Đại Thánh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Tán Phật Pháp Thân Lễ
Đường Bất Không dịch,
Bản Việt dịch của Huyền Thanh
*
Hoàng Đế dùng lòng lòng nhân từ thâm sâu thống trị khắp bốn phương, như mặt trời sáng tỏ sự vật, rưới vảy khắp Cam Lộ tưới rửa sạch muôn người.
(Bất Không) chịu ân Thánh Từ rất nhiều, nên phiên dịch. Đặc biệt phụng An Mệnh, khiếp tập họp nhóm Thượng Đô Nghĩa Học Sa Môn LƯƠNG BÍ gồm 16 người, ở Nội Đạo Trường phiên dịch Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã với Đại Thừa Mật Nghiêm ….xong. Nguyện tán dương, tiếp theo ở Chí Giác Ký Giới Phước nơi cung Thánh, riêng thấy Kinh Đại Thánh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Tán Phật Pháp Thân
+Căn cứ bản Phạn ấy, có 41 Lễ. Đường lối trước kia đã Hành chỉ có 10 Lễ, đối với văn chẳng đủ, khen ngợi Đức chưa tròn, sợ trái nghịch với sự chân thành của bậc Thánh, lại thiếu Thắng lợi của quần sinh.
Bất Không (Amogha-vajra) trước kia có bản Phạn đã trì, thảy đều đầy đủ. Nay dịch lưu truyền, mong giúp cho lợi ích lớn lao.
Ngoài ra, nhóm Sám Hối Nghi Quỹ đều như bản xưa (cựu bản). Nơi đây chẳng nói lại.
Thời Đại Đường, Vĩnh Thái năm đầu tiên, đúng vào tháng tư của mùa Hạ.
Kinh ghi rằng:
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật trụ trong núi Thứu Phong (Gṛdhra-kuṭa) thuộc thành Vương Xá (Rāja-gṛha) cùng với chúng Đại Tỳ Khưu (Mahā-bhikṣu) gồm hai vạn năm ngàn người đến dự đều là bậc A La Hán (Arhat), với bảy mươi hai na dữu đa câu chi Đại Bồ Tát Ma Ha Tát mà Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Maṃjuśrī-bodhisatva) là bậc Thượng Thủ (Pramukha).
Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh sửa quần áo, trật áo hở vai phải, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, chắp tay cung kính, khen ngợi Đức Như Lai, rồi nói Già Tha (Gāthā: Kệ) là:
1_ Không sắc (rūpa), không hình tướng (Lakṣaṇa)
Không rễ (Mūla), không nơi trụ (vô trụ xứ)
Chẳng sinh, chẳng diệt, nên
Kính lễ Vô Sở Quán (Lý quán niệm các Pháp không có chỗ được)
2_ Chẳng đi cũng chẳng trụ Chẳng lấy cũng chẳng bỏ
3_ Chẳng trụở các Pháp (Dharma) Do lìa có (hữu), lìa không (vô) Hành ở bình đẳng (Sama) nên Kính lễ Vô Sở Quán
4_ Ra khỏi nơi Tam Giới (Sắc Giới, Dục Giới, Vô Sắc Giới) Ngang đồng với hư không Các dục chẳng nhiễm, nên Kính lễ Vô Sở Quán
5_ Ở trong các uy nghi Đi, đứng với ngủ, thức Thường ở vắng lặng nên Kính lễ Vô Sở Quán
6_ Đi, đến đều bình đẳng Đã trụở bình đẳng Chẳng hoại bình đẳng, nên Kính lễ Vô Sở Quán
7_Vào các Vô Tướng Định Thấy các Pháp vắng lặng Thường ở Tam Muội (Samādhi) nên Kính lễ Vô Sở Quán
8_ Không trụ, không chỗ quán Ở Pháp, được tự tại Tuệ dùng thường định, nên Kính lễ Vô Sở Quán
9_ Chẳng trụở sáu Căn Chẳng dính vào sáu Cảnh Thường ở một Tướng nên Kính lễ Vô Sở Quán
10_ Vào ở trong Vô Tướng (Animitta) Hay chặt đứt các Nhiễm Xa lìa Danh (Nāma) Sắc (Rūpa) nên Kính lễ Vô Sở Quán
11_ Chẳng trụở tướng có (Hữu Tướng) Cũng lìa nơi các Tướng Vào Tướng, ở trong không (vô) Kính lễ Vô Sở Quán
12_ Không phân biệt suy nghĩ
Tâm trụ không chỗ trụ (Vô sở trụ) Các Niệm chẳng khởi, nên Kính lễ Vô Sở Quán
13_ Không Tàng Thức (Ālaya-vijñāna) như rỗng (Śūnya:không) Không nhiễm, không hý luận Xa lìa ba đời, nên Kính lễ Vô Sở Quán
14_ Hư Không không giữa, mé Tâm chư Phật cũng thế Tâm đồng Hư Không, nên Kính lễ Vô Sở Quán
15_ Chư Phật, tướng hư không Hư không cũng không Tướng Lìa các Nhân (Hetu) Quả (Phāla) nên Kính lễ Vô Sở Quán
16_ Chẳng dính ở các Pháp Như trăng nước (ṃặt trăng dưới nước), không lấy Xa lìa nơi Ngã Tướng Kính lễ Vô Sở Quán
17_ Chẳng trụở các Uẩn (skandha) Chẳng dính vào Xứ (Āyatana), Giới (Dhātu) Xa lìa điên đảo, nên Kính lễ Vô Sở Quán
18_ Thường ngang bằng Pháp Giới (Dharma-dhātu) Ngã Kiến đều chặt đứt Xa lìa hai bên, nên Kính lễ Vô Sở Quán
19_ Chẳng trụở các Sắc Chẳng lấy cũng chẳng bỏ Xa lìa Phi Pháp, nên Kính lễ Vô Sở Quán
20_ Chứng Pháp không chướng ngại Thông đạt nơi các Pháp Xa lìa Ma Pháp, nên Kính lễ Vô Sở Quán
21_ Chẳng có cũng chẳng không Có, không chẳng thểđược Lìa các ngôn thuyết, nên Kính lễ Vô Sở Quán
22_ Bẻ gãy ngu Ngã Mạn Chẳng một cũng chẳng hai Xa lìa mot, hai nên Kính lễ Vô Sở Quán
23_ Thân, miệng, ý không mất Ba Nghiệp thường vắng lặng Xa lìa thí dụ, nên Kính lễ Vô Sở Quán
24_ Nhất Thiết Trí (Sarva-jñā) thường trụ Ứng hiện không công dụng Xa lìa các lỗi, nên Kính lễ Vô Sở Quán
25_ Vi diệu vô lậu niệm Không hạn, không phân biệt Nhóm Tình, Phi Tình nên Kính lễ Vô Sở Quán
26_ Dùng Tâm không ngại, nên Đều biết tất cả Tâm Chẳng trụ Ta Người (tự tha), nên Kính lễ Vô Sở Quán
27_ Không ngại, không chỗ quán Thường trụ Pháp không ngại Xa lìa các Tâm, nên Kính lễ Vô Sở Quán
28_ Tâm thường không chỗ Duyên Tự Tính chẳng thểđược Bình đẳng khó lường, nên Kính lễ Vô Sở Quán
29_ Dùng Tâm không chỗ dựa (vô sở y) Đều thấy các cõi nước Biết các hữu tình, nên Kính lễ Vô Sở Quán
30_ Các Pháp, Tát Bà Nhã (Sarva-jñā: Nhất Thiết Trí) Rốt ráo không chỗ có Tâm Phật khó đo lường Kính lễ Vô Sở Quán
31_ Các Pháp giống Như Huyễn Như Huyễn chẳng thểđược Lìa các Pháp Huyễn, nên 32_ Phật thường ở Thế Gian Nhưng chẳng nhiễm Thế Pháp Chẳng nhiễm Thế Gian, nên Kính lễ Vô Sở Quán
33_ Nhất Thiết Trí thường trụ Tính rỗng (Śūnyatā: Không Tính), cảnh giới rỗng Nói năng cũng rỗng, nên Kính lễ Vô Sở Quán
34_ Chứng Vô Phân Biệt Định Được Như Huyễn Tam Muội Du hý Thần Thông, nên Kính lễ Vô Sở Quán
35_ Chẳng một cũng chẳng khác Chẳng gần cũng chẳng xa Ở Pháp chẳng động, nên Kính lễ Vô Sở Quán
36_ Một niệm Kim Cương Định Sát Na thành Chính Giác Chứng không ảnh tượng, nên Kính lễ Vô Sở Quán
37_ Nơi các Pháp ba đời Thành tựu các phương tiện Chẳng động Niết Bàn, nên Kính lễ Vô Sở Quán
38_ Niết Bàn thường chẳng động Không bờ này, bờ kia Thông đạt phương tiện, nên Kính lễ Vô Sở Quán
39_ Không tướng, không chỗ có Không hoạn, không hý luận Chẳng trụ có, không nên Kính lễ Vô Sở Quán
40_ Trí Xứ đều bình đẳng Vắng lặng không phân biệt Ta Người (tự tha) một Tướng, nên Kính lễ Vô Sở Quán
41_ Tất cả bình đẳng lễ Không lễ, không chẳng lễ
Bấy giờ Đức Thế Tôn khen Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: “Lành thay! Lành thay! Nay ông khéo nói Công Đức của Như Lai, tất cả các Pháp xưa nay vốn thanh tịnh.
Này Văn Thù Sư Lợi! Giả sử có người giáo hoá tất cả hữu tình trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới đều thành Bích Chi Phật (Pratyeka-buddha) cũng chẳng bằng có người nghe Công Đức này, một niệm tin hiểu, liền vượt qua người gấp trăm ngàn vạn lần. Như vậy triển chuyển, không có thể khen ngợi, ví dụ, so sánh được”.
Đầy đủ như Bản Kinh (Kinh gốc) đã nói