của đức Phật giúp chúng ta thức tỉnh và giác ngộ để thực hiện những hành động cứu giúp cho những mảnh đời bất hạnh, để hoàn thiện bản thân mình hơn và trở nên một con người lương thiện và sống có ích trong cuộc đời. Cho nên, người học Phật khi tu tập sẽ có cái nhìn tích cực và cởi mở hơn trong mọi tình huống, từ đó góp bàn tay của mình vào cuộc đời để xây dưng xã hội thêm tốt đẹp hơn.

Nếu trong xã hội này ai cũng quên cái đẹp thì tội ác lan tràn, cuộc sống không còn tình người và sẽ trở nên khô cằn. Chúng ta không còn mưu cầu hạnh phúc khi mọi người sống bảo thủ, thủ đoạn, gian tham… Đó là một xã hội đầy nguy hiểm!

Bài pháp thoại “Nếu Quên Cái Đẹp” được đại đức Thích Phước Tiến thuyết giảng tại trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán (Huế) ngày 24/09/2016 (24/08/Bính Thân)

Pháp âm ĐĐ Thích Phước Tiến – Nếu Quên Cái Đẹp

Download MP3

Chúng ta không thể có một hình ảnh xã hội trật tự, tốt đẹp khi chúng ta không thể nâng cấp cái đẹp và cái thiện từ những điều giản dị, bình thường như đi đứng, nói năng, ăn mặc và những hành vi ứng xử nơi công cộng khác.

Cuộc sống xã hội ngày nay vẫn diễn ra theo quy luật chính nó, nhũng điều trở nên ý nghĩa chính là phong trào ứng xử của mỗi người với môi trường sống xung quanh. Những mối quan hệ đan cài sinh động và phức tạp của các tính cách khác nhau đã làm cho lối sống xã hội được thể hiện theo một chiều hướng nào đó, và khi chiều hướng này trở nên phổ biến, người ta có thể khái quát những diện mạo, đặc điểm nổi bật của tính cách con người trong xã hội ấy.

Trích “Thử nhìn tính cách xã hội qua cái đẹp và cái thiện”


Kính chúc quý Phật tử có những phút giây thư giãn và tu học tinh tấn, thân tâm an lạc vạn sự kiết tường. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Tiểu sử thầy Thích Phước Tiến

Thầy Thích Phước Tiến, thế danh Lê Thanh Tròn, sinh năm 1974, nguyên quán xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Thầy xuất gia với HT. Thích Hoàn Phú, tại Tổ đình Phước Hậu vào năm 1988.

Năm 2004 sau khi hoàn tất chương trình Cao cấp Giảng sư, năm 2006 Thầy du học Ấn Độ và đã hoàn tất cao học năm 2008. Thầy đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào tháng 12-2016. Thầy được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tấn phong lên hàng giáo phẩm Thượng tọa vào tháng 12-2019.

Thầy hiện là Phó Tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật học; Ủy viên TT Ban Hoằng pháp Trung Ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam; Phó Ban Hoằng pháp Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh; Phó Ban TT Ban Giáo dục Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh; Trụ trì Tu Viện Tường Vân (Địa chỉ: 128 Nguyễn Hữu Trí, TT. Tân Túc, H. Bình Chánh, HCM) và Chùa Nhị Mỹ (Địa chỉ: xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long); Chủ tịch Quỹ từ thiện Tu Viện Tường Vân, do Thầy sáng lập vào năm 2016.

Bài giảng theo năm: 2008 - 2009 - 2010 - 2011 - 2012 - 2013 - 2014 - 2015 - 2016 - 2017 - 2018 - 2019 - 2020 - 2021 - 2022

Bài liên quan