Kinh Phạm Thiên Thưa Hỏi
Thắng Tư Duy Phạm Thiên Sở Vấn Kinh
Nguyên Ngụy Bồ Đề Lưu Chi dịch
Bản Việt dịch của Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
***
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Thế Tôn trú nơi rừng Trúc Ca-lan-đà thuộc thành Vương xá, cùng với chúng đại Tỳ-kheo tăng gồm sáu vạn bốn ngàn vị hội đủ, chúng Đại Bồ-tát gồm bảy vạn hai ngàn người, là những vị mà các bậc trí đều biết đến. Chư vị ấy đều chứng đạt đến đầy đủ Đà-la-ni, biện tài lưu loát không chướng ngại, được các pháp Tam-muội, thần thông tự tại vô ngại, rốt ráo không còn lo sợ, khéo nhận biết về thể tướng như thật của các pháp, chứng đắc pháp Nhẫn vô sinh. Tên của chư vị là: Pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi, Pháp vương tử Bảo Thủ, Pháp vương tử Bảo Ấn Thủ, Pháp vương tử Bảo Đức, Pháp vương tử Hư Không Tạng, Pháp vương tử Phát Tâm Chuyển Pháp Luân, Pháp vương tử Võng Minh, Pháp vương tử Phấn Tấn, Pháp vương tử Công Đức Tạng, Pháp vương tử Năng Xả Nhất Thiết Pháp, Pháp vương tử Bát-đầu-ma Trang Nghiêm, Pháp vương tử Sư Tử, Pháp vương tử Nguyệt Quang, Pháp vương tử Nguyệt Minh, Pháp vương tử Tối Thắng Ý, Pháp vương tử Nhất Thiết Trang Nghiêm.
Trong mười sáu vị Bồ-tát, thì Bồ-tát Bạt-đầu-bà-la là bậc thượng thủ. Những Bồ-tát ấy tên là: Bồ-tát Bạt-đầu-bà-la, Bồ-tát Bảo Tích, Bồ-tát Thiện Tướng Đạo, Bồ-tát Nhân Đức, Bồ-tát Thiện Hộ Đức, Bồ-tát Đại Hải Đức, Bồ-tát Đế Thích Vương Đức, Bồ-tát Thượng Ý, Bồ-tát Thắng Ý, Bồ-tát Tăng Thượng Ý, Bồ-tát Bất Không Kiến, Bồ-tát Thiện Trú, Bồ-tát Thiện Phấn Tấn, Bồ-tát Vô Lượng Ý, Bồ-tát Bất Hưu Tức, Bồ-tát Nhật Tạng, Bồ-tát Tri Địa… Những bậc Bồ-tát như vậy gồm đến bảy vạn hai ngàn người, cùng bốn vị Thiên vương, vua trời Đế Thích là thượng thủ, cùng chư Thiên các cõi trời Tam thập tam, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại, Phạm vương và các Phạm thiên khác… và tám bộ chúng gồm vô lượng hàng Trời, Rồng, Quỷ thần, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân và Phi nhân, thảy đều vân tập đông đủ.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn có trăm ngàn vạn đại chúng vây quanh cung kính nghe Phật thuyết pháp.
Khi ấy, Bồ-tát Võng Minh liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, trịch vai bên phải, quỳ gối, đảnh lễ nơi chân Phật, rồi chắp tay, hướng về Phật, khiến tam thiên đại thiên thế giới đều chấn động. Bồ-tát quan sát tất cả chúng sinh trong từng ấy thế giới, rồi bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Con có một ít điều muốn hỏi Đức Như Lai, nếu được cho phép thì con mới dám nêu bày.
Phật dạy:
-Này Bồ-tát Võng Minh! Ông muốn hỏi gì cứ việc nêu ra, Như Lai sẽ lần lượt giải thích cho.
Được Đức Phật cho phép, Bồ-tát Võng Minh rất vui mừng, liền
thưa:
-Bạch Thế Tôn! Thân tướng của Đức Như Lai vượt lên ánh sáng của mặt trời, mặt trăng đến trăm ngàn vạn lần. Con tự nghĩ: “Nếu có chúng sinh nào thấy được thân tướng ấy và suy nghĩ thì thật là ít có”. Con lại nghĩ: “Nếu có chúng sinh nào thấy được thân tướng của Phật và suy nghĩ, thì họ đều nhờ diệu lực nơi oai thần của Đức Như Lai.
Phật dạy:
-Này Bồ-tát Võng Minh! Đúng vậy, đúng vậy, như lời ông nói. Nếu Phật, Như Lai không gia trì oai lực, thì không chúng sinh nào có thể thấy được thân tướng của Phật và suy xét, cũng không thể thỉnh vấn Đức Như Lai. Vì sao? Vì Như Lai có ánh sáng tên là Tịch trang nghiêm, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì người bắt gặp sẽ được thấy thân Phật và suy nghĩ về thân Phật mà nhãn căn không bị hủy hoại.
Như Lai có ánh sáng tên là Vô úy biện, nếu đem ánh sáng này chiếu đến các chúng sinh, thì người bắt gặp sẽ thưa hỏi Như Lai về biện tài không cùng tận.
Như Lai có ánh sáng tên là Tập hợp tất cả cội nguồn thiện căn, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì người bắt gặp có thể thưa hỏi Đức Như Lai về nhân duyên hành nghiệp của Chuyển luân thánh vương.
Như Lai có ánh sáng tên là Tịch trang nghiêm, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì người bắt gặp có thể thưa hỏi Đức Như Lai về nhân duyên hành nghiệp của vua trời Đế Thích.
Như Lai có ánh sáng tên là Tự tại, nếu đem ánh sáng này chiếu đến các chúng sinh, thì người bắt gặp có thể thưa hỏi Đức Như Lai về nhân duyên hành nghiệp của vua Đại Phạm thiên.
Như Lai có ánh sáng tên là Lìa phiền não, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì người bắt gặp có thể thưa hỏi Đức Như Lai về chỗ hành đạo của hàng Thanh văn.
Như Lai có ánh sáng tên là Khéo xa lìa, nếu đem ánh sáng này chiếu đến các chúng sinh, thì người bắt gặp có thể thưa hỏi Đức Như Lai về chỗ hành đạo của hàng Duyên giác.
Như Lai có ánh sáng tên là Tăng trưởng trí Nhất thiết trí, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì người bắt gặp có thể thưa hỏi Đức Như Lai về Đạo đức tôi thượng của Phật.
Như Lai có ánh sáng tên là Trụ ích, lúc Phật bước đi thì từ dưới bàn chân phóng ra ánh sáng, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì người bắt gặp khi mạng chung được sinh lên cõi trời.
Như Lai có ánh sáng tên là Nhất thiết trang nghiêm. Lúc Phật
vào thành thì phóng ra ánh sáng này, nếu chúng sinh nào bắt gặp tất có được lợi ích an vui, các vật trang nghiêm hiện bày khắp thành ấy.
Như Lai có ánh sáng tên là Phân tán, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các thế giới, thì vô lượng, vô biên thế giới đều chấn động.
Như Lai có ánh sáng tên là Sinh lạc, nếu đem ánh sáng này chiếu đến các chúng sinh, thì có thể diệt trừ mọi khổ não của chúng sinh nơi địa ngục.
Như Lai có ánh sáng tên là Thượng từ, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì có thể khiến cho các loại súc sinh không giết hại lẫn nhau.
Như Lai có ánh sáng tên là Lương lạc, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì có thể diệt trừ bao sự đói khát bức bách của hàng ngạ quỷ.
Như Lai có ánh sáng tên là Minh tịnh, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì có thể khiến cho người mù được sáng mắt.
Như Lai có ánh sáng tên là Thính thông, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì có thể làm cho người điếc được nghe rõ.
Như Lai có ánh sáng tên là Chỉ tức, nếu đem ánh sáng ấy chiêu đến các chúng sinh, thì người sông theo mười nghiệp ác có thể khiên họ an trụ trong mười nghiệp thiện.
Như Lai có ánh sáng tên là Tàm quý, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì có thể khiến cho người cuồng loạn đều được chánh niệm.
Như Lai có ánh sáng tên là Lìa ác, nếu đem ánh sáng ấy chiêu đến các chúng sinh, thì có thể làm cho người theo tà kiên đều đạt được chánh kiến.
Như Lai có ánh sáng tên là Năng xả, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì làm cho người keo kiệt dứt trừ được tâm tham lam, tu hành bố thí.
Như Lai có ánh sáng tên là Vô hối nhiệt, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì khiến cho người hủy giới đều được giữ giới.
Như Lai có ánh sáng tên là An lợi, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì khiến cho người giận dữ đều thực hành nhẫn nhục.
Như Lai có ánh sáng tên là Cần tu, nếu dùng ánh sáng ấy chiếu tỏa nơi các chúng sinh, thì khiến cho người biếng trễ đều hành tinh tấn.
Như Lai có ánh sáng tên là Nhất tâm, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì làm cho những người vọng niệm đều được thiền định.
Như Lai có ánh sáng tên là Năng giải, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì những người ngu si đều có được trí tuệ.
Như Lai có ánh sáng tên là Vô cấu tịnh, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì có thể khiến cho người bất tín đều được chánh tín.
Như Lai có ánh sáng tên là Năng trì, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, tất làm cho người ít hiểu biết đều được hiểu biết rộng.
Như Lai có ánh sáng tên là Oai nghi, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì khiến cho người không có hổ thẹn đều biết hổ thẹn.
Như Lai có ánh sáng tên là An ổn, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đên các chúng sinh, thì làm cho những người nhiều dục đoạn trừ được dâm dục.
Như Lai có ánh sáng tên là Hoan hỷ, nếu đem ánh sáng ấy chiêu đên các chúng sinh, tât khiên cho người có nhiều phẫn nộ đoạn trừ sân hận.
Như Lai có ánh sáng tên là Chiếu minh, nếu đem ánh sáng ấy chiêu đên các chúng sinh, thì khiến cho người nhiều si mê quán chiếu mười hai nhân duyên, đoạn trừ được ngu tôi.
Như Lai có ánh sáng tên là Biến hành, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, tất làm cho những người có các điều như trên đều được đoạn trừ hết thảy.
Này Bồ-tát Võng Minh! Như Lai có ánh sáng tên là Hiện bày tất cả màu sắc, nếu đem ánh sáng ấy chiếu đến các chúng sinh, thì người bắt gặp được đều thấy thân Phật với vô sổ” các màu sắc khác lạ, vô lượng trăm ngàn vạn thứ sắc màu vượt hơn.
Này Bồ-tát Võng Minh! Ông nên biết Như Lai nếu dùng một kiếp hoặc hơn kém một kiếp, dựa theo ánh sáng của Phật mà nêu bày cũng không thể cùng tận. Do đó, Như Lai là Chánh Biến Tri và công đức nơi ánh sáng của Như Lai cũng là vô lượng, vô biên không thể cùng tận.
Bấy giờ, Bồ-tát Võng Minh bạch Phật:
-Thật là hiếm có, bạch Thế Tôn! Đức Như Lai đã thị hiện vô lượng, vô biên ánh sáng nơi thân hết sức trang nghiêm không thể nghĩ bàn, khéo dùng phương tiện thiện xảo để thuyết pháp tương ứng.
Bạch Thế Tôn! Con chưa được nghe tên các thứ ánh sáng ấy.
Bạch Thế Tôn! Như con hiểu được ý nghĩa nơi pháp của Phật thuyết giảng, nếu có Bồ-tát nào nghe được tên các thứ ánh sáng kia, có thể sinh tâm tin tưởng thanh tịnh, cung kính, thì các Bồ-tát ấy nhất định sẽ đạt được thân ánh sáng của Đức Như Lai.
Bạch Thế Tôn! Cúi xin Ngài phóng ánh sáng, khiến cho các Bồ-tát nơi những thế giới khác đều nhận biết, các vị ấy là những người khéo nêu vấn nạn, tất cả đều phát tâm đi đên thê giới Ta-bà này, cung kính, cúng dường, thỉnh vấn Đức Như Lai.
Khi ấy, Đức Thế Tôn đã nhận lời thỉnh cầu của Bồ-tát Võng Minh, liền phóng ra ánh sáng chiếu đến vô lượng, vô biên thê giới của chư Phật khác. Do vậy, vô lượng Bồ-tát ở các phương đều nương theo ánh sáng của Phật tỏa chiếu nơi thân mình để đi về thế giới Ta- bà.
Bấy giờ, về phương Đông, vượt hơn bảy mươi hai hằng hà sa quốc độ chư Phật, có một cõi Phật tên là Thanh khiêt, Đức Phật ở đấy hiệu là Nguyệt Quang Minh Như Lai ứng Cúng Chánh Biến Tri, hiện đang thuyết giảng pháp thanh tịnh cho các Đại Bồ-tát. Cõi Phật ấy có vị Phạm thiên Bồ-tát tên là Thắng Tư Duy, an trú nơi quả vị không thoái chuyển, nhờ tiếp xúc ánh sáng của Phật Thích-ca Mâu- ni, nên liền đi đến chỗ Đức Phật Nguyệt Quang Minh đảnh lễ nơi chân Phật và thưa:
-Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì ở thế giới này xuất hiện ánh sáng lớn?
Đức Phật Nguyệt Quang Minh đáp:
-Này Phạm thiên! về phương Tây cách đây hơn bảy mươi hai hằng hà sa cõi của chư Phật, có thế giới tên là Ta-bà, Đức Phật ở đấy hiệu là Thích-ca Mâu-ni Như Lai ứng Cúng Chánh Biến Tri, hiện đang thuyết pháp cho các chúng sinh. Ánh sáng kia là từ nơi thân Phật ấy phóng ra vì muốn tập hợp các Đại Bồ-tát trong mười phương.
Phạm thiên thưa:
-Bạch Thế Tôn! Nay con muốn đi đến thế giới Ta-bà để yết kiến, thân cận, lễ bái cúng dường và thỉnh vấn Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Đức Phật đó cũng muốn gặp con.
Phật Nguyệt Quang Minh đáp:
-Này Phạm thiên! Nay thật là điing lúc, ông nên đi tới thế giới ấy, hiện đang có vô số trăm ngàn ức Đại Bồ-tát đang vân tập đến đông đủ.
Này Phạm thiên! Ông nay nên dùng mười thứ tâm thanh tịnh, kiên cố để đi đến thế giới Ta-bà. Đó là đối với các lời khen chê, tâm không tăng giảm. Dùng tâm Từ để nghe các điều thiện ác. Dùng tâm Bi đối với kẻ ngu, người trí. Đối với các loại chúng sinh thượng, trung, hạ, ý luôn bình đẳng. Đối với mọi sự khinh chê hay cúng dường, tâm không có hai. Không thấy công đức hay lỗi lầm của người khác. Thấy rõ các thừa đều là một đạo vị. Nghe về ba đường ác, tâm không kinh sợ. Đối với các Bồ-tát xem như là Đức Thế Tôn. Phật xuât hiện giữa cõi thê gian có năm thứ ô trược nên biết là rất hy hữu.
Này Phạm thiên! Ông nên nương vào mười thứ tâm thanh tịnh, kiên cố như thế để đến thế giới kia.
Phạm thiên Thắng Tư Duy bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Con không dám ở trước Đức Như Lai gầm lên tiếng gầm của sư tử. Việc có thể làm được của con Phật đều biết rõ.
Khi ấy các vị Bồ-tát khác nơi cõi này cũng bạch Phật Nguyệt Quang Minh:
-Bạch Thế Tôn! Chúng con đạt được lợi ích lớn nên không sinh vào quốc độ như thế, không làm chúng sinh xấu ác trong quốc độ ấy.
Phật Nguyệt Quang Minh bảo:
-Này các thiện nam! Chớ nên nói như vậy. Vì sao? Vì nếu Bồ- tát ở trong thế giới này tịnh tu phạm hạnh, đầy đủ đến trăm ngàn kiếp, cũng không bằng phước đức của người không dấy khởi tâm sân hận chỉ trong choc lát ở thế giới Ta-bà kia. Vì sao? Vì ở thế giới đó có nhiều cấu nhiễm, có nhiều chướng nạn, các chúng sinh ở cõi đó cũng có nhiều cấu nhiễm hay gây tranh chấp.
Ngay lúc này có một vạn hai ngàn vị Bồ-tát muốn cùng với Phạm thiên Thắng Tư Duy phát tâm đi đến thế giới Ta-bà, nên cùng thưa:
-Bạch Thế Tôn! Như Lai biết rõ chúng con hành theo hạnh Bồ-tát. Chúng con cũng dốc đem mười thứ tâm kiên cố ấy một lòng đi đến thế giới Ta-bà để yết kiến, lễ bái, cúng dường Đức Phật Thích-ca Mâu-ni.
Khi ấy, Phạm thiên Thắng Tư Duy cùng với một vạn hai ngàn Bồ-tát cung kính đảnh lễ sát chân Phật Nguyệt Quang Minh, rồi hôt nhiên các vị ấy biến mất ở quốc độ mình và nhanh như khoảng thời gian lực sĩ co duỗi cánh tay, chư vị đã có mặt tại chỗ Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ở thế giới Ta-bà, cung kính đảnh lễ nơi chân Ngài, đi nhiễu quanh ba vòng rồi đứng qua một bên.
Bấy giờ, Đức Phật bảo Bồ-tát Võng Minh:
-Này Bồ-tát Võng Minh! Ông có thấy Phạm thiên Thắng Tư Duy đi đến với chúng hội này không?
Bồ-tát Võng Minh đáp:
-Bạch Thế Tôn, con có thấy!
Phật dạy:
-Này Bồ-tát Võng Minh! Phạm thiên Thắng Tư Duy ấy là bậc nhất trong các vị Bồ-tát khéo thưa hỏi về các vấn đề chính đáng, là bậc nhất trong các vị Bồ-tát khéo dùng các phương tiện thiện xảo để tùy nghi thuyết pháp, là bậc nhất trong hàng Bồ-tát có âm thanh huyền diệu, là bậc nhất tong các Bồ-tát có ngôn ngữ hay đẹp, là bậc nhất trong số các Bồ-tát có ý thức khéo thăm hỏi, là bậc nhất trong các Bồ-tát dùng ngôn ngữ để cúng dường, là bậc nhất trong các Bồ- tát không hề bị chướng ngại về ngôn ngữ, là bậc nhất trong các Bồ- tát không bị chướng ngại đối với ngôn từ mật ý, là bậc nhất trong hàng Bồ-tát không có tâm sân hận, là bậc nhất trong các Bồ-tát luôn hành tâm Từ, là bậc nhất trong các Bồ-tát hành theo tâm Bi, là bậc nhất trong các Bồ-tát có đầy đủ tâm Hỷ, là bậc nhất trong các Bồ-tát không luôn hành tâm xả, cũng là bậc nhất trong các Bồ-tát khéo thưa hỏi về các điều còn nghi ngờ.
Lúc này Phạm thiên Thắng Tư Duy cùng một vạn hai ngàn Bồ- tát, đảnh lễ nơi chân Phật, đi nhiễu quanh ba vòng rồi chắp tay hướng về Phật nói kệ để thưa hỏi:
Thế Tôn, bậc thù thắng
Tiếng tốt vang mười phương
Ở chỗ các Như Lai
Không ai không xưng tán.
Nơi các cõi tịnh khác
Không tên ba đường ác
Bỏ các cõi đẹp ấy
Từ bi nên sinh đây.
Trí Phật không giảm thiểu
Đồng các Đức Như Lai
Dùng bản nguyện đại Bi
Hành hóa cõi xấu ác.
Nếu người ở cõi tịnh
Phạm hạnh tròn một kiếp
Ở đây trong chốc lát
Hành Từ là tối thắng.
Nếu nguời ở cõi này
Thân, khẩu, ý tạo tội
Đáng đọa ba đường ác
Hiện đời được tiêu trừ.
Bồ-tát sinh cõi này
Không còn mang sầu não
Giả có tội cõi ác
Thông khổ được dứt bỏ.
Các Bồ-tát cõi này
Nếu thường hộ trì pháp
Đời đời sinh ở đâu
Cũng không mất chánh niệm.
Nếu người muốn giải thoát
Diệt tội nghiệp, phiền não
Nơi cõi này hộ pháp
Tăng trưởng Nhất thiết trí.
Ở cõi tịnh nhiều kiếp
Thọ trì giới thanh tịnh
Không bằng cõi Ta-bà
Giữ giới trong chốc lát.
Con thấy nước An lạc
Cõi Phật Vô Lượng Thọ
Không có khổ tên khổ
Tạo phước thật chẳng khó.
Ở cõi phiền não này
Nhẫn các điều khó nhẫn
Cũng dạy người pháp ấy
Phước đó là tối thắng.
Con lễ Đấng Vô Thượng
Bậc Đại Bi cứu khổ
Gắng nhẫn chúng sinh ác
Thuyết pháp thật là khó.
Phật tập hợp Bồ-tát
Danh tiếng khắp mười phương Nghe pháp không nhàm chán Thuyết rộng về Phật đạo.
Thích, Phạm, Tứ Thiên vương Chúng trời, rồng, quỷ thần…
Thảy đều muốn cầu pháp
Nguyện tin theo vui giảng.
Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni
Cùng nam nữ thanh tín
Bốn chúng này vân tập
Nguyện xin thuyết giảng pháp.
Có người ưa Phật thừa
Và Thanh văn, Duyên giác
Phật biết tâm ý ấỵ
Xin dứt trừ mọi nghi.
Người không đoạn Phật chủng
Khiến Tâm bảo hưng thịnh
Vì các Bồ-tát ấy
Con cung thỉnh Pháp vương.
Tiếng thơm tỏa khắp nơi
Khiến Bồ-tát mười phương
Cùng nhau vân tập đến
Xin thuyết đạo Vô thượng.
Pháp chẳng thuộc Nhị thừa
Chúng con hết lòng tin
Tuệ chẳng thể nghĩ bàn
Chính là cảnh giới Phật
Con nay có chỗ thưa
Xin sám hối Thế Tôn
Như Lai không mỏi mệt
Nguyện thuyết đạo Bồ-đề.
Sau khi dùng kệ khen ngợi Phật xong, Phạm thiên Thắng Tư Duy bèn thưa:
-Bạch Thế Tôn! Bồ-tát làm thế nào để tâm mình luôn được kiên cố, không hề mệt mỏi?
Bồ-tát làm thế nào để lời nói của mình luôn chắc thật, không hối tiếc?
Bồ-tát làm thế nào để tăng trưởng các thiện căn?
Bồ-tát làm thế nào để không còn lo sợ, oai nghi không thoái chuyển?
Bồ-tát làm thế nào để tăng trưởng các pháp thiện?
Bồ-tát làm thế nào để khéo nhận biết từ quả vị này đến quả vị khác?
Bồ-tát làm thế nào để khéo biết về phương tiện nhằm giáo hóa chúng sinh?
Bồ-tát làm thế nào để tùy thuận chúng sinh?
Thế nào là Bồ-tát không làm mất tâm Bồ-đề?
Thế nào là Bồ-tát đạt được nhất tâm không bị tán loạn?
Thế nào là Bồ-tát khéo cầu pháp?
Thế nào là Bồ-tát khéo ra khỏi tội lỗi phá bỏ giới?
Bồ-tát làm thế nào để khéo đoạn trừ các phiền não?
Bồ-tát làm thế nào để khéo an trú trong đại chúng?
Bồ-tát làm thế nào để khéo mở bày việc pháp thí?
Bồ-tát làm thế nào để đạt được diệu lực của nhân duyên đời trước, mà không mất thiện căn?
Bồ-tát làm thế nào để tu hành sáu pháp Ba-la-mật mà không do người khác chỉ dạy?
Bồ-tát làm thế nào để có thể chuyển xả thiền định sinh trở lại cõi Dục?
Bồ-tát làm thế nào để đạt được không thoái chuyển nơi các pháp của chư Phật?
Bồ-tát làm thế nào để không làm mất hạt giống Phật mà tu hành đúng như thật?
Đức Thế Tôn khen ngợi Phạm thiên Thắng Tư Duy:
-Lành thay, lành thay! Này Phạm thiên! Nay ông đã khéo thưa hỏi Như Lai về các nghĩa như vậy.
Này Phạm thiên! Nay ông hãy chí tâm lắng nghe, Như Lai sẽ thuyết giảng.
Đại Phạm thiên thưa:
-Bạch Thế Tôn! Con xin lắng nghe.
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu rốt ráo bốn pháp thì tâm được kiên cố, không hề mệt mỏi. Những gì là bốn?
1. Khởi tâm đại Từ bi đối với chúng sinh.
2. Thường tinh tấn, không biếng trễ.
3. Tin hiểu về sinh tử như mộng huyễn.
4. Tư duy chân chánh về trí tuệ của Phật là không gì sánh bằng, không gì hơn.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu rốt ráo bốn pháp như vậy thì tâm được kiên cố, không hề biết mệt mỏi.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu đầy đủ bốn pháp thì lời nói của mình luôn chắc thật, không hề hối tiếc. Những gì là bốn?
1. Nói chắc chắn các pháp là vô ngã.
2. Nói chắc chắn các cảnh giới sinh tử là không có an vui.
3. Thường khen ngợi Đại thừa.
4. Nói nghiệp của tội phước là không hề mất.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu trọn vẹn bốn pháp như vậy, thì lời nói luôn được chắc thật, không hối tiếc.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu rốt ráo bốn pháp thì các thiện căn luôn được tăng trưởng. Những gì là bốn?
1. Giữ giới.
2. Hiểu biết rộng.
3. Bố thí.
4. Xuất gia tu tập.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu rốt ráo bốn pháp thì không còn lo sợ, oai nghi không hề thoái chuyển. Những gì là bốn?
1. Không sợ hãi khi chẳng được tài vật, lợi dưỡng.
2. Không sợ khi bị nhục mạ.
3. Không sợ tiếng xấu.
4. Không sợ mọi sự khổ não.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu đầy đủ bốn pháp thì các pháp thiện sẽ được tăng trưởng. Những gì là bốn?
1. Giáo hóa chúng sinh tu hành đạo Bồ-đề.
2. Bố thí mà không cầu phước báo.
3. Giữ gìn chánh pháp.
4. Dùng trí tuệ để chỉ dạy các Bồ-tát.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu trọn vẹn bốn pháp thì khéo nhận biết từ quả vị này đến quả vị khác. Những gì là bốn?
1. Tích tập các thiện căn.
2. Xa lìa các lỗi lầm.
3. Khéo biết về phương tiện hồi hướng.
4. Thường chuyên cần, tinh tấn.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu rốt ráo bốn pháp thì khéo biết rõ về phương tiện để giáo hóa chúng sinh. Những gì là bốn?
1. Thuận theo tâm, ý của chúng sinh.
2. Khởi tâm tùy hỷ đối với công đức của người khác.
3. Hối lỗi để diệt trừ tội.
4. Luôn khuyến thỉnh chư Phật.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu trọn vẹn bốn pháp thì lỗi lầm tùy thuận các chúng sinh. Những gì là bốn?
1. Thường cầu lợi ích, an lạc cho tất cả chúng sinh.
2. Từ bỏ niềm vui riêng của mình.
3. Tâm luôn dịu dàng, nhẫn nhục.
4. Trừ bỏ mọi kiêu mạn.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu đầy đủ bốn pháp thì
không làm mất tâm Bồ-đề. Những gì là bốn?
1. Thường nhớ nghĩ đến chư Phật.
2. Vun trồng thiện căn, không lìa tâm Bồ-đề.
3. Thân cận các bậc Thiện tri thức.
4. Khen ngợi pháp Đại thừa.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu trọn vẹn bốn pháp thì đạt được nhất tâm, không bị tán loạn. Những gì là bốn?
1. Xa lìa tâm cầu bậc Thanh văn.
2. Xả bỏ tâm niệm về bậc Bích-chi-phật.
3. Cầu pháp không hề chán đủ.
4. Giảng rộng cho mọi người về pháp mình đã nghe.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu rốt ráo bốn pháp thì khéo cầu được pháp. Những gì là bốn?
1. Đôi với pháp nên sinh tưởng quý báu vì khó được.
2. Đối với pháp nên sinh tưởng như thuốc hay vì trị được các
bệnh.
3. Đối với pháp nên sinh tưởng như tài vật vì không bị mất.
4. Đối với pháp nên sinh tưởng như khổ được trừ diệt, đạt đến Niết-bàn.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu rốt ráo bốn pháp thì khéo ra khỏi tội lỗi phá giới. Những gì là bốn?
1. Được pháp Nhẫn vô sinh, do nội quán về các pháp.
2. Được pháp nhẫn vô diệt vì các pháp vốn không đi.
3. Được nhẫn nhân duyên, nhờ quán về nhân duyên của các
pháp.
4. Được nhẫn vô trụ do không thấy có mới, cũ.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu trọn vẹn bốn pháp thì khéo đoạn trừ các phiền não. Những gì là bốn?
1. Quán xét chân chánh.
2. Xa lìa các chướng ngại chưa sinh, tăng trưởng các pháp
thiện.
3. Được diệu lực của pháp thiện.
4. Ở riêng một mình, xa lìa tất cả.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu đầy đủ bốn pháp thì khéo an trụ nơi các đại chung. Những gì là bốn?
1. Cầu pháp không mong hơn người.
2. Tâm cung kính, không kiêu mạn.
3. Chỉ cầu pháp, không tự khoe khoan.
4. Dạy người pháp thiện, không cầu danh lợi.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu rốt ráo bốn pháp thì khéo mở bày pháp thí. Những gì là bốn?
1. Giữ gìn chánh pháp.
2. Tự làm tăng trưởng trí tuệ và cũng làm tăng trưởng trí tuệ của người khác.
3. Thực hành pháp của bậc thiện nhân.
4. Chỉ bày về chỗ cấu, tịnh nơi con người.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu trọn vẹn bốn pháp thì được diệu lực nơi nhân từ đời trước mà không làm mất thiện căn. Những gì là bốn?
1. Không thấy khiếm khuyết, lỗi lầm nơi người khác.
2. Thường tu tâm Từ đối với kẻ giận dữ.
3. Thuyết giảng về nhân duyên của các pháp.
4. Luôn nhớ nghĩ về Bồ-đề.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu rốt ráo bốn pháp thì
có thể hành hóa sáu pháp Ba-la-mật mà không do người khác chỉ
dạy. Những gì là bốn?
1. Dùng bố thí để dẫn dắt cho người khác.
2. Không nói về tội phá giới của người khác.
3. Khéo biết thâu tóm giáo pháp để giáo hóa chúng sinh.
4. Thông đạt các pháp thâm diệu.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu đầy đủ bốn pháp thì có thể chuyển xả thiền định, sinh trở lại cõi Dục. Những gì là bốn?
1. Tâm luôn nhu hòa, dịu dàng.
2. Được diệu lực của các thiện căn.
3. Khéo tu tập về diệu lực nơi phương tiện trí tuệ.
4. Không hề lìa bỏ tất cả chúng sinh.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu trọn vẹn bốn pháp thì đối với pháp của chư Phật không hề thoái chuyển. Những gì là bốn?
1. Kham nhận vô lượng sinh tử.
2. Cúng dường vô lượng chư Phật.
3. Tu hành vô lượng pháp đại Từ.
4. Tu hành vô lượng pháp đại Bi.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu rốt ráo bốn pháp thì
không làm mất hạt giống Phật, luôn tu hành chân thật. Những gì là
bốn?
1. Bản nguyện không hề thoái chuyển.
2. Tu hành đúng như thật.
3. Luôn hết sức tinh tấn đối với pháp thiện.
4. Chí tâm thực hành Phật đạo.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát thành tựu trọn vẹn bốn pháp này thì không làm mất hạt giống Phật, luôn tu hành chân thật.
Khi Phật thuyết giảng các loại bốn pháp như vậy, thì có hai vạn hai ngàn chư Thiên và người đều phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề vô thượng, năm ngàn Bồ-tát đạt được pháp Nhẫn vô sinh, các vị Bồ-tát từ khắp mười phương thế giới đến chúng hội đã dùng hoa trời tung rải lên chỗ Đức Phật để cúng dường, hoa ấy được rải khắp tam thiên đại thiên thế giới.
Khi đó Bồ-tát Võng Minh hỏi Phạm thiên Thắng Tư Duy:
-Này Phạm thiên! Phật nói ông là bậc nhất trong scí các vị Bồ- tát thường thỉnh vấn một cách chính đáng. Vậy chỗ chánh vấn Bồ-tát là thế nào?
Phạm thiên đáp:
-Này Bồ-tát Võng Minh! Nếu Bồ-tát thấy có ngã nên hỏi thì đó là tà vấn, không phải là chánh vấn. Nếu thấy có người khác nên hỏi thì đó là tà vấn chứ không phải chánh vấn. Nếu hỏi bằng pháp phân biệt thì gọi là tà vấn, chẳng phải là chánh vấn.
Này Bồ-tát Võng Minh! Nếu Bồ-tát không vì ngã kiến, tha kiến, pháp kiến để hỏi thì đó gọi là chánh vân, chớ không phải là tà vấn.
Lại nữa, này Bồ-tát Võng Minh! Nếu Bồ-tát do sinh mà hỏi, gọi là tà vấn, do diệt mà hỏi, gọi là tà vấn, do phải trái mà hỏi, gọi là tà vấn.
Này Bồ-tát Võng Minh! Nếu Bồ-tát không do sinh, không do diệt, không do phải trái mà hỏi, đó gọi là chánh vấn.
Lại nữa, này Bồ-tát Võng Minh! Nếu Bồ-tát vì nhiễm, vì tịnh, vì sinh tử, vì Niết-bàn mà hỏi, đó gọi là tà vấn.
Này Bồ-tát Võng Minh! Nếu Bồ-tát không vì nhiễm, tịnh, sinh tử, vượt ra sinh tử, Niết-bàn mà hỏi, đó gọi là chánh vấn. Vì sao? Vì tử ở trong quả vị của pháp không có nhiễm, tịnh, sinh tử, Niết-bàn.
Lại nữa, này Bồ-tát Võng Minh! Nếu Bồ-tát vì được, vì nắm giữ, vì chứng đắc, vì phân biệt, vì hiểu biết, vì nương tựa, vì tu tập, vì tu hành theo các kiến giải để hỏi, đó gọi là tà vấn.
Do vậy, này Bồ-tát Vồng Minh! Nếu Bồ-tát không vì được, vì nắm giữ, vì chứng đắc, vì phân biệt, vì hiểu biết, vì nương tựa, vì tu tập, vì tu hành theo các kiến giải để hỏi, đó gọi là chánh vấn.
Này Bồ-tát Võng Minh! Nếu Bồ-tát thấy đây là pháp thiện, pháp bất thiện, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp có tội, pháp không có có tội, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, nương nơi hai pháp đối lập như vậy để hỏi, đó gọi là tà vấn.
Này Bồ-tát Võng Minh! Nếu Bồ-tát không thấy có hai, không thấy chẳng có hai, vì pháp đó là vô tướng, vô tướng bình đẳng để hỏi, đó gọi là chánh vấn.
Lại nữa, này Bồ-tát Võng Minh! Nếu Bồ-tát phân biệt về Phật, phân biệt về Pháp, phân biệt về Tăng, phân biệt về quốc độ của Phật, phân biệt về chúng sinh, phân biệt về các thừa để hỏi, thì đó gọi là tà vấn.
Này Bồ-tát Võng Minh! Nếu Bồ-tát đối với pháp không cho là một, không cho là khác để hỏi, gọi là chánh vấn.
Này Bồ-tát Võng Minh! Tất cả các pháp đều là chánh, tất cả các pháp đều là tà.
Bồ-tát Võng Minh hỏi:
-Này Phạm thiên! Sao gọi là tất cả các pháp đều là chánh, tất cả các pháp đều là tà?
Phạm thiên đáp:
-Này Bồ-tát Võng Minh! Các pháp không thể nghĩ bàn, nên tất cả các pháp gọi là chánh. Nếu không thể nghĩ bàn mà nghĩ bàn nên tất cả các pháp gọi là tà. Biết tất cả pháp đều là vắng lặng, đó gọi là chánh tư duy. Nếu không tin, hiểu các pháp là vắng lặng, tức là phân biệt các pháp. Nếu phân biệt các pháp tức là rơi vào tăng thượng mạn, nếu đã rơi vào tăng thượng mạn thì sự phân biệt nào cũng đều là tà vấn.
Bồ-tát Võng Minh hỏi:
-Này Phạm thiên! Vì sao gọi các pháp là chánh tánh?
Phạm thiên đáp:
-Này Bồ-tát Võng Minh! Vì các pháp đều lìa tự tánh đều xa lìa biên vực của dục, đó gọi là chánh tánh.
Bồ-tát Võng Minh nói:
-Này Phạm thiên! ít có chúng sinh có thể hiểu được về chánh tánh của các pháp như vậy.
Phạm thiên nêu:
-Chánh tánh của pháp ấy là không một, không nhiều.
Này Bồ-tát Võng Minh! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào có thể nhận biết về chánh tánh của các pháp như vậy, hoặc đã biết, đang biết, sẽ biết, thì người ấy không có pháp đã thủ đắc, đang thủ đắc, sẽ thủ đắc. Vì sao? Vì Phật đã nói là không có thủ đắc, không có phân biệt. Đó gọi là tướng của việc làm đã hoàn tất.
Này Bồ-tát Võng Minh! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào được lãnh hội về chánh tánh của các pháp như vậy mà siêng năng tinh tấn hành trì, thì đó gọi là tu tập đúng như thật. Người ấy không hý luận nơi các pháp, nếu không hý luận nơi các pháp thì không có pháp để thủ đắc. Nếu không có pháp để thủ đắc, thì người ấy không trụ ở thế gian, không trụ ở Niết-bàn. Vì sao? Vì Phật không thủ đắc sinh tử, cũng không thủ đắc Niết-bàn.
Bồ-tát Võng Minh hỏi:
-Này Phạm thiên! Lẽ nào Như Lai không vượt qua sinh tử mà giảng nói pháp sao?
Phạm thiên lại hỏi:
-Pháp của Phật chỉ bày có vượt qua sinh tử chăng?
Bồ-tát Võng Minh đáp:
-Không. Như Lai chẳng khiến cho chúng sinh lìa khỏi thế gian, cũng chẳng khiến cho chúng sinh đạt được Niết-bàn.
Phạm thiên nói:
-Này Thiện nam! Vì nhân duyên ấy, nên biết Đức Như Lai chẳng khiến cho chúng sinh thoát khỏi sinh tử, đi vào Niết-bàn, chỉ vì nhằm hóa độ người vọng tưởng nên phân biệt ra hai tướng là sinh tử và Niết-bàn, nhưng trong đấy, thật sự không phải vượt ra sinh tử để đi đến Niết-bàn. Vì sao? Vì các pháp là bình đẳng, thật sự không có người qua lại nơi sinh tử, cũng không có người nhập nơi Niết-bàn, cũng không có nhiễm, cũng không có tịnh.
Đức Thế Tôn khen ngợi Phạm thiên Thắng Tư Duy:
-Lành thay, lành thay! Này Phạm thiên! Nếu có ai muốn giảng nói về chánh tánh của các pháp, thì nên giảng nói như những điều như ông đã nêu bày.
Lúc giảng pháp này xong, thì có hai ngàn Tỳ-kheo không còn bị các pháp chi phối, dứt hết các lậu, tâm được giải thoát.
Đức Như Lai lại bảo Phạm thiên:
-Này Phạm thiên! Như Lai chẳng thủ đắc nơi sinh tử, chẳng thủ đắc Niết-bàn. Vì sao? Vì Như Lai tuy nói về sinh tử, nhưng thật ra không có người trôi lăn trong sinh tử, tuy nói về Niết-bàn, nhưng thật ra không có người hội nhập Niết-bàn. Nếu có người thủ đắc cho là nhập vào pháp môn như vậy, nên biết người ấy không phải là tướng sinh tử, cũng không phải là tướng Niết-bàn.
Bấy giờ, có năm trăm Tỳ-kheo trong chúng hội, liền rời chỗ ngồi đứng dậy, thưa:
-Nếu không có thế gian, không có Niết-bàn, thì hóa ra chúng con tu hành phạm hạnh chỉ là rỗng không, vì ý nghĩa gì mà tu hành các pháp thiền Tam-muội, Tam-ma-bạt-đề của chánh đạo?
Bồ-tát Võng Minh bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Nếu có người đôi với pháp mà dấy khởi kiến chấp về sinh, về diệt, thì người ấy không vượt qua sinh tử, đôi với người đó Phật cũng không xuất hiện nơi thế gian.
Bạch Thế Tôn! Nếu có ai cho rằng mình thấy Niết-bàn, thì người ấy cũng không vượt ra sinh tử, cũng không chứng đắc Niết- bàn. Vì sao? Vì Phật đã dạy: Niết-bàn là diệt trừ các tướng, xa lìa tất cả động niệm, tất cả ngã tưởng, tất cả sự sinh khởi, tất cả hý luận.
Bạch Thế Tôn! Các Tỳ-kheo này đã xuất gia trong chánh pháp của Như Lai, mà nay lại rơi vào tà kiến của ngoại đạo, cầu tướng quyết định nơi Niết-bàn an lạc, ví như từ mè ép ra dầu, từ lạc tạo ra tô.
Bạch Thế Tôn! Nếu người nào ở trong tướng tịch diệt của các pháp mà cầu Niết-bàn, thì con nói những người ấy là tăng thượng mạn, là tà kiến, ngoại đạo.
Bạch Thế Tôn! Người hành đạo chân chánh, đối với pháp tịch diệt, thì không tạo tướng sinh diệt, không thủ đắc, không chấp nơi quả vị.
Bấy giờ, Bồ-tát Võng Minh hỏi Phạm thiên Thắng Tư Duy:
-Năm trăm Tỳ-kheo ấy rời chúng hội ra đi, nên dùng phương tiện gì để dẫn dắt họ hội nhập nơi pháp môn này, khiến họ tin hiểu, xa lìa tà kiến?
Phạm thiên đáp:
-Này Thiện nam! Dù họ có đi đến hằng hà sa cõi Phật, thì cũng không ra khỏi pháp môn này. Ví như người ngu sợ hư không nên bỏ hư không mà chạy trốn, thì dù đến đâu cũng không ra khỏi hư không. Các Tỳ-kheo ấy cũng lại như vậy. Tuy ra đi, nhưng không vượt ra khỏi tướng Không, tướng Vô tướng, tướng Vô nguyện. Ví như người muốn nắm bắt hư không, dong ruổi khắp đây đó nói: Tôi muốn được hư không, nhưng đi ở trong hư không mà chẳng thấy hư không. Các Tỳ-kheo kia cũng như vậy, muốn cầu Niết-bàn, sông trong Niết-bàn mà không cảm nhận được Niết-bàn. Vì sao? Vì gọi là Niết-bàn chỉ là danh tự, giống như hư không cũng chỉ là danh tự, không thể thủ đắc. Niết-bàn cũng vậy, chỉ có trên danh tự, không thể thủ đắc.
Khi ấy, năm trăm Tỳ-kheo nghé thuyết giảng như vậy, liền xả bỏ các pháp hữu lậu, tâm được giải thoát, chứng đắc thần thông, cùng nhau bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Nếu người nào đối với tướng tịch diệt rốt ráo của các pháp mà cầu Niết-bàn, thì người ấy chẳng thấy Phật xuất hiện giữa đời.
Bạch Thế Tôn! Chúng con hôm nay không phải là hàng phàm phu, hàng Hữu học, Vô học A-la-hán, chẳng ở thế gian, chẳng trú Niết-bàn. Vì sao? Vì chúng con đã xa lìa tât cả động niệm, tất cả ngã tưởng, tất cả sự sinh khởi, tất cả hý luận. Đó gọi là chư Phật xuất hiện nơi thế gian.
Bấy giờ, Trưởng lão Xá-lợi-phất hỏi các Tỳ-kheo:
-Chư vị hôm nay đích thật là Sa-môn, vậy việc đáng làm đã hoàn tất chưa?
Các vị Tỳ-kheo đáp:
-Thưa Trưởng lão Xá-lợi-phất! Chúng tôi nay đã có được các phiền não cấu nhiễm, việc không nên làm mà làm.
Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:
-Này các Tỳ-kheo! VI ý gì mà các ông nói như vậy?
Các Tỳ-kheo đáp:
-Thưa Trưởng lão Xá-lợi-phất! Chúng tôi do nhận biết tướng của các phiền não, cho nên nói là chúng tôi có được các phiền não cấu nhiễm, việc không nên làm mà làm.
Thưa Trưởng lão Xá-lợi-phất! Ý của chúng tôi là ở chỗ đó, nên nói như thế đã được phiền não cấu nhiễm, việc không nên làm mà làm.
Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:
-Lành thay, lành thay! Các ông nay đang ở trong ruộng phước,
Có thể lãnh thọ sự cúng dường.
Các Tỳ-kheo nói:
-Thưa Trưởng lão Xá-lợi-phất! Đức Thế Tôn là Bậc Đại Sư còn không thể trừ bỏ sự cúng dường, huống gì là chúng tôi có thể từ bỏ được.
Xá-lợi-phât nói:
-Các ông vì sao nói như vậy?
Các Tỳ-kheo đáp:
-Thưa Trưởng lão Xá-lợi-phất! Đức Thế Tôn Đại Sư thấy biết tánh của các pháp là thường, tịnh.
Bấy giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Ai đáng thọ nhận sự cúng dường của thế
gian.
Phật dạy:
-Đó là người không bị pháp thế gian trói buộc.
Phạm thiên Thắng Tư Duy thưa:
-Bạch Thế Tôn! Ai có khả năng thọ nhận trọn vẹn các phẩm vật cúng dường?
Phật dạy:
-Đó là người không chấp thủ nơi các pháp.
Phạm thiên Thắng Tư Duy thưa:
-Bạch Thế Tôn! Người thanh tịnh nào có thể làm ruộng phước để có thể lãnh thọ cúng dường?
Phật dạy:
-Đó là người không hủy hoại tâm Bồ-đề.
Phạm thiên thưa:
-Bạch Thế Tôn! Ai là hàng Thiện tri thức cho chúng sinh?
Phật dạy:
-Đó là người đối với tất cả chúng sinh không xả bỏ tâm Từ. Phạm thiên thưa:
-Bạch Thế Tôn! Ai là người biết báo đáp ân Phật?
Phật dạy:
-Đó là người không đoạn trừ hạt giống Phật.
Phạm thiên thưa:
-Thế nào là cúng dường Phật?
Phật dạy:
-Là dùng sự thông tỏ về cảnh giới vô sinh.
Phạm thiên thưa:
-Bạch Thế Tôn! Ai có thể thân cận nơi Phật?
Phật dạy:
-Đó là người cho dù mất mạng cũng không phá bỏ giới cấm. -Bạch Thế Tôn! Ai là người cung kính Phật?
Phật dạy:
-Đó là người khéo giữ gìn sáu căn.
-Bạch Thế Tôn! ở trong thế gian, ai là người được gọi là giàu
có?
Phật dạy:
-Đó là người thành tựu bảy Thánh tài.
-Bạch Thế Tôn! Ai được gọi là biết đủ?
Phật dạy:
-Đó là người vượt ra ngoài thế gian đạt được trí tuệ thù thắng.
-Bạch Thế Tôn! Ai là người xa lìa?
Phật dạy:
-Đó là người ở trong ba cõi không còn có sở nguyện.
-Bạch Thế Tôn! Ai ở trong thế gian mà không làm các việc
ác?
Phật dạy:
-Đó là người đoạn trừ tất cả các kết sử.
-Bạch Thế Tôn! Ai được gọi là người an lạc?
Phật dạy:
-Đó là người không tham đắm nơi các pháp.
-Bạch Thế Tôn! Ai là người có thể đạt đến bờ giác ngộ?
Phật dạy:
-ĐÓ là người có thể xả bỏ sáu pháp.
-Bạch Thế Tôn! Ai có thể an trú nơi bờ giác ngộ?
Phật dạy:
-Đó là người đạt đến đạo bình đẳng.
-Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào để tăng trưởng sự bố thí?
Phật dạy:
-Bồ-tát nên vì các chúng sinh mà thuyết giảng về tâm của Nhất thiết trí.
-Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào để giữ gìn giới
cấm?
Phật dạy:
-Bồ-tát luôn giữ vững tâm Bồ-đề.
-Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào hành hạnh nhẫn nhục?
Phật dạy:
-Bồ-tát do thấy rõ tâm nơi Nhất thiết trí là vô tận.
-Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào để hành hạnh tinh
tấn?
Phật dạy:
-Quan sát về tâm nơi Nhất thiết trí là không thể thủ đắc.
-Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào hành thiền định? Phật dạy:
-Bồ-tát nên biết tự tánh nơi tâm của Nhất thiết trí là thanh
tịnh.
-Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào để có thể hành Bát-nhã?
Phật dạy:
-Đôi với tất cả các pháp dứt bỏ mọi hý luận.
-Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào để hành tâm Từ? Phật dạy:
-Không sinh tưởng chấp về chúng sinh.
-Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào để hành tâm Bi? Phật dạy:
-Không sinh tưởng chấp về pháp.
-Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào để hành tâm Hỷ? Phật dạy:
-Không sinh tưởng chấp về ngã.
-Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào để hành tâm xả? Phật dạy:
-Không sinh tưởng chấp về ta, người.
-Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào an trú nơi sự tin tưởng?
Phật dạy:
-Tin nơi tất cả các pháp là không có ngổn ngữ.
-Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào trú nơi văn tuệ? Phật dạy:
-Không chấp trước nơi tất cả tên gọi của các pháp.
-Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào để an trú nơi sự biết xấu hổ?
Phật dạy:
-Thấy, biết rõ về các pháp bên trong.
-Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào để an trú nơi sự biết thẹn?
Phật dạy:
-Xả bỏ các nhập từ bên ngoài.
-Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm thế nào để hành hóa khắp tất cả các nơi chôn công đức?
Phật dạy:
-Có thể làm thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ:
Thân tịnh không lầm ác
Khẩu tịnh không nói dối
Tâm tịnh lìa cấu nhiễm
Là việc làm Bồ-tát.
Quán bất tịnh không tham
Hành từ không sân hận
Hành trí nên không si
Là việc làm Bồ-tát.
Như ở nơi thanh vắng
Hoặc ở với đại chúng
Oai nghi không thay đổi
Là việc làm Bồ-tát.
Tin biết pháp là Phật
Tin lìa danh là pháp
Tin vô vi là Tăng
Là việc làm Bồ-tát.
Biết chỗ dục dấỵ khởi
Cùng sân hận, ngu si
Khéo chuyển hóa được chúng
Là việc làm Bồ-tát.
Không nương vào Dục giới
Không trú sắc, Vô sắc
Hành thiền định như vậy
Là việc làm Bồ-tát.
Hiểu rõ các pháp Không
Cùng Vô tướng, Vô nguyện
Nhưng không dứt các lậu
Là việc làm Bồ-tát.
Khéo biết thừa Thanh vân
Cùng thừa Bích-chi-phật
Thông tỏ nơi Phật thừa
Là việc làm Bồ-tát.
Hiểu rõ tất cả pháp
Chẳng nghi đạo, phi đạo
Thương, ghét tâm bình đẳng
Là việc làm Bồ-tát.
Nơi quá khứ; vị lai
Cùng với đời hiện tại
Tất cả không phân biệt
Là việc làm Bồ-tát.
***
Bấy giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Bồ-tát sống trong thế gian làm thế nào để vượt khỏi pháp thế gian và không bị pháp thế gian làm cấu nhiễm? Bồ-tát khéo nhận biết các pháp thế gian đúng như thật tùy thuận pháp thế gian mà không tham đắm, để giáo hóa chúng sinh khiến họ xa lìa mọi hệ lụy, được thấy các pháp thế gian một cách bình đẳng, hành hóa nơi thế gian mà không hủy hoại pháp thế gian?
Đức Thế Tôn dùng kệ đáp:
Ta nói thân năm ấm
Nơi nương tựa chúng sinh Không nương thân năm ấm Thoát được pháp thế gian.
Bồ-tát có trí tuệ
Biết thật tánh thế gian
Tuy nương thân năm ấm
Mà không bị cấu nhiễm.
Được, mất và khen chê
Ca, trách cùng vui khổ
Đối với tám pháp ấy
Thường sai khiến người đời.
Bồ -tát bậc Đại trí
Biết đúng pháp thế gian
Tướng luôn bị hư hoại
Hành hóa không hề động.
Thắng lợi không tự cao
Thất bại không buồn chán
Tâm kiên trì bất động
Không vướng pháp thế gian.
Được mất và khen chê
Ca, trách cùng vui khổ
Đối với tám pháp ấy
Tâm luôn luôn bình đẳng.
Biết thế gian hư vọng
Nương hai điên đảo khởi
Bồ-tát hàng tuệ sáng
Không hành nẻo thế tục.
Đạo lý cửa thế gian
Bồ-tát đều biết rõ
Có thể ở thế gian
Độ chúng sinh dứt khổ.
Tuy sống trong cõi đời
Như hoa sen chẳng nhiễm
Không hủy hoại thế gian
Thông đạt tánh các pháp.
Phàm phu sống ở đời
Mà không biết thế gian
Bồ-tát hành chốn ấy
Biết rõ tướng thế gian.
Thế gian tướng hư không
Hư không cũng không tướng
Bồ-tát biết như vậy
Không nhiễm nơi thế tục.
Như những điều mình biết
Tùy theo đó diễn nêu
Biết thật tánh thế gian
Nên không làm tổn hại.
Năm ấm không tự tánh
Tức là tánh thế gian
Nếu ai không biết vậy
Luôn tự chấp thế gian.
Nếu thấy rõ năm ấm
Không sinh cũng không diệt
Người ấy hành theo đời
Không dựa nương thế tục.
Phàm phu không biết pháp
Ở đời dấy tranh cãi
Là thật hay không thật
Chấp vào hai tướng ấy.
Ta chẳng cùng với đời
Khởi mọi sự tranh chấp
Thật tướng của thế gian
Thảy đã nhận biết rõ.
Pháp chư Phật thuyết giảng
Hoàn toàn không tranh cãi
Biết thế gian bình đẳng
Không thật không hư vọng.
Nếu quyết định pháp Phật
Có thật, có hư vọng
Đó tức là tham đắm
Cùng ngoại đạo không khác.
Mà nay trong Phật pháp
Không thật, không hư vọng
Cho nên ta thường nói
Pháp xuất thế không hai.
Nếu người biết thế gian
Thật tánh là như vậy
Nơi thật, nơi hư vọng
Không chấp ác kiến ấy.
Như vậy biết thế gian
Thanh tịnh như hư không
Là bậc danh xưng lớn
Như mặt trời chiếu khắp.
Người nào thấy thế gian
Như những điều ta thấy
Những người đạt như vậy
Thấy được mười phương Phật. Các pháp từ duyên sinh
Vốn không có định tánh
Nếu biết nhẫn duyên này
Tức đạt thật tướng pháp.
Nếu biết thật tướng pháp
Thì biết được tướng không
Nếu biết rõ tướng không
Tức là thấy Đạo Sư.
Nếu có người thấy được
Tướng thế gian như vậy
Tuy hành nơi thế gian
Mà chẳng trụ trong đó.
Nương chỗ thấy người thường
Việc này không thể rõ
Vì Sao sống ở đời
Mà không dựa thế tục.
Sau khi Phật diệt độ
Ưa thích pháp nhẫn này
Phật đối với người ấy
Thường hiện nơi thế gian.
Ai thấu đạt pháp ấy
Tức hộ trì pháp ta
Cũng là cúng dường ta
Cũng là bậc dẫn đường.
Nếu người trong chốc lát
Rõ tánh thế gian ấy
Người này thường không bị
Những ma ác Sai khiến.
Thấu đạt ý nghĩa ấy
Tức là đại trí tuệ
Người này là giàu có
Thí chủ về tài, pháp.
Biết thế gian như vậy
Là đầy đủ giới cấm
Là lực nhẫn dũng mãnh
Tiến đến đại tinh tần.
Đầy đủ các thiền định
Chứng đắc thần thông lớn
Trí tuệ biết như thật
Tất cả nẻo thế gian.
Có thể hành như vậy
Được thành tựu Tam-muội
Vui nơi chôn tịch tĩnh
Tức phát khởi Bát-nhã.
Tùy chỗ nghe pháp ấy
Tức chắc chắn có Phật
Như vậy các Bồ-tát
Sẽ mau thành Chánh giác.
Nếu thấy biết sâu xa
Tánh thế gian như vậy
Có thể hàng phục ma
Chóng thành đạo Vô thượng.
Đức Như Lai lại bảo Phạm thiên Thắng Tư Duy:
-Này Phạm thiên! Như Lai vượt ra ngoài thế gian mà giảng nói về thế gian, về tập của thế gian, về diệt của thế gian, về diệt đạo của thế gian.
Này Phạm thiên! Nói về thế gian thì Như Lai giảng nói về năm ấm gọi là thế gian. Tham đắm nơi năm ấm gọi là tập của thế gian. Năm ấm diệt tận gọi là diệt của thế gian. Quan sát năm ấm không thấy có hai pháp gọi là diệt đạo của thế gian.
Lại nữa, này Phạm thiên! Gọi là năm ấm, thì năm ấm chỉ có
nơi lời nói. Trong ấy, chấp giữ theo ngôn ngữ, tà kiến gọi là thế gian. Không xả bỏ kiến chấp ấy gọi là tập của thế gian. Thấy được tự tướng đó gọi là diệt của thế gian. Tùy chỗ theo con đường nào, không giữ lấy kiến chấp kia, gọi là diệt đạo của thế gian.
Này Phạm thiên! Ý của Như Lai là ở chỗ này. Vì thế Như Lai nay đối với thân tướng mà thuyết giảng về khổ của thế gian, về tập, diệt, diệt đạo của thế gian.
Phạm thiên Thắng Tư Duy bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Như điều Ngài giảng nói, về bốn Thánh đế
con chưa rõ, có phải là Thánh đế đích thật không?
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Gọi là khổ đế, không phải là Thánh đế đích thật. Gọi là khổ tập đế, không phải là Thánh đế đích thật.
Này Phạm thiên! Gọi là khổ diệt đế, không phải là Thánh đế đích thật. Gọi là diệt khổ đạo đế cũng không phải là Thánh đế đích thật.
Này Phạm thiên! Nếu Khổ kia là Thánh đế đích thật, thì tất cả loài súc sinh như bò, heo… phải có thật đế. Vì sao? Vì các loại ấy đều chịu mọi sự thổng khổ. Do ý nghĩa này mà nói khổ không phải là thật đế.
Nếu nói Tập kia là Thánh đế đích thật, thì chúng sinh trong sáu đường phải có thật đế. Vì sao? Vì nhân nơi tập ấy mà sinh ra các
đường. Do ý nghĩa này nên tập không phải là thật đế.
Nếu cho là Diệt kia là Thánh đế đích thật, thì tât cả thế gian rơi vào tà kiến, là châp đoạn tức nói pháp diệt nên có thật đế. Vì sao? Vì các thuyết ấy nói pháp diệt là Niết-bàn. Do ý nghĩa này nên nói diệt không phải là thật đế.
Nếu cho Đạo kia là Thánh đế đích thật, thì nhân duyên nơi tất cả pháp hữu vi phải có thật đế. Vì sao? Vì do nương nơi pháp hữu vi mà cầu xa lìa pháp hữu vi. Do ý nghĩa này nên đạo không phải là thật đế.
Này Phạm thiên! Do đó nên biết: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế không phải là Thánh đế đích thật.
Này Phạm thiên! Thánh đế đích thật biết khổ là vô sinh, gọi là Khổ thánh đế đích thật. Biết tập là không hòa hợp, gọi là Tập thánh đế đích thật, ở trong pháp diệt rốt ráo, nhận biết rõ là không sinh không diệt, gọi là Diệt thánh đế đích thật. Đối với tất cả các pháp bình đẳng, không dùng hai pháp mà chứng đạo, đó gọi là Đạo thánh đế đích thật.
Này Phạm thiên! Thánh đế đích thật không phải là vọng ngữ, không phải là thật ngữ.
Thế nào là vọng ngữ? Đó là chấp về ngã, chấp về chúng sinh, chấp về thọ mạng, chấp nơi trượng phu, chấp về người, chấp thường, chấp đoạn, chấp có, chấp lìa có, chấp sinh, chấp diệt, chấp về sinh tử, chấp về Niết-bàn. Đó gọi là vọng ngữ.
Nếu không chấp nơi các nhận thức như vậy, không tiếp xúc theo các kiến giải như vậy, không giữ lấy các kiến giải như vậy, thì đó gọi là thật ngữ.
Này Phạm thiên! Nếu hành giả nói Như Lai biết rõ khổ thì gọi là vọng ngữ. Nếu hành giả nói Như Lai đoạn trừ tập thì gọi là vọng ngữ. Nếu hành giả nói Như Lai chứng đắc diệt thì gọi là vọng ngữ. Nếu hành giả nói Như Lai tu tập đạo thì gọi là vọng ngữ. Vì sao? Vì đã không tùy thuận nơi chỗ nhớ nghĩ đúng về Như Lai, nên gọi là vọng ngữ.
Này Phạm thiên! Sao gọi là tùy thuận nơi chỗ nhớ nghĩ đúng về Như Lai?
Đó là không nhớ nghĩ về tất cả các pháp. Nếu không nhớ nghĩ về tât cả các pháp, thì gọi là tùy thuận nơi chỗ nhớ nghĩ đúng về Như Lai. Nếu hành giả an trụ trong sự nhớ nghĩ ấy, tức là không trụ nơi tất cả tướng. Nếu chẳng trụ nơi tất cả tướng, tức là trụ ở thật tế. Nếu trụ ở thật tế, gọi là chẳng trụ chấp nơi tâm. Nếu chẳng trụ chấp nơi tâm thì người ấy gọi là chẳng phải thật ngữ, chẳng phải vọng ngữ.
Này Phạm thiên! Do đó nên biết, nếu không phải là thật ngữ, không phải là vọng ngữ thì đấy gọi là Thánh đế đích thật của bậc Thánh.
Này Phạm thiên! Nói về điều chân thật thì xưa nay vốn là như
thê, dù Phật ra đời hay không ra đời, thì pháp tánh vốn thường như vậy. Pháp giới cũng thường hằng như thế. Niết-bàn, thế gian cũng thường như vậy. Do đó, gọi là Thánh đế đích thật. Vì sao? Vì không phải xa lìa sinh tử gọi là Thánh đế, cũng không phải chấp thủ Niết- bàn gọi là Thánh đế.
Này Phạm thiên! Nếu người nào chứng ngộ về bốn Thánh đế như vậy thì gọi là thật ngữ.
Này Phạm thiên! về đời vị lai có các Tỳ-kheo không tu tập về thân, không tu tập về giới, không tu tập về tâm, không tu tập về tuệ, những người ấy giảng nói tướng sinh là Khổ đế, các duyên hòa hợp là Tập đế, pháp diệt là Diệt đế, dùng hai pháp mà cầu tướng là Đạo đế.
Này Phạm thiên! Như Lai gọi những người ấy là kẻ ngu si, là hàng ngoại đạo, rơi vào đường ác, Như Lai không phải là thầy của họ, họ không phải là đệ tử Thanh văn của Như Lai. Những kẻ như vậy đã theo ngoại đạo, tà kiến, phá hoại chánh pháp nên nói là có thật đế.
Này Phạm thiên! Hãy quán xét lúc Như Lai thành tựu đạo quả, không thủ đắc một pháp nào gọi là thật ngữ, là vọng ngữ.
Nếu Phật không thủ đắc một pháp nào thì trong chúng hội đã chẳng có các pháp để Như Lai thuyết giảng, luận bàn, dạy bảo chăng?
Phạm thiên thưa:
-Dạ không, bạch Thế Tổn!
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Do các pháp không có đối tượng để thủ đắc, các pháp luôn lìa tự tánh, nên sự giác ngộ của Như Lai là không có tướng tham ái.
Phạm thiên Thắng Tư Duy bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Nếu Như Lai đối với các pháp không có đôi tượng để thủ đắc, vậy do ý nghĩa nào để nói Như Lai thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác, gọi là Phật? Chứng đạt pháp gì để nói Như Lai là Bậc ứng Cúng Chánh Biến Tri?
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Ý ông nghĩ sao? Pháp Như Lai giảng nói, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, pháp ấy là thật, là hư vọng chăng?
Phạm thiên thưa:
-Bạch Thế Tôn! Pháp ấy là hư vọng, không phải là thật, Tu- già-đà, pháp ấy là hư vọng, chẳng phải là thật.
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Ý ông nghĩ sao? Nếu pháp là hư vọng, không thật, thì pháp ấy là có hay là không?
Phạm thiên đáp:
-Bạch Thế Tôn! Nếu pháp là hư vọng, thì pháp ấy không nên nói là có, không nên nói là không.
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Ý ông nghĩ sao? Nếu pháp không phải là có, không phải là không, thì pháp ấy có chứng đắc chăng?
Phạm thiên đáp:
-Bạch Thế Tôn! Nếu pháp là không, thì pháp ấy không thể nói là có, không thể nói là không.
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Nếu pháp không phải là có, không phải là không, thì pháp ấy làm sao chứng đắc?
Phạm thiên đáp:
-Bạch Thế Tôn! Pháp ấy không thể chứng đắc.
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Lúc Như Lai thành tựu đạo quả chính là nhận biết về chỗ hư vọng điên đảo, dấy khởi các thứ phiền não, cấu nhiễm đều rốt ráo là không sinh, lấy chỗ không thủ đắc để chứng đắc, lấy chỗ không chấp về nhận biết để nhận biết. Vì sao? Này Phạm thiên! Vì pháp do Như Lai chứng đắc thì không thể thấy, không thể nghe, không thể giác ngộ, không thể nhận biết, không thể nhớ nghĩ, không thể nắm giữ, không thể chấp trước, không thể nêu bày, không thể vấn nạn, vượt ra ngoài tất cả cảnh giới, không ngôn từ, không giảng nói, không hành, không cầu, không có văn tự, không có đường ngôn ngữ, chẳng phải là cảnh giới của nhận thức không có văn tự, nên không phải là chỗ nêu giảng của ngôn ngữ.
Này Phạm thiên! Pháp ấy như thế là giống như hư khống. Ông có muốn ở trong pháp như thế mà đạt được sự chứng đắc chăng?
Phạm thiên đáp:
-Dạ không, bạch Thế Tôn! Các Đức Phật, Như Lai thật là hiếm có. Pháp mà các ngài thành tựu là chưa từng có, không thể nghĩ bàn, các ngài hội nhập sâu trong cõi đại Từ, đại Bi mà chứng đắc pháp tướng tịch diệt như vậy, rồi dùng ngôn ngữ, văn tự để chỉ dạy mọi người khiến họ cũng chứng đắc.
Bạch Thế Tôn! Nếu có chúng sinh nào nghe được pháp ấy mà có thể tin, hiểu, thì nên biết người này không phải từ chỗ ít công đức mà đạt được. Vì sao?
Bạch Thế Tôn! Vì pháp ấy đối với tất cả thế gian là chỗ khó tin. Vì sao? Vì thế gian không thể tin hiểu nổi pháp như vậy.
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Tại sao pháp ấy đối với tất cả thế gian là chỗ khó tin?
Phạm thiên đáp:
-Bạch Thế Tôn! Vì thế gian tham chấp nơi đế, mà pháp ấy thì không phải như vậy. Pháp ấy không phải là thật, không phải hư vọng. Vì thế gian tham chấp nơi pháp mà pháp đó không phải là pháp, không phải là phi pháp. Vì thế gian tham chấp nơi Niết-bàn, nhưng pháp đó không phải là sinh tử, không phải là Niết-bàn. Vì thế gian tham chấp nơi pháp thiện, nhưng pháp ấy không là thiện, cũng không phải là không thiện. Vì thế gian tham chấp nơi an lạc, mà pháp ấy không khổ não, không an lạc. Vì thế gian tham chấp nơi Phật ra đời, nhưng pháp đó không có Phật ra đời, cũng không có Niết-bàn, tuy có nói về pháp mà pháp đó không thể nói về tướng, tuy có tán thán về Tăng mà Tăng tức là Vô vi, cho nên pháp ấy đối với tất cả thế gian là chỗ khó tin.
Bạch Thế Tôn! Ví như trong nước phát ra lửa, trong lửa phát ra nước, điều đó rất là khó tin. Như vậy, trong phiền não có Bồ-đề, trong Bồ-đề có phiền não, cũng là khó tin. Vì sao? Vì Đức Như Lai chứng
đắc tánh của phiền não là hư vọng nên không có pháp nào để có thể chứng đắc. Tuy có giảng nói pháp mà không thể nhận thức. Tuy có chỗ biết mà không phân biệt. Tuy chứng đắc Niết-bàn mà không có đối tượng được nhận biết. Tuy tu tập các hành mà không tạo nên hai tướng. Tuy có pháp chứng đắc mà không có đối tượng được thủ đắc. Tuy diệt trừ các chướng ngại mà không có đối tượng được diệt trừ.
Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ nào có thể tin hiểu về ý nghĩa của pháp như thế, thì nên biết người ấy đã vượt khỏi các thứ kiến chấp.
Nên biết người ấy đã từng thân cận, cúng dường vô lượng chư
Phật.
Nên biết người ấy được các bậc Thiện nhân hộ trì, vì được tất cả các hàng Thiện tri thức hộ niệm.
Nên biết người ấy tin tưởng nơi pháp Đại thừa vi diệu, do các thiện căn tốt đẹp luôn được tăng trưởng.
Nên biết người ấy khéo đạt được pháp tài nơi kho báu vi diệu lớn lao, do có thể giữ gìn pháp tạng của chư Phật.
Nên biết người ấy luôn tùy thuận chỗ tạo tác, hành hóa do có thể khéo tạo tác, thực hành các pháp.
Nên biết người ấy thuộc dòng họ tôn quý, do được sinh nơi nhà của Như Lai.
Nên biết người ấy có thể thực hành hạnh xả lớn, do dứt bỏ tất cả các thứ phiền não.
Nên biết người ấy đạt được diệu lực giữ giới, vì không khởi tâm phá hủy giới pháp.
Nên biết người ấy có được diệu lực nhẫn nhục, do có thể xả bỏ thân mạng.
Nên biết người ấy đạt được diệu lực tinh tấn, dơ không hề sinh tâm mỏỉ mệt.
Nên biết người ấy đạt được diệu lực thiền định, do đã thiêu đốt tất cả pháp bất thiện.
Nên biết người ấy có được diệu lực trí tuệ, do lìa bỏ tất cả các nẻo hành kiến.
Nên biết người ấy không bị người khác làm cho thất bại, do đã vượt qua mọi cảnh giới của ma.
Nên biết người ấy không bị kẻ oán thù chế ngự, do đã xa lìa bao thứ đối địch.
Nên biết người ấy không lừa dối thế gian, do không hề lừa dối Như Lai.
Nên biết người ấy luôn nói lời chân chánh, vì có thể khéo nói tự tánh của các pháp.
Nên biết người ấy luôn nói lời đúng thật, vì đã giảng nói về đệ
nhất nghĩa với thật tướng của các pháp.
Nên biết người ấy được các bậc Thiện tri thức hộ niệm, do đã
được sự hộ niệm của các Đức Như Lai.
Nên biết người ấy luôn hòa nhã hiền dịu, do cùng được an trụ nơi chốn an lạc, tốt đẹp.
Nên biết người ấy là hàng đại phú quý, do có được pháp tài của bậc Thánh.
Nên biết người ấy thường có thể biết đủ vì đã có đủ hạnh nơi Thánh chủng.
Nên biết người ấy dễ viên mãn, dễ nuôi dưỡng, do xa lìa mọi tham muốn về ăn uống.
Nên biết người ấy có được diệu lực an nhẫn, do đã đạt đến bến bờ giác ngộ.
Nên biết người ấy là bậc cứu độ, do có thể hóa độ những người chưa được hóa độ.
Nên biết người ấy là bậc thấu đạt, do có thể giảng giải cho những người chưa được hiểu biết.
Nên biết người ấy là bậc an lạc, do có thể tạo an lạc cho những người chưa được an ổn.
Nên biết người ấy là bậc vắng lặng, do có thể khiến những người chưa giải thoát đạt được giải thoát.
Nên biết người ấy là bậc chỉ bày, do có thể chỉ bày về chánh
đạo.
Nên biết người ấy là bậc biết rõ về chánh đạo, do có thể độ thoát những người chưa được độ thoát.
Nên biết người ấy là bậc Đại y vương, do khéo nhận biết về các loại thuốc pháp.
Nên biết người ấy là loại thuốc hay, vì có thể chữa trị các bệnh phiền não của chúng sinh.
Nên biết người ấy có uy lực lớn, do có diệu lực về trí tuệ.
Nên biết người ấy có uy lực không thoái chuyển, do có được pháp kiên cố, rốt ráo.
Nên biết người ấy có sức mạnh tinh tấn, do thường tu tập, không nương tựa vào kẻ khác.
Nên biết người ấy như sư tử, do xa lìa mọi thứ sợ hãi.
Nên biết người ấy giống như rồng lớn, do tâm khéo điều phục, nhu hòa.
Nên biết người ấy như loài voi lớn, do khéo chế ngự tâm ý.
Nên biết người ấy như ngưu vương, do khéo dẫn đường cho đại chúng.
Nên biết người ấy là bậc dũng mãnh lớn, do có thể phá trừ các thứ ma oán.
Nên biết người ấy là bậc không còn sợ hãi, do đã xa lìa sự sợ hãi của đại chúng.
Nên biết người ấy không còn chỗ lo sợ, do đạt được pháp không sợ hãi.
Nên biết người ấy không hề ngại khó khăn, do có thể diễn bày về pháp thật.
Nên biết người ấy như mặt trăng sáng, do đạt đầy đủ các pháp
thiện.
Nên biết người ấy như mặt trời tỏa chiếu, do có ánh sáng trí tuệ soi chiếu khắp.
Nên biết người ấy như ngọn đèn sáng, do xa lìa tất cả nơi chốn tối tăm.
Nên biết người ấy tâm kiên cố như đại địa, do đã xa lìa tâm yêu ghét.
Nên biết người ấy bình đẳng như đất, do có thể dung nạp tất cả chúng sinh.
Nên biết người ấy chẳng trú như gió, do không tham đắm các
pháp.
Nên biết người ấy trong sạch như nước, do đã rửa sạch tất cả cấu bẩn của phiển não.
Nên biết người ấy như ngọn lửa mạnh, do đã thiêu đốt hết thảy mọi ý niệm loạn động.
Nên biết người ấy như núi Tu-di, do tâm được kiên cố không gì có thể lay động.
Nên biết người ấy bền chắc như kim cương, vì luôn vững chắc như núi Thiết vi, không thể hủy hoại.
Nên biết người ấy là không thể hàng phục, do tất cả mọi thứ oán thù đều không thể chế ngự được.
Nên biết người ấy là không thể định lượng, do không phải là chỗ định lượng của hàng Nhị thừa.
Nên biết người ấy có nhiều vật báu như biển, do tạo nhiều lợi ích quý giá cho chánh pháp.
Nên biết người ấy như biển lớn, do đã diệt tận hết thảy mọi phiền não.
Nên biết người ấy không hề chán đủ, do thường cầu pháp không chút nhàm chán.
Nên biết người ấy là bậc viên mãn, do có trí tuệ nhận biết đầy đủ các pháp.
Nên biết người ấy như bậc Chuyển luân vương, do có thể chuyển pháp luân.
Nên biết người ấy như vua Đế Thích, do có thể giữ gìn sắc
thân.
Nên biết người ấy như vua Phạm thiên, do đạt được mọi tự tại.
Nên biết người ấy là bậc tuôn xuống mưa lớn, do có thể tuôn các trận mưa chánh pháp.
Nên biết người ấy là bậc tuôn mưa cam lồ, do mưa pháp cam lồ cho mọi chúng sinh.
Nên biết người ấy là bậc có thể tự tăng trưởng, do đạt được các Căn, Lực, Giác phần.
Nên biết người ấy đã đến bờ giác ngộ, do có thể vượt qua mọi nẻo chìm đắm của thế gian.
Nên biết người ấy đã hội nhập nơi bờ giải thoát, do có thể vào sâu nơi trí tuệ của Phật.
Nên biết người ấy đã gần đến đạo quả Vô thượng, do gần đến nẻo giác ngộ của Phật.
Nên biết người ấy không gì sánh bằng, do có được đầy đủ trí tuệ tăng trưởng viên mãn.
Nên biết người ấy không gì hơn, do có được văn tuệ không gì vượt hơn.
Nên biết người ấy là không thể lường tính, do vượt qua mọi lãnh vực đo lường.
Nên biết người ấy không có chướng ngại, do ưa thích biện thuyết không hề bị ngưng trệ.
Nên biết người ấy luôn nhớ nghĩ vững chắc, do có được đầy đủ diệu lực về nghe, giữ.
Nên biết người ấy là bậc có thể đi tới, do có thể tùy thuận theo nghĩa.
Nên biết người ấy đạt được thiện ý, vì có thể quan sát, thâm nhập nơi chánh pháp.
Nên biết người ấy nhận biết rõ về chúng sinh, do biết được tâm ý của chúng sinh.
Nên biết người ấy luôn siêng năng tinh tấn, do đã tạo mọi lợi ích, an lạc cho thế gian.
Nên biết người ấy đã vượt khỏi thế gian, do tâm người ấy đã vượt qua thế gian.
Nên biết người ấy không thể bị cấu nhiễm, vì tâm thanh tịnh như hoa sen.
Nên biết người ấy không hề bị che phủ, do không bị tám pháp thế gian che chắn.
Nên biết người ấy luôn được an vui, yêu quý, do được các bậc trí tuệ yêu quý.
Nên biết người ấy là bậc đáng quý trọng, do có trí tuệ hiểu biết rộng, đáng được quý trọng.
Nên biết người ấy được nhiều người khác cúng dường, do được các bậc trí tuệ nhận biết.
Nên biết người ấy là bậc được cúng dường, do đã được hàng trời, người cúng dường.
Nên biết người ấy có thể làm nơi quy mạng, do có thể làm chôn nương tựa cho các chúng sinh.
Nên biết người ấy được các bậc Thiện tri thức kính quý, do đã được các bậc Thánh quý kính.
Nên biết người ấy đang được thỉnh cầu, do đã được hàng Nhị thừa cúng dường.
Nên biết người ấy xa lìa mọi sự mong cầu, do đã xa lìa tất cả nẻo hành hóa của hàng Nhị thừa.
Nên biết người ấy không hề có dua nịnh, tà vạy, do không còn một chút pháp cấu uế, tà vạy.
Nên biết người ấy là bậc đoan nghiêm, do đã thành tựu đầy đủ mọi oai nghi.
Nên biết người ấy là bậc hết mực đáng yêu kính, do đã vượt khỏi hết thảy sắc tướng nơi thế gian.
Nên biết người ấy là bậc đáng nương tựa, do có đầy đủ oai đức.
Nên biết người ấy có đầy đủ mọi trang nghiêm, do thân có đủ các tướng trang nghiêm.
Nên biết người ấy là bậc thân tướng có nhiều màu sắc, do có đủ tám mươi vẻ đẹp kèm theo.
Nên biết người ấy là bậc có thể hộ trì, do có thể hộ trì chủng tánh của Phật.
Nên biết người ấy là bậc có thể thâu nhận, do chẳng đoạn trừ hạt giống của pháp Phật.
Nên biết người ấy có thể ngăn chận các điều ác, do luôn luôn hộ trì các hàng Thánh tăng. Người ấy được gặp chư Phật, đạt được Pháp nhãn, được chư Phật thọ ký, đạt đầy đủ ba nhẫn, thành tựu trọn vẹn đạo quả, hàng các thứ ma, có được Nhât thiết trí, có thể chuyển pháp luân, thường thực hành các Phật sự.
Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe được pháp nghĩa hết sức sâu xa như vậy, nghe rồi không hề sợ hãi, thì người ấy đạt được các công đức lớn như vậy.
Bạch Thế Tôn! Con dùng một kiếp, hoặc hơn kém một kiếp để nói về công đức đã đạt được của các thiện nam, thiện nữ ấy cũng không thể hết. Như sự giác ngộ của Phật là khó nhận biết, khó thấy, không hiểu mà có thể tin tưởng nắm giữ, lãnh thọ, gìn giữ, đọc tụng, thuyết giảng các pháp như vậy cho người khác, tự mình đã có thể an trụ, lại khiến cho kẻ khác an trú trong pháp đó.
Bấy giờ, Đức Như Lai bảo Đại Phạm thiên Thắng Tư Duy:
-Này Phạm thiên! Ông chỉ nhận biết một ít về hình sắc, công đức của các Đại Bồ-tát và hết lòng ca ngợi, tán thán. Như tri kiến của Phật thì mới nhận thức trọn vẹn, do Như Lai có trí tuệ không hề bị chướng ngại.
Này Phạm thiên! Các thiện nam, thiện nữ ấy có được vô lượng công đức như vậy. Lại còn có vô lượng công đức hơn thế nữa. Nếu người có thể nhận biết pháp thâm diệu của Như Lai đã thuyết giảng, hiểu rõ về chữ, câu, nghĩa, thì có thể chứng biết về ý nghĩa sâu xa ấy, tùy thuận không trái ngược, tùy thuận tương ưng hoàn toàn thì có thể hiểu rõ về ý nghĩa, không lệ thuộc vào câu chữ. Như vậy, Bồ-tát nhận biết về chỗ thuyết pháp của Như Lai, đã dựa vào ngôn ngữ gì để thuyết giảng, nương vào ý nghĩa gì để thuyết pháp, nương vào phương tiện gì để thuyết giảng, nương vào những sự hội nhập gì để thuyết pháp, nương vào tâm đại Bi như thế nào để thuyết pháp?
Này Phạm thiên! Nếu có Bồ-tát nào biết rõ về năm lực nơi hành trí của Như Lai, thì Bồ-tát ấy đổì với các chúng sinh có thể tạo được sự nghiệp an trụ duy trì chánh pháp.
Phạm thiên thưa:
-Bạch Thế Tôn! Những gì là năm Lực nơi hành trí của Như
Lai?
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Đó là:
1. Ngôn ngữ dùng để thuyết pháp.
2. Ý nghĩa nơi việc thuyết pháp.
3. Phương tiện để thuyết pháp.
4. Sự chứng nhập để thuyết pháp.
5. Hội nhập nơi tâm đại Bi để thuyết pháp.
Này Phạm thiên! Như vậy gọi là Như Lai dùng năm Lực nơi hành trí để thuyết pháp. Trong pháp sâu xa ấy, không phải là cảnh giới có thể nhận biết của hàng Thanh văn, Duyên giác.
Phạm thiên thưa:
-Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bồ-tát nhận biết về ngôn ngữ thuyết pháp của Như Lai?
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Như Lai giảng nói về pháp quá khứ, hiện tại, vị lai, giảng nói về pháp nhiễm, pháp tịnh, pháp thiện, pháp bất thiện, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp có tội, pháp không tội, pháp hữu vi, pháp vô vi, giảng nói về pháp ngã, chúng sinh, nhân, trượng phu, pháp chứng đắc, pháp sinh tử, pháp Niết-bàn…
Này Phạm thiên! Nên biết những ngôn thuyết này như nói về sự huyễn hóa. Nên biết do khồng có tướng quyết định nên ngôn thuyết như các việc trong mộng, vì mọi nhận thức đều hư vọng, như tiếng vang nên nói từ hư không phát ra. Ngổn thuyết như hình bóng, vì do nhân duyên hòa hợp, như dấu ấn, vì không chuyển nhập, như dợn nắng, vì kiến chấp điên đảo, như hư không, vì không sinh không diệt. Do không thuyết giảng mà có thể thuyết giảng, nên biêt là đã dứt bặt mọi nẻo ngôn ngữ.
Này Phạm thiên! Nếu Bồ-tát có thể nhận biết về những sự thuyết pháp như vậy, thì Bồ-tát ấy tuy dùng tất cả ngôn ngữ để thuyết giảng, nhưng đối với các pháp đều không có đối tượng được ngôn thuyết, do không tham chấp nơi các pháp nên có được biện tài ưa thuyết giảng không chướng ngại. Do biện tài ấy nên ở trong hằng hà sa số kiếp thuyết giảng về vô số pháp không hề có chướng ngại, không cùng tận và mọi sự thuyết giảng đều không xa lìa pháp giới, nên không chấp trước nơi hình tướng sai biệt.
Này Phạm thiên! Đó gọi là ngôn ngữ thuyết pháp của Như Lai.
Này Phạm thiên! Thế nào là Bồ-tát nhận biết về ý lực sâu xa nơi phương tiện để thuyết pháp của Đức Như Lai?
Này Phạm thiên! Như Lai hoặc nơi pháp nhiễm giảng nói tịnh, hoặc nơi pháp tịnh nói nhiễm. Bồ-tát đối với ý sâu xa của Như Lai nên nhận biết như vậy.
Phạm thiên thưa:
-Thế nào là pháp nhiễm Như Lai giảng nói tịnh?
-Này Phạm thiên! Vì không thể nhận thấy thể của pháp nhiễm. Như vậy nên Như Lai đối với pháp nhiễm nói tịnh.
-Vì sao pháp tịnh Như Lai nói nhiễm?
-Vì không thấy thể tánh của pháp tịnh, do vậy nên Như Lai nơi pháp tịnh nói là nhiễm.
Lại nữa, này Phạm thiên! Như Lai nương nơi bố thí để chỉ bày về Niết-bàn. Hàng phàm phu ít hiểu biết nên không thể nhận rõ ngụ ý của Như Lai, chỉ có các Bồ-tát mới khéo nhận biết được ngụ ý ấy, nên tin như thế nơi pháp thiện sâu xa mà suy nghĩ: “Người hành bố thí thì vào đời sau sẽ được giàu sang lớn.” Nhưng ở trong pháp ấy không một pháp nào có thể từ một niệm tới một niệm chuyển đến đời sau, vì Niết-bàn không phải là pháp chuyển biến. Nếu không một pháp nào có thể từ một niệm đến một niệm chuyển tới đời sau, thì đấy tức là thật tướng của tất cả các pháp. Thật tướng của các pháp tức là Niết-bàn. Như Lai giảng thuyết về trì giới là Niết-bàn, do không tạo tác, không sinh khởi. Nhẫn nhục là Niết-bàn, do niệm niệm được vắng lặng. Tinh tấn là Niết-bàn, do không có đôi tượng được chọn lấy hay xả bỏ. Thiền định là Niết-bàn, do không tham châp nơi thiền vị. Bát-nhã là Niết-bàn, do không thủ đắc về tướng. Tham dục là thật tế, vì tánh của các pháp không có tướng tham dục. Sân hận là thật tê, vì tánh của các pháp không có tướng sân hận. Ngu si là thật tế, vì pháp tánh không có tướng ngu si. Thế gian là Niêt-bàn, vì không thoái chuyển, không sinh khởi. Niết-bàn là thế gian, vì do sự chấp trước. Thật ngữ là hư vọng, vì sinh ra các kiến chấp. Hư vọng là thật ngữ, vì do nơi người tăng thượng mạn.
Lại nữa, này Phạm thiên! Như Lai do tùy ý mà thuyết giảng.
Hoặc tự thuyết ta là người nói về chấp thường. Hoặc tự thuyết ta là người nói về nhiễm. Hoặc tự thuyết ta là người nói về chấp đoạn. Hoặc tự thuyết ta là người nói không có nghiệp. Hoặc tự thuyết ta là người nói không có sự tạo tác nơi nghiệp. Hoặc tự thuyết ta là người nói về bất tín. Hoặc tự thuyết ta là người nói về việc không biết ân. Hoặc tự thuyết ta là người nói về trộm cướp. Hoặc tự thuyết ta là người nói về sự không dung nạp. Hoặc tự thuyết ta là người nói về sự chẳng thọ nhận. Nhưng Như Lai thật sự không có các sự việc như vậy.
Này Phạm thiên! Ông nên biết đây là chỗ tùy ý của Như Lai, do nương vào những ý nghĩa nào đấy để khiến cho chúng sinh kiêu mạn xả bỏ ngã mạn.
Này Phạm thiên! Như Lai đã nương vào những ý sâu xa như vậy để giảng nói pháp.
Nếu Bồ-tát nhận biết về phương tiện tùy hành của Như Lai để thuyết pháp, hoặc nghe Phật ra đời thì có thể tin tưởng, lãnh thọ, nhằm chỉ dẫn cho chúng sinh về nghiệp thiện, về quả báo nơi sắc thân. Hoặc nghe Phật không ra đời cũng tin tưởng, lãnh thọ, vì cho đấy là thân pháp tánh của chư Phật. Hoặc nghe Phật thuyết pháp cũng tin tưởng, lãnh thọ, vì ưa thích văn tự nơi chúng sinh. Hoặc nghe Phật không thuyết pháp cũng tin tưởng, lãnh thọ, do pháp tánh của chư Phật là không thể nêu giảng được. Hoặc nghe có Niết-bàn cũng tin tưởng, lãnh thọ, vì nhằm diệt trừ điên đảo là chỗ dấy khởi các phiền não. Hoặc nghe không có Niết-bàn cũng tin tưởng, lãnh thọ, do tướng của các pháp là không sinh, không diệt. Hoặc nghe có chúng sinh cũng tin tưởng, lãnh thọ, do đã vào được cửa của thế đế. Hoặc nghe không có chúng sinh cũng tin tưởng, lãnh thọ, do đã hội nhập nơi nhất nghĩa đế.
Này Phạm thiên! Đại Bồ-tát khéo nhận biết về phương tiện tùy hành của Như Lai để giảng nói pháp như thế, đối với âm thanh của các lời giảng nói không hề sợ hãi, thì nên biết là cũng có thể tạo lợi ích cho vô lượng chúng sinh.
Này Phạm thiên! Thế nào là Bồ-tát nhận biết về phương tiện thuyết pháp của Như Lai?
Này Phạm thiên! Như Lai vì chúng sinh mà giảng nói về bố thí sẽ đạt được giàu sang, giảng nói về trì giới sẽ được sinh lên cõi trời, nhẫn nhục sẽ được thân tướng uy nghiêm, tinh tấn sẽ đạt được đầy đủ các trí, thiền định sẽ có được mọi sự tịch tĩnh, trí tuệ sẽ xả bỏ hết các phiền não, hiểu biết rộng sẽ có được trí tuệ. Hành mười nẻo nghiệp thiện sẽ thành tựu được mọi sự giàu có, an vui nơi hàng trời, người. Hành Từ, Bi, Hỷ, xả sẽ được sinh lên cõi trời Phạm thế. Hành Xa-ma-tha sẽ đạt được Tỳ-bà-xá-na. Hành theo bậc Hữu học sẽ chứng được bậc Vô học. Hành hạnh Bích-chi-phật thanh tịnh thì có thể thọ nhận các sự cúng dường. Hành theo sự chỉ dạy của chư Phật sẽ đạt được vô lượng trí. Hành theo Niết-bàn sẽ diệt trừ tất cả mọi khổ não.
Này Phạm thiên! Như Lai dùng các phương tiện thiện xảo như vậy, vì những chúng sinh mà khen ngợi, thuyết giảng các pháp ấy, nhưng Như Lai thật sự chẳng thủ đắc về ngã, chúng sinh, thọ mạng, trượng phu… Nên biết là Như Lai cũng không thấy có Bcí thí, cũng không thấy quả của Bố thí. Không thấy có keo kiệt, cũng không thấy quả của keo kiệt. Không thấy có Trì giới, cũng không thấy quả của Trì giới. Không thấy có hủy giới, cũng không thấy quả của hủy giới. Không thấy có Nhẫn nhục, cũng không thấy quả của Nhẫn nhục. Không thấy có giận dữ, cũng không thấy quả của giận dữ. Không thấy có Tinh tấn, cũng không thấy quả của Tinh tấn. Không thấy có biếng trễ, cũng không thấy quả của biếng trễ.
Không thấy có Thiền định, cũng không thấy quả của Thiền định.
Không thấy có tâm loạn, cũng không thấy quả của tâm loạn.
Không thấy có Bát-nhã, cũng không thấy quả của Bát-nhã. Không
thấy có ngu si, cũng không thấy quả của ngu si. Không thấy có khổ vui, cũng không thấy quả của khổ vui. Không thấy có bậc Tu-đà- hoàn, cũng không thấy quả của Tu-đà-hoàn. Cho đến không thấy có Bồ-đề, không thấy quả của Niết-bàn.
Này Phạm thiên! Như Lai luôn vì chúng sinh mà thuyết giảng pháp, chúng sinh nương nơi những lời chỉ dạy như thật của Như Lai để tu hành, chuyên cần tu tập các hạnh, vì ý nghĩa gì chúng sinh chuyên cần tu tập các pháp hành ấy nhưng không thể chứng, không thể đắc từ quả vị Tu-đà-hoàn đến A-la-hán, Duyên giác, cho đến đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đạt tới Niết-bàn? Do vậy mà các chúng sinh ấy không chứng đắc Niết-bàn, không thấy Niết-bàn.
Này Phạm thiên! Đó gọi là phương tiện thuyết pháp của Như Lai.
Các Đại Bồ-tát phải nên tinh tấn tu tập nhằm khiến cho chúng sinh thâu giữ được diệu pháp.
Này Phạm thiên! Thế nào là Bồ-tát nhận biết về chỗ hội nhập để thuyết pháp của Như Lai?
Này Phạm thiên! Mắt là nhập nơi cửa giải thoát. Như vậy tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng là nhập nơi cửa giải thoát. Vì sao? Vì mắt là không, không ngã và ngã sở. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng là không, không ngã và ngã sở. Vì tự tánh của chúng là như thế.
Này Phạm thiên! Nên biết các nhập ấy đều là nhập nơi cửa giải thoát. Nên biết chánh hành thì chẳng lừa dối. Như vậy, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đều là nhập cửa giải thoát. Đó là cửa Không, cửa Vô tướng, cửa Vô nguyện, cửa chẳng hành, cửa chẳng sinh, chẳng diệt, cửa không từ đâu đến, cũng không đi về đâu, cửa chẳng thoái lui, chẳng sinh, cửa tự tánh thanh tịnh, vắng lặng.
Lại nữa, này Phạm thiên! Như Lai đối với tất cả các danh tự nêu bày rõ về cửa giải thoát. Vì sao? Vì tất cả các danh tự đều không hòa hợp, không dụng công, vì tự tánh của chúng vốn sâu kín.
Này Phạm thiên! Nên biết Như Lai tức ở trong tất cả các thứ văn tự để giảng nói về Thánh đế. Nên biết Như Lai tức ở trong hết thảy pháp được nêu giảng đã thuyết giảng về cửa giải thoát.
Này Phạm thiên! Nếu không có danh tự, ngôn ngữ để thuyết pháp, thì chư Phật, Như Lai không giảng nói về thật đế.
Này Phạm thiên! Như Lai thuyết pháp không có pháp nhiễm, trong tất cả các pháp được thuyết giảng, Như Lai đa chỉ bày về cửa giải thoát khiến mọi người chứng đắc được trí tuệ, hội nhập Niết- bàn.
Này Phạm thiên! Đó gọi là pháp môn hội nhập để thuyêt pháp của Như Lai.
Này Phạm thiên! Các Đại Bồ-tát phải nên tu học pháp ấy.
Này Phạm thiên! Thế nào là Như Lai dùng tâm đại Bi, thuyết giảng pháp cho khắp tất cả chúng sinh?
Này Phạm thiên! Như Lai có đầy đủ ba mươi hai thứ tương ưng với đại Bi, vì tất cả chúng sinh mà thuyết pháp. Những gì gọi là ba mươi hai thứ tương ưng với đại Bi?
Này Phạm thiên! Vì tất cả các pháp là vô ngã, mà các chúng sinh chẳng tin, chẳng hiểu, cho là có ngã, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là không có chúng sinh, mà các chúng sinh cho là có chúng sinh, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là không thọ mạ ne, mà các chúng sinh cho là có thọ mạng, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là không có trượng phu, mà các chúng sinh cho là có trượng phu, Như Lai đối với các chứng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là không thật có, mà các chúng sinh chấp là có thật, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là không trụ, mà các chúng sinh cho là có trụ, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là không nơi chốn quy về, mà các chúng sinh ưa thích nơi chôn trở về, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là không có ngã sở, mà các chúng sinh chấp có ngã sở, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là không có chỗ lệ thuộc, mà các chúng sinh cho là có lệ thuộc, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là không có tướng chấp giữ, mà các chúng sinh đều chấp giữ nơi tướng, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tât cả các pháp là không sinh, mà các chúng sinh chấp là có sinh, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tât cả các pháp là không diệt, mà các chúng sinh chấp là có diệt, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là không cấu nhiễm, mà các chúng sinh cho là có cấu nhiễm, tham đắm nơi đó, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tât cả các pháp là lìa tham dục, mà các chúng sinh đều có tham dục, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là lìa sân hận, mà các chúng sinh đều có sân hận, Như Lai dối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là lìa ngu si, mà các chúng sinh đều có ngu si, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là không từ đâu đến, mà các chúng sinh đều chấp trước nơi chỗ đến, Như Lai đôì với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là không đi về đâu, mà các chúng sinh tham đắm nơi đời sau, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là không tạo tác, mà các chúng sinh đều có tạo tác, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là không hý luận, mà các chúng sinh đều có các hý luận, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là Không, mà các chúng sinh lại rơi vào chỗ chấp có, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là Vô tướng, mà các chúng sinh lại chấp giữ nơi tướng, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp là Vô nguyện, mà các chúng sinh đều có nguyện, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả chúng sinh nơi thế gian thường giận dữ, tỵ hiềm, tranh chấp lẫn nhau, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả chúng sinh nơi thế gian rơi vào nẻo tà kiến, điên đảo, hành theo tà đạo, vì nhằm khiến họ an trụ trong chánh đạo, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả thế gian rơi vào chỗ điên đảo, hiểm nạn, trụ nơi chẳng phải đạo, vì nhằm khiến họ đi vào con đường chân thật, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả chúng sinh trong thế gian thường bị tham lam, keo kiệt trói buộc, không biết chán đủ, luôn chiếm đoạt tài vật nơi người khác, vì nhằm giáo hóa họ an trụ trong bảy thứ tài vật của bậc Thánh, là tín, giới, đa văn, xả, trí tuệ, hổ thẹn, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả chúng sinh trong thế gian thường vì các thứ của cải, nhà cửa, vợ con, tham ái mà làm tôi tớ cho chúng. Đối với các vật dễ tan vỡ, không bền chắc mà tưởng là bền chắc, vì muốn khiến họ nhận biết rõ các sự vật đều là vô thường, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả chúng sinh phàm phu trong thế gian, không biết rõ thân là giặc oán, nên thường tham chấp, nuôi dưỡng, cung phụng, khen ngợi, làm bạn thân thiết, chúng sinh cho đó là Thiện tri thức, không biết đó chính là tri thức xấu ác. Vì muốn làm bạn thân, làm bậc Thiện tri thức đích thật cho họ, nhằm đoạn trừ rốt ráo các thứ khổ, hoàn toàn đạt được an lạc của Niết-bàn, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả chúng sinh trong thế gian đều ưa hành theo sự lừa dối nơi ruộng vườn, nhà cửa, hay sống theo tà mạng. Vì nhằm thuyết pháp, khiến họ thực hành theo chánh mạng, vượt khỏi ba cõi, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Tất cả các pháp đều do nhân duyên sinh, nên siêng năng tu tập theo các hạnh như thế mới được thành tựu, nhưng chúng sinh lại rơi vào chỗ lười biếng, do đấy không thể đạt được sự giải thoát của bậc Thánh. Vì muốn khiến họ siêng năng để đạt được pháp giải thoát chắc chắn, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Này Phạm thiên! Chúng sinh xả bỏ pháp lớn, thù thắng vô ngại, không gì hơn, là pháp Niết-bàn, lại mong cầu pháp nhỏ, thấp kém nơi hàng Nhị thừa, vì các chúng sinh như thế, Như Lai muốn họ yêu thích pháp lớn, đó là khiến họ khéo nhận biết, quán xét đúng về Phật thừa, Như Lai đối với các chúng sinh ấy nên khởi tâm đại Bi.
Này Phạm thiên! Như Lai đối với các chúng sinh như thế mà thực hành ba mươi hai tâm đại Bi. Như vậy, vì ý nghĩa ấy nên Như Lai được gọi là bậc hành đại Bi. Nếu Bồ-tát ở trong chúng sinh thường có thể tu tập ba mươi hai đại Bi tâm này, thì Đại Bồ-tát ấy sẽ được gọi là ruộng phước rộng lớn, đầy đủ oai đức lớn, đạt được bậc không thoái chuyển, vì các chúng sinh tạo mọi lợi ích.
Lúc Đức Thế Tôn thuyết giảng về pháp môn đại Bi này, thì có ba vạn hai ngàn người phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tám ngàn Bồ-tát đạt được pháp Nhẫn vô sinh, bảy vạn hai ngàn Thiên tử đạt được Pháp nhãn lìa mọi cấu uế.
Bấy giờ, Bồ-tát Võng Minh bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Phạm thiên Thắng Tư Duy vì sao nghe Đức Như Lai thuyết giảng pháp tương ưng với pháp môn Đại Bi mà không vui mừng?
Phạm thiên đáp:
-Này Thiện nam! Nếu nhận biết ở nơi hai pháp tức có sự vui mừng. Nếu nhận biết ở trong thật tế không có hai pháp thì không có vui mừng.
Này Thiện nam! Ví như Đức Như Lai tạo ra người huyễn, lãnh hội các pháp được Như Lai thuyết giảng đều không vui, không mừng, do vậy, này Thiện nam! Nên biết tướng của tất cả các pháp đều như huyễn, nên đối với Như Lai không sinh tưởng thù thắng, đối với chúng sinh khác không sinh tưởng thấp kém.
Bồ-tát Võng Minh hỏi Phạm thiên:
-Này Thiện nam! Nhận biết tất cả các pháp, thế nào gọi là như tướng huyễn?
Phạm thiên đáp:
-Này Thiện nam! Nếu người phân biệt về tất cả các pháp là hành ở hai nơi, thì ông sẽ hỏi: Này Thiện nam! Ông hành ở nơi chốn nào? Xin thưa: Này Thiện nam! Tùy theo hàng phàm phu hành ở những nơi chôn nào thì tôi hành ở nơi đó.
Bồ-tát Võng Minh hỏi:
-Này Phạm thiên! Người phàm phu hành nơi tham, sân, si, thân kiến, biên kiến, giới cấm thủ, nghi ngờ ngã, ngã sở, cầu tà đạo… Này Thiện nam! Ông lẽ nào có thể hành ở các nơi chôn như vậy sao?
Phạm thiên hỏi lại:
-Này Thiện nam! Bồ-tát muốn đạt được tướng quyết định nơi pháp phàm phu chăng?
Bồ-tát Võng Minh đáp:
-Này Thiện nam! Tôi hãy còn chẳng thấy có các phàm phu, huống là pháp của họ.
Phạm thiên lại hỏi:
-Này Thiện nam! Nếu các pháp không có tướng quyết định, thì tâm ông vì sao có các pháp nhiễm như: Tham dục, giận dữ, ngu si?
Bồ-tát đáp:
-Không có.
Phạm thiên thưa:
-Này Thiện nam! Tất cả các pháp đều xa lìa tướng tham dục, giận dữ, si mê, hành tướng của chúng cũng như vậy.
Này Thiện nam! Hành của hàng phàm phu hiện có tức là hành của bậc Hiền thánh, không hai, khôns sai biệt. Tất cả các hành đều chẳng phải là hành, tất cả ngôn thuyết đều chẳng phải là ngôn thuyết, tất cả đạo đều chẳng phải là đạo.
Thế nào gọi là tất cả các hành đều chẳng phải là hành?
-Này Thiện nam! Nếu người thực hành đạo trong ngàn vạn ức kiêp, nhưng đối với pháp tánh thì không hề tăng, giảm nên nói tất cả các hành đều chẳng phải là hành.
Thế nào là tất cả ngôn thuyết đều chẳng phải là ngôn thuyết?
-Này Thiện nam! Như Lai dùng tướng chẳng thể thuyết giảng
để thuyết giảng về tất cả các pháp, nên tất cả các ngôn thuyết đều chẳng phải là ngôn thuyết.
Thế nào là tất cả đạo đều chẳng phải là đạo?
-Này Thiện nam! Do không có chỗ đạt đến, nên tất cả các đạo đều chẳng phải là đạo.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen ngợi Phạm thiên Thắng Tư Duy: -Lành thay, lành thay! Này Phạm thiên! Nếu muốn thuyết pháp thì nên thuyết giảng như vậy.
***
Bấy giờ, Bồ-tát Võng Minh nói với Phạm thiên Thắng Tư Duy:
-Thưa thiện nam! Ông nói hành xứ của tất cả hàng phàm phu là chỗ tôi hành ở đó, tức là thấy có tướng hành.
Phạm thiên thưa:
-Thưa thiện nam! Nếu tôi có chỗ sinh ra thì có tướng hành. Bồ-tát Võng Minh hỏi:
-Thưa Phạm thiên! Nếu ông không sinh ra thì làm sao giáo hóa các chúng sinh?
Phạm thiên đáp:
-Đức Phật do hóa sinh, tôi cũng hóa sinh.
Bồ-tát Võng Minh nói:
-Đức Phật do hóa sinh nên không có chỗ sinh.
Phạm thiên hỏi:
-Nên có thể thấy chăng?
Bồ-tát Võng Minh đáp:
-Thưa Phạm thiên! Do Phật lực nên thấy.
Phạm thiên nói:
-Thưa thiện nam! Tôi sinh cũng như vậy, là do sức của nghiệp. Bồ-tát Võng Minh hỏi:
-Phạm thiên! Ông ở trong chỗ tạo nghiệp mà hành sao?
Phạm thiên đáp:
-Tôi thật sự chẳng hành ở trong chỗ khởi nghiệp.
Bồ-tát Võng Minh hỏi:
-Thưa Phạm thiên! Tại sao không nghiệp mà nói do sức của nghiệp?
Phạm thiên đáp:
-Thưa thiện nam! Nghiệp lực của “Như” cũng như vậy. Hai sự kiện đó chẳng xuất phát ở “Như”.
Bây giờ, Trưởng lão Xá-lợi-phất bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Nếu có thể hội nhập vào trong chỗ thuyết pháp theo mật ý của Đại long ấy thì nên biết người đó đạt được công đức rất lớn. Vì sao?
Bạch Thế Tôn! Vì nghe được tên của thượng nhân ấy đã là rất khó, huống gì lại nghe được lời nói của vị ấy.
Bạch Thế Tôn! Ví như có cây không nương nơi đất mà sống, lại ở giữa hư không mà hiện bày rễ, thân, cành, lá, hoa, quả…
Bạch Thế Tôn! Hành tướng của vị đại nhân này cũng lại như thế. Chẳng trụ nơi tất cả pháp mà ở khắp mười phương thị hiện có hành, có sinh, có thoái chuyển, có chết. Quốc độ của chư Phật nơi nơi đều thấy, cũng lại có trí tuệ, biện tài, lạc thuyết như vậy.
Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam, thiện nữ trí tuệ nghe được lực tự tại của trí tuệ ấy, thì ai mà chẳng phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bấy giờ, trong chúng hội có một vị Đại Bồ-tát tên là Phổ Hoa, hỏi Trưởng lão Xá-lợi-phất:
-Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Đại đức đã chứng đắc pháp tánh hay chưa chứng mà không dừng đại trí tuệ phân tân như vậy để nói pháp? Đức Phật nói Đại đức là bậc trí tuệ đệ nhất trong những vị trí tuệ. Đại đức tại sao không hiện bày lực tự tại của trí tuệ biện tài như thế?
Trưởng lão Xá-lợi-phất đáp:
-Thưa thiện nam! Tùy diệu lực của trí tuệ. Đức Phật bảo tôi là người đạt trí tuệ đệ nhất trong hàng đệ tử Thanh văn nên nhân đấy có thể hiện bày.
-Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Cảnh giới của pháp tánh có nhiều ít chăng?
Trưởng lão Xá-lợi-phất đáp:
-Không có.
-Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Nếu cảnh giới của pháp tánh không có nhiều ít thì tại sao Trưởng lão nói tùy theo lực của trí tuệ? Phật bảo tôi là người đạt trí tuệ đệ nhất trong hàng đệ tử Thanh văn nên nhân đấy có thể nêu bày?
Trưởng lão Xá-lợi-phất đáp:
-Thưa thiện nam! Ớ trong hàng Thanh văn, tùy theo pháp chứng đắc mà có thể giảng nói.
-Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Đại đức chứng đắc cảnh giới của pháp tánh có tướng của số lượng sao?
Trưởng lão Xá-lợi-phất đáp:
-Không.
-Thưa Đại đức Xá-lợi-phât! Nếu như vậy thì sao Đại đức nói tùy theo pháp chứng đắc mà có thể giảng nói? Thưa Đại đức Xá-lợi- phất, như pháp tánh không có tướng số lượng thì chứng đắc cũng như vậy. Như chứng đắc, giảng nói cũng như vậy. Vì sao? Vì pháp tánh không có tướng số lượng.
Trưởng lão Xá-lợi-phất nói:
-Thưa thiện nam! Pháp tánh chẳng phải là tướng chứng đắc.
-Thưa Đại đức Xá-lợi-phât! Nêu pháp tánh đó chẳng phải là tướng chứng đắc thì Trưởng lão đã ra ngoài pháp tánh để chứng đắc giải thoát chăng?
Trưởng lão Xá-lợi-phất đáp:
-Không.
—Thưa Đại đức Xá-lợi-phât! Vì sao như vậy?
Trưởng lão Xá-lợi-phất đáp:
-Này Thiện nam! Nếu ra ngoài pháp tánh để chứng đắc giải thoát, tức là hủy hoại pháp tánh.
Bồ-tát Phổ Hoa nói:
-Do vậy, thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Như Đại đức chứng pháp thì pháp tánh cũng như vậy.
Trưởng lão Xá-lợi-phất nói:
-Thưa thiện nam! Tôi là người đến để nghe pháp không phải là người đến nói.
-Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Tất cả các pháp đều nhập nơi pháp tánh, trong pháp tánh này nên có người nói người nghe sao?
Trưởng lão Xá-lợi-phất đáp:
-Không.
-Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Nếu như vậy thì sao Đại đức nói tôi là người đến nghe, không phải là người đến nói?
Trưởng lão Xá-lợi-phất đáp:
-Thưa thiện nam! Phật bảo có hai hạng người được phước báo vô lượng:
1. Hạng người tinh chuyên thuyết pháp.
2. Hạng người chuyên tâm lắng nghe và lãnh thọ.
Do ý nghĩa đó, thưa Bồ-tát Phổ Hoa! Bồ-tát nên thuyết giảng, còn tôi xin lắng nghe và lãnh thọ.
-Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Đại đức nhập định diệt tận mà có thể nghe pháp sao?
Trưởng lão Xá-lợi-phất đáp:
-Thưa thiện nam! Vào định diệt tận không có hai hành để nghe
pháp.
-Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Tôn giả tin các pháp mà tự tánh đều là tướng diệt tận chăng?
Đáp:
-Thưa thiện nam! Các pháp như vậy tự tánh đều là tướng diệt tận thì tôi tin lời nói đó.
Bồ-tát Phổ Hoa nói:
-Nếu như vậy, thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Thường tất cả thời đều không thể nghe pháp. Vì sao? Vì do tất cả pháp thường là tướng diệt tận của tự tánh.
Trưởng lão Xá-lợi-phất nói:
-Thưa thiện nam! Bồ-tát có thể không khởi từ nơi định mà giảng nói pháp sao? Phải chăng có một pháp chẳng phải là định
chăng?
Đáp:
-Không. Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Do nghĩa này nên biết tất cả phàm phu ngu si thường ở nơi định.
Trưởng lão Xá-lợi-phất nói:
-Dùng định gì để tất cả phàm phu luôn ở tại định?
Đáp:
-Dùng Tam-muội không hoại pháp tánh.
Trưởng lão Xá-lợi-phất nói:
-Thưa thiện nam! Nếu như vậy thì phàm phu và Thánh nhân không có sai khác.
-Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Đúng vậy, đúng vậy, tôi không muốn khiến phàm phu, Thánh nhân có sai khác. Vì sao? Vì Thánh nhân không có một pháp nào chứng đắc, phàm phu không có một pháp nào sinh khỏi. Hai hạng đó không vượt qua tướng bình đẳng của pháp tánh.
Trưởng lão Xá-lợi-phất nói:
-Thưa thiện nam! Theo Bồ-tát thì cái gì là tướng bình đẳng nơi tánh của các pháp?
Đáp:
-Như tri kiến đạt được của Đại đức Xá-lợi-phất. Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Đại đức sinh ra pháp Hiền thánh sao?
Đáp:
-Không.
Hỏi:
-Thế Đại đức diệt pháp phàm phu sao?
Đáp:
-Không.
Hỏi:
-Thế Đại đức thấy pháp phàm phu sao?
Đáp:
-Không.
-Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Như vậy thì Đại đức dựa vào tri
kiến gì để nói mình đạt được pháp?
Đáp:
-Thưa thiện nam! Không thể nghe “Như”. Phàm phu không trí tuệ “Như”, tức là lậu tận giải thoát “Như”. Lậu tận giải thoát “Như” tức là Niết-bàn Vô dư ‘‘Như”.
Bồ-tát Phổ Hoa nói:
-Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Như không khác, Như không đổi, Như không biến, Như không hoại. Đại đức nên dùng Như đó để nhận biết tất cả pháp.
Bấy giờ, Trưởng lão Xá-lợi-phất bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Ví như ngọn lửa lớn đều có thể thiêu đốt hết tất cả mọi vật. Như vậy chỗ thuyết giảng về pháp tánh của các thiện nam này đều có thể thiêu đốt tất cả phiền não.
Phật dạy:
-Này Xá-lợi-phất! Đúng như lời ông nói, chỗ thuyết về pháp tánh của các thiện nam ấy đều có thể thiêu đốt tất cả phiền não.
Bấy giờ, Đồng tử Bồ-tát Võng Minh hỏi Trưởng lão Xá-lợi-
phất:
-Thưa Đại đức Xá-lợi-phất! Phật bảo Đại đức là bậc trí tuệ đệ nhất trong chúng, vậy trí tuệ ấy là những gì mà Đại đức là người có được trí tuệ đệ nhất?
Đáp:
-Thưa thiện nam! Đó là hàng Thanh văn nhờ nơi âm thanh mà lãnh hội, rồi tự soi chiếu nơi thân tướng với phần ít trí tuệ. Do trí tuệ ấy, nên Đức Phật bảo tôi là người trí tuệ đệ nhất trong chúng đệ tử Thanh văn, không phải là trí tuệ bậc nhất trong chúng Bồ-tát.
Hỏi:
-Vậy trí tuệ là tướng hý luận sao?
Đáp:
-Không.
Hỏi:
-Vậy trí tuệ không phải là tướng bình đẳng sao?
Đáp:
-Đúng vậy!
Hỏi:
-Vậy nay Đại đức chứng đắc trí tuệ bình đẳng sao nói là trí tuệ có giới hạn?
Đáp:
-Thưa thiện nam! Do tướng của pháp tánh nên trí tuệ vô lượng. Tùy sự thâm nhập pháp tánh nhiều hay ít nên trí tuệ có giới hạn.
Hỏi:
-Vậy từng có pháp vô lượng tướng tạo ra sự thuyết giảng có giới hạn sao?
Đáp:
-Không.
Bồ-tát Võng Minh nói:
-Nếu như vậy thì tại sao Đại đức Xá-lợi-phất nương vào lượng mà nói pháp?
Bấy giờ, Trưởng lão Xá-lợi-phất im lặng, không trả lời.
Khi ấy, Trưởng lão Đại Ca-diếp nương oai thần của Phật và
bạch:
-Bạch Thế Tôn! Đồng tử Bồ-tát Võng Minh do nhân duyên gì mà có tên là Võng Minh?
Bây giờ, Phật bảo Đồng tử Bồ-tát Võng Minh:
-Này Thiện nam! Ông hãy hiện bày ánh sáng của công đức được thành tựu từ thiện căn nơi tự thân khiến cho hàng trời, người nơi tất cả thế gian tâm được hoan hỷ, trong ấy những ai thiện căn phước đức được thuần thục, thì sẽ phát tâm cầu đạt đạo quả Vô thương Chánh đẳng Chánh giác.
Đồng tử Bồ-tát Võng Minh nghe Phật dạy xong, liền bạch
Phật:
-Lành thay, bạch Thế Tôn! Con xin tuân theo lời dạy của
Ngài.
Bồ-tát nói lời ấy xong, sửa lại y phục, trịch áo vai phải, gối phải quỳ sát đất. Liền khi ấy, giữa các ngón tay nơi cánh tay phải có màng lưđi trấng trang nghiêm phóng ra ánh sáng lớn chiếu khắp
VÔ lượng, vô biên a-tăng-kỳ thế giới trong mười phương. Ánh sáng ấy chiếu đến các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, những kẻ mù, điếc, gù, không tay, không chân… đủ các thứ bệnh, những chúng sinh tham ác, ngu si, lõa hình, những kẻ đói khát, hoặc bị trói buộc, hoặc bị giam cầm, bần cùng, xấu xí, già yếu, sắp chết… đủ các khổ não, các chúng sinh xan tham, phá giới, giận dữ, lười biếng, vọng niệm, không có trí tuệ, bất tín, ít nghe, ít biết, không hổ, không thẹn, rơi vào lưới nghi tà kiến… Các chúng sinh ấy, gặp ánh sáng này đều được an lạc, tất cả đều vui mừng, không còn một chúng sinh nào có tham dục, giận dữ, ngu si, kiêu mạn, buồn khổ… Còn đại chúng trong pháp hội ở trước Đức Phật, từ Đại Bồ-tát, Thanh văn đến các bộ chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân và phi nhân, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tác, ưu-bà-di… tất cả đều đồng một màu vàng ròng không khác, giống như màu sắc của Như Lai. Bấy giờ, tất cả đại chúng thân tâm đều được an lạc hết sức vui mừng. Ví như vị Bồ-tát vào Tam-muội Hỷ lạc thực phát khởi trang nghiêm không khác. Lúc này, đại chúng đều được sự chưa từng có, mọi người đều cùng trông thấy nhau như Đức Phật không khác. Họ chẳng thấy thân Phật cao, thân mình thấp.
Lại nhờ diệu lực nơi ánh sáng của Bồ-tát Võng Minh, nên tức thời ở phương Dưới có bốn vị Bồ-tát từ dưới đât vọt lên, tên là Bồ- tát Nguyện Lực Khởi, Bồ-tát Thắng Hiền, Bồ-tát Trí Nguyệt Quang, Bồ-tát Bất Khả Hàng Phục. Bốn vị Bồ-tát này đứng chắp tay, suy nghĩ: “Trong đây ai là Phật để chúng ta lễ bái?”
Tức thì ở giữa hư không có âm thanh phát ra: “Do sức mầu nhiệm nơi ánh sáng của Bồ-tát Võng Minh mà tất cả đại chúng ở đây cùng một màu vàng ròng như Đức Phật.”
Bốn vị Bồ-tát cùng nói:
-Chúng con hôm nay xin nói lời chân thật, như chúng hội này màu sắc giống nhau, thì tất cả các pháp cũng là như vậy.
Các vị Bồ-tát ấy liền phát lời thệ nguyện:
-Nếu lời nói của chúng con là thành thật, không hư vọng thì xin Đức Thích-ca Mâu-ni hiện ra tướng khác, khiến cho chúng con
được thấy để cúng dường lễ bái.
Bây giờ, Phật bảo Đồng tử Bồ-tát Võng Minh:
-Này Thiện nam! Ông nên dừng thần lực này lại. Hôm nay ông đã làm việc của Phật làm. Ông đã khiến cho vô lượng chúng sinh trụ vào Phật đạo.
Khi ấy, Đồng tử Bồ-tát Võng Minh vâng lời Đức Phật dạy, liền dừng thần lực, thu lại ánh sáng. Sau khi thu nhiếp ánh sáng rồi, thì nơi đại chúng tất cả sắc tướng, oai nghi đều trở lại như cũ, tức thì thân tướng của Đức Như Lai liền hiện giữa tòa Sư tử. Bốn vị Bồ-tát trông thấy Đức Như Lai, họ cung kính đảnh lễ nơi chân Phật, thưa:
-Bạch Thế Tôn! Cảnh giới trí tuệ của Ngài là không thể nghĩ bàn, cảnh giới nơi nguyện lực của thiện căn phước đức nơi Bồ-tát Võng Minh cũng không thể nghĩ bàn. Chúng sinh nương vào công đức ấy đều được hoan hỷ an lạc.
Bấy giờ, Trưởng lão Ca-diếp bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Bốn vị Bồ-tát này từ đâu đến?
Bốn vị Bồ-tát nói:
-Chúng tôi từ thế giới Phật ở phương dưới đến.
Tôn giả Đại Ca-diếp nói:
-Quốc độ ấy tên là gì? Đức Phật nơi quốc độ ấy hiệu là gì?
Bốn vị Bồ-tát đáp:
-Quốc độ tên là Hiện chư bảo trang nghiêm, Đức Phật hiệu là Nhất Bảo Cái, hiện đang giảng nói pháp.
Tôn giả Đại Ca-diếp hỏi:
-Quốc độ Đức Phật ấy cách đây bao xa?
Bốn vị Bồ-tát đáp:
-Đức Phật tự nhiên biết.
Tôn giả Đại Ca-diếp hỏi:
-Các Bồ-tát nay do duyên gì mà đến đây?
Bốn vị Bồ-tát đáp:
-Do ánh sáng của Đồng tử Bồ-tát Võng Minh chiếu tới cõi ấy, chúng tôi gặp được liền nghe danh hiệu Đức Phật Thích-ca Mâu-ni và danh hiệu Đồng tử Bồ-tát Võng Minh, nên chúng tôi đến đây để yết kiến Đức Phật Thích-ca Mâu-ni và Bồ-tát Võng Minh.
Tôn giả Đại Ca-diếp bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Thế giới Hiện chư bảo trang nghiêm của Phật Nhất Bảo Cái cách đây bao xa?
Đức Phật dạy Trưởng lão Đại Ca-diếp:
-Quốc độ ấy cách quốc độ của chư Phật ở đây hơn bảy mươi hai lần số cát sông Hằng.
Tôn giả Đại Ca-diếp thưa:
-Bạch Thế Tôn! Bốn vị Bồ-tát ở quốc độ đó từ khi phát xuất đến cõi này là bao lâu?
Phật dạy:
-Như khoảng một niệm, ở quốc độ ấy biến mất, bỗng nhiên hiện đến đây.
Tổn giả Đại Ca-diếp thưa:
-Thật hiếm có thay, bạch Thế Tôn! Ánh sáng của các vị Bồ-tát tỏa chiếu rất xa, thần thông hiện bày mau chóng, thật là hy hữu. Nay ánh sáng của Bồ-tát Võng Minh chiếu đi rất xa, nên bốn vị Bồ-tát ấy xuất phát đến đây mới có thể nhanh như vậy.
Phật dạy:
-Này Ca-diếp! Như lời ông nói. Diệu lực thần thông của Đại Bồ-tát phát đi nhanh chóng không thể nghĩ bàn, tất cả hàng Thanh văn, Bích-chi-phật… đều không thể sánh kịp.
Bấy giờ, Trưởng lão Đại Ca-diếp hỏi Bồ-tát Võng Minh:
-Thưa thiện nam! Bồ-tát hiện bày ánh sáng chiêu soi đại hội này đều tạo nên màu vàng ròng là do nhân duyên gì?
Đáp:
-Thưa Tôn giả Đại Ca-diếp! Tôn giả nên hỏi Đức Thê Tôn, Đức Thế Tôn sẽ vì Tôn giả mà giải thích.
Tôn giả Đại Ca-diếp đem việc này bạch Phật.
Phật dạy:
-Này Ca-diếp! Lúc Đồng tử Bồ-tát Võng Minh thành Phật, thì đại chúng trong hội ấy đồng một màu vàng ròng và ai cũng ưa thích Nhất thiết trí. Quốc độ của Phật ấy cho đến không có tên gọi về
Thanh văn, Bích-chi-phật, chỉ có chúng Đại Bồ-tát thanh tịnh.
Trưởng lão Đại Ca-diêp bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Bồ-tát sinh vào cõi đó đều có sự hiểu biết như Phật chăng?
Phật dạy:
-Này Đại Ca-diếp! Như lời ông nói, Bồ-tát sinh vào cõi đó đều đạt được sự hiểu biết như Phật.
Lúc đó, trong chúng hội bốn vạn bốn ngàn người nghe xong đều phát tâm cầu đạt đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Sau khi phát tâm họ đều nguyện sinh về quốc độ kia và bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Nếu lúc Bồ-tát Võng Minh thành Phật, chúng con đều sẽ vãng sinh về quốc độ ấy.
Bấy giờ, Trưởng lão Ca-diếp bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Bồ-tát Võng Minh này khi nào thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
Phật dạy:
-Này Ca-diếp! Ông tự đến hỏi Bồ-tát ấy.
Tôn giả Đại Ca-diếp liền hỏi Bồ-tát Võng Minh:
-Thưa thiện nam! Còn bao nhiêu lâu nữa sẽ đạt được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
Bồ-tát Võng Minh đáp:
-Thưa Tôn giả Đại Ca-diêp! Nếu có ai hỏi người huyễn hóa: “Ông còn bao lâu nữa sẽ đạt được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”, thì người huyễn hóa ấy sẽ trả lời ra sao?
Tôn giả Đại Ca-diếp nói:
-Người huyễn hóa không có tướng quyết định thì ở đâu để trả
lời?
Đáp:
-Tất cả các pháp đều cũng như vậy, tức không có tướng quyết định. Vậy tại sao lại hỏi đến lúc nào sẽ đạt được đạo quả Bồ-đề vô thượng?
-Người huyễn hóa lìa khỏi tự tướng, không có sai khác, không có phân biệt, không có chí nguyện, Bồ-tát cũng như vậy sao? Nếu
giống như vậy thì sao có thể tạo lợi ích cho vô lượng chúng sinh?
Đáp:
-Thưa Tôn giả Đại Ca-diếp! Đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tức là tánh của tất cả chúng sinh. Tánh của tất cả chúng sinh tức là tánh huyễn. Tánh huyễn tức là tất cả pháp tánh. Ở trong pháp đó tôi chẳng thấy có lợi, chẳng thấy không lợi.
Tôn giả Đại Ca-diếp nói:
-Thưa Thiện nam! Hôm nay lẽ nào Bồ-tát có thể không khiến chúng sinh an trụ ở Bồ-đề?
Đáp:
-Bồ-đề của chư Phật có tướng trụ sao?
Đáp:
-Không có!
-Thưa Tôn giả Đại Ca-diếp! Do vậy tôi không khiến cho chúng sinh trụ ở Bồ-đề, tôi cũng không khiến cho họ trụ ở đạo Thanh văn, Bích-chi-phật.
Tôn giả Đại Ca-diếp nói:
-Thưa Thiện nam! Hôm nay Bồ-tát hướng về đâu?
Đáp:
-Chỗ tôi hướng về đó là “Như”. Như là không có chỗ hướng về, cũng không có chuyển biến. Tất cả các pháp đều trụ ở tướng Như. Do vậy, nên tôi không hướng về, không chuyển đổi.
Tôn giả Đại Ca-diếp nói:
-Nếu tất cả các pháp đều trụ nơi tướng Như, không hướng về, không chuyển đổi thì Bồ-tát làm sao giáo hóa chúng sinh?
Bồ-tát Võng Minh nói:
-Nếu người phát nguyện thì tức là không thể giáo hóa chúng sinh. Nếu người đối với pháp có chuyển biên thì cũng không thể giáo hóa chúng sinh.
Tôn giả Đại Ca-diếp nói:
-Này Thiện nam! Bồ-tát có thể không chuyển đổi sinh tử của chúng sinh trong thế gian sao?
-Thưa Tôn giả Đại Ca-diếpỊ Tôi hãy còn chẳng được thế gian,
huống gì là ở trong thế gian mà chuyển đổi chúng sinh.
Tôn giả Đại Ca-diếp nói:
-Thưa Thiện nam! Bồ-tát không làm cho chúng sinh đạt được Niết-bàn sao?
-Thưa Tôn giả Đại Ca-diếp! Tôi hãy còn chẳng thấy Niết-bàn, huống gì là giáo hóa chúng sinh đạt được Niết-bàn.
Tôn giả Đại Ca-diếp nói:
-Thưa Thiện nam! Như Bồ-tát nói không được thế gian không được Niết-bàn, thì cớ sao các vị Bồ-tát hành trì hạnh Bồ-tát? Vì cứu độ vô lượng chúng sinh nên hành đạo Bồ-đề. Đây không phải là nhằm diệt độ cho chúng sinh đó sao?
-Thưa Tôn giả Đại Ca-diếp! Nếu Bồ-tát thấy nơi thế gian phân biệt với Niết-bàn, lấy tướng chúng sinh mà hành Bồ-đề, thì đấy không nên gọi là Bồ-tát.
Tôn giả Đại Ca-diếp nói:
-Thưa Thiện nam! Bồ-tát nay ở nơi chốn nào để hành?
-Thưa Tôn giả Đại Ca-diếp! Tổi không hành trong thế gian, không hành trong Niết-bàn, lại cũng không hành theo tướng của chúng sinh.
Thưa Tôn giả Đại Ca-diêp! Như điều Tôn giả hỏi, nay Bồ-tát hành ở đâu? Như hành xứ của người do Phật hóa ra hành ở đâu thì tôi hành ở đó.
Tôn giả Đại Ca-diếp nói:
-Người do Phật hóa ra không có hành xứ.
-Thưa Tôn giả Đại Ca-diếp! Nên biết hành xứ của tất cả chúng sinh cũng theo tướng như thế.
Tôn giả Đại Ca-diếp nói:
-Người do Phật hóa ra không tham, sân, si. Nếu bảo chỗ hành của tất cả chúng sinh, tưđng là như vậy, thì tham dục, sân, si của tất cả chúng sinh hướng về đâu?
-Thưa Tôn giả Đại Ca-diêp! Nay tôi hỏi, Tôn giả tùy ý trả lời. Tôn giả nay có tham, sân, si không?
Đáp:
-Không.
Hỏi:
-Vậy tham, sân, si, Tôn giả đã diệt tận sao?
Đáp:
-Không.
Hỏi:
-Nếu Tôn giả không tham, sân, si, cũng không diệt tận thì Tôn giả để tham, sân, si ở chỗ nào?
Đáp:
-Thưa Thiện nam! Người phàm phu từ điên đảo khởi lên vọng tưởng phân biệt sinh ra tham, sân, si. Trong pháp của Hiền thánh khéo biết về thật tánh của điên đảo, nên không khởi vọng tưởng phân biệt. Vì vậy nên không có tham dục, điên đảo, ngu si.
-Thưa Tôn giả Đại Ca-diếp! Ý Tôn giả nghĩ sao? Nếu pháp từ điên đảo khởi thì pháp đó thật hay là hư vọng?
Đáp:
-Thưa Thiện nam! Pháp đó là hư vọng, không phải là chân
thật.
Hỏi:
-Nếu pháp không phải là chân thật, có thể khiên cho nó chân thật được chăng?
Đáp:
-Không.
Hỏi:
-Nếu pháp không chân thật, Tôn giả ở trong đó muốn có được tham, sân, si chăng?
Đáp:
-Không.
Hỏi:
-Nếu như vậy thì tham, sân, si ở đâu mà có thể nhiễm chúng
sinh?
Đáp:
-Thưa Thiện nam! Nếu là như vậy thì tất cả các pháp từ xưa đến nay, tự tánh xa lìa tướng tham, sân, si.
Bồ-tát Võng Minh nói:
-Thưa Tôn giả Đại Ca-diếp! Cho nên tôi nói, tướng của tất cả các pháp như sự biến hóa của Đức Phật.
Khi giảng nói pháp ấy xong, thì có bốn vạn bốn ngàn Bồ-tát đạt được pháp Nhẫn nhu thuận.
Bấy giờ, Trưởng lão Đại Ca-diếp bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Nếu có người nghe được danh hiệu của Bồ-tát Võng Minh thì họ không bị đọa vào ba đường ác. Nếu có ai thấy được tự thân của Bồ-tát Võng Minh nên biết người ấy tất cả ma nghiệp đều không thể làm chướng ngại. Nếu có ai được nghe Bồ-tát Võng Minh thuyết pháp, thì người đó không rơi vào hàng Thanh văn, Bích-chi-phật. Nếu chúng sinh nào nhờ ân dạy bảo của Bồ-tát Võng Minh thì các chúng sinh ấy đối với đại Bồ-đề hoàn toàn không thoái chuyển.
Bạch Thế Tôn! Nguyện xin Ngài nói về căn lành công đức trang nghiêm nơi cõi Phật của Bồ-tát Võng Minh.
Phật dạy:
-Này Đại Ca-diếp! Bồ-tát Võng Minh đó, tùy theo chỗ du hành nơi các quốc độ của chư Phật hiện trú đều có thể đem lợi ích cho vô lượng chúng sinh.
Này Đại Ca-diếp! Ánh sáng của Bồ-tát Võng Minh phóng ra như vậy, ông có thấy không?
Đáp:
-Dạ, có thấy.
Phật dạy:
-Này Đại Ca-diếp! Số lượng hạt cải đầy khắp trong tam thiên đại thiên thế giới hãy còn có thể đếm được, nhưng ánh sáng của Bồ- tát Võng Minh chiếu đến khiến các chúng sinh phát tâm an trụ nơi đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì không thể tính đếm được.
Này Đại Ca-diếp! Ông nên biết ánh sáng của Bồ-tát Võng
Minh phóng ra còn tạo nên vô số’ lợi ích như thế, huống chi là lợi ích do Bồ-tát ấy giảng nói pháp đem lại. Nay ông hãy lắng nghe, ta sẽ giảng nói một phần nhỏ về căn lành công đức nơi quốc độ của Phật thanh tịnh trang nghiêm.
Này Đại Ca-diếpỊ Bồ-tát Võng Minh này trải qua bảy trăm sáu mươi vạn a-tăng-kỳ kiếp sẽ làm Phật hiệu là Phổ Quang Tự Tại Vương Như Lai ứng Cúng Chánh Biến Tri, thế giới tên là Tập diệu công đức.
Này Đại Ca-diếp! Khi Đức Phật ấy đi đến cây Bồ-đề thì các loại ma và quyến thuộc của chúng, chư Thiên, dân chúng trong quốc độ ấy đều an định nơi đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Này Đại Ca-diếp! Mặt đất nơi quốc độ ấy bằng phẳng như bàn tay, mềm mịn như đất nơi xứ An lạc Ca-lăng-già được trang nghiêm bằng các thứ ngọc quý. Thế giới ấy không có tên gọi của ba đường ác, cũng không có tám nạn. Quốc độ của Phật ấy không có cao, thấp, không có các thứ sành, sỏi, gai nhọn, đất đá bẩn… vô sô^ các loại hoa sen báu vi diệu làm tăng vẻ trang nghiêm cho cảnh giới. Những hoa sen đó đều là ngọc báu phát ra mùi hương thơm thượng diệu.
Này Đại Ca-diếp! Thế giới của Đức Phật ấy rất là rộng lớn, có những công đức thù thắng hội tụ như thế. Đức Như Lai Phổ Quang Tự Tại Vương có vô lượng những vị Bồ-tát tăng, khéo tu tập vô lượng pháp môn đều được thần thông tự tại vô lượng, dùng ánh sáng trang nghiêm tự thân, tất cả đều chứng được Đà-la-ni, Tam-muội thù thắng, biện tài vô ngại, khéo thuyết giảng pháp. Thần lực về ánh sáng của các vị Bồ-tát ấy không đâu là không thông đạt đều được các loại thần thông, biện tài vô úy có đủ khả năng hàng phục các loại ma oán, luôn dốc sức tu tập niệm tuệ, phát sinh hổ thẹn, hành trì trí tuệ tối thượng và các công đức thù thắng.
Này Đại Ca-diếp! Quôc độ của Đức Phật ấy không có tên gọi người nữ, các vị Bồ-tát ở cõi đó đều là hóa sinh, ngồi kiết già trong hoa sen báu, thức ăn là niềm an vui trong thiền định. Các vật cần dùng như nơi chôn kinh hành, nhà cửa, giường chiếu, vườn rừng, ao tắm… nếu khởi tâm nghĩ đến liền xuất hiện ngay.
Này Đại Ca-diếp! Đức Như Lai Phổ Quang Tự Tại Vương đó không dùng văn tự để thuyết pháp, chỉ phóng ra ánh sáng đến các vị Bồ-tát, tức họ liền đạt được pháp Nhẫn vô sinh. Ánh sáng ấy lại soi chiếu khắp mười phương, thông suốt vô ngại, khiến các chúng sinh đều được xa lìa mọi thứ phiền não.
Lại nữa, ánh sáng ấy thường phát ra biến hóa loại pháp âm tịnh diệu. Những gì là ba mươi hai loại?
1. Tất cả các pháp là Không vì lìa các tướng thanh tịnh.
2. Tất cả các pháp là Vô tướng vì lìa mọi sự phân biệt và đối tượng được phân biệt.
3. Tất cả các pháp là Vô nguyện vì ra khỏi ba cõi.
4. Tất cả các pháp là lìa dục vì tự tánh tịch diệt.
5. Tất cả các pháp là lìa sân vì không có ngăn ngại.
6. Tất cả các pháp là lìa si vì không có tối tăm.
7. Tất cả các pháp không từ đâu đến vì vốn không sinh.
8. Tất cả các pháp không đi về đâu vì không có chỗ đến.
9. Tất cả các pháp là không trụ vì không chỗ nương tựa.
10. Tất cả các pháp vượt xa ba đời vì quá khứ, vị lai và hiện tại không có sở hữu.
11. Tất cả các pháp là không khác vì tánh ấy là một.
12. Tất cả các pháp là không sinh vì xa lìa nghiệp báo.
13. Tất cả các pháp là không nghiệp báo vì không thấy có
nhân.
14. Tất cả các pháp là không phải tạo tác vì không thể tạo tác.
15. Tất cả các pháp không có tên gọi vì không thể đặt tên.
16. Tết cả các pháp là không phát khởi vì không sinh không
diệt.
17. Tất cả các pháp là không thật vì vốn không phát khởi.
18. Tất cả các pháp là thật vì vào một cửa đạo bình đẳng.
19. Tất cả các pháp là không chúng sinh vì không thấy có chúng sinh.
20. Tât cả các pháp là vô nga vì được thâu tóm nơi Đệ nhất nghĩa đế.
21. Tât cả các pháp là ẩn mật, sâu kín vì không có đối tượng được nhận biết.
22. Tât cả các pháp là xả vì xa lìa yêu, ghét.
23. Tât cả các pháp là lìa phiền não vì không có nắm giữ.
24. Tât cả các pháp là không phiền não vì tự tánh không nhiễm.
25. Tât cả các pháp là một tướng vì thật tế bình đẳng.
26. Tât cả các pháp là lìa tướng vì thường tịnh định.
27. Tất cả các pháp là an trụ nơi thật tế vì tánh nó không hoại.
28. Tất cả các pháp là đúng như tướng vì vốn không hoại.
29. Tất cả các pháp đều nhập vào pháp tánh vì hội cùng khắp.
30. Tất cả các pháp là không duyên vì các duyên không hợp.
31. Tất cả các pháp là nhiều duyên sinh vì bình đẳng đầy đủ.
32. Tất cả các pháp là Bồ-đề vì thấy đúng như thật.
Tất cả các pháp là Niết-bàn vì không thành tựu.
Này Đại Ca-diếp! Ánh sáng của Đức Như Lai Phổ Quang Tự Tại Vương thường phát ra ba mươi hai pháp âm tịnh diệu như vậy.
Này Đại Ca-diếp! Nêu có chúng sinh nào sinh vào quốc độ ấy thì nên biết người đó có thể làm việc của Phật.
Này Đại Ca-diếp! Đức Phật ấy thọ mạng vô lượng.
Này Đại Ca-diếp! Quốc độ của Đức Phật ấy không có việc ma để có thể làm trở ngại các Bồ-tát.
Trưởng lão Đại Ca-cliếp bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Nếu có người muốn đạt được quốc độ của Phật thanh tịnh thì nên chọn lây việc tu căn lành công đức trang nghiêm nơi Phật độ thanh tịnh như Bồ-tát Võng Minh.
Phật dạy:
-Này Đại Ca-diếp! Bồ-tát Võng Minh đã ở chỗ của vô lượng trăm ngàn vạn ức na-do-tha các Đức Như Lai, phát nguyện thanh tịnh, tu hành công đức trang nghiêm đầy đủ, nên được cõi Phật thanh tịnh như thế. Do vậy, này Tôn giả Đại Ca-diếp! Nếu thiện nam, thiện nữ nào muốn đạt được quốc độ Phật thanh tịnh như vậy thì nên tu học theo hạnh nguyện của Bồ-tát Võng Minh.
Bấy giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy nói với Bồ-tát Võng Minh:
-Bồ-tát đã được Đức Phật thọ ký?
Bồ-tát Võng Minh nói:
-Thưa Phạm thiên! Tất cả chúng sinh đều được Đức Như Lai thọ ký.
Hỏi:
-Vì sự việc gì mà được thọ ký?
Đáp:
-Tùy theo nghiệp thọ quả báo nên được thọ ký.
Hỏi:
-Bồ-tát tạo nghiệp gì mà được thọ ký?
Bồ-tát hỏi ngược lại:
-Thưa Phạm thiên! Nếu nghiệp không phải thân làm, không phải miệng nói, không phải ý tạo thì nghiệp ấy có thể hiển bày không?
Phạm thiên đáp:
-Không thể hiển bày được.
Hỏi:
-Thưa Phạm thiên! Vì sao Nhân giả nói như vậy? Thưa Phạm thiên! Có Bồ-tát tu hành mà có thể chấp tướng sao?
Đáp:
-Không, vì Bồ-đề không phải là các hành tướng.
Hỏi:
-Thưa Phạm thiên! Bồ-đề là tướne khởi tác chăng?
Đáp:
-Không, vì Bồ-đề là vô vi, không phải là tướng khởi tác.
Hỏi:
-Thưa Phạm thiên! Có thể dùng tướng khởi tác để đạt được Bồ-đề vô vi không?
Đáp:
-Không!
Bồ-tát Võng Minh nói:
-Thưa Phạm thiên! Do vậy nên biết, dựa vào nghĩa này thì ý ở chỗ nào? Không nghiệp, không nghiệp quả, không tạo tác, không hành động, là Bồ-đề. Nếu nói Bồ-đề cũng như vậy, hoặc nói thọ ký cũng như vậy, thì không thể dùng pháp khởi tác mà được thọ ký.
Phạm thiên hỏi:
-Thưa Thiện nam! Bồ-tát không thực hành sáu pháp Ba-la-mật mà sau đó được thọ ký sao?
Đáp:
-Thưa Phạm thiên! Đúng như lời Nhân giả nói. Bồ-tát hành sáu pháp Ba-la-mật mà được thọ ký.
Thưa Phạm thiên! Nếu Bồ-tát xả bỏ tất cả phiền não thì gọi là Bố thí ba-la-mật. Đối với các pháp không có chỗ phát khởi gọi là Trì giới ba-la-mật. Đối với các pháp không làm tổn thương, gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật. Đối với các pháp xa lìa tướng gọi là Tinh tấn ba-la- mật. Đối với các pháp đều không chôn trụ gọi là Thiền định ba-la- mật. Đối với các pháp không hý luận, gọi là Trí tuệ ba-la-mật.
Thưa Phạm thiên! Bồ-tát hành sáu pháp Ba-la-mật như thế là hành ở chỗ nào?
Phạm thiên nói:
-Thưa Thiện nam! Không có hành xứ. Vì sao? Vì hễ có chỗ hành đều là không hành. Nếu hành tức là không hành, nêu không hành tức là hành.
Bồ-tát Võng Minh nói:
-Thưa Phạm thiên! Vì ý nghĩa này nên biêt, không chôn hành là Bồ-đề. Đúng như lời hỏi của Nhân giả. Bồ-tát đã được Đức Phật thọ ký Bồ-đề. Như chân như, pháp tánh được thọ ký, tôi cũng được thọ ký như vậy. Thưa Phạm thiên! Y vào pháp này nên biêt không hành là hạnh Bồ-tát.
Thưa Phạm thiên! Đúng như lời Nhân giả nói. Nhân giả được thọ ký giống như chân như, pháp giới thọ ký, tôi cũng được thọ ký như vậy.
Phạm thiên nói:
-Thưa Thiện nam! Không có chân như, pháp giới thọ ký.
Bồ-tát Võng Minh nói:
-Thưa Thiện nam! Như vậy, tướng thọ ký giống chân như pháp
giới.
Bấy giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Bồ-tát hành trì hạnh gì mà được chư Phật thọ ký đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Nếu Bồ-tát không hành pháp sinh, không hành pháp diệt, không hành pháp thiện, không hành pháp bất thiện, không hành pháp thế gian, không hành pháp xuất thế gian, không hành pháp hữu lậu, không hành pháp vô lậu, không hành pháp có tội, không hành pháp vô tội, không hành pháp hữu vi, không hành pháp vô vi, không hành tu đạo, không hành đoạn trừ, không hành thế gian, không hành Niết-bàn, không hành pháp thấy, không hành pháp nghe, không hành pháp hiểu, không hành pháp biết, không hành thí, không hành xả, không hành giới, không hành phú, không hành nhẫn, không hành thiện, không hành phát, không hành tinh tấn, không hành thiền, không hành Tam-muội, không hành tuệ, không hành hành, không hành tri, không hành đắc…
Này Phạm thiên! Nếu Bồ-tát hành như vậy thì chư Phật sẽ thọ ký đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao?
Này Phạm thiên! Hễ có các chỗ hành thì đều có nơi chôn như vậy, không có nơi chôn hành như vậy là Bồ-đề. Hễ có các hành thì đều là phân biệt, không phân biệt là Bồ-đề. Hễ có các hành thì đều là khởi tác, không khởi tác là Bồ-đề. Hễ có các hành thì đều là hý luận, không hý luận tức là Bồ-đề.
Này Phạm thiên! Dựa nơi nghĩa này nên biết, nếu Bồ-tát vượt qua các chôn hành tức được thọ ký.
Bây giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Ngài nói về thọ ký. Vậy các pháp gì gọi là thọ ký?
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Lìa khỏi hai tướng của các pháp gọi là thọ ký. Không phân biệt sinh diệt gọi là thọ ký. Lìa khỏi nghiệp tướng của thân, khẩu, ý gọi là thọ ký.
Này Phạm thiên! Ta nhớ về đời quá khứ có một kiếp tên là Thiện kiên. Ở kiếp ấy ta cúng dường bảy mươi hai na-do-tha Đức Phật, nhưng các Đức Như Lai ấy đều không thọ ký cho ta.
Lại qua khỏi kiếp đó, có kiếp tên là Thiện hóa. Ở kiếp ấy, ta cũng cúng dường bảy mươi hai ức Đức Phật, nhưng các Như Lai ấy cũng không thọ ký cho ta.
Lại qua khỏi kiếp đó, có một kiếp tên là Phạm thán, ở kiếp ấy ta cúng dường tám vạn tám ngàn Đức Phật, nhưng các Đức Như Lai ấy cũng không thọ ký cho ta.
Lại qua khỏi kiếp ấy, có kiếp tên là Vô cữu. ở kiếp này ta cũng cúng dường ba vạn hai ngàn Đức Phật, nhưng các Đức Như Lai này cũng không thọ ký cho ta.
Lại qua khỏi kiếp đó, có một kiếp tên là Trang nghiêm, ở kiếp ấy ta cúng dường tám vạn bốn ngàn Đức Phật, đem tất cả vật phẩm cúng dường đầy đủ lên các Đức Phật, nhưng các Đức Như Lai ấy cũng không thọ ký cho ta.
Này Phạm thiên! Ta ở đời quá khứ, đã từng một kiếp và gần một kiếp cúng dường chư Phật, hết lòng cung kính, tôn trọng, tán thán, tịnh tu phạm hạnh, bố thí tất cả, thảy đều trì giới, tu hạnh Đầu- đà, xa lìa sân hận, hành tâm Từ, luôn nhẫn nhục, theo như lời giảng nói mà làm, tinh tấn tu tập, những gì đã nghe đều có thể thọ trì, sống xa lìa một mình, nhập các thiền định, theo những gì đã lãnh hội đem ra đọc tụng, suy nghĩ, thỉnh vân… nhưng các Đức Như Lai ấy cũng không thọ ký. Vì sao? Vì ta luôn dựa vào văn tự mà thưa hỏi các Đức Phật, vì vậy các Đức Phật không thọ ký. Vì sao? Vì ta luôn nương vào chỗ hành của mình, vì vậy ông nên biêt. Nếu các vị Bồ-tát vượt khỏi các hành, tức sẽ được thọ ký.
Này Phạm thiên! Sau đó ta được gặp Phật Nhiên Đăng liền đạt pháp Nhẫn vô sinh. Khi ấy Phật Nhiên Đăng thọ ký cho ta, nói rõ: Này Thiện nam! Ông vào đời vị lai sẽ thành Phật, hiệu là
Thích-ca Mâu-ni Như Lai ứng Cúng Chánh Biến Tri. Bấy giờ ta vượt khỏi các hành, gồm đủ sáu pháp Ba-la-mật. Vì sao? Vì Bồ-tát có thể xả bỏ các tướng gọi là Bố thí ba-la-mật. Có thể diệt trừ các đối tượng thọ trì gọi là Trì giới ba-la-mật. Không bị cảnh giới làm thương tổn gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật. Xa lìa các chốn hành gọi là Tinh tấn ba-la-mật. Không nhớ nghĩ các pháp gọi là Thiền định ba- la-mật. Có thể nhẫn như tánh vô sinh của các pháp gọi là Trí tuệ ba-la-mật.”
Này Phạm thiên! Ta ở nơi Đức Phật Nhiên Đăng mà hành đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật như vậy.
Này Phạm thiên! Ta từ lúc mới phát tâm Bồ-đề đến nay đã làm bố thí, nhưng đổì với việc xả bỏ hình tướng mà bố thí này thì mọi thứ bố thí trước kia so ra trăm phần không bằng một, trăm ngàn phần, trăm ngàn vạn ức phần, cho đến tính toán, thí dụ cũng không thể đạt tới, bằng được.
Này Phạm thiên! Ta từ lúc mới phát tâm đến nay, luôn trì giới hành hạnh Đầu-đà, nhưng đối với giới luôn vắng lặng này trăm phần trì giới trước không bằng một, cho đến dùng toán số thí dụ cũng không thể đạt tới.
Này Phạm thiên! Ta từ khi mới phát tâm đến nay luôn nhu hòa nhẫn nhục, nhưng đối với pháp nhẫn rốt ráo này thì sự nhẫn nhục trước so ra trăm phần không bằng một, cho đến tính toán, thí dụ cũng không thể sánh kịp.
Này Phạm thiên! Ta từ khi mới phát tâm đến nay luôn siêng năng tu hạnh tinh tấn, nhưng đối với hạnh tinh tấn không nắm giữ, không xả bỏ này, thì mọi tinh tấn trước so ra trăm phần không bằng một, cho đến tính toán, thí dụ cũng không thể sánh kịp.
Này Phạm thiên! Ta từ khi mới phát tâm đến nay luôn riêng một xứ thiền định, nhưng đối với thiền định không trụ này thì mọi thiền định trước so ra trăm phần không bằng một, cho đến tính toán, thí dụ cũng không thể sánh kịp.
Này Phạm thiên! Ta từ khi mới phát tâm đến nay trí tuệ luôn suy nghĩ trù lượng, nhưng đối với trí tuệ không hý luận thì trí tuệ kia so ra trăm phần không bằng một, trăm ngàn phần, trăm ngàn vạn ức phần, cho đến tính toán, thí dụ cũng không thể sánh kịp.
Này Phạm thiên! Vì thế ông nên biết, ta vào thời Đức Phật Nhiên Đăng đã đạt được đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật.
Phạm thiên thưa:
-Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật?
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Nếu không nhớ nghĩ về Bố thí, không y nơi Trì giới, không phân biệt Nhẫn nhục, không chấp thủ Tinh tấn, không trú nơi Thiền định, luôn bất nhị đối với Trí tuệ.
Này Phạm thiên! Đó gọi là đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật.
Phạm thiên thưa:
-Bạch Thế Tôn! Đã đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật rồi thì có thể đầy đủ pháp gì?
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Đã đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật rồi thì có thể đầy đủ Nhất thiết trí.
Phạm thiên thưa:
-Bạch Thế Tôn! Vì sao đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật rồi thì có thể đầy đủ Nhất thiết trí?
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Bố thí bình đẳng tức là Nhất thiết trí bình đẳng. Trì giới bình đẳng tức là Nhất thiết trí bình đẳng. Nhẫn nhục bình đẳng tức là Nhất thiết trí bình đẳng. Tinh tấn bình đẳng tức là Nhất thiết trí bình đẳng. Thiền định bình đẳng tức là Nhât thiêt trí bình đẳng. Trí tuệ bình đẳng tức là Nhất thiết trí bình đẳng. Do vậy, tất cả các pháp bình đẳng gọi là Nhất thiết trí.
Lại nữa, này Phạm thiên! Đầy đủ tướng Bố thí, tướng Trì giới, tướng Nhẫn nhục, tướng Tinh tấn, tướng Thiền định, tướng Trí tuệ gọi là Nhất thiết trí.
Này Phạm thiên! Vì thế, hễ đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật thì có thể đầy đủ Nhất thiết trí.
Phạm thiên thưa:
-Bạch Thế Tôn! Thế nào là đầy đủ Nhất thiết trí?
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Nếu mắt không nhìn thấy sắc, cho đến ý không biết về pháp.
Này Phạm thiên! Nếu quan sát sáu nhập trong ngoài như vậy thì gọi là đầy đủ Nhất thiết trí.
Này Phạm thiên! Do đó, đầy đủ Nhất thiết trí là không chấp trước nơi mắt, cho đến không chấp trước nơi ý. Vì ý nghĩa này nên gọi trí của Như Lai là trí Nhất thiết trí không chướng ngại.
Này Phạm thiên! Nhất thiết trí đối với các pháp không có đối tượng thọ nhận. Vì sao? Vì Nhất thiết trí không phải là pháp khí thọ nhận.
Này Phạm thiên! Nói không phải là pháp khí, ở đây gọi là không vật mà có thể thọ nhận đầy đủ. Nói không vật tức gọi là không. Không đồng với hư không, gọi là Nhất thiết trí. Vì ý nghĩa này nên không thể thọ nhận pháp.
Này Phạm thiên! Ví như tất cả chỗ tạo tác đều nương nơi hư không mà hư không ấy không nương vào đâu. Do vậy trí Nhất thiết trí đều từ Nhất thiết trí phát sinh, nhưng Nhất thiết trí không nương vào đâu cả.
Phạm thiên Thắng Tư Duy bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Nói Nhất thiết trí thì Nhất thiết trí ấy là gì? Vì nghĩa gì mà gọi là Nhất thiết trí?
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Tất cả các hành nơi trí Nhất thiết trí kia nhận biết đó là hàng Thanh văn, Bích-chi-phật và tất cả thế gian. Vì ý nghĩa đó, nên gọi là Nhất thiết trí.
Các trí bình đẳng có nẻo hành: Biết các tâm, biết các hành, biết các tâm Từ bi, biết các sở học, biết các sự phát khởi tu hành, gọi là Nhất thiết trí.
Có thể xa lìa các tướng, có thể phá bỏ tất cả tri giác, gọi là Nhất thiết trí.
Biêt như thật cái gì đáng nói, cái gì không đáng nói, gọi là Nhất thiết trí.
Biết như thật về tâm hành của tất cả chúng sinh, gọi là Nhất thiết trí.
Biết như thật về tất cả trí chứng đắc, gọi là Nhất thiết trí.
Biết như thật về trí Vô học, trí của Thanh văn, trí của Bích-chi- phật, biết như thật về tất cả các loại trí đều từ trong Nhất thiết trí phát sinh ra. Do nghĩa đó nên gọi là Nhất thiết trí.
Biết như thật về chánh hạnh đều từ Nhất thiết trí phát sinh ra, nên gọi là Nhất thiết trí.
Biết như thật tất cả các thứ thuốc, gọi là Nhất thiết trí.
Có thể khiến tất cả đều dứt bệnh, gọi là Nhất thiết trí.
Có thể xa lìa tất cả sự trói buộc nên gọi là Nhất thiết trí.
Có thể diệt trừ tất cả tập khí phiền não, nên gọi là Nhất thiết
trí.
Vì thường ở nơi tất cả định nên gọi là Nhất thiết trí.
Vì không chướng ngại đối với tất cả pháp nên gọi là Nhất thiết
trí.
Vì từ Nhất thiết trí sinh ra tất cả trí tuệ thế gian và xuất thế gian nên gọi là Nhất thiết trí.
Vì nhận biết tướng phương tiện của tất cẳ trí tuệ nên gọi là Nhất thiết trí.
Này Phạm thiên! Tất cả các pháp phương tiện đều từ pháp này phát sinh ra, nên gọi là Nhất thiết trí.
Bấy giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy bạch Phật:
-Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Trí tuệ của các Đức Phật, Như Lai là rất thâm diệu, tâm không có đối tượng duyên mà nhận biêt hành tướng của tâm, tâm sở của tất cả chúng sinh.
Bạch Thế Tôn! Nhất thiết trí ấy có vô lượng công đức như vậy, thì thiện nam, thiện nữ nào có trí tuệ, nghe lãnh thọ về Nhât thiết trí mà chẳng phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
***
Bấy giờ, Bồ-tát Võng Minh bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Nếu có Bồ-tát nào đặt hy vọng về lợi ích của công đức mà phát tâm Bồ-đề thì sự phát tâm của vị ấy không phải là phát tâm của Đại thừa. Vì sao? Vì tất cả các pháp không có lợi ích của công đức, do không có chỗ đối trị.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát không nên vì lợi ích của công đức mà phát tâm Bồ-đề. Chỉ vì tâm đại Bi, vì diệt trừ khổ não của chúng sinh, vì sinh các pháp thiện, vì giải thoát các tà kiến, diệt trừ các bệnh, xả bỏ những sự tham đắm về ngã sở, không thấy chỗ yêu ghét, không làm mất pháp thế gian vì nhàm chán pháp hữu vi, vì an trú nơi Niết-bàn nên phát tâm Bồ-đề.
Bạch Thế Tôn! Bồ-tát không nên cầu sự báo ân của các chúng sinh, cũng không nên xem xét họ có làm hay không làm. Lại đối với đau khổ hay an lạc tâm đều không lay động.
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát với các thiện căn thanh
tịnh?
Đức Phật dạy:
-Này Thiện nam! Bồ-tát gồm đủ thiện căn, nếu sinh vào nơi của Chuyển luân thánh vương không được gọi là thiện căn thanh tịnh. Nêu sinh vào nơi vua Đế Thích, vua Phạm thiên cũng không gọi là thiện căn thanh tịnh. Ở nơi chôn mình sinh cho dù là hàng súc sinh mà không đánh mất thiện căn cũng khiến cho chúng sinh tăng trưởng các thiện căn. Đó gọi là Bồ-tát với thiện căn thanh tịnh.
Lại nữa, này Bồ-tát Võng Minh! Thê nào là Bồ-tát với thiện căn thanh tịnh?
Này Thiện nam! Bố thí là thiện căn thanh tịnh, vì xả bỏ tất cả tài vật.
Trì giới là thiện căn thanh tịnh, vì diệt trừ khổ não, đạt được sự trong lành mát mẻ.
Nhẫn nhục là thiện căn thanh tịnh, vì tâm không còn phân biệt.
Tinh tấn là thiện căn thanh tịnh, vì xa lìa mọi sự biếng trễ.
Thiền định là thiện căn thanh tịnh, vì không có suy nghĩ đến các thừa khác.
Trí tuệ là thiện căn thanh tịnh, vì xa lìa các kiến chấp.
Tâm Từ là thiện căn thanh tịnh, vì nhận thức bình đẳng.
Tâm Bi là thiện căn thanh tịnh, vì chân tâm thanh tịnh.
Tâm Hỷ là thiện căn thanh tịnh, vì vui thích nơi các pháp mà không sinh ái nhiễm.
Tâm Xả là thiện căn thanh tịnh, vì xa lìa các tội lỗi.
Không bỏ tâm Bồ-đề là thiện căn thanh tịnh, vì không tham đắm quả vị Thanh văn và Bích-chi-phật.
Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi ở trong đại chúng im lặng an trụ không có đàm luận. Phạm thiên Thắng Tư Duy bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi ở trong đại chúng vì sao không thuyết pháp, chỉ có im lặng?
Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
-Này Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Hôm nay ở nơi pháp hội này, sao ông chỉ im lặng?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Pháp mà Ngài chứng đắc có các tướng chăng?
Đức Phật dạy:
-Này Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Pháp mà Như Lai chứng đắc không có hình tướng.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Pháp ấy có thể giảng thuyết, trình bày và luận giải không?
Đức Phật dạy:
-Này Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Pháp ấy không thể thuyết giảng, không thể diễn đạt, không thể luận giải.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi thưa:
-Bạch Thế Tôn! Nếu pháp ấy không thể giảng thuyết, diễn đạt và luận giải thì không thể hiển bày.
Bấy giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy thưa Bồ-tát Văn-thù-sƯ-
lợi:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Bồ-tát không vì chúng sinh mà thuyết giảng pháp sao?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Ớ trong pháp tánh có thể có hai tướng chăng?
Phạm thiên đáp:
-Không.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Tất cả các pháp không nhập vào pháp tánh
sao?
Phạm thiên đáp:
-Đúng vậy!
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Nếu pháp tánh ấy không có hai tướng, thì tất cả các pháp đều nhập trong pháp tánh. Vậy tại sao lại vì chúng sinh thuyết pháp?
Phạm thiên hỏi:
-Nếu như có giảng nói pháp cũng không có hai tướng sao? Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Nếu quyết định có người thuyết pháp, có người nghe pháp thì có thể giảng nói pháp mà không có hai tướng. Phạm thiên hỏi:
-Như Lai đã có thể không thuyết pháp sao?
Bồ-tát Yăn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Phật tuy giảng nói pháp nhưng không dùng hai tướng. Vì sao? Vì Như Lai thuyết pháp không có hai thuyết. Tuy có đối tượng được thuyết giảng mà không có hai tướng.
Phạm thiên hỏi:
-Nếu tất cả pháp là không hai, tại sao các hàng phàm phu không hai mà làm thành hai?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Người phàm phu tham chấp nơi ngã nên phân biệt làm hai. Nếu không phân biệt làm hai thì trọn không phải là hai. Tuy lại mỗi mỗi phân biệt làm hai, nhưng nơi thật tế thì không có hai tướng.
Phạm thiên hỏi:
-Làm sao nhận biết là không có hai pháp?
Bồ-tát Văn-thù-sií-lợi đáp:
-Này Phạm thiến! Nêu không có hai thì có thể nhận biết chẳng phải là không hai. VI sao? Này Phạm thiên! Không có hai tướng thì không thể nhận biết.
Này Phạm thiên! Như Lai nói pháp không có hai pháp. Pháp ấy nói như vậy mà không phải là như vậy. Vì sao? Vì pháp ấy không có tên gọi, không có chương cú.
Phạm thiên hỏi:
-Pháp Như Lai thuyết giảng có thủ chấp gì không?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Pháp Như Lai thuyết giảng không có chỗ chấp thủ.
Phạm thiên hỏi:
-Phật thuyết pháp không giữ lấy về Niết-bàn sao?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Đối với Niết-bàn, trong Niết-bàn, có giữ lấy và xả bỏ sao?
Phạm thiên đáp:
-Niết-bàn luận là không đi, không đến.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Đúng vậy, này Phạm thiên! Pháp mà Phật thuyết giảng thì không đi, không đến.
Phạm thiên hỏi:
-Pháp này được lãnh hội như thế nào?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Lãnh hội đúng như chỗ Ngài thuyết giảng.
-Như chỗ đã thuyết giảng là thế nào?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Như là không biết, không nghe tức đúng như điều Ngài thuyết giảng.
Phạm thiên hỏi:
-Ai có thể lãnh hội pháp của Như Lai như vậy?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Người không tham chấp vướng mác, không rơi vào các cảnh giới.
Phạm thiên hỏi:
-Ai có thể nhận biết pháp ấy?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Những người nào không tranh luận, không biết, không tùy hỷ.
Phạm thiên hỏi:
-Thế nào gọi là Tỳ-kheo nhiều tranh luận?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Nếu Tỳ-kheo cho thế này là tốt, thế này là xấu, thế này là tương ưng, thế này là không tương ưng, thì Tỳ-kheo ấy gọi là tranh luận. Cái này là đúng, cái này là không đúng; cái này là nhơ, cái này là sạch; cái này là thiện, cái này là không thiện; pháp này là đáng khiển trách, pháp này không đáng khiển trách; pháp này là hữu lậu, pháp này là vô lậu; pháp này là thế gian, pháp này là xuất thế gian; pháp này là hữu vi, pháp này là vô vi; đây là trì giới, đây là phá giới; đây là có thể tạo tác, đây là không thể tạo tác; đây có thể đạt được, đây có thể không đạt được. Này Phạm thiên! Tỳ-kheo ấy gọi là tranh luận.
Này Phạm thiên! Nếu đối với các pháp tâm luôn có sự cao thấp, tham vướng chấp chủ thọ nhận đều gọi là Tỳ-kheo tranh luận. Phật thuyết giảng pháp không có tranh luận. Này Phạm thiên! Người thích hý luận không gì là không tranh luận. Người ưa tranh luận không phải là pháp Sa-môn. Người ưa thích pháp Sa-môn thì không có vọng tưởng.
Phạm thiên hỏi:
-Thế nào là Tỳ-kheo tùy thuận nơi Phật ngữ, tùy thuận nơi Phật giáo?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Nếu Tỳ-kheo đối với sự khen chê mà tâm không lay động thì gọi là tùy thuận nơi Phật giáo. Không dựa theo văn tự, lời nói thì gọi là tùy thuận nơi Phật ngữ.
Lại nữa, nếu Tỳ-kheo diệt trừ tướng nơi tất cả các pháp, thì gọi là tùy thuận nơi Phật giáo. Không trái đổì với nghĩa lý thì gọi là tùy thuận nơi Phật ngữ.
Lại nữa, nếu Tỳ-kheo giữ gìn đối với pháp gọi là tùy thuận nơi Phật giáo. Không trái với lời Phật dạy gọi là tùy thuận nơi Phật ngữ.
Phạm thiên hỏi:
-Thế nào là Tỳ-kheo có thể giữ gìn pháp?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Nếu Tỳ-kheo không trái với sự bình đẳng, không hủy hoại pháp tánh thì gọi là có thể giữ gìn pháp.
Phạm thiên hỏi:
-Thế nào là Tỳ-kheo gần gũi Phật?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Nếu Tỳ-kheo đối với các pháp không thấy có pháp hoặc gần, hoặc xa. Đó là Tỳ-kheo thân cận nơi Phật.
Phạm thiên hỏi:
-Thế nào là Tỳ-kheo hầu cận Phật?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Nếu Tỳ-kheo đối với thân, miệng, ý không
có tạo tác. Đó gọi là Tỳ-kheo hầu cận Phật.
Phạm thiên hỏi:
-Ai có thể cúng dường Phật?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Là người không tạo nghiệp tội, phước, không tạo nghiệp vô động.
Phạm thiên hỏi:
-Ai có thể thấy Phật?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Là người không tham chấp nơi Nhục nhãn, Thiên nhãn, Tuệ nhãn, Pháp nhãn, Phật nhãn.
Phạm thiên hỏi:
-Ai có thể thấy pháp?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Là người không trái nghịch với các pháp nhân duyên.
Phạm thiên hỏi:
-Ai có thể thấy thuận YỚi các pháp nhân duyên?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Là người không khởi ý niệm bình đẳng, không thấy bình đẳng, không sinh, không diệt.
Phạm thiên hỏi:
-Ai đạt được chân trí?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Là người không sinh, không diệt nơi các pháp hữu lậu.
Phạm thiên hỏi:
-Ai có thể theo học hỏi giới của Như Lai?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Là người không tạo tác, không thọ nhận, không nắm giữ, không xả bỏ.
Phạm thiên hỏi:
-Ai gọi là chánh hạnh?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Là người không thuận theo ba cõi.
Phạm thiên hỏi:
-Ai là người hiền thiện?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Là người không thọ nhận thân sau.
Phạm thiên hỏi:
-Ai là người an lạc?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Là người không có ý niệm về ta và của ta. Phạm thiên hỏi:
-Ai được giải thoát?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Là người không hủy hoại trói buộc.
Phạm thiên hỏi:
-Ai là người được độ?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Là người không trụ vào thế gian và Niết-
bàn.
Phạm thiên hỏi:
-Tỳ-kheo lậu tận là tận về việc gì?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Nếu có chỗ để diệt tận thì không gọi là lậu tận. Biết các lậu là tướng không, biết như vậy gọi là lậu tận.
Phạm thiên hỏi:
-Ai là thật ngữ?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Là người lìa các nẻo ngôn luận.
Phạm thiên hỏi:
-Ai là người nhập đạo?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Hàng phàm phu là có nhập đạo. Bậc Thánh hạnh thì nhận biết tất cả pháp hữu vi không từ đâu đến cũng không đi về đâu, tức là không nhập đạo.
Phạm thiên hỏi:
-Ai có thể thấy Thánh đế?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Nếu đối với các pháp không có chỗ thấy thì thấy Thánh đế. Vì sao? Vì theo chỗ có thấy đều là hư vọng. Không có chỗ thấy mới gọi là thật.
Phạm thiên hỏi:
-Không thấy pháp nào gọi là thật đế?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Không thấy tất cả pháp gọi là thật đế.
Phạm thiên hỏi:
-Như vậy, thì thật pháp phải nên tìm cầu gì?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Nên tìm cầu nơi bốn điên đảo.
Phạm thiên hỏi:
-Ý Bồ-tát nghĩ thế nào mà nói như vậy?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! cầu nơi bốn điên đảo là: Không được thường, lạc, ngã, tịnh. Nếu không được thường thì thường là khổng, vậy là vô thường. Chỗ nào không được an vui tức là khổ, chỗ nào không ngã tức là vô ngã, chỗ nào không tịnh tức là bất tịnh.
Này Phạm thiên! Các pháp vô ngã đó là Thánh đế. Nếu người cầu thật đế thì người ấy không biết khổ. Nếu người đoạn trừ tập thì người ấy không biết tập. Nếu người thấy diệt thì người ấy không biết diệt. Nếu người cầu đạo thì người ấy không biết đạo.
Phạm thiên hỏi:
-Thế nào là tu đạo?
Bồ-tát Văn-thù-sứ-lợi đáp:
-Này Phạm thiên! Nếu không phân biệt đây là pháp, đây
không phải là pháp, xa lìa hai tướng, gọi là tu đạo. Do như vậy nên cầu tất cả các pháp là không thể thủ đắc. Đó gọi là đạo. Đạo như vậy là không trụ vào thế gian và Niết-bàn. Vì sao? Vì không xa lìa, không đạt đến, mới gọi là Thánh đạo.
Bấy giờ, Phạm thiên Bình Đẳng Hạnh Bà-la-môn Đại Bà-la Tử bạch Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
-Bạch Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Thế nào là Ưu-bà-tác quy y Phật, Pháp, Tăng?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Thiện nam! Nếu ưu-bà-tác không khởi lên hai kiến chấp. Sao gọi là không khởi lên hai kiến chấp? Là không khởi lên ngã kiến và tha kiến. Không khởi lên ngã kiến là không khởi lên Phật kiến. Không khởi lên ngã kiến là không khởi lên Pháp kiến. Không khởi lên ngã kiến là không khởi lên Tăng kiến. Đó gọi là ưu- bà-tác quy y Phật, Pháp, Tăng.
Lại nữa, này Thiện nam! Nếu ưu-bà-tác không dùng sắc để thấy Phật, không dùng thọ, tưởng, hành, thức để thấy Phật. Đó gọi là Ưu-bà-tác quy y Phật.
Này Thiện nam! Nếu ưu-bà-tác không phân biệt các pháp, không hý luận nơi các pháp. Đó gọi là ưu-bà-tác quy y Pháp.
Này Thiện nam! Nếu ưu-bà-tấc tin pháp vô vi nơi Tăng mà không xa lìa pháp hữu vi để tin pháp vô vi. Đó gọi là ưu-bà-tác quy y Tăng.
Lại nữa, này Thiện nam! Nếu ưu-bà-tác không kiên châp nơi Phật, Pháp, Tăng. Đó gọi là ưu-bà-tác quy y Phật, Pháp, Tăng.
Bấy giờ, Phạm thiên Bình Đẳng Hạnh Bà-la-môn Đại Bà-la Tử bạch Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
-Bạch Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Các vị Bồ-tát phát tâm Bồ-đề thì hướng đến nơi nào?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Thiện nam! Hướng đến hư không. Vì sao? Vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đồng với hư không.
Bình Đẳng Hành thưa với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
-Thế nào là Bồ-tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh
giác?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Thiện nam! Nếu Bồ-tát nhận biết tất cả sự phát tâm không phải là phát tâm, tất cả pháp không là pháp, tất cả chúng sinh không phải là chúng sinh. Đó gọi là Bồ-tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bây giờ, Phạm thiên Bình Đẳng Hạnh Bà-la-môn Đại Bà-la Tử bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Gọi là Bồ-tát thì Bồ-tát là gì? Do ý nghĩa gì mà gọi là Bồ-tát?
Đức Phật dạy:
-Này Thiện nam! Nếu Bồ-tát đối với chúng sinh tà định khởi tâm đại Bi, đối với chúng sinh chánh định thấy không khác nhau. Đó gọi là Bồ-tát.
Vì sao? Này Thiện nam! Bồ-tát không vì chúng sinh chánh định, không vì chúng sinh không chánh định mà phát tâm, chỉ vì nhằm độ thoát chúng sinh tà định mà khởi tâm đại Bi, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nên gọi là Bồ-tát.
Vì sao? Này Thiện nam! Bồ-tát đối với chúng sinh tà định khởi sinh tâm đại Bi, phát đại nguyện Bồ-để. Đó gọi là Bồ-tát.
Bấy giờ, Bồ-tát Bồ-đề bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Con cũng muốn nói do nghĩa gì mà gọi là Bồ-
tát?
Đức Phật dạy:
-Ông cứ nêu bày.
Bồ-tát Bồ-đề nói:
-Ví như người nam hay người nữ thọ tám giới trong một ngày, không hủy phạm, không thiếu sót. Nếu Bồ-tát từ khi mới phát tâm đến khi thành Phật ở trong khoảng thời gian ấy thường tu tịnh hạnh. Đó gọi là Bồ-tát.
Bạch Thế Tôn! Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến khi an tọa nơi đạo tràng tâm không lay động, đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Kiên Ý nói:
-Nếu Bồ-tát thành tựu rốt ráo tâm Từ, thường thương nhớ đến chúng sinh. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tátĐỘ Chúng Sinh nói:
-Ví như cầu công, thuyền bè đưa người qua sông, không có phân biệt, không có mệt mỏi. Nếu Bồ-tát có tâm như vậy mà độ tất cả chúng sinh. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Đoạn Ác Đạo nói:
-Nếu Bồ-tát đối với quốc độ của chư Phật đều đặt chân tới, tức thì tất cả các đường ác đều bị tiêu diệt. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Quan Thế Tự Tại nói:
-Nếu Bồ-tát mà chúng sinh khi gặp tức thì phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, lại xưng niệm danh hiệu mình liền hết lo sợ. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Đắc Thế Chí nói:
-Nếu Bồ-tát chân đi đến đâu đều làm chấn động cả tam thiên đại thiên thế giới cùng cung điện của ma. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Vô Bì Quyện nói:
-Nếu Bồ-tát với số lượng các kiếp nhiều như cát của sông Hằng làm một ngày, ba mươi ngày như vậy làm một tháng, mười hai tháng như vậy làm một nă.m. số năm như thế, nếu hơn trăm ngàn vạn ức kiếp được gặp một Đức Phật. Gặp như vậy cho đến hằng hà sa các Đức Như Lai ở nơi ấy thường thực hành phạm hạnh, tu tập công đức, rồi sau đó mới được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, trong thời gian ấy không có ngững nghỉ, tâm không mỏi mệt. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Đạo Sư nói:
-Nếu Bồ-tát đối với các chúng sinh rơi vào tà đạo mà sinh khởi tâm Từ bi lớn, làm cho họ đi vào chánh đạo mà không cần báo đáp. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Đại Di Lâu Sơn nói:
-Nếu Bồ-tát đối với tất cả các pháp tâm không phân biệt, như núi Di Lâu chỉ một màu sắc. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Na-la-diên nói:
-Nếu Bồ-tát không bị tất cả các thứ phiền não phá hoại. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Tâm Lực nói:
-Nếu Bồ-tát suy nghĩ về tất cả các pháp mà thân tâm không bị thương tổn. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Sư Tử Du Bộ Tự Tại nói:
-Nếu Bồ-tát không có lo sợ đối với các luận thuyết, được pháp nhẫn thâm diệu, có thể khiến cho các loại ma, tất cả ngoại đạo đều phải sợ hãi. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Bất Khả Tư Nghi nói:
-Nếu Bồ-tát biết tâm và pháp không thể nghĩ bàn, không chỗ suy nghĩ, không nơi phân biệt. Đó gọi là Bồ-tát.
Thiên tử Thiện Tịch nói:
-Nếu Bồ-tát có thể sống trong tất cả các cung điện của trời mà không có tham nhiễm, cũng không thủ đắc nơi pháp không tham nhiễm. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Thật Ngữ nói:
-Nếu Bồ-tát nói ra điều gì thường là chân thật, cho đến ỏ trong mộng cũng không nói dối. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Hỷ Kiến nói:
-Nếu Bồ-tát có thể thấy tất cả các sắc đều là màu sắc của Phật. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Thường Bi nói:
-Nếu Bồ-tát thấy chúng sinh bị rơi trong cõi sinh tử đau khổ, không vui thích đối với tất cả các điều an lạc của bản thân, chỉ trừ pháp lạc và thường giáo hóa chúng sinh. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Tâm Vô Ngại nói:
-Nêu Bồ-tát có thể đối với tất cả chúng ma phiền não mà không sân hận. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Thường Hỷ Căn nói:
-Nêu Bồ-tát thường dùng hỷ căn để tự thỏa mãn ước nguyện của mình và thỏa mãn ước nguyện của người khác, mọi điều đã
làm xong. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Tám Nghi hối nói:
-Nếu Bồ-tát đối với tất cả các pháp tâm không nghi ngờ. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Sư Tử Đồng Tử nói:
-Nếu Bồ-tát cũng không phải là pháp nam cũng không phải là pháp nữ, mà hiện ra đủ các loại sắc thân để thành tựu lợi ích cho các chúng sinh. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Bảo Nữ nói:
-Nếu Bồ-tát đối với các ngọc báu không sinh tâm tham nhiễm mà chỉ ưa thích Tam bảo. Đó gọi là Bồ-tát.
Ưu-bà-di Tỳ -xá-khư-đạt-đa nói:
-Nếu Bồ-tát có sở đắc tức là không có Bồ-đề. Nếu không thủ đắc tất cả pháp, không sinh nơi tất cả pháp, không diệt nơi tất cả pháp. Đó gọi là Bồ-tát.
Đại Hiền sĩ Bạt-đà-ba-la nói:
-Nếu Bồ-tát có các chúng sinh nghe đến danh hiệu mình liền quyết định phát tâm Vô thượng Bồ-đề. Đó gọi là Bồ-tát.
Đồng tử Bảo Nguyệt nói:
-Nếu Bồ-tát thường có thể tu hành phạm hạnh đồng tử, cho đến tâm không còn nhớ tới năm dục, huống gì là thân còn thọ hưởng. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Đao-lợi Thiên tử Mạn-đà-la Hoa Hương nói:
-Nếu Bồ-tát trì giới, tâm thường huân tập các hương của pháp thiện công đức, không lưu giữ các loại hương thơm khác. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Tác Hỷ nói:
-Nếu Bồ-tát vui thích nơi ba pháp. Đó là cúng dường Phật, giữ gìn chánh pháp, giáo hóa chúng sinh. Đó gọi là Bồ-tát.
Phạm thiên Thắng Tư Duy nói:
-Nếu Bồ-tát thấy tất cả pháp đều là Phật pháp. Đó gọi là Bồ-
-Nếu Bồ-tát khi chúng sinh nhìn thấy liền có thể nhập vào Tam-muội Đại Từ. Đó gọi là Bồ-tát.
Pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi nói:
-Nếu Bồ-tát tuy thuyết giảng các pháp mà không dấy khởi tưởng về pháp, tưởng về ngã, tưởng về kẻ khác. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Võng Minh nói:
-Nếu Bồ-tát với ánh sáng có thể diệt trừ tất cả các phiền não tối tăm của hết thảy chúng sinh. Đó gọi là Bồ-tát.
Bồ-tát Phổ Hoa nói:
-Nếu Bồ-tát thấy khắp mười phương thế giới của chư Phật nở đầy các loài hoa tươi đẹp. Đó gọi là Bồ-tát.
Các vị Bồ-tát như thế là tùy theo chỗ ưa thích của mình mà nêu
bày biện tài vừa xong.
Bấy giờ, Phật bảo Phạm thiên Bình Đẳng Hạnh Bà-la-môn Đại Bà-la Tử:
-Này Phạm thiên! Nếu Bồ-tát có thể đại diện cho các chúng sinh lãnh chịu các thứ khổ não, lại có thể xả bỏ tất cả phước báo,
đem cho các chúng sinh. Đó gọi là Bồ-tát.
Phạm thiên Thắng Tư Duy hỏi Phạm thiên Bình Đẳng Hạnh Bà-la-môn Đại Bà-la Tử:
-Này Thiện nam! Nay ông thực hành pháp gì?
Đáp:
-Thưa Phạm thiên! Các chúng sinh hành theo tất cả pháp hữu vi gì, thì tôi hành như vậy.
Phạm thiên hỏi:
-Các chúng sinh dùng gì để hành tất cả pháp hữu vi?
Đáp:
-Thưa Phạm thiên! Đó là chỗ hành của chư Phật, là tất cả pháp hữu vi mà các chúng sinh hành.
Phạm thiên hỏi:
-Chư Phật thực hành những gì?
Đáp:
-Thưa Phạm thiên! Chư Phật dùng Đệ nhất nghĩa không để
hành.
Phạm thiên hỏi:
-Này Thiện nam! Nếu chỗ hành của tất cả phàm phu cũng là nẻo hành của chư Phật. Vậy Phật và chúng sinh không có khác nhau sao?
Phạm thiên Bình Đẳng Hạnh Bà-la-môn Đại Bà-la Tử thưa:
-Thưa Phạm thiên! Ông muốn khiến cho không trung có sự sai khác sao?
Phạm thiên đáp:
-Không.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi Phạm thiên Thắng Tư Duy:
-Này Phạm thiên! Như Lai lẽ nào đã không giảng nói tất cả pháp không sao?
Phạm thiên đáp:
-Đúng vậy!
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Này Phạm thiên! Vì thế tất cả các pháp không có sai khác và các hành tướng ấy cũng lại không có tướng sai biệt. Cho nên Như Lai không nói các pháp có nhiều hình tướng.
Phạm thiên Bình Đẳng Hạnh Bà-la-môn Đại Bà-la Tử hỏi Bồ- tát Văn-thù-sư-lợi:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Như những lời của hành giả giảng nói thì những gì gọi là hành?
Đáp:
-Này Thiện nam! Người nào dù bất cứ ở đâu đều có bổn chánh hạnh, thì người đó gọi là hành xứ phạm hạnh.
Này Thiện nam! Những người nào hành bốn phạm hạnh, thì những người ấy gọi là thành tựu phạm hạnh.
Này Thiện nam! Tuy ở giữa đồng trông vắng vẻ mà xa lìa phạm hạnh thì người ấy không được gọi là thành tựu phạm hạnh và cũng không phải khéo nhận biết phạm hạnh.
Này Thiện nam! Nếu có người tuy ở lâu đài tốt đẹp, giường bằng vàng bạc, áo nệm sang trọng mà thành tựu được phạm hạnh, thì người ấy mới đích thật là thành tựu phạm hạnh, thật là khéo nhận biết phạm hạnh.
Phạm thiên hỏi:
-Nếu thấy rõ về ngã kiến thì không phải là trí kiến sao?
Đáp:
-Này Thiện nam! Đúng vậy, đúng vậy! Này Thiện nam! Nếu thấy rõ về ngã kiến thì người ấy không phải là trí kiến.
Này Thiện nam! Như người khéo nhận biết đúng như thật về tánh của vàng tức biết nó mềm mại hay không mềm mại. Cũng vậy, thấy ngã thì có thể là trí thanh tịnh.
Phạm thiên hỏi:
-Vì sao nói là ngã kiến:
Đáp:
-Này Thiện nam! Do vô ngã nên thể của pháp mới thường. Này Thiện nam! Ngã thường không có bản thể thì xưa nay không thành. Do ngã như vậy nên cuôì cùng quyết định nói là ngã.
Hỏi:
-Như tôi hiểu về ý nghĩa của pháp mà Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi giảng nói: Là thấy ngã tức thấy Phật. Vì sao? Vì thể của ngã và thể của Phật là không có sai khác.
Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Những người nào có thể thấy được Như Lai?
Đáp:
-Này Thiện nam! Nếu có thể không cải đổi về tướng của ngã kiến. Vì sao? Vì ngã kiến, pháp kiến, Phật kiến đều là bình đẳng.
Hỏi:
-Phải chăng có chỗ vô sở hành mới được gọi là chánh hạnh chăng?
Đáp:
-Có. Này Thiện nam! Nếu không hành nơi tất cả pháp hữu vi thì đó gọi là chánh hạnh.
Hỏi:
-Hành như thế nào gọi là chánh hạnh?
Đáp:
-Này Thiện nam! Nếu chẳng vì nhận biết mà hành, không vì đoạn trừ mà hành, không vì chứng đắc mà hành, không vì tu tập mà hành, đó gọi là chánh hạnh.
Hỏi:
-Có người không gặp Phật mà có Tuệ nhãn thanh tịnh chăng?
Đáp:
-Có. Này Thiện nam! Chư Phật Như Lai không thấy hai tướng. Vậy người kia tức có Tuệ nhãn thanh tịnh.
Hỏi:
-Tuệ nhãn thấy được những pháp gì?
Đáp:
-Này Thiện nam! Nếu chỉ thấy một pháp thì không gọi là Tuệ nhãn. Này Thiện nam! Tuệ nhãn không thấy các pháp hữu vi, cũng không thấy các pháp vô vi. Vì sao? Vì tuệ Bát-nhã không có phân biệt. Do ý nghĩa này nên Bát-nhã không thấy có các pháp hữu vi. Bát-nhã là pháp vô vi cũng vượt hơn Tuệ nhãn, cho nên không thấy.
Hỏi:
-Có Tỳ-kheo chảnh hạnh mà không chứng đắc đạo quả chăng?
Đáp:
-Có.
Này Thiện nam! ở trong chánh hạnh không có quả, không có chứng đắc cũng không có chánh hạnh, ở đó cũng không tu hành một pháp.
Này Thiện nam! ở trong chánh hạnh cũng không có quả để có thể chứng đắc. Vì không có phân biệt.
Này Thiện nam! Không chứng đắc một pháp nào mới gọi là chứng đắc. Này Thiện nam! Nếu phân biệt mà nói ta có chỗ chứng đắc, thì người ấy là ngã mạn. Do trong chánh hạnh không có tăng thượng mạn. Do không có tăng thượng mạn nên không chứng, không đắc.
Hỏi:
-Vì đắc pháp gì mà gọi là đắc đạo?
Đáp:
-Này Thiện nam! Do những pháp gì không sinh, xưa nay không sinh và sau này cũng không sinh. Vì chứng đắc pháp ấy nên gọi là thật pháp.
Hỏi:
-Nếu pháp không sinh, sao có các pháp để chứng?
Đáp:
-Này Thiện nam! Nếu biết pháp không sinh, tức nói biết pháp ấy. Đó gọi là chứng pháp. Thấy các pháp hữu vi tất cả đều không sinh thì đấy gọi là chứng đắc chánh định.
Hỏi:
-Vì sao gọi là chứng đắc chánh định?
Đáp:
-Này Thiện nam! Ta và Niết-bàn bình đẳng không hai, không có sai biệt cho nên gọi là chứng đắc chánh định. Tùy theo chánh định mà gọi là chứng đắc chánh định. Do chứng đắc rốt ráo pháp bình đẳng nên nói là chánh định.
Lại nữa, do hiểu rõ được nghĩa lý nên nói là chánh định, do không hý luận nơi các Tam-muội nên nói là chánh định.
Bây giờ, Đức Thế Tôn khen ngợi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
-Lành thay, lành thay! Này Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, Như Lai rất vui với những lời giảng nói của ông.
Đúng vậy, đúng vậy! Này Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Lúc ông giảng nói pháp này có bảy ngàn Tỳ-kheo không thọ nhận các pháp, lậu hoặc đã diệt tận và tâm được giải thoát. Lại có ba vạn hai ngàn chư Thiên xa lìa trần cấu, ở trong các pháp đạt được Pháp nhãn thanh tịnh. Lại có mười ngàn người lìa dục được định. Lại có hai trăm người phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bấy giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi này có thể làm nhiều việc Phật để tạo lợi ích cho chúng sinh, khiến vô lượng chúng sinh hội nhập trong Niết-bàn.
Đức Phật dạy:
-Này Thiện nam! Ông cũng làm lợi ích cho vô lượng chúng sinh, khiến họ vào Niết-bàn.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Này Phạm thiên! Theo ông, chúng sinh có sổ” lượng không?
Đáp:
-Không.
Hỏi:
-Này Phạm thiên! Như Lai có nói về chúng sinh không? Lại có chúng sinh, có thể tánh của chúng sinh không?
Đáp:
-Không.
Hỏi:
-Này Phạm thiến! Ý ông nghĩ sao? Như Lai có sinh có diệt không?
Đáp:
-Không.
Hỏi:
-Này Phạm thiên! Nếu là như vậy thì các chúng sinh nào Đức Như Lai khiến họ nhập nơi Niết-bàn?
Đáp:
-Do các pháp tánh. Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Thuyết pháp như vậy là không có thế gian, không có Niết-bàn.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Này Phạm thiên! Đúng vậy, đúng vậy, Đức Như Lai không thấy thế gian, không chấp nơi Niết-bàn.
Này Phạm thiên! Đức Như Lai giáo hóa các đệ tử Thanh văn, thì họ cũng không thấy thế gian, cũng không thấy Niết-bàn. Này Phạm thiên! Nói Niết-bàn chỉ là trên ngôn từ, thật ra không có người hành pháp thế gian, cũng không có người hành pháp Niết-bàn.
Phạm thiên hỏi:
-Các ngôn từ được nói ra là tranh luận, như những ngôn từ này nói về những pháp gì?
Đáp:
-Này Phạm thiên! Đó là hý luận và không nói đến chúng sinh. Này Phạm thiên! Nếu có hý luận, vậy là thường không ngã mạn. Do ý nghĩa ấy, nên ỡ trong chỗ không có vật mà hý luận. Do nhận biết không thật có hý luận nên không thấy hý luận. Nếu không thấy hý luận thì biết là người ấy không hành theo pháp thế gian. Nếu không hành theo pháp thế gian tức là không dị kiến. Vì không dị kiến nên nói là Niết-bàn.
Phạm thiên hỏi:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Gọi là nhập Niết-bàn thì do những đối trị gì mà gọi là Niết-bàn?
Đáp:
-Nhập Niết-bàn là nhân duyên này và nhân duyên khác không cùng hòa hợp, không vọng khởi vô minh, không hành pháp thế gian. Không khởi hành tức là không sinh. Nếu không sinh tức gọi là Niết- bàn. Nếu không dấy khởi các hành tức gọi là tịch tĩnh. Do vậy gọi là chứng đắc Thánh đạo. Do thường không sinh như thế gọi là thuyết giảng về bốn Thánh đế.
Bấy giờ, Phạm thiên Bình Đẳng Hạnh Bà-la-môn Đại Bà-la Tử thưa với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Như những lời Bồ-tát giảng nói đều là chân thật chăng?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Này Thiện nam! Tất cả ngôn từ thuyết giảng đều chân thật.
Phạm thiên hỏi:
-Vậy lời nói hư vọng cũng là chân thật sao?
Đáp:
-Đúng vậy, vì sao?
Này Thiện nam! Các ngôn từ thuyết giảng đều hư vọng, không có xứ sở, không có phương hướng. Nếu pháp hư vọng không có xứ
SỞ, không có phương hướng, tức là chân thật. Vì ý nghĩa ấy nên tất cả ngôn thuyết đều là chân thật.
Này Thiện nam! Lời nói của Đề-bà-đạt-đa và lời nói của Như Lai không có khác nhau. Vì sao? Vì ngôn từ của các cõi, tất cả đều là lời nói của Như Lai. Nếu không phải như vậy thì ngôn từ của các cõi với những sự việc nói ra, tất cả đều không có đối tượng để giảng nói. Nếu có gì để giảng nói thì tất cả lời nói đều là giống nhau. Văn tự cũng đồng nên văn tự cũng rỗng lặng.
Hỏi:
-Như Lai có thể không nói ngôn ngữ phàm phu, ngôn ngữ Hiền thánh sao?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Đúng vậy! Này Thiện nam! Như Lai không thể dùng văn tự, lời nói của bậc thánh nhân để thuyết pháp.
-Vậy phàm phu cũng dùng văn tự, chương cú để giảng nói sao?
Đáp:
-Đúng vậy!
Hỏi:
-Đây là văn tự, ngôn ngữ của hàng phàm phu, đây là văn tự ngôn ngữ của thánh nhân. Vậy văn tự ngôn ngữ có phân biệt chăng?
-Không.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Này Thiện nam! Văn tự, ngôn ngữ như thế gọi là chữ, chương, câu, không có phân biệt, không có chỗ phân biệt. Do vậy, tất cả thánh nhân đều xa lìa phân biệt, cho nên Thánh nhân không có tên gọi. Những việc làm của bậc Thánh nhân ở ngoài tướng của ngôn từ, cũng ngoài tướng của pháp, ngoài tướng của chúng sinh. Giống như loa trông do các duyên hòa hợp mà có âm thanh, nên các âm thanh này không có phân biệt.
Này Thiện nam! Do vậy mà các bậc Thánh nhân khéo biết tất cả các nhân duyên, đối với các ngôn ngữ đều là bình đẳng không có phân biệt.
Bồ-tát Bình Đẳng Hạnh nói:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Như điều Phật dạy là đại chúng vân tập lại nên làm hai việc: Một là thuyết pháp đúng như thật; hai là im lặng như bậc Thánh.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:
-Này Thiện nam! Nếu thuyết pháp mà không trái với Phật, Pháp, Tăng thì gọi là thuyết pháp như thật. Nếu biết pháp tức là Phật, xa lìa tướng tức là Pháp, vô vi tức là Tăng. Đó gọi là im lặng như bậc Thánh.
Lại nữa, này Thiện nam! Nếu nương vào bốn Niệm xứ mà giảng nói thì gọi là thuyết pháp như thật. Nếu đối với tất cả các pháp không có chỗ nhớ nghĩ thì gọi là im lặng như bậc Thánh. Nếu nương vào bốn chánh cần mà giảng nói thì gọi là thuyết pháp như thật. Đối với bình đẳng mà không tạo bình đẳng, cũng không phải là không tạo bình đẳng thì gọi là im lặng như bậc Thánh. Nếu nương vào bốn Như ý túc mà giảng nói thì gọi là thuyết pháp như thật. Nếu không xả bỏ thân, khẩu, ý thì gọi là im lặng như bậc Thánh. Nếu nương vào năm Căn, năm Lực mà giảng nói thì gọi là thuyết pháp như thật. Nếu không tùy theo lời nói của người khác mà có sự tin tưởng không chấp thủ, không xả bỏ nên phân biệt rõ về các pháp nhất tâm an trú, không nhớ nghĩ trong từng niệm, nên tin các pháp tự tánh là thanh tịnh, xa lìa tât cả hý luận, các hành của nhân duyên thì gọi là im lặng như bậc Thánh. Nếu nương vào bảy Bồ-đề phần mà giảng nói thì gọi là thuyết pháp như thật. Thường hành tâm xả không có phân biệt, không tăng không giảm thì gọi là im lặng như bậc Thánh. Nếu nương vào tám Thánh đạo mà giảng nói thì gọi là thuyết pháp như thật. Nếu nhận biết tướng của các pháp giống như chiếc bè, không nương vào pháp hành, không nương vào chẳng phải là pháp hành, thì gọi là im lặng như bậc Thánh.
Này Thiện nam! Ở trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo, có thể dùng ngôn ngữ để tạo lập trình bày, phân biệt, thuyết giảng thì gọi là thuyết pháp như thật. Do thuyết giảng đúng như thật nên được gọi là thuyết pháp như thật. Nếu thân chứng đắc pháp mà không xa lìa tự thân để thấy pháp, cũng không xa lìa pháp để thấy thân, quan sát như vậy mà không thấy hai tướng, không thấy không hai tướng.
Cho nên hiện tiền thấy mà không thấy, thì gọi là im lặng như bậc Thánh.
Lại nữa, này Thiện nam! Nếu không vọng tưởng chấp vào ta, cũng không vọng tưởng chấp vào người, không vọng tưởng chấp vào pháp, phi pháp, không phải phi pháp mà giảng nói thì gọi là thuyết pháp như thật. Nếu chứng được cái gọi là không thể nói pháp, có thể xa lìa tất cả danh tự, ngôn ngữ, âm thanh, đạt tới chỗ bất động, xa lìa tâm hành thì gọi là im lặng như bậc Thánh.
Lại nữa, này Thiện nam! Nếu đối với tất cả chúng sinh mà biết các căn, các lực, theo như vậy mà thuyết pháp thì gọi là thuyết pháp như thật. Nếu thường ở trong tâm định không tán loạn, thì gọi là im lặng như bậc Thánh.
Bấy giờ, Phạm thiên Bình Đẳng Hạnh Bà-la-môn Đại Bà-la Tử bạch Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Như ý nghĩa thuyết pháp của Bồ- tát, theo tôi hiểu thì các Thanh văn, Bích-chi-phật… tất cả đều không có thuyết pháp như thật, không có im lặng như bậc Thánh. Vì sao? Vì không thể nhận biết rõ căn tánh lanh lợi và chậm chạp của tất cả chúng sinh, lại cũng không thường ở trong định.
Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Thế gian nếu có dùng ngôn ngữ chân thật để thưa hỏi nêu bày. Vậy thì ai là thế gian thuyết pháp như thật? Ai là thế gian im lặng như bậc Thánh?
Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Phải nên nói là của chư Phật, vì lời nói chân chánh là của chư Phật. Vì sao? Vì chư Phật Như Lai đầy đủ các căn, các lực, khéo nhận biết căn tánh lanh lợi, chậm chạp của mọi chúng sinh thường an trụ trong định.
Đức Phật dạy:
-Này Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Đúng vậy, đúng vậy, như điều Phạm thiên Bình Đẳng Hạnh nói, Như Lai chỉ có hai pháp này.
Bấy giờ, Trưởng lão Tu-bồ-đề bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Con đã từng nghe từng thọ trì lời Phật dạy rằng: Các ông vân tập lại nên làm hai việc:
1. Thuyết pháp như thật.
2. Im lặng như bậc Thánh.
Bạch Thế Tôn! Nếu là hàng Thanh văn thì không thể thực hành. Tại sao Như Lai bảo các vị Tỳ-kheo hành thuyết pháp như thật? Hành Thánh mặc nhiên?
Đức Phật dạy:
-Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Nếu hàng Thanh văn không nghe từ người khác thì có thể thuyết pháp như thật, như Thánh mặc nhiên không?
Trưởng lão Tu-bồ-đề đáp:
-Dạ không.
Phật dạy:
-Này Tu-bồ-đề! Nên biết tất cả hàng Thanh văn, Bích-chi- phật thảy đều không có thuyết pháp như thật, không có Thánh mặc nhiên.
Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi Trưởng lão Tu-bồ-đề:
-Thưa Trưởng lão Tu-bồ-đề! Đức Như Lai biết rõ tám vạn bốn ngàn nẻo tâm hành của chúng sinh. Vậy Trưởng lão có biết không? ở trong đây Trưởng lão là người có trí tuệ, tùy chỗ ứng hợp mà thuyết giảng pháp chăng?
Đáp:
-Không thể.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Trưởng lão Tu-bồ-đề! Nay có thể nhập vào Tam-muội quan sát tâm của tất cả chúng sinh, có thể thông đạt tâm cùng tâm sở hành của hết thảy chúng sinh, tâm mình tâm người không hề bị chướng ngại chăng?
Đáp:
-Không thể.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Đức Như Lai hiểu rõ tám vạn bốn ngàn nẻo tâm hành của chúng sinh, tùy theo chỗ ứng hợp mà thuyết pháp dược, lại thường ở trong định với tướng bình đẳng, tâm không lay động, nên thường thông đạt tâm và tâm sở hành của tất cả chúng sinh. Không suy nghĩ, không có chướng ngại. Trưởng lão Tu-bồ-đề nay có thể như vậy được không?
Đáp:
-Không thể.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Như Lai biết rõ tám vạn bốn ngàn nẻo tâm hành của chúng sinh mà thuyết pháp dược đúng như thật, thường ở trong định với tướng bình đẳng, tâm không lay động, cũng thường thông đạt tâm và tâm sở hành của tất cả chúng sinh, không suy nghĩ, không có chướng ngại.
Này Trưởng lão Tu-bồ-đề! Vì thế nên biết, tất cả hàng Thanh văn, Bích-chi-phật không phải thuộc về cảnh giới ấy.
Thưa Trưởng lão Tu-bồ-đề! Hoặc có chúng sinh nhiều dâm dục, do quán tịnh nên được giải thoát, không dùng quán bất tịnh, chỉ Phật mới có thể nhận biết. Hoặc có chúng sinh nhiều sân hận, do quán tội lỗi mà được giải thoát, không dùng quán tâm Từ, chỉ Phật mới có thể nhận biết. Hoặc có chúng sinh nhiều ngu si, do không cộng ngữ mà được giải thoát, không dùng việc thuyết pháp, chỉ Phật mới có nhận biết. Hoặc có chúng sinh đủ cả tham, sân, si. Không dùng quán tịnh, không dùng quán bất tịnh, không quán tội lỗi, không dùng tâm Từ, không dùng bất cộng ngữ, không dùng thuyết pháp mà được giải thoát. Tùy theo căn tánh mà dùng các pháp bình đẳng để thuyết pháp làm cho họ được giải thoát, chỉ Phật mới có thể nhận biết.
Vì thế, thưa Trưởng lão Tu-bồ-đề! Phật là thuyết pháp như thật đệ nhất, như Thánh mặc nhiên đệ nhất.
Bấy giờ, Trưởng lão Tu-bồ-đề nói với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
-Này Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Nếu các hàng Thanh văn, Bích- chi-phật không thể thuyết pháp như thật như vậy, không thể Thánh mặc nhiên như vậy thì các Đại Bồ-tát có thể thành tựu công đức thuyết pháp như thật, như Thánh mặc nhiên chăng?
Đáp:
-Chỉ Phật mới có thể nhận biết.
Phật bảo Trưởng lão Tu-bồ-đề:
-Này Tu-bồ-đề! Có pháp Tam-muội tên là “Vào tất cả ngôn ngữ, tâm không tán loạn”. Các vị Bồ-tát nếu có thể thành tựu được Tam-muội này, thì tất cả đều đạt được công đức như vậy.
Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói với Bồ-tát Bình Đẳng Hạnh:
-Này Thiện nam! Vì các chúng sinh có tám vạn bốn ngàn nẻo tâm hành, nên phải nói tám vạn bốn ngàn pháp tạng. Đó gọi là thuyết pháp như thật. Thường ở trong định diệt thọ, tưởng, hành nên gọi là Thánh mặc nhiên.
Này Thiện nam! Nếu tôi trọn một kiếp hoặc hơn một kiếp mà giảng nói về hai nghĩa lý của tướng thuyết pháp như thật và Thánh mặc nhiên thì cũng không thể hết, mà với biện tài thuyết pháp cũng không thể nào hết được.
Khi ấy, Phật bảo Bồ-tát Bình Đẳng Hạnh:
-Này Thiện nam! Trong thời quá khứ cách đây vô lượng, vô biên a-tăng-kỳ kiếp, có Đức Phật ra đời, tên là Phổ Quang gồm đủ mười tôn hiệu: Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Kiếp ấy tên là Danh xưng, quốc độ tên Hỷ kiến. Trong quốc độ ấy được trang nghiêm bằng bảy thứ báu quý, hàng trời, người giàu có, an vui, đông đúc không có các thứ
sợ hãi.
Này Thiện nam! Quốc độ Hỷ kiến của Phật Phổ Quang Như Lai có bốn trăm ức cõi bốn thiên hạ, mỗi mỗi cõi bốn thiên hạ rộng đến tám vạn bốn ngàn do-tuần, nơi đó có các thành ấp rộng lớn bằng phẳng một do-tuần đều dùng các thứ ngọc quý trang trí. Trong mỗi thành ấp đều có hai vạn năm ngàn thôn xóm bao quanh. Nơi mỗi thôn xóm lại có vô lượng trăm ngàn vạn dân chúng với đời sông giàu có, an lạc, mọi người thấy được màu sắc và hình tượng của quốc độ ấy, ai cũng vui mừng và được Tam-muội niệm Phật. Nên quốc độ ấy có tên là Hỷ kiến. Nếu các vị Bồ-tát của mười phương thế giới khác đến quốc độ này cũng đều được an vui, ở các quốc độ khác không thể sánh bằng nên có tên gọi là Hỷ kiến.
Này Thiện nam! Phật Phổ Quang dùng giáo pháp ba Thừa để giảng dạy cho đệ tử, cũng luôn giảng nói rộng giáo pháp như vậy, hoặc thuyết pháp như thật, hoặc Thánh mặc nhiên.
Này Thiện nam! Bấy giờ, quốc độ của Phật Dược Vương nơi phương trên có hai vị Bồ-tát tên là Vô Tận Ý và ích Ý đi đến quốc độ Hỷ Kiến của Đức Phật Phổ Quang, cúi đầu đảnh lễ, nhiễu quanh theo bên phải ba vòng, rồi cung kính chắp tay đứng qua một bên. Khi ấy, Phật Phổ Quang phân biệt giảng nói rộng về Tam-muội Tịnh minh cho hai vị Bồ-tát như sau:
-Này Thiện nam! VI sao gọi là Tam-muội Tịnh minh? Này Thiện nam! Nếu Bồ-tát nhập vào Tam-muội này tức thì có thể xa lìa các pháp phiền não ở trong pháp của chư Phật, đạt được ánh sáng thanh tịnh nên gọi là Tam-muội Tịnh minh.
Lại nữa, ở quá khứ tất cả pháp đều thanh tịnh, vị lai tất cả pháp đều thanh tịnh, hiện tại tất cả pháp đều thanh tịnh, ba đời các pháp đều thanh tịnh rốt ráo. Cho nên nói tất cả các pháp tự tánh thanh tịnh, thường thanh tịnh. Vì sao tự tánh của các pháp thanh tịnh? Vì tự tánh của tất cả các pháp là không, là xa lìa tất cả các pháp có chỗ chứng đắc. Vì tự tánh của tất cả các pháp là vô tướng, là xa lìa sự phân biệt của tất cả các pháp. Vì tự tánh của tất cả các pháp là vô nguyện, là do tất cả pháp không nắm giữ, không xả bỏ, không cầu mong, không có tham muốn, vì các pháp tự tánh là rốt ráo xa lìa nên gọi các pháp tánh thường thanh tịnh. Tánh thế gian như thế nào thì tánh Niết-bàn cũng vậy đều cùng pháp tánh ấy. Tánh Niết-bàn như thế nào thì tất cả các pháp cũng đồng tánh như thế ấy. Cho nên nói tất cả các pháp tự tâm tánh thanh tịnh.
Này Thiện nam! Ví như hư không nếu thọ nhận sự cấu nhiễm là điều không thể có. Tâm tánh cũng như vậy, nếu bị cấu nhiễm là điều không thể có.
Này Thiện nam! Ví như hư không tuy bị khói, bụi, mây, sương che phủ, cho nên không được trong sáng, nhưng tánh của nó không bị ô nhiễm.
Này Thiện nam! Nếu tánh của hư không mà bị ô nhiễm thì rốt cuộc không gọi là thanh tịnh. Do không hề bị nhiễm nên mới gọi là
hư không.
Này Thiện nam! Tuy các chúng sinh có các hành không chánh niệm mà khởi lên các phiền não, nhưng tự tánh của tâm là thường thanh tịnh, không có cấu nhiễm. Nếu người cấu nhiễm tâm thường uế bẩn không được thanh tịnh. Do không cấu nhiễm nên tự tánh thanh tịnh, tâm được giải thoát.
Này Thiện nam! Đó gọi là nhập vào Tam-muội Tịnh minh.
Phật Phổ Quang giảng nói cho hai vị Bồ-tát nghe rõ về pháp môn này. Hai vị Bồ-tát lãnh hội Tam-mưội ấy liền ở trong các pháp chứng đắc Pháp quang minh không thể nghĩ bàn.
***
Bấy giờ, Bồ-tát Vô Tận Ý bạch Đức Như Lai Phổ Quang:
-Bạch Thế Tôn! Chúng con đã nghe pháp môn hội nhập Tam- muội Tịnh minh. Vậy chúng con nên thực hành pháp môn này như thế nào?
Khi ấy, Phật Phổ Quang bảo Bồ-tát Vô Tận Ý:
-Này Thiện nam! Có hai phương pháp các ông nên thực hành. Đó là: Thuyết pháp đúng như thật và Thánh mặc nhiên.
Bấy giờ, hai vị Bồ-tát vâng lời dạy bảo của Phật, cúi đầu đảnh lễ, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, rồi hướng đến cái hồ rất đẹp ở trong một vườn cây, tự dùng thần lực của mình hóa ra một tòa lâu đài bằng châu báu và ở đấy tu tập.
Lúc ấy, có Phạm thiên tên là Diệu Quang cùng bảy vạn hai ngàn Phạm thiên khác đến cúi đầu đảnh lễ hai vị Bồ-tát ấy rồi thưa:
-Thưa hai vị Bồ-tát: Đức Như Lai Phổ Quang dạy: “Đại chúng vân tập thì nên thực hành hai việc: Hoặc thuyết pháp đúng như thật, hoặc Thánh mặc nhiên”.
Thưa hai vị Bồ-tátỊ Thế nào là thuyết pháp đúng như thật và thế nào là Thánh mặc nhiên?
Hai vị Bồ-tát dạy:
-Này Phạm thiên! Các ông hãy chú ý lắng nghe, ta sẽ giải thích cho: Như lời các ông vừa hỏi, thì chỉ có Phật mới thông suốt hết được. Tuy là như vậy nhưng hai vị Bồ-tát cũng lấy ý nghĩa của hai câu ấy để giải thích cho chúng Phạm thiên. Khi đó bảy vạn hai ngàn Phạm thiên đều được pháp Nhân vô sinh, còn Phạm thiên Diệu Quang chứng được Tam-muội Phổ quang.
Lúc này, hai vị Bồ-tát trải qua suốt bảy vạn sáu ngàn năm, dùng năng lực biện tài vô ngại để trả lời câu hỏi về thuyết pháp đúng như thật và Thánh mặc nhiên. Trong thời gian đó, hai vị Bồ-tát hỏi đáp, giải thích không hề dừng nghỉ mà cũng không nêu bày hết nghĩa lý.
Bấy giờ, ở giữa không trung có tiếng dạy bảo của Đức Như Lai Phổ Quang:
-Này hai vị Bồ-tát! Các ông chớ nên dùng ngôn thuyết mà mãi luận bàn, vì các sự luận bàn đều như là tiếng vang, do vậy sự luận bàn ấy không có lợi ích gì. Cho dù các ông có được biện tài vô ngại và Đà-la-ni vô tận thì trong một kiếp, hoặc trăm kiếp luận bàn về hai câu ấy cũng không cùng tận.
Này hai vị Bồ-tát! Pháp của chư Phật là tướng tịch diệt, là đệ nhất nghĩa, ở trong tịch tĩnh mà tịch tĩnh rốt ráo, không văn tự, không nghĩa lý, không thể diễn bày. Hễ có diễn bày đều là vô nghĩa. Do đấy, hai vị hãy nương vào ý nghĩa ấy, chớ nương vào văn tự.
Bấy giờ, hai vị Bồ-tát nghe lời Đức Phật Phổ Quang chỉ dạy liền im lặng không còn luận bàn.
Đức Phật dạy:
-Này Thiện nam! Vì ý nghĩa ấy, nên Bồ-tát phải biết: Nếu dùng biện tài để thuyết pháp thì trăm ngàn vạn kiếp, hoặc hơn trăm ngàn vạn kiếp cũng không thể cùng tận.
Này Thiện nam! Ý các ông thế nào? Hai vị Bồ-tát kia đâu phải là người xa lạ. Bồ-tát Vô Tận Ý nay là Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, còn Bồ-tát ích Ý nay chính là thân ông, Phạm thiên Diệu Quang Thắng Tư Duy đó.
Bây giờ, Bồ-tát Bình Đẳng Hành bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Thật là hiếm có, sự giác ngộ của chư Phật là lợi ích lớn khiến cho chúng sinh theo lời chỉ dạy tinh tấn tu hành, chứng được Bồ-đề.
Bạch Thế Tôn! Chúng sinh do lười biếng, không thể như lời chỉ dạy của Ngài mà tu hành, tuy gặp trăm ngàn vạn Đức Phật cũng không thu đạt lợi ích gì. Do vậy nên biết, nhờ sự siêng năng tinh tân tu hành mới được giác ngộ.
Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi Phạm thiên Bình Đẳng Hạnh Bà-la-môn Đại Bà-Ia Tử:
-Này Thiện nam! Ông biết Bồ-tát tu tập như thế nào gọi là siêng năng tinh tấn?
Đáp:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Nếu Bồ-tát có thể chứng đắc được Thánh đạo mới gọi là siêng năng tinh tấn chăng?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Bồ-tát tu hành như thê nào để có thể chứng đắc Thánh đạo?
Đáp:
-Nếu đối với các pháp không có phân biệt hành hóa như thế thì Bồ-tát có thể chứng đắc Thánh đạo.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Thế nào gọi là chứng đắc Thánh đạo?
Đáp:
-Nếu Bồ-tát tu hành ở trong sự bình đẳng xem các pháp đều bình đẳng, tức gọi là đã chứng đắc Thánh đạo.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Thiện nam! Gọi là bình đẳng thì có thể thấy được sao?
Đáp:
-Không! Vì sao? Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Nếu pháp bình đẳng có thể thấy được thì không phải là bình đẳng. Nếu có thể không thấy các pháp bình đẳng tức gọi là thấy được bình đẳng.
Bấy giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy hỏi Bồ-tát Văn-thù-sư-
lợi:
-Thưa Bồ-tát! Các pháp bình đẳng có thể thấy được không?
Đáp:
-Này Phạm thiên! Không thể thấy, nếu thấy bình đẳng tức là cái thấy không bình đẳng.
Phạm thiên hỏi:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sií-lợi! Nếu Bồ-tát tu hành đối với tướng bình đẳng của tất cả các pháp mà không thấy các pháp, tức gọi là đã chứng đắc Thánh đạo.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Tại sao không thấy?
Đáp:
-Do xa lìa hai tướng nên không thấy. Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư- lợi! Nhờ không thấy như vậy tức là chánh kiến.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Ớ trong thế gian ai có thể có cái thấy bình đẳng?
Đáp:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Đó là chư Phật Như Lai.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Làm sao có thể thấy?
Đáp:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sií-lợi! Như đối với chân như của sắc không khởi lên một tưởng nào khác, thì chân như của thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy, không khởi lên một tưởng nào khác. Như năm ấm bình đẳng nên gọi là thấy bình đẳng.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Thế nào gọi là thế gian?
Đáp:
-Diệt tận là thế gian.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Nếu diệt tận là thế gian, thì tướng của thế gian là diệt tận sao?
Đáp:
-Tướng của thế gian thì không thể diệt tận.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Vì ý nghĩa gì mà nói thế gian là tướng diệt
tận?
Đáp:
-Thế gian rốt ráo là tướng diệt tận. Do ý nghĩa ấy nên tướng là không thể diệt tận. Vì sao? Vì là diệt tận thì không thể lại diệt tận.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Phải chăng Phật đã không nói các pháp hữu vi là tướng diệt tận sao?
Đáp:
-Tận cùng nơi pháp tướng thì thường không diệt tận. Cho nên Phật dạy tướng của tất cả pháp hữu vi là không cùng tận.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Thế nào gọi là pháp hữu vi?
Đáp:
-Do tướng của chúng diệt tận nên gọi là pháp hữu vi.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Các pháp hữu vi trú vào đâu?
Đáp:
-Pháp hữu vi trú trong thể tánh vô vi.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Nếu vậy thì pháp hữu vi và pháp vô vi có gì sai khác?
Đáp:
-Pháp hữu vi và pháp vô vi về văn tự, cách diễn bày thì có sai khác. Vì sao? Vì văn tự ngôn thuyết tức là hữu vi, nên cũng là vô vi. Còn nói về pháp tướng thì pháp hữu vi và pháp vô vi không có sai khác, vì pháp tướng không có phân biệt.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Những pháp tăng thượng nào có được ngôn ngữ ấy?
Đáp:
-Chứng đắc pháp vô vi tức là không phân biệt pháp tăng thượng nơi ngôn ngữ ấy.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Những ngôn ngữ nào gọi là có ý nghĩa?
Đáp:
-Làm cho tâm của người khác nắm giữ tướng mà dùng ngôn ngữ. Vì sao? Vì tất cả văn tự đều là hý luận. Nhưng chư Phật không trụ nơi hý luận, không dựa vào ngôn ngữ, không có diễn nói.
Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Tất cả ngôn ngữ vốn không phải là ngôn ngữ. Do đó Phật dạy tất cả các pháp không thể diễn nói. Vì sao? Vì chư Phật, Như Lai không phải là do ngôn ngữ mà được tên
gọi.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Chư Phật Như Lai tại sao được tên gọi?
Đáp:
-Chư Phật Như Lai không phải sắc, không phải tướng, không phải pháp mà được tên gọi.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Chư Phật Như Lai xa lìa sắc pháp mà được tên gọi chăng?
Đáp:
-Không, thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Vì sao? Vì sắc thân là như và pháp thể là như. Hai pháp như ấy không phải là một, không phải là khác, chư Phật Như Lai do vậy mà được tên gọi. Như Lai do nơi chân như như thật mà được tên gọi. Nếu Phật Như Lai do như thật mà được tên gọi thì không bao giờ mất.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Chư Phật Như Lai chứng đắc pháp gì mà có danh hiệu là Phật?
Đáp:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Chư Phật Như Lai đều thông đạt chân như thanh tịnh của tất cả pháp tánh. Do chân như ấy mà chứng đắc như thế nên được tên gọi là Chánh Biến Tri.
Bấy giờ, Phạm thiên Bình Đẳng Hạnh Bà-la-môn Đại Bà-la Tử bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát trú nơi Đại thừa mà gọi là an trú?
Khi ấy Đức Thế Tôn dùng kệ đáp:
Bồ-tát không hoại sắc
Trú nơi tâm Bồ-đề
Biết sắc như Bồ-đề
Là Bồ-tát tuệ sáng.
Do sắc là Bồ-đề
Bình đẳng vào tướng như Không hoại tánh các pháp
Là Bồ-tát tuệ sáng.
Không hoại nghĩa Bồ-đề
Tức là nghĩa Bồ-đề
Trong nghĩa Bồ-đề ấy
Cũng không có Bồ-đề.
Chánh hạnh đệ nhất nghĩa
Là gọi trú Bồ-đề
Bồ-tát người tuệ sáng
Nên hiểu được Bồ-đề.
Ngu nơi ấm, giới, nhập Mà muốn cầu Bồ-đề
Ấm, giới… là Bồ-đề Không riêng có Bồ-đề.
Các Bồ-tát tuệ sáng
Đối pháp thượng, trung, hạ Không thử cũng không xả
Nên gọi trú Bồ-đề.
Tuệ sáng không phân biệt
Pháp, phi pháp là hãi
Cũng không chấp chẳng hãi
Gọi là hành Bồ-đề.
Nếu hãi tức hữu vi Chẳng hãi tức vô vi Lìa cả hai biên ấy
Gọi là hành Bồ-đề.
Người trên kẻ phàm phu
Cũng không vào pháp vị
Chưa chứng quả bậc Thánh
Là ruộng phước thế gian.
Quan sát pháp thế gian
Ở đấy như hoa sen
Tuân theo đạo tối thượng
Gọi là trú Bồ-đề.
Thế gian hành chốn nào
Bồ-tát hành ở đó
Tất cả các thế gian
Đều không có các pháp.
Tuệ sáng biết như thật
Trong đó được giải thoát
Tuệ sáng không sợ hãi
Rơi vào việc thế gian.
Tâm không sợ, không kém
Hành trì hạnh Bồ-tát
Bồ-tát người tuệ sáng
Khéo biết tướng pháp tánh.
Vì thế không phân biệt
Pháp hãy là phi pháp
Bồ-tát trí tuệ sáng
Không xả bỏ pháp nào.
Cũng không pháp dấy khởi
Nên gọi tướng Bồ-đề
Tất cả pháp vô tướng
Giống như tướng hư không.
Người tuệ sáng không nghĩa
Là tướng là đúng tướng
Bồ-tát thường hộ pháp
An trú nơi bình đẳng.
Bình đẳng tức là pháp
Do không phân biệt pháp
Đời có Phật không Phật
Tất cả các pháp không.
Các Bồ-tát tuệ sáng
Không bỏ pháp thể kia
Gặp được pháp chư Phật
Có tướng của pháp thể.
Giảng nói cho chúng sinh
Do trú nơi chân như
Các ma không thể lường
Nơi các hành thâm diệu.
Tuệ sáng không chấp pháp
Biết khắp tất cả pháp
Cầu hiểu trí tuệ Phật
Mà không trụ vào đó.
Trú không có chỗ trú
Cũng chẳng trú nơi khác
Tuệ chư Phật vô ngại
Không chấp pháp, phi pháp.
Nếu không chấp như vậy
Rốt ráo đạt Bồ-đề
Người thích các điều thiện
Bố thí chuyển cao quý.
Bỏ những gì mình có
Mà tâm không lay động
Các pháp không thể bỏ
Cũng không thể nắm giữ.
Hết thảy pháp thế gian
Ta vốn không thủ đắc
Biết các pháp như thật
Chẳng buộc chẳng giải thoát.
Lời Phật là thí chủ
Không chỗ thấy các pháp
Vì vậy các Bồ-tát
Không chấp ngã, ngã sở.
Vì vậy khi hành thí
Không sinh tâm tham tiếc
Những gì đã Bố thí
Đều hồi hướng Phật đạo.
Bố thí và Bồ-đề
Không trụ vào hai tướng
Chẳng tạo chẳng khởi giới
Thường trú trong giới pháp.
Cũng không dây khởi niệm
Ta đang giữ gìn giới
Tuệ sáng biết giới tướng
Không sinh không tạo tác.
Cho nên giới Bồ-tát
Thanh tịnh như hư không
Quán thân như hình ảo
Lời nói như tiếng vang.
Tâm tức như huyễn hóa
Không vì giới tự cao
Tâm thường luôn dịu dàng
An trú tánh tịch tĩnh.
Tất diệt hết thảy ác
Thông đạt các pháp thiện
Trì giới và phá giới
Không thủ đắc hãi tướng.
Do vậy thấy pháp tánh
Tức trì giới vô lậu
Đã đến bờ nhân nhục
Nhãn được các điều ác.
Đối với tất cả pháp
Tâm luôn luôn bình đẳng
Các pháp niệm niệm diệt
Tánh nó thường chẳng trú. Trong đó không mạ nhục
Cũng không có cung kính
Nếu cắt xẻ trên thân
Giữ tâm không lay động.
Biết tâm không ở trong
Và cũng không ở ngoài
Thân oán và đao gậy
Đều từ tứ đại khởi.
Tuệ sáng tức thấy liền
Gọi là người nhân nhục
Nơi đất nước, gió, lửa
Chưa từng lầm thương tổn.
Thông, đạt được việc ấy
Thường hành pháp nhân nhục
Bồ-tát hành như vậy
Chúng sinh chẳng thể động.
Dũng mãnh chuyên tinh tấn
Trú vững nơi Đại thừa
Người này nơi thân tâm
Dứt nơi chốn nương tựa.
Tuy biết gốc sinh tử
Cõi ấy không thể đạt
Nên vì một chúng sinh
Trang nghiêm thệ nguyện lớn. Pháp vôn không sinh diệt
Nơi nào có tướng diệt
Bản tế không thử đắc
Điên đảo thấy có diệt.
Pháp tánh luôn thường trụ
Nên không thể nghĩ bàn
Nếu biết được như thế
Không sinh cũng không diệt.
Bồ-tát thương chúng sinh
Không rõ được pháp tướng
Làm cho họ tinh tấn
Khiến xa lìa điên đảo.
Chư Phật thường không thấy Tướng quyết định chúng sinh Nhưng không bỏ phát tâm
Gọi là người tinh tấn.
Suy nghĩ tất cả pháp
Đều biết như huyễn hóa
Trí tuệ không thể vững
Quán pháp như hư không.
Từ phân biệt hư vọng
Tham chấp sinh cấu nhiễm
Nên mở bày pháp môn
Khiến được vào Niết-bàn.
Tu tập rất tinh tấn
Mà không tổn hại pháp
Lìa pháp và phi pháp
Thường hành chân tinh tấn.
Đó là hành xa lìa
Do được định không tranh
Tịnh động đều không trú
Mà thường sợ thế gian.
Ưa trú nơi thanh vắng Như tê giác một sừng
Các thiền định tự tại
Thấu rõ các thần thông.
Tâm thường trú bình đẳng
Các thôn xóm vắng lặng
Bình đẳng không phân biệt Thường gọi là tịch tĩnh.
Thường hiểu biết tịch tĩnh
Vô lậu không phân biệt
Tin pháp được giải thoát
Nên nói là tịch tĩnh.
Đến, đi đều bình đẳng
Thường trú nơi bình đẳng Không diệt nơi bình đẳng
Nên nói trú bình đẳng.
Tự trụ pháp bình đẳng
Để dẫn dắt chúng sinh
Không trái hành bình đẳng
Nên nói thường trú định.
Chí niệm thường kiên cố
Không quên tâm Bồ-đề
Mà giáo hóa chúng sinh
Nên nói người luôn định.
Luôn nhớ nghĩ chư Phật
Thân pháp tánh chân thật
Lìa xa tướng sắc thân
Nên nói người luôn định.
Thường tu hành các pháp
Như pháp thể các pháp
Mà không có nhớ nghĩ
Nên nói người luôn định.
Thường không lìa niệm
Tăng Biết Tăng là vô vi
Lìa nơi luôn tịch tĩnh
Tuệ sáng khéo suy nghĩ.
Quốc độ Phật mười phương
Tất thấy các Đức Phật
Mắt đối với hình sắc
Mà không sinh hãi tướng.
Pháp chư Phật nói ra
Tất cả đều lãnh thọ
Tai đối với âm thanh
Cũng không sinh hai tướng.
Ở được trong nhất tâm
Biết tâm các chúng sinh
Tâm mình và tâm người
Cả hai không phân biệt.
Nhớ nghĩ đời quá khứ
Kiếp như cát sông Hằng
Là trước hãy là sau
Cũng lại không phân biệt.
Hiện biến đến cùng khắp
Chỗ Phật không nghĩ bàn
Mà ở trong thân tâm
Không có tướng mỏi mệt.
Phân biệt biết các pháp
Nhạo thuyết biện vô tận
Ở Vô lượng số kiếp
Khai thị tướng pháp tánh.
Trí tuệ đến bờ giác
Hiểu rõ ấm, giới, nhập
Thường chỉ cho chúng sinh
Không chấp, không hý luận.
Khéo biết pháp nhân duyên
Xa lìa tướng nhị biên
Biết nhân của phiền não
Cũng biết nhân tịch tĩnh.
Tin hiểu pháp nhân duyên
Tức không các tà kiến
Pháp đều thuộc nhân duyên
Không có căn bản định.
Tuệ sáng không ngã kiên
Phật kiên và không kiến
Thế gian Niết-bàn kiến
Đều không nên kiến chấp.
Dùng trí tuệ sáng tỏ
Biết tất cả pháp tánh
Không mờ tối, chướng ngại
Là người trí hành đạo.
Đó gọi là Đại thừa
Phật thừa không nghĩ bàn
Đều dung nạp chúng sinh
Là Bồ-đề Đại thừa.
Tất cả trong các thừa
Thừa này là bậc nhất
Như vậy nơi Đại thừa
Phát sinh các thừa khác.
Thừa khác có giới hạn
Không dung nạp tất cả
Chỉ thừa này trên hết
Thâu nhận mọi chúng sinh.
Thực hành Đại thừa này
Vô lượng như hư không
Đối với các chúng sinh
Không có tâm tham tiếc.
Người trí trụ ở đây
Đại thừa dứt cấu nhiễm
Thừa ấy như hư không
Không sắc, không thể thấy.
Nếu có các chúng sinh
Hành trì Đại thừa ấỵ
Nên quán tướng thừa này
Chốn dung nạp rộng lớn.
Vô lượng Vô số kiếp
Nói công đức Đại thừa
Cùng hành hóa thừa ấy
Công đức không cùng tận.
Nếu trú vào Đại thừa
Người ấy lìa các nạn
Được gặp mọi an lành
Đấy là người trí tuệ.
Nghe kinh vi diệu này
Cho đến bốn câu kệ
Không đọa vào đường ác
Được đến nơi an ổn.
Yêu mến kinh điển này
Là trời cũng là người
Sau khi bỏ thân mạng
Thường sinh làm trời người.
Ở đời ác sau này
Nêu được nghe kinh ấy
Ta đều sẽ thọ ký
Rốt ráo thành Phật đạo.
Nếu đời ác về sau
Tay cầm kinh điển diệu
Tức là trụ chân pháp
Có thể chuyển pháp luân.
Nếu người trì kinh này
Chuyển được vô lượng kiếp
Qua lại trong sinh tử
Được gần gũi Phật đạo.
Nếu trì tụng kinh ấy
Trí tuệ tinh tấn lớn
Là người rất dũng mãnh
Hàng phục được các ma.
Nhiên Đăng thọ ký ta
Khiến được Nhẫn vô sinh
Yêu thích kinh điển này
Ta thọ ký cũng thế.
Nếu Phật chẳng xuất thế
Thời không độ chúng sinh
Yêu thích kinh điển này
Làm việc của Phật làm.
Lúc Phật nói kệ trên, có hai ngàn Bồ-tát được pháp Nhân vô sinh, mười ngàn Tỳ-kheo các lậu đã diệt tận, không thọ nhận các pháp, tâm được giải thoát, ba vạn hai ngàn người xa lìa mọi trần cấu, ở trong các pháp được Pháp nhãn thanh tịnh, năm ngàn Thiên tử đều phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Như điều con hiểu nơi ý nghĩa của Phật giảng nói: Nếu có người phát nguyện Bồ-đề thì đó là tà nguyện. Vì sao? Vì hết thảy các pháp nếu có sở đắc thì đều là tà. Nếu người chấp có Bồ-đề mà phát nguyện, thì những việc làm của người này đều là tà hạnh. Vì sao? Vì Bồ-đề không ở trong Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới. Do Bồ-đề không trụ vào đâu nên không thể phát nguyện.
Bạch Thế Tôn! Ví như có người nguyện được hư không, thì người ấy được hư không chăng?
Phật dạy:
-Không.
-Bạch Thế Tôn! Bồ-tát cũng như vậy, phát nguyện Bồ-đề là tướng hư không, nên biết đó là pháp nguyện hư không, là Bồ-đề vô nguyện, là vượt ra ba đời, chẳng phâi là tướng lãnh thọ. Nếu Bồ-tát khởi lên hai tướng mà phát tâm Bồ-đề và suy nghĩ: “Ngoài sinh tử kia mà có Bồ-đề, ngoài Bồ-đề có Niết-bàn”, thì sự phát tâm như vậy không phải là hạnh Bồ-đề.
Bấy giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy hỏi Pháp vương tử Văn- thù-sư-lợi:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Thế nào là Đại Bồ-tát tu hành hạnh Bồ-đề?
Đáp:
-Này Phạm thiên! Nếu Bồ-tát hành tất cả pháp mà đối với các pháp không thấy mình có chỗ hành hóa là Bồ-tát tu hành hạnh Bồ- đề. Vì sao? Này Phạm thiên! Vượt qua các nẻo hành, đó gọi là Bồ- tát hành hạnh Bồ-đề.
Phạm thiên hỏi:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Bồ-tát tu hành như thế nào gọi là vượt qua các nẻo hành hóa để thực hành hạnh Bồ-đề?
Đáp:
-Này Phạm thiên! Xa lìa hết thảy các tướng duyên dựa, tướng của các duyên nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Đó gọi là Bồ-tát hành hóa vượt ra ngoài các cảnh giới.
Phạm thiên hỏi:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Do ý nghĩa gì mà nói vượt ra ngoài các cảnh giới?
Đáp:
-Này Phạm thiên! Không vượt qua bình đẳng. Vì sao? Vì các pháp bình đẳng tức là Bồ-đề.
Phạm thiên hỏi:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Thế nào là Bồ-tát phát khởi Bồ- đề nguyện?
Đáp:
-Này Phạm thiên! Nên nhưBồ-đề đã nói ấy.
Phạm thiên hỏi:
-Thế nào là Bồ-đề?
Đáp:
-Này Phạm thiên! Bồ-đề là không phải quá khứ, hiện tại, vị lai. Do vậy, Bồ-tát ở trong ba đời thanh tịnh, quan sát phát khởi về Bồ-đề nguyện. Này Phạm thiên! Các pháp ở trong ba đời xưa nay vốn không có sinh khởi, do vốn nó không sinh nên chẳng có gì để tu hành. Vì thế người phát nguyện không có chỗ để phát nguyện. Vì sao? Vì phát nguyện tu hành hạnh Bồ-đề như thế thì được trí Nhất thiết chủng Nhất thiết trí.
Phạm thiên hỏi:
-Những ý nghĩa nào là trí Nhất thiết trí?
Đáp:
-Tất cả thảy đều nhận biết. Do đấy gọi là trí Nhất thiết trí.
Hỏi:
-Do những pháp nào là trí Nhất thiết trí?
Đáp:
-Này Phạm thiên! Đó là tướng không sai khác. Do ở những nơi chốn không có tướng chúng sinh, như các chúng sinh ấy thế nào thì phải nhận biết đúng như thế đó. Do đấy gọi là không có tướng sai khác.
Phạm thiên hỏi:
-Thế nào gọi là không có chúng sinh?
Đáp:
-Này Phạm thiên! Nói chúng sinh chỉ có danh tự. Lìa tánh của danh tự tức là không có chúng sinh. Lìa chúng sinh ấy tức không có danh tự. Do vậy, danh tự và chúng sinh không khác. Tánh của chúng sinh và danh tự cũng không khác, nên Bồ-đề mà khác với chúng sinh thì có hai tướng. Do ý nghĩa này nên không ngoài chúng sinh mà có Bồ-đề vì không ngoài ấy nên Bồ-đề bình đẳng. Bồ-đề bình đẳng tức ngã bình đẳng. Bình đẳng như vậy mà đạt được Bồ-đề, thì pháp bình đẳng ấy không khác. Theo ý nghĩa đó nên Bồ-đề và bình đẳng không khác. Ngã- thường bình đẳng như là vô ngã, cho nên vô ngã chẳng khác với ngã. Như hư không kia chẳng có tướng khác, vì vậy mà tất cả các pháp bình đẳng không có tướng khác.
Bấy giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy nói với Pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Nên biết lời nói của Như Lai là chân thật dùng chỗ như thật để lãnh hội về pháp như vậy.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Này Phạm thiên! Phật đối với các pháp không có chỗ tu hành. Vì sao? Vì Như Lai hãy còn chẳng chứng đắc các pháp huống gì là tu hành.
Phạm thiên hỏi:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Như Lai lẽ nào không biết các
pháp là pháp hữu vi, pháp vô vi, là pháp thế gian, pháp xuất thế gian sao?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Này Phạm thiên! Ý ông thế nào? Như người có thể tu hành nơi hư không mà nhận biết hư không chăng?
Phạm thiên đáp:
-Không.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi:
-Này Phạm thiên! Gọi là hư không, thế thì hư không có sinh diệt chăng?
Phạm thiên đáp:
-Không.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Này Phạm thiên! Vì vậy, các pháp giống như hư không. Như hư không kia chẳng có sinh diệt thì tất cả các pháp cũng lại như vậy. Vì không lấy gì để nói nên nói là các pháp có sinh diệt.
Này Phạm thiên! Thuyết pháp như vậy thì không có đối tượng được thuyết giảng. Tất cả các pháp có thể giảng nói chăng? Do hết thảy các pháp ấy không sinh không diệt nên không thể thuyết giảng. Nếu pháp được thuyết không sinh, không diệt, không thể luận bàn thì sự thuyết pháp ấy cũng không có pháp để thuyết. Vì sao? Vì như pháp được thuyết giảng do những gì để nhận biết là đã nêu giảng các pháp ấy. Sự nhận biết kia cũng vậy. Do ý nghĩa đó nên nói các pháp là chân như, pháp trụ, nhưng không trú nơi chân như vì chân như là không trú.
Bấy giờ, Tứ Thiện vương, Thích Đề-hoàn Nhân, Đại phạm Thiên vương chủ thế giới Ta-bà vân tập ở trong chúng hội đều dùng hoa trời tung lên Đức Phật và bạch:
-Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi thuyết pháp như vậy đều tin hiểu thì biết người ấy có thể diệt trừ được các quân ma cùng các thứ oán địch. Vì sao? Vì nhờ Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử khéo giảng nói các pháp xa lìa tất cả tướng.
Nếu có thiện nam nào nghe được pháp môn sâu xa này mà không kinh không sợ, có thể tin hiểu nên biết những người ấy quyết định không từ chỗ công đức nhỏ mà đến. Nếu kinh điển này để ở đâu thì nơi đó là nơi Phật cư ngụ. Ai nghe được nơi chôn để pháp môn thâm diệu này, thì nên biết nơi ấy là chỗ Phật chuyển pháp luân. Kinh điển này được để ở nơi nào hoặc thôn xóm, thành ấp, núi rừng, đồng trông vấng, tháp, chùa, phòng Tăng ở, nơi kinh hành, thì các ma, ngoại đạo, người tham chấp không thể đi qua. Nhờ cúng dường rất nhiều các Đức Phật trong đời quá khứ mới có thể nghe được kinh này.
Chúng con nhờ nơi kinh điển này mà chứng đắc được trí tuệ quang minh. Đối với công đức của Như Lai, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, Phạm thiên Thắng Tư Duy chúng con chưa báo đáp được. Cho dù chúng con thường ở nơi Pháp sư nghe thuyết pháp mà tưởng là Đức Thế Tôn, rồi có thể đem máu thịt dâng lên cúng dường, cũng không báo đáp ân đức rộng lớn của Đức Như Lai và các bậc kia. Chúng con đối với vị Pháp sư tưởng như Đức Thế Tôn nên luôn luôn theo hầu hạ. Nếu có người biên chép kinh này thì chư Thiên thường đến hộ vệ, còn khi đọc tụng, thuyết giảng thì có vô lượng chư Thiên đến nghe.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Tứ Thiên vương, Thích Đề-hoàn Nhân, Đại phạm Thiên vương và đại chúng:
-Lành thay, lành thay! Này các thiện nam! Đúng vậy, đúng vậy, như lời các ông nói! Nếu như có bảy loại báu chứa đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới được đem ra bố thí, thì công đức cũng không bằng người nghe pháp môn này. Nếu người khắp trong tam thiên đại thiên thế giới dùng bảy loại báu chứa đầy hằng hà sa mười phương thế giới đem ra bố thí, thì công đức cũng không bằng nghe pháp môn này.
Này các thiện nam! Nếu muốn được các công đức thì nên nghe kinh này. Nếu muốn thân hinh tốt đẹp, giàu có, quyến thuộc, tự tại, đầy đủ sự an vui nơi hàng trời, người, tiếng khen, biết rộng, trí nhớ lâu dài, chánh hạnh oai nghi, giới, định, tuệ, thông hiểu các kinh sách, tri thức thiện, đạt nhạo thuyết biện tài, ba minh, sáu thông, tất cả pháp thiện, ban cho các chúng sinh hết thảy tài vật muốn đạt đến Niết-bàn, thì nên lắng nghe, tôn kính, tin hiểu, thọ trì, đọc tụng kinh này, rồi theo đó tu hành diễn nói rộng khắp cho mọi người.
Này các thiện nam! Nếu có người thực hành theo kinh này, thì ta thấy người ấy đã thâu nhận và có đầy đủ hết thảy các uy lực.
Này các thiện nam! Nếu có người nào nghe kinh này, hoặc là Hòa thượng, A-xà-lê, thì ta thấy sự cúng dường tài vật của thế gian không làm sao báo đáp được ân đức của các vị Pháp sư. Vì pháp môn này vượt ra ngoài pháp thế gian, cho nên sự cúng dường của thế gian không thể báo đáp được. Pháp này không có nhiễm ô, mà tài vật thế gian là pháp nhiễm ô nên không thể báo đáp ân đức ấy được. Do vậy không thể dùng của cải, phẩm vật ăn uống, ngọa cụ… của thế gian mà báo đáp ân đức của vị Pháp sư được.
Này các thiện nam! Nếu có người nào tu hành theo đúng pháp môn này thì mới có thể báo đáp ân đức của Phật, ân đức của người thuyết pháp, ân đức của thầy. Người đó được gọi là chẳng ăn không phẩm vật của người dâng cúng, là người thuận theo lời chỉ dạy của Như Lai, là người vượt qua các dòng, là người ra ngoài các đường hiểm, là người kiến lập đạo tràng, là người có thể diệt trừ quân địch, là sư tử chúa không còn lo sợ, là voi chúa có thể hàng phục ma, là bò chúa, các luận sư ngoại đạo không thể phá hoại, là bậc y vương chữa trị các bệnh, là người không sợ hãi có thể thuyết pháp, là người có thể dùng đầy đủ tài vật đem ra bố thí, là người xả bỏ tất cả phiền não, là người trì giới thanh tịnh, rốt ráo các pháp thiện, là người được nhân nhục lớn, xa lìa ngã và ngã sở, là người có đủ lực tinh tấn lớn, ở trong vô lượng kiếp không có mệt mỏi, là người đầy đủ thiền định, tâm thường trú một nơi, là người có trí tuệ lớn, hiểu rõ ngôn từ các chương cú, là người có công đức lớn, dùng Vô lượng phước đức trang nghiêm nơi thân tướng, là người có oai đức lớn, có thể che ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, là người đại lực, nắm giữ mười lực của Phật, là người có đám mây lớn làm sấm chớp, mưa tuôn, diệt trừ phiền não, là người quay về nương tựa nơi chánh pháp để đi đến Niết-bàn, là người cứu độ được mọi sợ hãi nơi sinh tử, là người có ánh đèn sáng, xa lìa tối tăm vô minh, là người làm ma khiếp sợ khiến trở về quy phục, là người tạo đại đạo cứu cánh của chúng sinh, là người đạt được quả vị ngồi nơi đạo tràng, là người được Pháp nhãn, là người thấy chân như, là người biết rõ về không, là người an trú vào đại Bi, là người an lập đại Từ, là người không rời bỏ chúng sinh, là người từ bỏ Tiểu thừa, là người hướng đến Đại thừa, là người dứt trừ mọi điên đảo, là người đi đến bình đẳng, là người vào nơi pháp vị, là người an trú nơi đạo tràng, là người phá trừ các ma, là người trụ nơi Nhất thiết trí, là người có thể chuyển pháp luân, là người làm việc của Phật.
Này các thiện nam! Một kiếp hoặc hơn một kiếp, ta khen ngợi, tôn xưng người ấy, nói về công đức theo như nơi kinh này mà tu hành cũng không thể cùng tận. Dù là sự biện tài của Như Lai cũng không cùng tận. Bấy giờ, trong chúng hội có một vị Thiên tử tên là Bất Thoái Chuyển bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Ngài dạy tùy pháp tu hành. Vậy thế nào là tùy theo pháp tu hành?
Phật dạy:
-Này Thiên tử! Người nghe ta thuyết pháp theo đó mà tu hành, nghĩa là không phải tu hành tất cả các pháp, nhưng đó gọi là tu hành các pháp. Vì sao? Vì người tu hành tất cả các pháp thì pháp ấy không tạo tác, cũng chẳng phải là không tạo tác. Nếu pháp không tạo tác, cũng chẳng phải là không tạo tác, đó gọi là tùy pháp tu hành. Hành như vậy nên là hành giả không hành thiện, không hành bất thiện, không hành hữu lậu, không hành vô lậu, không hành pháp thế gian, không hành pháp xuất thế gian, không hành hữu vi, không hành Vô vi, không hành sinh tử và không hành Niết-bàn. Đó gọi là tùy pháp tu hành. Nếu không tu hành tất cả pháp thì gọi là tu hành. Vì người thế gian chấp có pháp tướng, không hành như thật. Nếu cho có pháp tướng, tức là người ấy không tu hành như thật. Người không thể trú trong các pháp, không hành như thật hết thảy các pháp, do tất cả pháp không có đối lập. Đó gọi là tu hành như thật.
Bấy giờ, Thiên tử Bất Thoái Chuyển bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Nếu người có thể tu hành như thật như vậy, thì người ấy có thể tu hành như thật một cách rốt ráo. Vì sao? Vì hành pháp chân thật, nên gọi là rốt ráo. Người tu hành như thật không trụ nơi tà đạo mà trụ nơi chánh đạo, có tùy pháp hành.
Bạch Thế Tôn! Thực hành chánh đạo là không có pháp tà, vì các pháp bình đẳng không có sai khác.
Lúc này, Phạm thiên Thắng Tư Duy hỏi Thiên tử Bất Thoái Chuyển:
-Này Thiện nam! Ong trú trong chỗ tu hành như thật sao?
Đáp:
-Thưa Phạm thiên! Nếu trong sự thuyết pháp của Đức Thế Tôn có hai tướng, thì tôi trú nơi tu hành như thật. Nay các pháp không có hai tướng nên mới gọi là tu hành như thật.
Thưa Phạm thiên! Tôi trú trong pháp ấy không có tạo tác, không có hý luận như pháp chân như, theo các pháp như thật như vậy mà tu hành, cho nên tôi nói là an trú nơi ấy để tu hành.
Phạm thiên nói:
-Này Thiên tử! Tôi thường ở trong quốc độ của Phật này mà không biết ông.
Thiên tử thưa:
-Thưa Phạm thiên! Tôi cũng ở trong quốc độ của Phật này mà cũng chưa từng thấy biết tôi.
Phạm thiên nói:
-Này Thiên tử! Ở quốc độ của Phật này không có phân biệt, không có chỗ phân biệt về tôi thấy hay không thấy.
Thiên tử thưa:
-Thưa Phạm thiên! Tôi cũng như vậy, cũng không phân biệt, không có chỗ phân biệt, từng ở nơi cõi Phật này thấy cùng không thấy.
Phạm thiên hỏi:
-Này Thiên tử! Người như thế nào là có thể thấy và chưa từng
thấy?
Đáp:
-Thưa Phạm thiên! Các phàm phu đều chưa thấy pháp của bậc
Thánh. Nếu có thể hội nhập nơi pháp bậc Thánh, tức gọi là trước kia chưa thấy mà nay được thấy. Pháp này không phải nhờ nơi nhãn thức mà thấy được, cũng không nhờ nơi tỷ, thiệt, thân, ý thức mà biết được. Chỉ các bậc Thánh nhân đạt như chân như mới thấy đúng nhãn, nhĩ, ý và pháp vị. Cái thấy ấy gọi là chánh kiến.
Bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Ví như thương chủ vào nơi đảo châu báu mắt thấy đều là bảo vật. Cũng vậy, thành tựu các công đức không thể nghĩ bàn, nên có chỗ ưa thích thuyết giảng đều là Pháp bảo đều là thật tế.
Này các thiện nam! Do không chấp vào ngã kiến, không chấp nơi chúng sinh kiến, có chỗ ưa thích giảng thuyết đều không điên đảo.
Này các thiện nam! Có chỗ ưa thích giảng thuyết đều đạt được thanh tịnh nơi đời trước, không thấy đời sau, không thấy đời hiện tại.
Này các thiện nam! Nếu có chỗ lia thích giảng thuyết thì dù không có niềm tin khiến sinh niềm tin, nếu có niềm tin rồi thì khiến được giải thoát.
Này các thiện nam! Nếu có chỗ ưa thích thuyết giảng dù có kiêu mạn đều khiến được hàng phục, không có kiêu mạn thì khiến thấy biết đều đúng như thật.
Này các thiện nam! Nếu có chỗ ưa thích giảng thuyết thì tất cả các thứ ma không đến quấy rối. Nếu có người nghe thì được ra khỏi các nghiệp ma.
Này các thiện nam! Nếu có chỗ ưa thích giảng thuyết dù các pháp thiện chưa sinh thì có thể khiến phát sinh, nếu các pháp thiện đã sinh rồi thì khiến không bị tiêu diệt.
Này các thiện nam! Nếu có chỗ ưa thích giảng thuyết thì các phiền não hiện tại đã sinh có thể khiến đoạn trừ, các thứ phiền não chưa sinh thì khiến không phát sinh.
Này các thiện nam! Nếu có chỗ ưa thích giảng thuyết, nếu tâm Bồ-đề chưa phát thì khiến được phát, tâm Bồ-đề đã phát rồi thì khiến không bị thoái chuyển.
Này các thiện nam! Nếu có chỗ ưa thích giảng thuyết thì có thể làm cho các pháp không bị đoạn mất, thâu giữ các pháp khiến không bị tiêu diệt.
Này các thiện nam! Nếu có chỗ ưa thích giảng thuyết thì có thể khiến đạt đầy đủ tất cả pháp Phật.
Bạch Thế Tôn! Dùng sự ưa thích thuyết giảng ấy để khéo hàng phục tất cả ngoại đạo. Vì sao? Vì tất cả loài dã can đối trước sư tử chúa đều không dám phô bày thân huống gì là phát ra âm thanh.
Bạch Thế Tôn! Tất cả ngoại đạo với các luận nghị sư cũng lại như vậy, không thể kham nổi, không thể gầm lên tiếng gầm vô thượng của sư tử chúa.
Bấy giờ, Thiên tử Bất Thoái Chuyển hỏi Thích Đề-hoàn Nhân:
-Này Thiên vương Kiều-thi-ca! Do ý nghĩa gì mà gọi là sư tử
gầm?
Đáp:
-Này Thiên tử! Nếu hành giả thuyết pháp mà không có tham chấp để nêu bày pháp, đó gọi là sư tử gầm. Nếu hành giả có tham chấp mà thuyết pháp thì đó là tiếng dã can kêu, không phải là sư tử gầm, vì đã khởi lên tất cả tà kiến.
Này Thiên tử! Ông nên nói rõ hơn thế nào là sư tử gầm?
Thiên tử đáp:
-Này Kiều-thi-ca! Nếu hành giả thuyết pháp mà đến quả vị của Đức Như Lai cũng không tham chấp huống chi là các pháp khác, thì đó gọi là sư tử gầm.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu hành giả như pháp đã nêu giảng tu hành và theo như thế mà thuyết giảng pháp, thì đó gọi là sư tử gầm. Quyết định thuyết pháp gọi là sư tử gầm. Thuyết pháp không có lo sợ gọi là sư tử gầm.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu hành giả xem các pháp không sinh, không diệt, không vì pháp sinh, không vì pháp diệt theo đấy mà thuyết pháp, thì đó gọi là sư tử gầm.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu hành giả xem các pháp không có cấu bẩn, sạch sẽ, hội họp, phân tán mà thuyết giảng pháp, thì đó gọi là sư tử gầm.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Sư tử gầm gọi là quyết định thuyết giảng. Tất cả các pháp không có ngã, không có chúng sinh. Đó gọi là sư tử gầm. Do quyết định thuyết pháp là không, vô tướng, vô nguyện, đó gọi là sư tử gầm. Giữ gìn các pháp để thuyết giảng, gọi là sư tử gầm. Vì các chúng sinh khiến cho họ được giải thoát, phát tâm Bồ-đề và nói: Ta sẽ làm Phật thuyết pháp như vậy gọi là sư tử gầm. Nếu có thể đạt được thanh tịnh với đời sông biết đủ, thuyết pháp như vậy gọi là sư tử gầm. Thường ở chỗ thanh vắng, thuyết pháp như vậy gọi là sư tử gầm. Tự mình bố thí vào bảo người khác bố thí, thuyết pháp như vậy gọi là sư tử gầm. Giữ gìn các oai nghi đã thành tựu, thuyết pháp như vậy gọi là sư tử gầm. Xem mọi người bình đẳng không có người thân kẻ oán, thuyết pháp như vậy gọi là sư tử gầm. Thường tu tinh tấn, không xa lìa bản nguyện, thuyết pháp như vậy gọi là sư tử gầm. Có thể diệt trừ phiền não, thuyết pháp như vậy gọi là sư tử gầm. Dùng trí tuệ khéo biết các nẻo hành, thuyết pháp như vậy gọi là sư tử gầm.
Trong lúc Thiên tử giảng nói về ý nghĩa của sư tử gầm như vậy, thì tam thiên đại thiên thế giới đều chấn động đủ sáu cách, trăm ngàn kỹ nhạc tự nhiên phát ra, có ánh sáng lớn chiếu khắp thiên địa, trăm ngàn chư Thiên hết sức vui mừng và thưa:
-Thiên tử Bất Thoái Chuyển thuyết giảng về Pháp sư tử gầm cho chúng tôi nghe, ở cõi Diêm-phù-đề lại thấy việc chuyền pháp luân.
Bấy giờ, Đức Phật mỉm cười.
Khi Đức Phật mỉm cười, thường thường từ trong miệng phóng ra trăm ngàn vạn loại ánh sáng xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tím chiếu khắp vô lượng, vô biên thế giới, lên đến cõi trời Phạm thiên che khuất cả ánh sáng mặt trời, mặt trăng. Ánh sáng chiếu xong, quay vòng quanh nơi thân Phật ba vòng, rồi đi xuống nơi đỉnh đầu.
Khi ấy, Phạm thiên Thắng Tư Duy chắp tay hướng về Đức Phật dùng kệ để xưng tán Đức Thế Tôn:
Vượt qua hết thảy tuệ tối thắng
Đều biết ba đời hành chúng sinh
Trí tuệ, công đức và giải thoát
Xin nói nhân duyên của nụ cười.
Phật tuệ vô lượng không nghĩ bàn
Biết tâm chúng sinh không chướng ngại
Tùy đó nói pháp nêu căn tánh
Thanh văn, Duyên giác không bì kịp.
Cúi mong Bậc Tối Thắng Vô Thượng
Xin nối nhân duyên của nụ cười
Lưỡi sạch không dơ, trăng ánh sáng
Như vua Đế Thích, vua Phạm thiên.
Chiếu khắp trời, người, núi Tu-di
Thiết vi và cùng tất cả núi
Cúi mong Tối Thắng Vô Thượng Tôn
Xin nói nhân duyên của nụ cười.
Đại thánh vắng lặng, lìa sân giận
Trời, người chiêm ngưỡng không nhàm chán
Tất cả đều mong được an lạc
Xin nói nhân duyên của nụ cười.
Thông đạt các pháp như hư không
Bọt nước, ánh chớp, ảnh, huyễn, mộng
Ánh trăng đáy nước, tướng hư không
Xin nói nhân duyên của nụ cười.
Lìa tướng phân biệt, các tà kiến
Hiểu không, vô tướng và vô tác
Thường thích thiền định pháp tịch tĩnh
Xin nói nhân duyên ánh sáng này.
Không chấp văn tự, tiếng nói phô
Vì các chúng sinh thường thuyết pháp
Không chấp ngã, pháp, tuệ vô cầu
Mỗi mỗi câu pháp Như Lai nói.
Trí thông căn, lực đều đầy đủ
Hoa quang, trí tuệ vì con giảng
Như Lai Thế Tôn diệt trừ được
Sinh, già, bệnh, chết, tất cả khổ.
Lực Na-la-diên sức dũng mãnh
Hàng phục tất cả lực các ma
Và những chúng sinh chưa quay về
Làm cây đèn sáng họ nương tựa.
Xin Đấng Thiên Nhân Sư dũng mãnh
Vì con nói rõ duyên nụ cười.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Phạm thiên Thắng Tư Duy:
-Này Phạm thiên! Đây là Thiên tử Bất Thoái Chuyển, ông có thấy không?
Đại Phạm thiên thưa:
-Bạch Thế Tôn, con đã thấy!
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Thiên tử Bất Thoái Chuyển này, từ nay trở về sau, trải qua hơn ba trăm hai mươi vạn a-tăng-kỳ kiếp sẽ được làm Phật hiệu là Tu-di Đăng Vương gồm đủ mười tôn hiệu: Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trương Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn, thế giới tên là Thiện hóa, kiếp tên là Phạm thán, quốc độ của Phật ấy dùng vàng Diêm-phù-đàn cùng ngọc lưu ly làm đất, trong ấy toàn là Bồ-tát tăng, dũng mãnh, hàng phục các ma oán, mọi vật cần dùng theo ý niệm đều hiện đến như ở cõi trời Đâu-suất. Tuổi thọ của Phật ấy là không thể tính kể được, thuyết giảng pháp không có lỗi lầm.
Khi ấy, Phạm thiên Thắng Tư Duy nói với Thiên tử Bất Thoái Chuyển:
-Này Thiên tử! Nay Như Lai đã thọ ký cho ông rồi chăng?
Thiên tử nói:
-Này Phạm thiên! Đức Như Lai thọ ký cho tôi cũng như thọ ký nơi pháp giới chân như.
Phạm thiên bảo:
-Pháp tánh, pháp giới là không thể thọ ký.
Thiên tử nói:
-Như pháp tánh, pháp giới là không thể thọ ký, vậy nên biết tất cả Bồ-tát được thọ ký cũng là như vậy.
Phạm thiên nói:
-Này Thiên tử! Nếu Phật Như Lai không thọ ký cho ông, vậy ông trong thời quá khứ đã ở chỗ các chư Phật tu hành phạm hạnh chăng?
Thiên tử đáp:
-Nếu không có chỗ trụ tức là trụ nơi phạm hạnh.
Phạm thiên hỏi:
-Này Thiên tử! Thế nào là không chỗ trú là trú nơi phạm hạnh?
Thiên tử đáp:
-Này Phạm thiên! Nếu không trú nơi Dục giới, không trú nơi Sắc giới, không trú nơi Vô sắc giới, đó là trú nơi phạm hạnh.
Lại nữa, này Phạm thiên! Nếu không trú nơi ngã, không trú ở chúng sinh, không trú ở thọ mạng, không trú ở nhân, không trú ở phạm hạnh. Tóm lại mà nói không trú vào pháp, không trú vào phi pháp, đó là trú nơi phạm hạnh.
Phạm thiên hỏi:
-Này Thiên tử! Phạm hạnh có ý nghĩa gì?
Thiên tử đáp:
-Này Phạm thiên! Trú nơi đạo lý không hai, đó gọi là nghĩa của phạm hạnh.
Phạm thiên hỏi:
-Này Thiên tử! Trú nơi đạo lý không hai là trú vào đâu?
Thiên tử đáp:
-Này Phạm thiên! Trú nơi đạo lý không hai tức là không trú nơi tất cả các pháp. Vì sao? Vì các Thánh hiền đều không có chỗ trú, không chấp vào các pháp, không vượt qua các dòng.
Phạm thiên hỏi:
-Này Thiên tử! Thế nào là tu đạo?
Thiên tử đáp:
-Này Phạm thiên! Không rơi vào nẻo có, không, nên không phân biệt là có, là không. Tu hành như thế gọi là tu đạo.
Phạm thiên hỏi:
-Này Thiên tử! Dùng pháp gì để tu đạo?
Thiên tử đáp:
-Này Phạm thiên! Không thấy, nghe, biết về các pháp, không đắc cũng không chứng. Đối với tất cả các pháp là vô tướng, chẳng hiển bày, đó gọi là tu đạo.
***
Bấy giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy hỏi Thiên tử Bất Thoái Chuyển:
-Này Thiên tử! Thế nào là Bồ-tát đạt tinh tấn kiên cố?
Đáp:
-Này Phạm thiên! Bồ-tát đối với các pháp mà không thấy một tướng, không thấy khác tướng. Đó gọi là Bồ-tát đạt tinh tân kiên cố. Bồ-tát đối với các pháp không hủy hoại pháp tánh, không chấp trước, không đoạn trừ, không tăng, không giảm, không thấy sự cấu, tịnh ra ngoài pháp tánh. Đó gọi là tinh tấn kiên cố bậc nhất, cho nên thân tâm Bồ-tát không có lay động.
Khi ấy, Đức Thế Tôn liền khen ngợi Thiên tử Bất Thoái Chuyển:
-Lành thay, lành thay!
Rồi Ngài nói với Phạm thiên Thắng Tư Duy:
-Như Thiên tử Bất Thoái Chuyển vừa nói về thân tâm không lay động là tinh tấn kiên cố bậc nhất.
Này Phạm thiên! Như Lai nhớ lại về thuở quá khứ đã từng thực hành tất cả mọi việc đều tinh tấn kiên cố, trì giới Đầu-đà, tôn trọng cúng dường các Đức Như Lai, nhưng chẳng được các Ngài thọ ký đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Lại nữa, ta thường ở nơi thanh vắng, thiền tọa suy tư, tu tập đa văn, thương yêu chúng sinh, thường cung cấp mọi vật dụng cho họ, mọi việc khổ hạnh khó làm ta đều siêng năng tinh tấn thực hành, nhưng cũng không được các Đức Như Lai thọ ký, vì do bấy giờ ta trụ nơi thân, khẩu, ý để phát khởi tinh tấn.
Này Phạm thiên! Ta về sau này đã tạo được sự tinh tấn kiên cố như lời Thiên tử vừa nói, nên mới được Phật Nhiên Đăng Như Lai thọ ký về đời vị lai sẽ làm Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni.
Này Phạm thiên! Nếu có Bồ-tát nào muốn được Như Lai thọ ký cho, thì nên tu hành tinh tấn kiên cố như lời Thiên tử vừa nói, phải đối với các pháp không dấy khởi sự vướng chấp nơi tinh tấn.
Phạm thiên thưa:
-Bạch Thế Tôn! Thế nào là ba đời bình đẳng tinh tấn?
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Tâm quá khứ đã diệt, tâm vị lai chưa đến, tâm hiện tại thì vô trụ. Nếu pháp đã diệt thì không còn phát khởi, nếu pháp chưa đến tức tướng không sinh, nếu pháp chẳng trụ tức trú nơi thật tướng. Hễ là như vậy, thì chẳng quá khứ, chẳng vị lai và chẳng hiện tại. Không quá khứ, vị lai và hiện tại, đó gọi là tự tánh. Mà tự tánh như vậy tức là không sinh.
Này Phạm thiên! Đấy tức là ba đời bình đẳng tinh tấn có thể khiến cho Bồ-tát mau được thọ ký.
Này Phạm thiên! Nếu Bồ-tát thành tựu pháp nhân nhục như vậy, tin tất cả các pháp không có chỗ xả bỏ, đó gọi là Bồ-tát tinh tấn Bố thí. Tin tất cả các pháp không có các lậu, đó gọi là Bồ-tát tinh tấn Trì giới. Tin tất cả các pháp không bị tổn hại, đó gọi là Bồ-tát tinh tấn Nhân nhục. Tin tất cả các pháp không có chỗ phát khởi, đó gọi là Bồ-tát tinh tấn Siêng năng hành hóa. Tin tất cả các pháp là bình đẳng, đó gọi là Bồ-tát tinh tấn Thiền định. Tin tất cả các pháp không có phân biệt, đó gọi là Bồ-tát tinh tấn Bát-nhã.
Này Phạm thiên! Bồ-tát tin nơi các pháp không tăng, không giảm, không tà, không chánh, thường xuyên bố thí mà không cầu báo ân, luôn giữ gìn giới cấm không có tham chấp, hành trì nhân nhục, biết rõ trong ngoài đều không, thực hành tinh tân, biêt rõ không có chôn phát khởi, tu tập thiền định, không có chỗ nương tựa, tu hành Bát-nhã, không có chỗ chấp thủ nơi tướng.
Này Phạm thiên! Bồ-tát thành tựu pháp nhân như vậy, tuy đối với tất cả các pháp có hiện bày sự tu hành, nhưng không hề câu nhiễm, đó gọi là người được các pháp bình đẳng. Bồ-tát không bị các pháp thế gian, như được, mất; khen, chê; ca tụng, hủy báng; khổ, vui làm lay động. Bồ-tát phải vượt ra ngoài các pháp thế gian, cũng không nên tự cao và tự ti, không vui, không buồn, không vọng động, không phóng dật, không có hai tâm, xa lìa các kiến chấp, được pháp không hai, đối với chúng sinh chấp thuận hai kiến chấp thì khởi tâm thương yêu, tìm cách giáo hóa các chúng sinh ấy mà thọ nhận thân tướng. Đó gọi là tinh tấn kiên cố bậc nhất, là đắc nhân vô ngã. Nhân nhục ăối với chúng sinh phát khởi tâm thương yêu để giáo hóa họ.
Lúc Đức Như Lai giảng nói về pháp đại tinh tấn như vậy, có tám ngàn Bồ-tát được pháp Nhân vô sinh và đều được Ngài thọ ký thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tuy mỗi vị ở các cõi khác nhau, nhưng đồng thành Phật đạo và cùng một danh hiệu là Tinh Tấn Kiên Cố.
Bấy giờ, Tuệ mạng Đại Ca-diếp ở trong chúng hội, liền đến bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Ví như rồng lớn muốn làm mưa thì nó thường mưa ở những nơi biển rộng, ngoài ra nó không mưa các nơi khác. Các vị Bồ-tát cũng lại như vậy, thường đem mưa pháp lớn rưới lên những ai có tâm rộng lớn. Ngoài ra các vị không giảng nói cho người có tâm nhỏ hẹp.
Phật dạy:
-Này Ca-diếp! Đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông vừa nói! Các rồng chúa sở dĩ không mưa xuống cõi Diêm-phù-đề không phải là chúng ích kỷ, nhưng do nơi chốn đó không thể chứa hết lượng mưa lớn. Vì sao? Vì giọt mưa của rồng chúa lớn như trục xe, ở trong cõi Diêm-phù-đề không thể dung nạp hết. Nếu có mửa xuống cõi ấy thì nơi các thành ấp, xóm làng, rừng núi, ao hồ đều trôi nổi như chiêc lá táo. Cho nên rồng chúa không mưa xuống cõi Diêm-phù-đề.
Này Ca-diếp! Các vị Bồ-tát này không tuôn mưa pháp xuống nơi các chúng sinh khác, không phải vì tâm ích kỷ, mà do các chúng sinh ấy không có đủ khả năng để lãnh hội các pháp này. Do ý nghĩa đó các vị Bồ-tát thường đối với những ai có trí tuệ sâu rộng vô lượng, vô biên, với tâm rộng lớn như biển mới ban bố pháp vũ vô thượng không thể nghĩ bàn ấy.
Này Ca-diếp! Giống như biển lớn có thể chứa được lượng mưa hạt lớn như trục xe mà không có tăng không có giảm. Các vị Bồ-tát cũng lại như vậy, đối với một kiếp, hoặc trăm kiếp, hoặc nghe lãnh hội, hoặc giảng nói pháp môn an nhiên trong lặng không tăng, không giảm.
Này Ca-diếp! Ví như biển lớn chứa đựng được nước của hàng trăm con sông chảy vào, nhưng đều hòa chung thành một vị mặn. Các vị Bồ-tát cũng lại như vậy, dù nghe rất nhiều pháp, lãnh hội vô số luận nghị, nhưng đều tin hiểu chỉ có một vị, đó là vị khổng.
Này Ca-diếp! Ví như biển lớn thanh tịnh, không cấu uế, các dòng sông đục dơ đổ vào đều trở thành trong sạch. Các vị Bồ-tát ở đây cũng lại như vậy, có thể làm thanh tịnh tất cả các thứ phiền não, sân hận, oán hại, cấu bẩn.
Này Ca-diếp! Ví như biển lớn rất là sâu rộng không đáy, không thể đo lường được. Các vị Bồ-tát ấy cũng lại như vậy đều có thể đi vào pháp tướng thâm diệu. Tất cả hàng Thanh văn, Bích-chi-phật đều không có sánh được.
Này Ca-diếp! Ví như biển lớn chứa đựng được rất nhiều nước và có nhiều ngọc quý. Các vị Bồ-tát ấy cũng lại như vậy đều đã tích tụ được vô lượng pháp, vô lượng trí tuệ, vô lượng pháp bảo. Do những ý nghĩa trên nên nói tâm của các vị Bồ-tát rộng lớn như biển cả.
Này Ca-diếp! Ví như biển lớn tích tụ vô lượng các loại ngọc báu. Các vị Bồ-tát cũng lại như vậy, tất cả đều thâm nhập vào vô số pháp môn để tu hành, tích tập các pháp bảo và làm phát sinh vô lượng tụ pháp bảo.
Này Ca-diếp! Ví như biển lớn sinh ra ba loại báu: Một là thiểu giá, hai là đại giá, ba là vô giá. Các vị Bồ-tát giảng nói pháp cũng lại như vậy, tùy theo chúng sinh có căn tánh lanh hay chậm để giáo hóa khiến chúng được giải thoát. Có khi dùng pháp Tiểu thừa khiến được giải thoát, có khi dùng pháp Trung thừa khiến được giải thoát, có khi dùng pháp Đại thừa khiên cho chúng sinh được giải thoát. Này Ca-diếp! Ví như biển lớn trọn không thiên vị cho một chúng sinh nào mà có. Các vị Bồ-tát ấy cũng lại như vậy, không vì riêng một chúng sinh nào mà phát tâm Bồ-đề.
Này Ca-diếp! Ví như biển lớn dần dần chuyển thành sâu, dần dần hợp như ý muốn. Các vị Bồ-tát ấy cũng lại như vậy, dần dần hướng đến Nhất thiết trí thâm diệu, dần dần tùy thuận ý muốn.
Này Ca-diếp! Ví như biển lớn không dung chứa tử thi qua đếm. Các vị Bồ-tát ấy cũng lại như vậy, không dung chứa tâm của hàng Thanh văn, Bích-chi-phật, cũng không dung chứa những người có tâm tham lam, phá giới, điên cuồng, giận dữ, lười biếng, loạn động, ngu si, kiến chấp nơi ngã, nhân chúng sinh…
Này Ca-diếp! Ví như lúc kiếp tận thế giới này bị lửa thiêu đốt, thì các ao hồ, sống ngòi, khe suôi đều khô cạn trước, sau đó, biển lớn mới khô cạn. Lúc chánh pháp bị hủy diệt cũng lại như vậy, những ai hành theo chánh pháp của đạo nhỏ thì bị diệt trước, sau đó mới hủy diệt chánh pháp của các vị Bồ-tát với tâm rộng lớn như biển.
Này Ca-diếp! Các vị Bồ-tát ấy thà bỏ thân mạng, chớ không xả bỏ chánh pháp.
Này Ca-diếp! Nước trong biển lớn có thể khô cạn, nhưng chánh pháp thâm diệu của các vị Đại Bồ-tát thì không bao giờ diệt tận.
Này Ca-diếp! Ông cho là các vị Bồ-tát làm mất chánh pháp chăng? Chớ nên nghĩ như vậy.
Này Ca-diếp! Giống như trong biển lớn kia có ngọc báu kim cang gọi là Tập chúng bảo. Ngọc báu này ở trong biển lớn của ngàn thế giới, khi nó chuyển thành ngọc báu kim cang ma-ni cho đến khi mặt trời thứ bảy hiện ra, ngọn lửa dữ bùng cháy, trên đến cõi trời Phạm thế mà ngọc ma-ni ấy không bị cháy, không bị mất. Nếu đem châu báu này đến một biển lớn của thế giới khác mà làm cho thế giới ấy bị cháy, thì việc này không thể xảy ra. Các vị Bồ- tát cũng lại như vậy, khi chánh pháp bị hủy diệt, có bảy loại tà pháp xuât hiện. Bây giờ, các vị Bồ-tát mđi đi đến các phương khác. Bảy loại tà pháp ấy là:
1. Luận sư ngoại đạo.
2. Tri thức ác.
3. Hạng lạm dụng đạo pháp theo nẻo tà.
4. Não loạn lẫn nhau.
5. Vào rừng gai tà kiến.
6. Không thể phá trừ căn bất thiện.
7. Không có người chứng đắc pháp.
Khi bảy loại tà pháp này xuất hiện giữa đời, các vị Bồ-tát ấy biêt các chúng sinh không thể độ được, lúc ấy mới sinh về quốc độ của các Đức Phật khác để thường được gặp Phật, nghe pháp và giáo hóa chúng sinh làm tăng trưởng thiện căn.
Này Ca-diếp! Ví như biển lớn làm nơi sinh sống của vô lượng chúng sinh, làm cho mọi người đều được an vui. Các vị Bồ-tát cũng lại như vậy, làm nơi nương tựa của chúng sinh, khiến họ đạt được an lạc nơi cõi trời, người và Niết-bàn.
Này Ca-diếp! Ví như nước trong biển lớn rất là mặn, các chúng sinh ở nơi khác đến không thể uống được. Các vị Bồ-tát cũng lại như vậy, các ma, ngoại đạo không làm hại được.
Này Ca-diếp! Ví như chúng sinh ở trong biển lớn không tìm nước ở nơi khác để uống, mà chỉ uống nước mặn của biển. Các vị Bồ-tát cũng lại như vậy, không cần tìm cầu pháp vị ở nơi khác để uống, mà chỉ tự uống pháp vị của chư Phật.
Bấy giờ, Tôn giả Đại Ca-diếp bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Biển lớn sâu rộng còn có thể đo lường được, nhưng các vị Bồ-tát, thì tất cả hàng Thanh văn, Duyên giác không thể đo lường được. Do vậy nói tâm của các vị Bồ-tát giống như hư không.
Phật dạy:
-Này Ca-diếp! Nước trong biển lớn nơi hằng hà sa scí thê giới có thể đo lường được, nhưng trí tuệ rộng lớn của các vị Bồ-tát không thể đo lường được.
Lúc này, Đức Thế Tôn bèn dùng kệ để nhác lại ý nghĩa trên:
Ví như biển lớn chứa tất cả
Nước khắp mọi nơi cũng chẳng đầy Những vị Bồ-tát này cũng vậy
Thường cầu chánh pháp không chắn đủ.
Ví như biển lớn nhận các sông
Tất cả chảy về không thừa thiếu
Những vị Bồ-tát cũng như vậy
Nghe pháp thâm diệu không tăng giảm.
Ví như biển lớn tánh không đục
Nước bẩn chảy vào đều lắng trong
Các vị Bồ-tát cũng như vậy
Làm tịnh tất cả phiền não cấu.
Ví như biển lớn sâu không đáỵ
Những vị Bồ-tát này cũng vậy
Trí tuệ, công đức không hạn lượng
Tất cả ngoại đạo chẳng thể biết.
Ví như biển lớn chỉ một vị
Trăm sông đổ vào chẳng đổi thay
Các vị Bồ-tát cũng như vậy
Nghe, thọ nhận pháp một vị không.
Ví như biển lớn trong thế giới
Không chỉ vì một chúng sinh nào
Các vị Bồ-tá t cũng như vậy
Vì khắp tất cả phát tâm đạo.
Như biển châu báu gọi Tập bảo
Nhờ đây mà có nhiều châu báu
Bảo tụ Bồ-tát cũng như vậy
Từ Bồ-tát bảo xuất Tam bảo.
Ví như biển lớn có ba báu
Mà biển lớn ấy không phân biệt
Bồ-tát thuyết pháp cũng như vậy
Ba thừa độ thoát không tã, người.
Ví như biển lớn dần dần sâu
Những Bồ-tát này cũng như vậy
Quyết tu công đức vì chúng sinh
Dần dần vào sâu pháp Đại thừa.
Biển lớn không dung chứa tử thi
Những Bồ-tát này cũng như vậy
Phát tâm thanh tịnh nguyện Bồ-đề
Không dung nạp Thanh văn, Duyên giác.
Ví như biển lớn cổ châu báu
Khi kiếp thiêu cháy ngọc không cháy
Bồ-tát trong khi pháp sắp diệt
Đạt trí hộ trì khiến không diệt
Như châu báu kia không cháy mất
Chuyển đến biển lớn ở phương khác
Biết các chúng sinh không pháp khí
Bồ-tát tuệ sáng đến cõi khác.
Ba ngàn thế giới lúc sắp diệt
Lửa kiếp bốc lên đốt đất trời
Trăm sông ngàn suối đều khô trước
Sau đó đại dương mới cạn kiệt.
Người hành đạo nhỏ cũng như vậy
Lúc pháp sắp diệt thì diệt trước
Bồ-tát dũng mãnh không tiếc thân
Hộ trì chánh pháp không để diệt.
Phật còn tại thế hay diệt độ
Tam bảo trong tâm không thể diệt
Tâm sâu thanh tịnh trụ nơi pháp
Dùng pháp thiện ấy tu hành đạo.
Trăm ngàn chúng sinh sống trong biển
Biển có, không vì một loài nào
Bồ-tát phát tâm cũng như vậy
Vì độ tất cả các chúng sinh.
Mười phương thế giới các biển lớn
Lượng nước rất nhiều có thể lường
Nẻo hành đạo của các Bồ-tát
Thanh văn, Duyên giác không thể lường. Mười phương thế giới cõi hư không
Hư không còn có thể lường tính
Bồ-tát hành trì hư không giới
Rộng lớn vô biên khó lường xét
Ca-diếp nên biết các Bồ-tát
Tâm dũng mãnh, tinh tấn, kiên cố
Ước nguyện làm Phật độ chúng sinh
Chẳng thể bằng họ huống là hơn.
Khối báu công đức như biển lớn
Là ruộng phước tốt nên cúng dường
Cũng là đại y vương tối thượng
Chữa trị tất cả bệnh chúng sinh.
Là nơi nương tựa và cứu độ
Bến bãi, đèn sáng, đạo cứu cánh
Mắt thế gian nhìn rõ vô minh
Được mắt tức được uống cam lồ.
Là các pháp vương của thế gian
Là trí quyết đoán của Đế Thích
Là hành bốn Thiền của Đại phạm
Là chuyển pháp luân của Phạm thiên.
Là bậc dẫn đường, trí tuệ lớn
Chỉ rõ nẻo tà, đạo chân chánh
Dũng mãnh trú trong đại Bồ-đề
Trong lặng diệt trừ phiền não cấu.
Tịnh tu pháp thiện như trăng rằm
Ánh sáng tỏa khắp như mặt trời
Trí tuệ Bồ-tát luôn tăng trưởng
Như tiếng sấm lớn tuôn mưa pháp.
Như sư tử chúa không sợ hãi
Tâm thường điều phục như voi chúa
Bồ-tát kiên cố như Tu-di
Tất cả các ma không thể phá.
Xa lìa cấu bẩn, trong như nước
Có đủ uy mãnh là như lửa
Không có chướng ngại là như gió
Không thể lay động như mặt đất.
Bồ-tát xa lìa tâm hạn hẹp
Trừ gốc ngã mạn và tham, ganh
Như cây thuốc tốt không phân biệt
Tám pháp thế gian không cấu nhiễm.
Bồ-tát giống như hoa Ưu-đàm
Ngần vạn ức kiếp không thể thấy
Biết báo ân sâu của chư Phật
Chủng tử Phật tánh không đoạn diệt.
Hành từ kiên cố tâm đại Bi
Dùng tâm hỷ xả để vượt qua
Lìa xa tâm ý về năm dục
Thường cầu tài bảo của pháp Phật.
Hành trì bố thí là hơn hết
Giữ gìn giới luật không người bằng
Khéo sống nhân nhục không gì hơn
Siêng năng tinh tấn không mệt mỏi.
Hành thiền đầy đủ các thần thông
Đi đến vô lượng quốc độ Phật
Thường gặp chư Phật và nghe pháp
Như điều nghe rồi nói cho người.
Khéo biết nẻo hành nơi chúng sinh
Tùy theo căn tánh lanh hay chậm
Gọi là khéo biết lực phương tiện
Là thấp đèn tuệ được cứu vớt.
Có thể hiểu biết tất cả pháp
Thâu rõ chúng sinh được giải thoát
Tu hành kiên cố biết như thật
Nhờ đây nên biết rõ như thật.
Quan sát đúng đối với các pháp
Từ đâu đến và đi về đâu Khéo biết các pháp không đến, đi
Thường trú pháp tánh, không hề động.
Thấy pháp hữu vi đều là không
Tăng trưởng đại Bi cứu muôn loài
Vọng tưởng phiền não nên chịu khổ
Vì nhằm cứu độ nên tu tập.
Phàm phu phân biệt ta, của ta
Nên phải sống trong các tà kiến
Bồ-tát hiểu thật tướng các pháp
Trừ các kiến chấp, thuyết giảng pháp.
Vô thường là thường, không tịnh, tịnh
Vô ngã cho ngã, khổ cho vui
Phàm phu điên đảo nên tham chấp
Sinh tử đời trước không biết được.
Biết rõ pháp điên đảo như vậy
Không ngã không nhân không chúng sinh
Như vậy Bồ-tát tu chánh đạo
Vô thường, không lạc, Vô ngã tịnh.
Ca-diếp nên biết! Bồ-tát này
Ta thường khen ngợi các công đức
Nẻo hành hóa ấy không thể hết
Giống như hạt bụi giữa trái đất.
Phát tâm Bồ-đề không thoái chuyển
Ba ngàn đại thiên vật cúng dường
Có sự cúng dường hơn hiện tại
Người ấy đáng thọ cúng dường này.
Nếu người phát tâm nguyện làm Phật
Tức là cung kính cúng dường ta
Phật quá khứ, hiện tại, vị lai
Cũng đều đã cung kính cúng dường.
Bấy giờ, Phạm thiên Thắng Tư Duy thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-
lợi:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Bồ-tát nên cung thỉnh Đức Như
Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri hộ trì pháp môn này, để chúng sinh đời sau nương vào oai lực của Đức Như Lai tu tập và phổ biến rộng khắp pháp môn ấy.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Này Phạm thiên! Ý ông thế nào? Ông cho Đức Như Lai đối với pháp môn này có thật pháp, có giảng thuyết, có trình bày và có hộ trì chăng?
Phạm thiên đáp:
-Không.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Này Phạm thiên! Do đấy ông nên biết, tất cả các pháp không thể diễn nói, không thể trình bày, không có hủy diệt, không có hộ trì. Nếu có sự ủng hộ pháp môn này thì như ủng hộ hư không.
Này Phạm thiên! Nếu có Bồ-tát nói: “Ta ủng hộ pháp môn này”, thì biết lời nói của vị Bồ-tát ấy là không đúng. Vì sao? Vì pháp môn này vượt ra ngoài tất cả mọi sự nói năng, nêu bày. Đó gọi là Bồ-tát ưa thích không tranh luận.
Này Phạm thiên! Nếu có Bồ-tát nào ở trong chúng hội này cho rằng: “Hôm nay ta được nghe pháp, thì biết Bồ-tát ấy tức chẳng phải là nghe pháp. Vì sao? Vì không chấp nơi sự nghe pháp mới gọi là nghe pháp.”
Phạm thiên hỏi:
-Thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Bồ-tát dựa vào ý nghĩa gì mà nói không chấp vào chỗ nghe pháp mới gọi là nghe pháp?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói:
-Này Phạm thiên! Tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý không bị phiền não làm cấu nhiễm thì khi ấy mới gọi là nghe pháp. Vì sao? Vì khi ấy tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý sáu nhập ấy không bị đắm nhiễm theo sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.
Bấy giờ, trong chúng hội có ba vạn hai ngàn Thiên tử, năm trăm Tỳ-kheo, ba trăm Tỳ-kheo-ni, tám trăm Ưu-bà-tác, tám trăm ưu-bà-di, nghe Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi thuyết pháp như vậy đều đạt được pháp Nhân vô sinh và cùng nhau nói: -Đúng vậy, đúng vậy, thưa Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Đúng như lời Bồ-tát nói. Không chấp nơi sự nghe pháp mới gọi là nghe pháp.
Khi ấy, Phạm thiên Thắng Tư Duy hỏi các vị Bồ-tát đã chứng đắc pháp Nhân vô sinh:
-Các vị nói như thế là không lãnh hội pháp mổn này sao?
Các vị Bồ-tầt trả lời:
-Đúng như điều chúng tôi nghe, thì không lãnh hội mới gọi là
nghe.
Phạm thiên hỏi:
-Các vị làm thế nào để nhận biết pháp môn này?
Đáp:
-Này Phạm thiên! Do không nhận biết tức là nhận biết.
Phạm thiên hỏi:
-Các vị đã chứng đắc những pháp gì mà gọi là đạt được pháp Nhân vô sinh?
Đáp:
-Này Phạm thiên! Do tất cả các pháp đều không thể chứng đắc. Do vậy, chúng tôi đạt được pháp Nhân vô sinh.
Phạm thiên hỏi:
-Các vị cho thế nào là tùy pháp hành?
Đáp:
-Này Phạm thiên! Do chẳng tùy theo các hành tức là tùy pháp
hành.
Phạm thiên hỏi:
-Chư vị có thể không thấu tỏ thông đạt pháp môn này chăng? Đáp:
-Này Phạm thiên! Tât cả các pháp chúng tôi thảy đều thông đạt, thấu tỏ, không còn phân biệt bỉ, ngã.
Bấy giờ, trong chúng hội có một vị Thiên tử tên là Vô cấu, nói với Phạm thiên Thắng Tư Duy:
-Này Phạm thiên! Nếu có người chịu nghe pháp môn của kinh này mà không được Đức Như Lai thọ ký, thì tôi sẽ xin thọ ký cho đạo
quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao? Vì pháp môn này không hề mất nhân quả, mà có thể sinh ra tất cả các pháp thiện, có thể phá trừ ma oán, xa lìa mọi thương ghét, có thể làm cho tâm của chúng sinh được thanh tịnh, có thể khiến người có tín tâm đều được an vui. Đó là nhờ pháp môn này diệt trừ mọi sân hận, là chỗ tu hành của những người chân thiện, là chỗ hộ niệm của tất cả chư Phật, là pháp của tất cả hàng Trời, Người, A-tu-la ở thế gian đều cùng giữ gìn, là pháp môn nếu ai quyết định thực hành thì đạt đến quả vị không thoái chuyển. Là pháp môn chân thật không hư dối nên đi đến đạo tràng. Là pháp môn chân thật không điên đảo, có thể làm cho chúng sinh hiểu được pháp của chư Phật. Nhờ pháp môn này nên chuyển được pháp luân, đoạn trừ mọi thứ nghi ngờ, có thể mở bày được Thánh đạo. Nhờ pháp môn này các người cầu giải thoát đều phải khéo lắng nghe lãnh hội. Nhờ pháp môn này mà những ai muốn được các pháp Đà-la-ni nên khéo thọ trì. Do nơi pháp môn này giúp cho người cầu phước đức phải nên thuyết giảng. Những người cầu pháp lạc phải nên hộ trì pháp môn này, vì pháp môn ấy có thể đem lại cho mọi người sự an lạc lớn để đạt đến Niết-bàn. Vì pháp môn này làm cho ma ác, ngoại đạo không thể phá hoại người tu tập, vì ai hành trì pháp môn này có thể nhận sự cúng dường. Do pháp môn này khiến người có căn tánh lanh lợi thực hành đều vui mừng. Vì pháp môn này làm cho người có trí chân thật đều được hoan hỷ. Vì pháp môn này có thể ban cho mọi người trí tuệ, xa lìa các tà kiến. Vì pháp môn này có thể đem lại cho người trí sáng phá trừ ngu si. Do pháp mổn này văn từ có thứ lớp, giúp cho người khéo thuyết giảng. Vì pháp môn này rốt ráo, thiện xảo, tùy theo ý nghĩa mà thuyết giảng. Vì pháp môn này có nhiều lợi ích, giảng nói về Đệ nhất nghĩa đế. Vì pháp môn này là chỗ ham muốn của những người Ưa thích đạo pháp. Vì pháp môn này khiến những người có trí tuệ không thể xa lìa. Vì pháp môn này là kho báu lớn của người hành trì bcí thí. Vì pháp môn này là ao nước mát trong đôì với những người nóng bức. Do pháp môn này có thể khiến đối với kẻ sân hận hay Từ bi, tâm đều bình đẳng. Do pháp môn này có thể làm cho người biếng nhác trở thành tinh tấn. Vì pháp môn này làm cho người vọng niệm đều đạt được thiền định. Vì pháp môn này đã ban cho người ngu si ánh sáng của Bát-nhã.
Này Phạm thiên! Vì pháp môn này luôn được tất cả chư Phật quý trọng.
Khi Thiên tử Vô cấu thuyết giảng về pháp môn này thì khắp tam thiên đại thiên thế giới đều chấn động sáu cách.
Bấy giờ, Phật khen ngợi Thiên tử Vô cấu:
-Lành thay, lành thay! Đúng như lời ông nói.
Khi đó, Phạm thiên Thắng Tư Duy bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Thiên tử Vô cấu trong thời quá khứ đã ở nơi trú xứ của các Đức Như Lai nghe kinh này rồi sao?
Phật dạy:
-Này Phạm thiên! Thiên tử Vô cấu này nơi đời quá khứ ở chỗ sáu mươi bốn ức chư Như Lai đã được nghe pháp môn ấy. Lại trải qua bốn vạn hai ngàn kiếp về sau, Thiên tử Vô cấu sẽ thành Phật hiệu là Vô Cấu Trang Nghiêm, cõi nước tên là Bảo trang nghiêm. Từ đây đến khi thành Phật, có Đức Phật nào xuất hiện nơi thế gian Thiên tử đều đem tất cả vật dụng dâng lên cúng dường, cùng lắng nghe pháp môn này.
Này Phạm thiên! Các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tác, ưu-bà- di, trời, rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, người, không phải người… ở nơi pháp hội này đạt được pháp Nhân vô sinh đều được sinh về cõi nước Bảo trang nghiêm.
Lúc ấy, Thiên tử Vô cấu bạch Phật:
-Bạch Thê Tôn! Con không cầu Bồ-đề, không nguyện Bồ-đề, không ham muốn Bồ-đề, không vui thích Bồ-đề, không suy nghĩ về Bồ-đề, không phân biệt về Bồ-đề, vậy tại sao Đức Như Lai thọ ký cho con?
Phật dạy:
-Này Thiên tử! Nếu lấy cỏ cây với thân, cành, lá ném vào trong lửa và nói: “Đừng cháy, đừng cháy! Nêu nói như vậy mà không cháy thì không bao giờ có.
Này Phạm thiên! Bồ-tát cũng lại như vậy. Tuy không cầu Bồ- đề, không nguyện Bồ-đề, không ham muốn Bồ-đề, không vui thích Bồ-đề, không suy nghĩ về Bồ-đề, không phân biệt về Bồ-đề, thì biết vị Bồ-tát ấy đã được tất cả chư Phật thọ ký. Vì sao? Vì chư Bồ-tát không cầu Bồ-đề, không nguyện Bồ-đề, không ham muốn Bồ-đề, không vui thích Bồ-đề, không suy nghĩ về Bồ-đề, không phân biệt về Bồ-đề, tức được chư Phật thọ ký đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Lúc này, trong chúng hội có năm trăm Bồ-tát bạch Phật:
-Bạch Thế Tổn! Nay chúng con không cầu Bồ-đề, không nguyện Bồ-đề, không ham muốn Bồ-đề, không vui thích Bồ-đề, không suy nghĩ về Bồ-đề, không phân biệt về Bồ-đề. Tất cả vừa bạch như vậy xong và nhờ thần lực của Phật, liền thấy ỏ phương trên có tám vạn bốn ngàn Đức Phật thọ ký cho đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bấy giờ, năm trăm Bồ-tát bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Thật là hiếm có, thật là hiếm có, Như Lai khéo thuyết giảng pháp. Nêu Bồ-tát không cầu Bồ-đề, không nguyện Bồ-đề, không ham muốn Bồ-đề, không vui thích Bồ-đề, không suy nghĩ về Bồ-đề, không phân biệt về Bồ-đề, thì biết Bồ-tát ấy đã được chư Phật thọ ký. Bạch Thế Tôn! Chúng con thấy nơi phương trên với tám vạn bốn ngàn Đức Phật đã thọ ký cho chúng con đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:
-Cúi xin Đức Thế Tôn hộ trì cho pháp môn này được trang nghiêm và tồn tại mãi mãi trong cõi Diêm-phù-đề. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào được nghe pháp môn này, giả sử có vô số các thứ ma muốn phá hoại, thì cũng không thể phá hoại được. Nếu ai thọ trì pháp môn này, thì có thể phát tâm cầu đạt đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
-Đúng vậy, đúng vậy! ông nên lắng nghe, vì pháp môn này tồn tại lâu ở thế gian nên ta bảo ông hãy kêu gọi các bộ chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, Cưu-bàn-trà… nên đọc tụng thần chú và thường ủng hộ pháp môn ấy. Nếu có các Pháp sư, thiện nam, thiện nữ đọc tụng thần chú ấy thì chư Thiên, rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, Cưu-bàn-trà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già… thường theo hộ vệ. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào đi trên đường bị lạc, hoặc ở nơi làng xóm, hoặc nơi đồng vắng, hoặc trong phòng tăng, hoặc nơi nhà yên vắng, hoặc nơi chôn kinh hành, hoặc trong chúng hội đọc câu thần chú này, thì các vị thần thường theo hộ vệ, tạo mọi diệu lực nơi nhân duyên cho vị Pháp sư giỏi thuyết giảng với biện tài vô ngại kiên cố, không bao giờ quên, khiến các thứ oán tặc không thể đến phá hoại, mọi sự sinh hoạt đi, đứng, nằm, ngồi của vị Pháp sư đều được an nhiên, tốt đẹp.
Này Văn-thù-sư-lợi! Thần chú ấy là:
-Đa dật tha, Ưu đầu lệ, đầu đầu lệ, ma lệ, giá lệ, ma cù giá lệ, thất ly, di hy, sơ ly di ly, hầu lâu hầu lâu hầu lâu ác bà lệ, bi đa địa khư khư lệ, khư lệ khư lệ khư nê, a tăng nê, già đề ma tử lệ, ma na, sa bà nê, bạt đại kiền đại, tát bà lưu đế, bà la bà già đế, tân đầu lệ. Nam-mô Phật đề tỵ tà, giá ly đế lệ. Nam-rnô Đạt ma da, ni già sa ni. Nam-mô Tăng già da, sa bà hệ, đa ba bế, tỵ dụ ba thiên đa ni, tát bà ba ba ni, mai đề ly mê, tát bà phù đề tỵ da, tát đa ni ly trì thứ, bà lam hồng ma ba đồ, ma hà ly sư tỵ, bát la xa đá, đa đa la chỉ sắt thiên đế, tát bà già la hạ. Nam-mô tát bà Phật đề tỵ da, tất triền đố, mạn đá la, bát đại san bà hạ.
Này Bồ-tát Văn-thù-sử-lợi! Nếu có Đại Bồ-tát nào muốn tu hành pháp môn thù thắng này thì nên thọ trì, đọc tụng thần chú này, chớ nên đùa cợt, tán loạn, mọi sự cử động luôn giữ tâm thanh tịnh, không chứa thức ăn dư thừa, luôn luôn ít ham muốn biết đủ, ở riêng một mình, xa lìa nơi chôn ồn ào, náo nhiệt, thường hành Từ bi, luôn vui với pháp thiện, không nên lừa dối, nói lời chân thật, ưa thích tọa thiền và thuyết pháp. Sống trong chánh niệm, thường xa lìa tà niệm, thích tu hạnh Đầu-đà, đối với được, mất không còn vui buồn, hướng đến Niết-bàn, nhàm chán sinh tử, tâm giữ bình đẳng, không có thương ghét, hòa hợp ly biệt, không tham luyến tự thân và tất cả của cải. Thành tựu đầy đủ các oai nghi, thường trì giới luật, dịu dàng luôn nhân nhục với lời nói ác, luôn tươi vui, thường hành điều thiện,
hễ gặp người nào đều chào đón hỏi thăm, xả bỏ ngã mạn, hòa đồng vui vẻ.
Này Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Các thiện nam đọc tụng thần chú, tu hành như vậy thì trong đời này bậc Pháp sư ấy đạt được mười thứ lực như sau:
1. Niệm lực: Tức là không quên các pháp.
2. Ý lực: Tức là phương tiện thiện xảo chọn lựa các pháp.
3. Pháp lực: Luôn tùy thuận kinh, hiểu rõ ý nghĩa.
4. Kiên cổ” lực: Thường giữ tâm Bồ-đề như pháp tu hành.
5. Tàm quý lực: Hộ trì ta và người khác.
6. Văn lực: Đầy đủ trí tuệ.
7. Đà-la-ni lực: Tất cả những gì nghe qua đều hành trì được.
8. Nhạo thuyết biện lực: Được các Đức Phật hộ niệm.
9. Thâm pháp lực: Đầy đủ năm thứ thần thông.
10. Pháp Nhân vô sinh lực: Mau được đầy đủ trí Nhất thiết trí.
Này Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Nếu Pháp sư nào có thể đọc tụng
thần chú này và thực hành như vậy, thì biết vị Pháp sư ấy trong đời hiện tại đạt được mười Lực.
Lúc Như Lai thuyết giảng về diệu lực của thần chú này, có bốn vị đại thần vương đều kinh sợ, lông tóc dựng ngược, bèn cùng vô lượng quỷ thần quyến thuộc vây quanh đều đến trước Phật, cúi đầu đảnh lễ và tác bạch:
-Bạch Thế Tôn! Bốn thần vương chúng con đã chứng đắc được quả Tu-đà-hoàn. Nếu có vị Pháp sư nào theo lời Phật dạy tinh tấn tu hành, chúng con thường bảo quyến thuộc, từ vị quan quân cho tới thần dân đều đến hộ trì vị Pháp sư ấy. Nếu có các thiện nam, thiện nữ nào hộ niệm, thọ trì, đọc tụng, thuyết giảng pháp môn này thì bốn thần vương chúng con thường đến chỗ người ấy, hoặc ở thành ấp, thôn xóm đồng trông vắng, trong phòng, xuất gia, tại gia để hầu hạ cung cấp vật dụng, làm cho họ được an ổn, không có nhàm chán và khiến cho các Ma vương không thể đến quấy nhiễu.
Bạch Thế Tôn! Bất cứ ở nơi nào, bốn vị Thần vương chúng con đều thuận theo pháp môn ấy làm cho xung quanh nơi ấy cách trăm do-tuần hoặc là chư Thiên, con của chư Thiên; Rồng, con của Rồng; Dạ-xoa, con của Dạ-xoa; Cưu-bàn-trà, con của Cưu-bàn-trà hết thảy đều không thể đến quấy phá được.
Lúc ấy, Thiên vương Tỳ-lâu-bác-xoa nói kệ:
Chúng quyến thuộc hiện có
Thân thích và thứ dân
Đều cùng nhau hộ vệ
Cúng dường Pháp sư ấy.
Thiên vương Tỳ-lâu-lặc-xoa nói kệ:
Con là con Pháp vương
Từ pháp mà hóa sinh
Phật tử; người phát tâm
Con đều nên cúng dường.
Thiên vương Đề-đầu-lại-trá nói kệ:
Nếu có các Pháp sư
Trì kinh của chư Phật
Con thường theo hộ vệ
Rộng khắp cả mười phương.
Thiên vương Tỳ-sa-môn nói kệ:
Là người phát đạo tâm
Nên thọ sự cúng dường
Tất cả các chúng sinh
Đều không thể biết được.
Khi đó, con của Thiên vương Tỳ-sa-môn tên là Thiện Thật, dâng lọng quý bằng bảy báu lên Đức Như Lai và nói kệ:
Kính bạch Đức Thế Tôn
Con trì pháp môn này
Và rộng nói cho người
Tâm con luôn như vậy.
Đức Thế Tôn đều biết
Đời trước việc con làm Mới đầu phát đạo tâm
Chí thành cầu Phật đạo.
Thế Tôn “Đảnh vô kiến”
Con dâng lọng quý này
Để mong được như vậy
Tướng tốt “Vô kiến đảnh”
Xin đem tâm ái kính
Chiêm ngưỡng Đức Như Lai Mong Bậc Lưỡng Túc Tôn
Từ bi quan sát con,
Con cầu mắt Phật tịnh Nguyện thấy A-dật-đa.
Thế Tôn bậc trí tuệ
Liền dùng kệ đáp lại:
Sau khi ông mạng chung
Liền sinh trời Đâu-suất
Từ cõi đó hạ sinh
Được thấy Phật Di-lặc.
Hai ngàn năm cúng dường
Mới được đi xuất giã
Đã được xuất gia rồi
Chuyên tịnh tu phạm hạnh.
Chư Phật trong Hiền kiếp
Tất cả đều được gặp
Cũng thảy đều cúng dường Nương các Ngài tu hành.
Hơn sáu mươi ức kiếp
Ông thành tựu quả Phật
Danh hiệu là Bảo Cái
Quốc độ rất nghiêm tịnh.
Chỉ có Bồ-tát tăng
Thuyết giảng pháp vi diệu
Thọ mạng trọn một kiếp Phật ấy diệt độ rồi.
Chánh pháp trụ một kiếp Tượng pháp trụ nửa kiếp Pháp thanh tịnh thù thắng
An ổn các chúng sinh.
Bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân cùng vô số trăm ngàn chư Thiên vây quanh, bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Nếu có vị Pháp sư nào thọ trì pháp môn này, thì chúng con đều theo hộ vệ, cúng dường. Ớ chỗ nào có đọc tụng, thuyết giảng pháp môn ấy thì chúng con cùng hàng quyến thuộc đến nghe và làm tăng thêm uy lực, không có lo sợ của vị Pháp sư, đồng thời khiến cho ý nghĩa thứ lớp của pháp không bị tổn thất.
Lúc này, con của Thích Đề-hoàn Nhân tên là Thiện Hộ đem lọng báu quý có các vật báu đan xen dâng lên Đức Thế Tôn và nói kệ:
Con thường biết như thật
Việc đời trước Thế Tôn
Con cũng làm như vậy
Cầu Nhất thiết trí Phật.
Đức Thế Tôn xa xưa
Vật gì cũng bố thí
Con cũng làm như vậy
Xả bỏ vật mình có.
Con nay con Pháp Vương Thọ trì pháp môn này
Nói rộng cho nhiều người Báo ân Đức Như Lai.
Người thọ pháp môn ấy
Thì cũng giống như con Con giúp đỡ người đó Chứng đắc đạo Bồ-đề.
Thế Tôn, hàng Thanh văn Không thể hộ trì pháp
Ở đời sau sợ hãi
Con hộ pháp môn này.
Thế Tôn an ủi con
Lại đoạn nghi chư Thiên
Con cũng muốn như vậy Thành Phật như Thế Tôn.
Phật thông đạt trí tuệ
Thọ ký Nhất thiết trí:
Ông sau này thành Phật
Như ta nay không khác.
Hơn một ngàn ức kiếp
Lại trên trăm ức kiếp
Mới chứng đắc thành Phật Danh hiệu là Trí Thành.
Bấy giờ, chủ thế giới Ta-bà là Đại phạm Thiên vương bạch
Phật:
-Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào có thể thuyết giảng pháp môn này, thì con xả bỏ niềm vui của thiền định đi đến cúng dường vị ấy. Vì sao? Vì pháp môn này phát sinh ra Đế Thích, Đại phạm Thiên vương và các bậc tôn quý.
Lại nữa, nếu có thiện nam, thiện nữ nào thuyết giảng pháp môn này thì sẽ được nhận sự cúng dường của Phạm thiên vương, tất cả hàng Trời, Người, A-tu-la ở thế gian.
Thiên vương Diệu Phạm nói kệ:
Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni
Thiện nam và thiện nữ
Thọ trì pháp môn này
Chỗ thế gian cúng dường.
Cho đến có một người
Thực hành pháp môn ấy
Con Thiên vương Diệu Phạm
Phải nên nêu bầy rõ.
Trải nhiều tòa hoa đẹp
Cao đến trời Phạm thiên
Ngồi trên tòa báu ấy
Thuyết giảng pháp môn này.
Nếu trong đời xấu ác
Nghe được pháp môn ấy
Nên phát tâm hy hữu
Vui mừng nói lành thay !
Nếu Vô lượng thế giới
Lửa lớn khắp mọi nơi
Cũng phải nên vượt qua
Đến nghe pháp môn này.
Nếu có ai muốn nghe
Pháp môn khai Phật đạo
Nên như báu Tu-di
Cúng dường người nghe pháp.
Khi đó, Đức Thế Tổn hiện bày diệu lực thần thông làm cho ma Ba-tuần và quân ma đếu đến chỗ Phật bạch:
-Bạch Thế Tôn! Con cùng quyến thuộc xin lập thệ nguyện: Nếu pháp môn này lưu hành đến nơi nào, thì người thuyết pháp, người nghe pháp và quốc độ ấy không có việc làm của ma, chúng con thường đến ủng hộ.
Lúc ấy, Đức Thế Tôn bèn phóng hào quang màu vàng ròng chiếu khắp thiên hạ này, bảo Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử:
-Này Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi! Như Lai trú từ pháp môn như vậy, vì tạo lợi ích cho các vị Pháp sư, tùy theo pháp môn này tồn tại giữa cõi Diêm-phù-đề lâu hay mau thì pháp Phật cũng không diệt.
Bấy giờ, các chúng sinh trong chúng hội đem tất cả hoa, hương, hương bột tung lên cúng dường Phật và tác bạch:
-Bạch Thế Tôn! Chúng con nguyện pháp môn này lưu truyền rộng khắp và tồn tại mãi mãi nơi cõi Diêm-phù-đề.
Khi ấy, Phật bảo Tôn giả A-nan:
-Ong nên thọ trì pháp môn này.
Tôn giả A-nan thưa:
-Dạ, bạch Thế Tôn, con xin thọ trì!
Phật dạy:
-Này A-nan! Như Lai nay phó chúc pháp môn này cho ông, vậy ông nên thọ trì, đọc tụng, thuyết giảng cho mọi người.
Tôn giả A-nan bạch Phật:
-Bạch Thế Tôn! Nếu người nào thọ trì, biên chép, đọc tụng, thuyêt giảng cho người khác về pháp môn này thì người ấy có được bao nhiêu công đức?
Phật dạy:
-Này A-nan! Tùy theo pháp môn này có bao nhiêu văn tự, chương cú mà vị này thọ trì. Nếu có người trọn đời đem tất cả các vật dụng tạo an lạc thù thắng vi diệu cúng dường chư Phật và chúng Tăng. Nếu có người chỉ cúng dường pháp môn này, cung kính tôn trọng, khen ngợi thì phước đức người ấy sẽ hơn người kia, vì đời hiện tại được mười một tạng cổng đức như sau:
1. Thấy Phật tạng: Được Thiên nhãn.
2. Nghe Pháp tạng: Được Thiên nhĩ.
3. Thấy Tăng tạng: Không thoái chuyển nơi Bồ-tát tăng.
4. Vô tận tài tạng: Đạt được tạng báu.
5. Sắc thân tạng: Được đầy đủ ba mươi hai tướng tốt.
6. Quyến thuộc tạng: Các quyến thuộc không thể bị hủy hoại.
7. Tạng nghe các pháp chưa được nghe: Được thọ trì các pháp Đà-la-ni.
8. Úc niệm tạng: Được nhạo thuyết biện tài vô ngại.
9. Vô úy tạng: Phá trừ tất cả luận SƯ ngoại đạo.
10. Phước đức tạng: Tạo lợi ích cho tất cả chúng sinh.
11. Trí tuệ tạng: Được pháp của tất cả chư Phật.
Lũc Phật thuyết giảng kinh này, có bảy mươi hai na-do-tha Bồ- tát đạt được pháp Nhân vô sinh, vô lượng chúng sinh phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vô số chúng sinh tâm diệt trừ được các pháp hữu lậu, chứng đắc giải thoát.
Bấy giờ, Tuệ mạng A-nan liền đứng dậy, sửa lại y phục, trịch vai bên phải, đảnh lễ nơi chân Phật và tác bạch:
-Bạch Thế Tôn! Pháp môn này gọi tên là gì và thọ trì như thế
nào?
Phật dạy:
-Này A-nan! Pháp môn này tên là Bình Đẳng Thâu Giữ Tất Cả Pháp, theo như vậy mà hành trì. Còn có tên là Trang Nghiêm Tất Cả Pháp, cũng theo như vậy mà hành trì. Còn có tên là Thắng Tư Duy Phạm Thiên Sở vấn, cũng như vậy mà hành trì. Còn có tên là Văn- thù-sư-lợi Luận Nghĩa, cũng như vậy mà hành trì.
Phật thuyết giảng pháp môn này xong, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, Phạm thiên Thắng Tư Duy, Bình Đẳng Hành, Bồ-tát Võng Minh, Trưởng lão Đại Ca-diếp, Tuệ mạng A-nan và các vị Bồ-tát từ mười phương thế giới vân tập đến, tám bộ chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà vương, A-tu-la… đều rất vui mừng, vâng lời Phật dạy.