1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tăng thượng giới học thắng tướng thắng ngữ 6

Luận nói : Như vậy là đã nói xong về tu tập nhân quả sai biệt rồi. Trong đây làm sao thấy được tướng thù thắng của giới tăng thượng ? Như kinh nói chư Bồ-tát thụ cấm giới trong Bồ-tát địa. Nếu lược nói có 4 tướng thù thắng nên gọi là thắng tướng, Tức là thắng tướng về sự sai biệt, thắng tướng về chỗ học chung và không chung, thắng tướng về sự rộng lớn, thắng tướng về sự sâu xa. Trong đây thắng tướng về sự sai biệt nghĩa là có giới về sự thủ hộ giữ gìn, giới về nhiếp thiện pháp, giới về việc lợi ích chúng sinh. Nên biết rằng trong đây giới thủ hộ là trụ xứ của 2 giới kia. Giới nhiếp thiện pháp là trụ xứ của sự xuất sinh Phật pháp. Giới lợi ích chúng sinh là trụ xứ của việc thành thục chúng sinh. Cộng học là Thanh Văn và Bồ-tát, vì tính tội không hành. Bất cộng học là vì giá tội không hành. Học xứ này hoặc đối với Thanh Văn thì phạm nhưng Bồ-tát thì không phạm, hoặc có trường hợp đối với Bồ-tát thì phạm nhưng Thanh Văn thì không phạm. Học xứ của Bồ-tát, là thân khẩu ý. Học xứ của Thanh Văn thì chỉ thân khẩu. Cho nên đối với Bồ-tát, tâm cũng phạm, không phải như các Thanh Văn. Lược nói chỉ là nhiếp thụ tất cả chúng sinh không tội lỗi thân khẩu ý nghiệp Bồ-tát tất cả đều phải hành trì là đối với tất cả đều phải học. Đó là chỗ học chung và không chung.

Giải thích : Làm sao biết được chỗ học của Bồ-tát khác với Thanh Văn ? Nói phẩm loại khác nhau. Bởi Thanh Văn v.v… chỉ có một loại là thủ hộ giới, không có nhiếp thiện pháp giới và lợi ích chúng sinh giới. Về giới chỗ học chung và không chung, trong tính tội như sát sinh v.v… là chung, đào đất nhổ cỏ v.v…các chế tội là không chung. Học xứ sau đối với Thanh Văn là có tội, Bồ-tát vô tội. Như Thanh văn nếu đi trong mùa hạ là phạm, Bồ-tát nếu thấy việc có lợi ích chúng sinh mà không đi là phạm. Nói nhiếp thụ tất cả chúng sinh không tội lỗi, nghĩa là thâu nhiếp tất cả chúng sinh mà không tội lỗi, chẳng phải như dùng nữ sắc v.v… đem cho. Tuy là nhiếp thụ nhưng không phải không tội nghiệp. Để lìa tội này nên nói dùng sự không tội lỗi mà nhiếp thụ. Nói tâm cũng phạm, là như hại giác v.v… chỉ khi khởi giác tức là Bồ-tát tội, chẳng phải như Thanh Văn. Tăng thượng giới 3 học này tức là thể tính của Ba-la-mật. Vì sao còn lập 3 học ? Đây có nghĩa khác với Ba-la-mật. Nay sẽ nói rõ. Do lần lượt làm nhân cho nhau nên lập riêng các học xứ. Vì y giới nên sinh định, y định nên sinh tuệ.

Luận nói : Sai biệt về sự rộng lớn, là vì lại có 4 thứ rộng lớn : 1.nhiều thứ học xứ vô lượng rộng lớn, 2.gồm thâu vô lượng phúc đức rộng lớn, 3.gồm thâu tâm lợi lạc tất cả chúng sinh rộng lớn, 4.trụ xứ A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề rộng lớn.

Giải thích : Nhiều thứ học xứ vô lượng rộng lớn, nghĩa là học xứ của Bồ-tát cũng có nhiều chủng loại và vô lượng, vì hành giáo hóa nhiếp sự đối với chúng sinh. Gồm thâu vô lượng phúc đức, nghĩa là gồm các phúc đức, tư lương của Bồ-tát cũng không thể kể hết được, Thanh Văn thì không như vậy. Gồm tất ý lợi lạc tất cả chúng sinh, nghĩa là trong đó khuyên bảo tu thiện là ý lợi ích. Người này vì điều thiện này nên khi có quả sẽ được phúc báo. Đây gọi là an lạc ý. Trụ xứ A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề rộng lớn, nghĩa là trụ nơi giới này mà được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Giới Thanh Văn thì không như vậy.

Luận nói : Sai biệt sâu xa, nghĩa là nếu Bồ-tát dùng các phương tiện thiện xảo như vậy hành sát sinh v.v… 10 thứ ác nghiệp, nhưng không bị tội, sinh vô lượng phúc, mau chứng A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, lại biến hóa thân khẩu nghiệp, phải biết đó là giới sâu xa của Bồ-tát. Hoặc làm quốc vương hiển thị các việc làm bức não chúng sinh. Lấy đó đặt chúng sinh vào trong luật hạnh. Lại trong bản sinh có thị hiện bức não bao nhiêu chúng sinh mà nhiếp thụ bao nhiêu chúng sinh. Trước là khiến tâm chúng, sinh tịnh tín, rồi sau giáo hóa thành thục. Đây là thắng tướng sâu xa của giới Bồ-tát. Bốn thứ tướng thù thắng này, lược nói đây là thắng tướng thủ hộ giới của Bồ-tát. Như vậy đó là các sai biệt về học xứ của Bồ-tát. Lại có vô lượng thứ sai biệt như nói trong Kinh Phương Quảng Tì-na-da Cù-sa.

Giải thích : Trong sai biệt về sự sâu xa, là nếu Bồ-tát dùng các phương tiện thiện xảo như vậy, thì Bồ-tát sẽ được sức mạnh của phương tiện thiện xảo như vậy. Nay sẽ nói rõ. Nếu biết như vầy : Người này do sự bất thiện này sẽ đọa địa ngục vô gián. Bồ-tát do trí biết tha tâm, nên không còn phương tiện nào khác có thể chuyển được ác nghiệp để khỏi đọa ác đạo, bởi nếu tạo nghiệp này rồi thì chắc chắn phải đọa địa ngục. Biết như vậy rồi liền khởi tâm nếu khiến ta tạo nghiệp rồi đọa vào địa ngục thì nào có phải chịu đựng mà giết người ấy. Tuy hiện đời có chịu ít khổ não nhưng đời sau sẽ được an lạc. Cho nên cũng như thầy thuốc, Bồ-tát vì tâm lợi ích giết người ấy mà không có tội, được thắng phúc lớn. Do phúc đức này mau chóng được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Các hạnh như vậy thật là rất sâu xa. Lại nữa Bồ-tát còn có biến hóa thân khẩu nghiệp. Nên biết rằng do đây có giới sâu xa này. Hoặc làm vị quốc vương thị hiện các việc bức não chúng sinh để an lập chúng sinh trong luật hạnh. Trong đó hóa thể tướng là biến hóa, như A-na-la vương vì Thiện Tài đồng tử thị hiện các việc. Thị hiện trong các bản sinh, như Tì-du-an-đát-la vương tử, Tùy gọi là Đa năng, tức Tu-đạt-noa trong Kinh Bản Sinh nói Bồ-tát đem đứa con thí cho Bà-la-môn. Đứa con này là biến hóa. Bởi vì sao ? Luận nói hiển thị sự không bức não chúng sinh này vì nhiếp thụ các chúng sinh. Do Bồ-tát hoàn toàn không bức não chúng sinh này nên nhiếp thụ việc các chúng sinh. Đây cũng là rất sâu xa. Bốn thứ sai biệt này có nói rộng trong 10 vạn kệ Kinh Tì-na-da Cù-sa. Đến đây giải thích xong về tăng thượng giới học.

    Xem thêm:

  • Luận Bồ Đề Tư Lương - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 3 - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Thích Ma Ha Diễn - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 5 - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 4 - Luận Tạng
  • Luận Giảng Rộng Ý Nghĩa Năm Uẩn Theo Giáo Pháp Đại Thừa - Luận Tạng
  • Thích Nghĩa Luận Nhiếp Đại Thừa - Luận Tạng
  • Luận Tịnh Độ - Luận Tạng
  • Bửu Tạng Luận - Luận Tạng
  • Luận Bảo Tạng - Luận Tạng
  • Sớ Giải Kinh A Di Đà - Luận Tạng
  • Luận Thủ Trượng - Luận Tạng
  • Luận Giải Thoát Đạo - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 1 - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Tập Bồ Tát Học - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ Tập 2 - Luận Tạng
  • Thiền Ba La Mật - Luận Tạng