1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nhập nhân quả thắng tướng thắng ngữ 4

Chương 1 : Nhân quả vị

Luận nói : Như vậy là đã nói xong về ngộ nhập tướng sở tri, còn nhân quả của sự ngộ nhấp ấy làm sao thấy được ? Do 6 Ba-la-mật là bố thí, trì giới, nhãn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ. Vì sao do 6 Ba-la-mật được nhập duy thức ? Lại nữa vì sao 6 Ba-la-mật được thành quả của sự ngộ nhập ấy ? Bồ-tát này không tham đắm phúc báo, không phá giới, khổ không nao núng, tu đạo không biếng trễ, không tạo nhân các chướng ngại này nên tâm được chuyên nhất, tức có thể đúng đắn chọn lọc các pháp nên được nhập duy thức. Bồ-tát dựa vào 6 Ba-la-mật nhập duy thức rồi, lần lượt thanh tịnh, thâu nhiếp 6 Ba-la-mật sâu xa trong tâm. Vì vậy cho nên trong đó dù rời 6 Ba-la-mật mà hiện khởi phương tiện, do hiểu đúng nói đúng nên khởi tùy hỷ yêu thích, tương ưng huân tu mọi thời không gián đoạn, thì Ba-la-mật liền được viên mãn.

Giải thích : Nếu nhập duy thức rồi, tâm thanh tịnh Ba-la-mật sâu xa liền được tương ưng hiện hành. Cùng hiện hành tương ưng này nên gọi là hiện hành tương ưng. Hiểu đúng nói đùng nghĩa là mọi nói năng đều tương ưng với 6 Ba-la-mật, trong chính thuyết sâu xa khởi tâm tin hiểu. Khởi ý yêu thích, nghĩa là tháy yêu thích công đức trong các Ba-la-mật. Khởi ý nguyện muốn được, nghĩa là do Phật được đến tịnh tâm đệ nhất bỉ ngạn này, cho nên ta và tất cả chúng sinh cũng sẽ được. Vì vậy phát tam nguyện được. Đây là bao gồm các Ba-la-mật. Tâm thanh tịnh sâu xa có những tướng trạng gì. Tiếp theo đây là kệ văn hiển thị tướng này.

Luận nói : Ở đây có kệ như sau :

Viên mãn pháp bạch tịnh,

Và được nhẫn mau chóng.

Bồ-tát do tự thừa,

Sâu rộng trong chính thuyết.

Giác tri chỉ phân biệt,

Được vô phân biệt trí.

Lạc dục tín giải tịnh,

Gọi là thanh tịnh ý.

Trước và pháp lưu y,

Đều được thấy chư Phật.

Đã biết gần Bồ-đề,

Được Bồ-đề không khó.

Giải thích : Trong đây bắt dầu từ tín hành địa, khéo tập hợp hành trang tư lương. Viên mãn pháp bạch tịnh và được nhẫn nhanh chóng, nghĩa là nhẫn có 3 phẩm là nhuyến, trung và thượng. Trong đây là trụ ở tối thượng nhẫn nên nói là nhanh chóng. Tâm này do sở duyên nên được thanh tịnh. Nay sẽ nói rõ. Sở dĩ gọi là Đại thừa vì do giáo thuyết sâu xa rộng lớn, tức là Bồ-tát tự thừa. Trong này nói sâu xa tức là nói pháp vô ngã. Rộng lớn, nghĩa là như hư không, khí, v.v… Tam-ma-đề như chỗ tư duy thanh tịnh. Nay sẽ nói rõ. Do biết tất cả pháp chỉ là phân biệt, nên nay sẽ nói rõ cái tướng của tịnh tâm. Nói “Trước” là trước khi tịnh tâm. Và “đây” là trong khi tịnh tâm. “Được thấy chư Phât”, đó là tướng. Pháp lưu, nghĩa là khi trụ định tâm. Nay sẽ nói rõ. Cái định tâm này, lợi ích khi trụ định tâm là thấy gần Bồ-đề. Bởi được cái phương tiện có thể được này nên được là không khó.

Luận nói : Các kệ này nói chung là hiển thị tịnh tâm có 7 tướng : 1.tư lương, 2.nhẫn, 3.sở duyên, 4.tư duy, 5.tự thể, 6.thắng tướng, 7.lợi ích, như trong kệ tuần tự nói từng câu.

Giải thích : Các kệ này hiển thị tịnh tâm. Có tư lương như thế, nhẫn như thế, phan duyên như thế, tư duy như thế, thể tính như thế, tướng biểu hiện như thế, lợi ích như thế. Như kệ hiển thị tức là thành lập cái thể của tịnh tâm.

Chương 2 : Thành lập 6 số

Luận nói : Vì sao chỉ có 6 Ba-la-mật ? Vì thành lập đối trị các chướng ngại. Vì sinh khởi trụ xứ tất cả Phật pháp. Vì tùy thuận thành thục tất cả chúng sinh. Đối trị không phát khởi nhân duyên nên lập thí, giới 2 Ba-la-mật. Không phát khởi nhân duyên có 2 là đắm trước phúc báo và đắm trước nhà cửa. Đối trị phát khởi nhân duyên thoái chuyển nên lập nhẫn, tiến 2 Ba-la-mật. Nhân duyên thoái chuyển có 2 là trong sinh tử, chúng sinh trái phạm sinh khổ, trong việc tu thiện thời gian lâu mà mệt mỏi. Đối trị sự phát khởi nhân duyên là hoại mất sự không thoái chuyển nên lập định, trí 2 Ba-la-mật. Nhân duyên hoại mất có 2 là tán loạn và ác trí. Đối trị các chướng ngại này nên lập 6 số.

Giải thích : Trong nhân duyên hoại mất, ác trí là điên đảo chấp thủ cho nên như các ngoại đạo bởi ác trí thành ra có chỗ hoại mất. Ngoài ra thành lập tán loạn v.v… các chướng ngại. Nghĩa đối trị đều có thể biết được.

Luận nói : Bốn Ba-la-mật trước là nhân duyên không tán loạn cho nên một Ba-la-mật không tán loạn thành tựu do y chỉ không tán loạn, được chính giác đúng lý thật nghĩa các pháp, nên tất cả Phật pháp được sinh khởi. Là nơi sinh khởi tất cả Phật pháp như thế nên thành lập 6 số.

Giải thích : Chỗ trụ của tất cả Phật pháp, nghĩa là tất cả Phật pháp lấy đây làm nhân thành lập. Thứ hai 6 số nhân duyên Ba-la-mật, chì 6 không tăng. Do y chỉ không tán loạn nên được chính giác đúng lý thật nghĩa các pháp, nghĩa là do y chỉ Thiền Ba-la-mật nên Bát-nhã Ba-la-mật được hiểu rõ như thật các nghĩa. Ngoài ra có thể biết nghĩa các câu khác.

Luận nói : Do Thí Ba-la-mật nên nhiếp thụ chúng sinh. Do Giới Ba-la-mật nên không tổn hại chúng sinh. Do Nhẫn Ba-la-mật nên có thể chịu đựng sự tổn hại. Do Tinh tiến Ba-la-mật nên có thể làm những việc phải làm. Do các nhân duyên tiếp thụ này nên khiến các chúng sinh thành thục được điều phục. Nếu chúng chưa được tâm vắng lặng thì khiến được Tam-ma-đề. Người tâm được vắng lặng rồi, khiến được giải thoát. Trong khi giáo hóa liền được thành thục. Trụ nơi thành thục chúng sinh như vậy nên thành lập 6 số. Nên biết như vậy.

Giải thích : Thứ ba, trong nhân duyên thành lập 6 số, tất cả chúng sinh giáo hóa tùy thuận, nghĩa là trong việc giáo hóa thành thục tất cả chúng sinh, tùy thuận tương ưng do đây được thành, cho nên chỉ thành lập có 6 khiến xuất ly. Đối với kẻ tâm chưa vắng lặng thì dùng Thiền Ba-la-mật khiến tâm được vắng lặng. Kẻ đã vắng lặng thì dùng Bát-nhã Ba-la-mật khiến được giải thoát nên được thành thục. Trong khi giáo hóa, nghĩa là trong lúc dạy dỗ.

Chương 3 : Tướng

Luận nói : Làm sao thấy tướng của 6 Ba-la-mật này ? Vì nó có 6 thứ vượt trội : Một, y chỉ vượt trội, vì Bồ-đề tâm là y chỉ. Hai, sự vượt trội, vì đầy đủ các việc tu hành. Ba, việc làm vượt trội, vì muốn lợi ích tất cả chúng sinh. Bốn, phương tiện khéo léo vượt trội, vì ở trong trí vô phân biệt. Năm, hồi hướng vượt trội, vì hồi hướng A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Sáu, thanh tịnh vượt trội, vì diệt các phiền não trí chướng xuất sinh bình đẳng.

Giải thích : Bố thí v.v… là tướng thế nào ? Được Ba-la-mật, bởi thế gian và Thanh Văn v.v… cũng có bố thí v.v… nên phải nói cái tướng của nó. Tướng của Ba-la-mật có 6 thứ y chỉ vượt trội, do mọi lúc mọi nơi y chỉ tâm Bồ-đề. Sự vượt trội, nghĩa là không có một người nào có đây đủ hiện hành bên trong cũng như bên ngoài. Chỉ có Bồ-tát là người có đầy đủ hiện hành. Đó là hành bố thí. Nói vượt trội là mọi sự bố thí là chỉ vì lợi ích an vui tất cả chúng sinh. Phương tiện khéo léo vượt trội, nghĩa là tam luân thanh tịnh gọi là phương tiện khéo léo. Bởi vì không phân biệt của bố thí, người bố thí và kẻ nhận sự bố thí. Ở trong trí vô phân biệt như vậy nên được tên gọi là bố thí. Hồi hướng vượt trội, nghĩa là do bố thí này v.v… hồi hướng vô thượng Bồ-đề. Thanh tịnh vượt trội, nghĩa là nếu đến Phật quả, thí v.v…bấy giờ được thanh tịnh. Khi ấy sinh xuất đầy đủ tác dụng lìa phiền não chướng trí chướng.

Luận nói : Thế nào là thí tức Ba-la-mật ? Ba-la-mật là thí ư ? Có trường hợp thí không phải Ba-la-mật. Nên lập 4 câu. Và giống như thí, các Ba-la-mật khác cũng nên lập 4 câu như vậy. Phải biết như thế.

Giải thích : Thế nào là thí tức Ba-la-mật ? Ba-la-mật tức là thí ư ? Đây là phần câu hỏi. Trong câu đáp có trường hợp bố thí không phải Ba-la-mật, nghĩa là xa lìa 6 thứ vượt trội. Có ba-la-mật không phải bố thí, nghĩa là như giới Ba-la-mật v.v…, vì bao gồm trong 6 thứ vượt trội. Có thí tức Ba-la-mật, nghĩa là thí được bao gồm trong 6 thứ vượt trội. Có chẳng phải thí chẳng phải Ba-la-mật, nghĩa là lìa 6 thứ hạnh vượt trội. như trì giới v.v… là như thế. Tất cả trong Ba-la-mật, 4 câu đều như vậy.

Chương 4 : Thứ tự

Luận nói : Vì sao các Ba-la-mật này được nói theo thứ tự như thế ? Vì nó tùy thuận Ba-la-mật trước sinh Ba-la-mật sau.

Chương 5 : Đặt tên

Luận nói : Lại nữa làm sao thấy được vì sao các Ba-la-mật được đặt tên như vậy ? Vì pháp này hơn tất cả sự bố thí của thế gian, Thanh Văn, Bích-chi-phật, có khả năng đạt đến bờ kia nên gọi Ba-la-mật, có khả năng phá tan sự tham lam keo kiệt nên gọi là Đà, được quả báo lớn và hành trang phúc đức nên gọi là Na. Vì vậy bố thí gọi là Đà-na. Có khả năng diệt trừ phá giới và nẻo ác nên gọi là Thi, được đến nẻo thiện và định nên gọi là La. Vì vậy có tên là Thi-la. Có khả năng làm sạch hết sự giận dữ oán thù nên gọi là Sằn, mình và người được ở trong an ổn nên gọi là Đề. Vì vậy có tên là Sằn-đề. Có khả năng lìa bỏ sự biếng nhác và các pháp ác bất thiện nên gọi là Tì, được xuất sinh vô lượng thiện pháp khiến tăng trưởng nên gọi là Lị-da. Vì vậy có tên là Tì-lị-da. Có khả năng xả bỏ tán loạn nên gọi là Địa-da, được dẫn tâm trụ vào bên trong nên gọi là Na, Vì vậy có tên là Địa-da-na. Có khả năng khiển trừ tất cả kiến chấp ác trí nên gọi là Bát-la, được biết pháp chân như và pháp chủng loại nên gọi là Thận-nhương. Vì vậy có tên là Bát-la-thận-nhương.

Giải thích : Nay nói rõ các tên này. Tên chung các Ba-la-mật đều dùng từ ngữ Đáo bỉ ngạn, nghĩa là đến bờ kia. Cho nên Ba-la-mật là độ tất cả thế gian và Thanh Văn, Bích-chi-phật v.v… Thí v.v… bỉ ngạn nên gọi Ba-la-mật cho mỗi tên. Nhân thì phá xan tham. Bởi vì sao ? Do phá trừ xan tham nên có thể bố thí không ngại. Quả thì trừ được bần cùng nên gọi là Đà. Đối với quả thì được quả báo lớn và phúc đức tư lương nên gọi là Na. Đó là Đà-na. Đứng về nhân thì giới dứt ác, đứng về quả thì diệt các nẻo ác nên gọi là Thi. Quả thì được nẻo thiện và được hiện tiền Tam-ma-đề nên gọi là La. Tức là Thi-la. Như vậy giải thích tên các Ba-la-mật đều tương ưng như đây. Mình và người đều được trụ nơi an ổn, nghĩa là do tự bản thân không bị các lỗi giận dữ quấy nhiễu, cũng không gây khổ cho người khác nên người cũng được an ổn.

Chương 6 : Tu tập

Luận nói : Làm sao thấy sự tu tập các Ba-la-mật ? Lược nói có 5 cách tu tập : 1. Tu tập bằng cách khởi hành phương tiện. 2. Tu tập bằng sự tin hiểu. 3. Tu tập bằng tư duy, 4. Tu tập bằng phương tiện khéo léo. 5. Tu tập bằng việc làm những điều nên làm. Trong đây 4 cách tu như trứpc đã nói. Còn tu tập bằng cách làm những điều nên làm, nghĩa là chư Phật đã đến địa vị viên mãn các Ba-la-mật rồi, nhưng dùng tâm vô công dụng không bỏ Phật sự tu các Ba-la-mật.

Giải thích : Trong 5 cách tu, tu khởi hành phương tiện, nghĩa là phát khởi chính hạnh trong phương tiện. Tu làm các việc nên làm, nghĩa là chư Phật trụ trong pháp thân, không dụng công, nhưng không bỏ các Phật sự. Mặc dầu đã lìa bỏ hiện hành các Ba-la-mật, nhưng vì nhiếp hóa chúng sinh nên có tu tập này là làm những việc nên làm.

Luận nói : Lại nữa tu tập bằng tư duy, nghĩa là yêu thích tùy hỷ nguyện được tư duy. Gồm 6 thứ thâm tâm : 1.thâm tâm rộng lớn, 2.thâm tâm kiên cố, 3.thâm tâm hoan hỷ, 4.thâm tâm chịu ơn, 5.thâm tâm chí lớn, 6.thâm tâm thắng ích. Nếu Bồ-tát trải qua bao nhiêu kiếp a-tăng-kì được chứng chính giác A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, trong thời gian ấy mỗi niệm mỗi niệm bỏ hết tất cả thân mạng cho đến 7 báu đầy trong Hằng sa thế giới phụng sự bố thí cúng dường chư Như Lai cho đến khi an tọa trên đạo tràng Bồ-đề mà tâm bố thí của Bồ-tát cũng không chán đủ. Và cũng trong ngần ấy thời gian, mỗi niệm mỗi niệm lửa mạnh bốc cháy đầy trong 3 ngàn Đại thiên thế giới, trong đó thực hành 4 oai nghi mà chẳng có một thứ phương tiện gì giúp cho đời sống, Bồ-tát vẫn nhất tâm thực hành trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ cho đến khi an tọa đạo tràng. Tâm trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ của Bồ-tát này cũng không chán đủ. Đó là thâm tâm rộng lớn của Bồ-tát. Lại nữa nếu Bồ-tát này cho đến khi tọa đạo tràng không bỏ tâm không chán đủ này, đó gọi là thâm tâm kiên cố. Nếu Bồ-tát này khi dùng 6 Ba-la-mật nhiếp hóa chúng sinh, sinh hoan hỷ hơn cả nỗi vui mừng của chúng sinh được nhiếp hóa. Đó là thâm tâm hoan hỷ của Bồ-tát. Nếu Bồ-tát này khi dùng 6 Ba-la-mật nhiếp hóa chúng sinh, thấy chúng sinh đối với ta có ơn lớn, chứ không phải ta có ơn đối với chúng sinh. Đó là thâm tâm chịu ơn. Nếu Bồ-tát này khi dùng 6 Ba-la-mật nhóm họp thiện căn, lại khiến chúng sinh được quả báo tốt đẹp. Đó là thâm tâm chí lớn của Bồ-tát. Nếu Bồ-tát này khi dùng 6 Ba-la-mật nhóm họp thiện căn hồi hướng cho tất cả chúng sinh đều được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Đó là thâm tâm thắng ích của Bồ-tát. Sáu thứ thâm tâm này gọi chung là ái vị tư duy. Lại nữa nếu Bồ-tát này đối với vô lượng 6 thứ thâm tâm khác tu tập tương ưng các thiện căn của Bồ-tát mà sinh tùy hỷ , thì đây 6 thứ thâm tâm của Bồ-tát gọi chung là tùy hỷ tư duy tu. Lại nữa nếu Bồ-tát này nguyện khiến tất cả chúng sinh đều được 6 thứ thâm tâm gồm trong 6 Ba-la-mật, cũng nguyện tự thân cho đến khi tọa đạo tràng, thường không xa rời 6 thứ thâm tâm gồm trong 6 Ba-la-mật, thì đó gọi là 6 thứ thâm tâm gồm nguyện được tư duy tu. Nếu chỉ nghe 6 thứ thâm tâm của Bồ-tát này bao gồm tư duy tu, sinh một niệm tịnh tín, liền được xuất sinh vô lượng phúc đức thì đã làm hoại tất cả nghiệp chướng cực ác huống chi là Bồ-tát.

Giải thích : Nói “Trong thời gian ấy, mỗi niệm mỗi niệm”, nghĩa là giả sử khiến thời lượng 3 A-tăng-kì làm một niệm, lấy một niệm như vậy lại trải qua thời gian ấy được Bồ-đề, trong thời gian ấy mỗi niệm mỗi niệm xả thân mạng mình v.v…Nghĩa ấy có thể hiểu tuần tự như trong luận bản. Cũng như vậy tuần tự cho đến thời gian được Bồ-đề, trong thời gian ấy hoặc tu hành Thi-la cũng vậy. Nói lửa dữ bốc cháy đầy trong 3 ngàn Đại thiên thế giới, mà không có tất cả phương tiện giúp cho đời sống, nghĩa là đây nói nơi trụ xứ gian nan không có gì cung ứng cho đời sống. Nói hoại tất cả nghiệp chướng cực ác, nghĩa là trong này nói hủ hoại là hay dục lạc nên không có năng lực cho quả báo. Lại đối trị néo ác đạo nên gọi là hủ hoại. Tâm rộng lớn, tức trong đây là tâm không chán đủ. Các tâm này duy trì thời gian lâu không bỏ là tâm kiên cố. Trong đây nói kiên cố nghĩa là thời gian lâu. Nghĩa các tâm khác có thể hiểu được.

Chương 7 : Sai biệt

Luận nói : Làm sao thấy được sự sai biệt của các Ba-la-mật này ? Phải biết mỗi Ba-la-mật đều có 3 thứ. Như pháp thí, tài thí, vô úy thí. Thủ hộ giới, nhiếp thiện pháp giới, tác lợi chúng sinh giới. Thụ ác sự nhẫn, an khổ nhẫn, pháp tư duy nhẫn. Bị khải tinh tiến, phát hành tinh tiến, bất khiếp nhược bất thoái chuyển vô yếm túc tinh tiến. An lạc trụ định, xuất sinh định, tác sở ưng tác định. Vô phân biệt phương tiện trí, vô phân biệt trí, vô phân biệt hậu đắc trí.

Giải thích : Nói sự khác nhau của các Ba-la-mật là hiển thị cái thể. Trong đây vì sao có pháp thí v.v… 3 thứ ? Bởi pháp thí làm tăng ích thiện căn người khác, tài thí tăng ích thân người khác, vô úy thí tăng ích tâm người khác. Do nhân duyên này nói có 3 loại thí. Trong 3 thứ của giới, thủ hộ giới là giới y chỉ, còn 2 giới kia dựa vào đây mà trụ. Do trụ nơi thủ hộ giới nên nhiếp thiện pháp giới được xuất sinh Phật pháp và Bồ-đề nên gọi là y chỉ. Lợi chúng sinh giới dựa vào đây mà trụ nên được thành thục chúng sinh nên gọi là y chỉ. Trong 3 thứ của nhẫn, thụ ác sự nhẫn là nếu người khác làm việc ác mình có thể nhịn chịu. Bồ-tát khi làm việc lợi ích chúng sinh, do sức nhẫn này nên khổ sinh tử không thể thoái chuyển. An khổ nhẫn là do có sức nhẫn nên ở trong sinh tử có bệnh v.v… các khổ không thể thoái chuyển. Pháp tư duy nhẫn là do nhẫn này nên khi tư duy pháp có thể nhẫn chịu nên nhẫn này tức là chỗ y chỉ của 2 nhẫn trước. Trong tinh tiến có 3 thứ thể. Như trong Tu-đa-la Thế Tôn nói là thế lực, là tinh tiến, là kham năng, là kiên cố siêu việt, là không bỏ ách nặng. Năm câu này tức giải thích 3 thứ thể của tinh tiến. Trong đó bị khải tinh tiến là tinh tiến như mặc áo giáp nên được thế lực mạnh. Lấy đây làm đầu do phát khởi tinh tiến, được chính tinh tiến lúc phát khởi không khiếp nhược không động chuyển, tinh tiến không chán đủ v.v… Theo như thứ tự thì tức là kham năng, kiên cố siêu việt, không bỏ ách nặng v.v…lấy 3 câu này giải thích thì do có người lúc mới cầu vô thượng Bồ-đề có thế lực, khi phát khởi có tinh tiến, chỉ có điều là tâm hạ liệt. Để đối trị trường hợp này nên phải kham năng. Nếu có kham năng thì tâm không thoái khuất. Hạ liệt tức là thoái khuất. Nếu người tuy tâm không hạ liệt, nhưng trong khổ sinh tử tâm nhiễu động thì đối với Phật quả sẽ sinh thoái khuất. Để đối trị trường hợp này nên phải không dao động, tinh tiến và kiên cố siêu việt. Cho nên nói kiên cố siêu việt đây, do kiên cố siêu việt nên đối với cái khổ không thoái lui. Có người tuy đối với cái khổ không thoái lui nhưng đối với thiểu phần đã sinh tưởng đầy đủ, không thể được vô thượng Bồ-đề, cho nên nói tinh tiến không chán đủ. Đối với thiểu phần không sinh tưởng đầy đủ và liền hiển thị cái tinh tiến không bỏ ách nặng. Do nghĩa này nên nói 3 thứ tinh tiến. Trong định cũng có 3. Lạc trụ là do hiện thấy pháp an lạc nên trụ gọi là lạc trụ. Xuất sinh là do xuất sinh 6 thần thông. Làm việc nên làm là do y chỉ thiền-na nên làm việc lợi ích chúng sinh. Vì vậygọi là làm việc nên làm. Do các nghĩa này nên lập 3 thứ định. Trong Bát-nhã thành lập 3 thể, nghĩa có thể hiểu được.

Chương 8 : Gồm thâu

Luận nói : Làm sao thấy được nghĩa thâu nhiếp của các Ba-la-mật này ? Các Ba-la-mật này thâu nhiếp tất cả thiện pháp. Vì là thể tướng của chúng, vì là tùy thuận của chúng, vì là lưu xuất của chúng.

Giải thích : Câu hỏi làm sao thấy được nghĩa thâu nhiếp của những cái này, tức là hỏi làm sao thấy được các Ba-la-mật này gồm thâu các thiện pháp. Phải biết rằng nói tu các thiện pháp được thâu nhiếp trong Ba-la-mật, hay nói tu thiện pháp thâu nhiếp Ba-la-mật cũng vậy. Những cái này thâu nhiếp tất cả thiện pháp, tức là trong đây tất cả thiện pháp tức là Bồ-đề phần pháp. Thể tướng của chúng tức là thể tướng của Bát-nhã. Lưu xuất của chúng tức là 6 thần thông, 10 lực v.v… và các công đức khác đều là lưu xuất của chúng. Tùy thuận của chúng, tức là tin cậy nương tựa tùy thuận với đây.

Chương 9 : Đối trị

Luận nói : Làm sao có thể thấy các chướng ngại của Ba-la-mật ? Phải biết gồm tất cả phiền não. Vì nó là thể tướng, nguyên nhân và kết quả.

Giải thích : Như đã nói rõ, các Ba-la-mật gồm thâu tất cả thiện pháp. Như nó đối trị tất cả nhiễm pháp. Nay sẽ nói rõ. Trong đó thể tướng của chúng là thể tướng của dục v.v…nhân duyên của chúng là nhân duyên của xan tham v.v…như không tin, tà kiến v.v… nên sinh xan tham, quả của chúng là như xan lẫn, phá giới, giận dữ là quả.

Chương 10 : Công đức

Luận nói : Làm sao thấy được công đức các Ba-la-mật này ? Bồ-tát trong sinh tử lưu chuyển nhiếp thủ tự tại nên nhiếp thủ đại sinh, nhiếp thủ đại trợ bạn, đại quyến thuộc, nhiếp thủ đại sự nghiệp phương tiện thành tựu, nhiếp thủ thân không não hại, ít trần cấu, nhiếp thủ sang suốt các luận biết giỏi các nghề công xảo kỹ thuật. Các quả báo này không có gì đáng chê trách cho đến khi tọa đạo tràng làm các công đức trước mắt lợi ích tất cả chúng sinh.

Giải thích : Quả báo công đức Ba-la-mật của Bồ-tát là không thể chê trách, chẳng phải như các quả báo khác có thể chê trách vì nhiễm ô, vì vô thường. Quả báo của Ba-la-mật thì không phải vô thường. Bởi vì sao ? Bởi nói cho đến khi tọa đạo tràng. Lại nữa quả báo kia là chỉ tự mình tạo lấy không phải do người khác. Nói phát khởi việc lợi ích tất cả chúng sinh, quả Ba-la-mật tức là tất cả công đức của quả Ba-la-mật đều không có sự chê trách.

Chương 11 : Hiển thị lẫn nhau

Luận nói : Làm sao thấy được các Ba-la-mật này hiển thị lẫn nhau ? Thế Tôn có nơi tất cả 6 Ba-la-mật chỉ lấy tên thí mà nói, hoặc lấy tên giới nói, hoặc lấy tên nhẫn nói, hoặc lấy tên tinh tiến nói, hoặc lấy tên định nói, hoặc lấy tên trí nói. Như vậy là ý gì ? Trong các Ba-la-mật, khi tu một Ba-la-mật các Ba-la-mật khác đều đến trợ giúp hoàn thành. Dựa vào ý này, trong đây có bài kệ nhiếp trì như sau :

Số tướng và thứ tự,

Danh tự tu công đức.

Sai biệt và nhiếp trị,

Công đức hiển thị nhau.

Giải thích : Trong 3 trăm kệ, trong Bát-nhã Ba-la-mật nói một Ba-la-mật tức nói tất cả Ba-la-mật. Nói vậy là ý gì ? Khi thực hành một Ba-la-mật thì tất cả các Ba-la-mật đều đến trợ giúp hoàn thành. Do ý này nên khi bố thí được nhiếp thủ thân khẩu, tức thuộc giới Ba-la-mật, cho đến trí biết nhân quả, tức thuộc Bát-nhã Ba-la-mật. Nghĩa trợ thành của các Ba-la-mật khác cũng tương ưng như vậy. Đến đây là giải thích xong về nhập nhân quả.

    Xem thêm:

  • Luận Bồ Đề Tư Lương - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 3 - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Thích Ma Ha Diễn - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 5 - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 4 - Luận Tạng
  • Luận Giảng Rộng Ý Nghĩa Năm Uẩn Theo Giáo Pháp Đại Thừa - Luận Tạng
  • Thích Nghĩa Luận Nhiếp Đại Thừa - Luận Tạng
  • Luận Tịnh Độ - Luận Tạng
  • Bửu Tạng Luận - Luận Tạng
  • Luận Bảo Tạng - Luận Tạng
  • Sớ Giải Kinh A Di Đà - Luận Tạng
  • Luận Thủ Trượng - Luận Tạng
  • Luận Giải Thoát Đạo - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 1 - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Tập Bồ Tát Học - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 2 - Luận Tạng
  • Thiền Ba La Mật - Luận Tạng