Quyển 6
Bấy giờ đức Phật lại bảo đồng tử Nguyệt Quang:
–Bồ tát ma ha tát nên thành tựu phương tiện quyền xảo. Này đồng tử! Sao gọi là Bồ tát ma ha tát thành tựu phương tiện thiện xảo?
–Này đồng tử! Ðó là Bồ tát ma ha tát đối với tất cả chúng sanh nên khởi tưởng thân quyến. Các chúng sanh này có bao nhiêu điều thiện thì sanh tâm tùy hỷ. Ngày đêm sáu thời, đối với phước đức của họ nên sanh tâm tùy hỷ. Nhờ nhất thiết trí, duyên nhất thiết trí nên tâm đối với tất cả chúng sanh, sanh ra phước đức.
Vị Bồ tát này nhờ thiện căn này nên mau được Tam muội ấy, thành A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề.
Bấy giờ đức Phật liền nói bài kệ:
Xem các chúng sanh là thân quyến
Nếu có tất cả các phước đức
Ngày đêm sáu thời với việc thiện
Thường hay khởi tâm tùy hỷ họ
Ta tùy hỷ thọ trì giới tịnh
Cho đến mạng chung không làm ác
Bồ tát đầy đủ thanh tịnh tín
Bao nhiêu phước đức đều tùy hỷ
Tùy hỷ hay thờ kính Như Lai
Vì cầu Vô thượng Bồ đề vậy
Tùy hỷ họ không có ngã kiến
Không chúng sanh kiến và thọ mạng
Tùy hỷ hay không các ác kiến
Nghe pháp thắng không thêm yêu thích
Ở trong Phật pháp sanh tùy hỷ
Ðược xuất gia rồi thọ cụ giới
Ít muốn, biết đủ, sống giữa rừng
Ôm lòng từ mẫn như cây kiếm
Tùy hỷ độc nhất, không bạn lữ
Ở rừng giống như đao trong vỏ
Tinh mạng thường hay ít mong cầu
Không có lừa dối với bạn thân
Tùy hỷ nơi tịnh, lìa hôn náo
Không có ái luyến với thân thuộc
Ở trong Tam giới thường sợ hãi
Du hành thế gian không nhiễm trước
Tùy hỷ xa lìa người hý luận
Nhàm chán tất cả sự sanh tử
Không có tranh cãi, hàng tịch tịnh
Ðược Tam muội này đâu có khó
Tùy hỷ hay biết người thiện, ác
Thường lìa tất cả việc tranh luận
Ði đến rừng cây chỗ không nhàn
Cầu Thánh giải thoát, chơn Phật tử
Tùy hỷ thường ở chỗ không nhàn
Không tự khen mình, chê kẻ khác
Tùy hỷ ưa thích sự công đức
Ở trong Phật pháp không phóng dật
Nếu có các công đức trợ đạo
Nhờ không phóng dật làm căn bản
Nếu có Bồ tát lìa phóng dật
Ðược Tam muội này sẽ không khó
Ðược gặp phật pháp tạng thứ nhất
Và được xuất gia tạng thứ hai
Tịnh tín không uế, tạng thứ ba
Ðược Tam muội này tạng thứ tư
Nghe nơi cảnh giới Phật Ðại Không
Nghe không hủy báng là Thắng Tạng
Nếu được biện tài là đắc tạng
Ðược Tam muội này cũng Thắng Tạng
Ta đã nói họ các thiện pháp
Là Giới, văn, xả và Nhẫn nhục
Nhờ không phóng dật làm căn bản
Phật nói đó là Tạng Tối Thắng
Nếu có Bồ tát không phóng dật
Liền được đầy đủ các biện tài
Với trí huệ Phật, không nghi hoặc
Ðược Tam muội này sẽ không khó.
Này đồng tử! Vì nghĩa này cho nên ngươi phải trụ nơi hạnh không phóng dật. Các Bồ tát này nên tu học. Vì sao vậy? Vì người không phóng dật sẽ chứng được A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề, huống gì Tam muội này.
–Này đồng tử! Vì sao Bồ tát trụ không phóng dật?
–Này đồng tử! Bồ tát này thành tựu tụ Thiện Tịnh Giới.
–Này đồng tử! Vì sao thành tựu tụ Thiện Tịnh Giới?
–Này đồng tử! Bồ tát này không bỏ tâm Nhất thiết trí, học sáu ba la mật.
Này đồng tử! Nếu Bồ tát không bỏ tâm Nhất thiết trí, hành sáu ba la mật sẽ được các lợi ích. Ngươi hãy lắng nghe. Ta sẽ nói cho.
Này đồng tử! Bồ tát tin thích Bố thí ba la mật, được mười lợi ích. Những gì là mười?
1. Hàng phục phiền não keo kiết.
2. Tu tập tâm xả liên tục
3. Cùng với chúng sanh đồng hưởng tài sản và của cải, nhiếp thọ kiên cố cho đến diệt độ.
4. Sanh nhà giàu có.
5. Dù sanh ở đâu vẫn có tâm thí.
6. Thường được bốn chúng yêu thích.
7. Ðối với bốn chúng không khiếp, không sợ.
8. Tiếng tốt lan khắp mọi nơi.
9. Tay chân mềm mại, lòng bàn chân bằng phẳng.
10. Cho đến cây đạo (thành đạo) không lìa thiện tri thức. Là đệ tử Thanh văn, Bồ tát của Phật.
Này đồng tử! Ðó là Bồ tát tin thích Bố thí được mười thứ lợi ích.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Hàn phục sự keo kiết
Tăng trưởng tâm bố thí
Giữ tâm thí kiên cố
Sanh vào nhà giàu có
Ngay tại chỗ sanh ra
Hay phát khởi tâm xả
Bỏ nhà đi xuất gia.
Các chúng sanh yêu thích
Nếu vào trong đại chúng
Không sợ không khiếp nhược
Tiếng tốt lan khắp nơi
Thành ấp đến tụ lạc
Tay chân thường mềm mại
thành tựu tướng đầy đủ
Gặp được Thiện tri thức
Thanh văn, Bồ tát, Phật
Thường ôm lòng huệ thí
Chưa bao giờ tiếc lẫn
Ðược chúng sanh kính yêu
Ðó là bỏ lợi dưỡng
Sanh vào nhà giàu có
Tâm thường ưa bố thí
Nhiếp thọ xả kiên cố
Ðó là lợi việc thí
Ở trong các đại chúng
Tiếng tốt lan khắp nơi
Tay chân đẹp mềm mại
Là lợi sự thích thí
Ðược gặp thiên tri thức
Là phật và Bồ tát
Thấy rồi đến cúng dường
Là lợi sự bố thí.
Này đồng tử! Bồ tát tịnh Giới có mười thứ lợi ích. Những gì là mười?
1. Ðầy đủ nhất thiết trí.
2. Học theo những điều chư Phật đã học.
3. Không bị người trí hủy báng.
4. Không thối lui thệ nguyện.
5. An trụ tu hành.
6. Vất bỏ sanh tử.
7. Ưa thích Niết bàn.
8. Ðược tâm không trói buộc.
9. Ðược thắng Tam muội.
10. Không thiếu tài sản tín tâm.
Ðó là mười loại lợi ích của tịnh giới.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Ðầy đủ Nhất thiết trí
Như Phật đã tu học
Người trí huệ không chê
Thường không có sợ hãi
Thệ nguyện không thối chuyển
Hay an trụ Thắng hạnh
Tránh khỏi chỗ sanh tử
Ưa thích đến Niết bàn
An trụ không chướng ngại
Mau được thấy Tam muội
Trụ nơi tịnh giới tụ
Xa lìa sự bần cùng
Trong trí hằng thanh tịnh
tu tập điều Phật học
Không bị Thánh la quở
Nhờ giới thanh tịnh vậy
Người trí thề không lui
Dũng mãnh trụ Thiện hạnh
Thấy đời các thứ lỗi
Tránh đời đến diệt đạo
Trong tâm không chướng ngại
Nhờ sức trụ tịnh giới
Mau được định, lìa não
Ðó là lợi tịnh giới.
Này đồng tử! Bồ tát trụ nơi Từ nhẫn có mười thứ lợi ích. Những gì là mười?
1. Lửa không thể đốt.
2. Dao không thể cắt.
3. Ðộc không thể trúng.
4. Nước không thể trôi.
5. Ðược phi nhân che chở.
6. Ðược thân tướng trang nghiêm.
7. Ðóng kín các ác đạo.
8. Tùy theo sự ưa thích, sanh nơi Phạm thiên.
9. Ngày đêm thường an ổn.
10. Thân thể luôn luôn hỷ lạc.
Này đồng tử! Ðó là Bồ tát thành tựu mười thứ lợi ích của Từ nhẫn.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Người này lửa không đốt
Dao gậy không tổn thương
Thuốc độc không thể trúng
Nước lớn không thể trôi
Phi nhân thường hộ vệ
Ðủ ba hai tướng tốt
Ðóng kín các ác đạo
Ðều là lợi Từ nhẫn
Ðế thích và Phạm thiên
Muốn được đâu có khó
Thường ở chỗ an lạc
Hoan hỷ khó nghĩ bàn
Dao, gậy, lửa không hại
Nước cuốn cũng chẳng sao
Thiên Long, Dạ xoa giúp
Nhẫn nhục được lợi này
Thân ba hai tướng tốt
Không sợ nơi ác đạo
Chết được sanh Phạm thiên
Ngày đêm thường an ổn
Toàn thân được vui vẻ
Với chúng, thân thanh tịnh
Không có các chướng nạn.
Này đồng tử! Bồ tát tinh tấn có mười thứ lợi ích. Những gì là mười?
1. Người khác không thể chiết phục.
2. Ðược Phật nhiếp thọ
3. Ðược phi nhân hộ vệ.
4. Nghe pháp không quen.
5. Ðiều chưa nghe được nghe.
6. Tăng trưởng biện tài.
7. Ðược tánh Tam muội.
8. Ít bệnh ít não.
9. Ở đâu cũng được ăn uống, ăn xong tiêu hóa tốt.
10. Như hoa ưu bát la hiếm có.
Này đồng tử! Ðó là mười thứ lợi ích của sự tinh tấn.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Thành tựu khó chiết phục
Trong tâm không hối nhiệt
Ðược phi nhân hộ vệ
Thường xem thấy chư Phật
Tăng trưởng thắng biện tài
Ðạt đến trí vô tận
Ðạt được Thánh Tam muội
Không còn các bệnh não
Ăn uống các ẩm thực
Vào bụng tiêu hóa tốt
Như hoa sen dưới nước
Cứ tăng trưởng dần dần
Như vậy pháp được nghe
Nghe rồi được tăng trưởng
Hằng đêm hằng nhớ nghĩ
Không bao giờ bỏ qua
Như Lai siêng dõng mãnh
Nhiều kiếp luôn tinh tấn
Hàng phục chúng ma quân
Chứng đạo, trừ lo sợ
Bồ tát cứu các cõi
Không luyến tiếc thân mạng
Tinh tấn khởi Pháp tạng
Ta hiển bày đức ấy
Tinh tấn khó hàng phục
Ðược chư Phật nhiếp thọ
Nếu ai được lợi này
Sẽ mau được chứng đạo
Không quên mất điều nghe
Ðược nghe điều chưa nghe
Tăng trưởng sức biện tài
Gọi là lợi tinh tấn
Mau được Tam muội này
Không có các bệnh não
Tùy theo sự ăn uống
Tiêu hóa được an lạc
Ngày đêm tăng thiện pháp
Thường siêng không giải đãi
Sẽ mau được Bồ đề
Nhờ vững tâm tinh tấn.
Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát tương ưng với thiền có mười thứ lợi ích. Những gì là mười?
1. An trụ nghi thức.
2. Thực hành cảnh giới Từ.
3. Không có các nhiệt não.
4. Thủ hộ các căn.
5. Ðược hỷ lạc vô tham.
6. Xa lìa ái dục.
7. Tu thiền bất không.
8. Giải thoát lưới ma.
9. An trụ cảnh Phật.
10. Hoàn toàn giải thoát.
Này đồng tử! Ðó là Bồ tát tương ưng với thiền định có mười thứ lợi ích.
Bấy giờ đức Thế Tôn nói bài kệ:
Họ không sống phi pháp
An trụ nơi nghi thức
Du hành cảnh phương tiện
Xa lìa phi cảnh giới
Trong tâm không nóng bức
Khéo điều phục các căn
Thọ thiền định Thắng lạc
An tọa lìa các duyên
Xa lìa dục khát ái
Ăn món ăn thiền định
Giải thoát cảnh giới ma
An chỉ hành xứ phật
Thích sống giữa rừng cây
Cho là phương tiện tốt
Ta giải thoát chơn thật
Diệt trừ các khổ não
An tâm, pháp thanh tịnh
Xa lìa không nghi thức
Trụ cảnh, lìa phi cảnh
Sống Thiền được lợi này
Tâm không sanh nóng bức
Chứng Thánh lạc vô thực
Thân tâm thường mát mẻ
Là lợi tương ưng thiền
Xử không, căn vắng lặng
Trong tâm lìa tạp loạn.
Ðạt được thiện hơn người
Nhờ phương tiện lìa dục
Tâm không dục nhiễm tạp
Thường xa cảnh giới ma
An chỉ hành xứ Phật
Họ hoàn toàn giải thoát.
Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát thực hành Bát nhã ba la mật, có mười thứ lợi ích. Những gì là mười?
1. Tất cả đều xả, không giữ tưởng thí.
2. Trì giới không thiếu sót, nhưng không chấp mê.
3. Trụ nơi sức nhẫn, nhưng không trụ tưởng chúng sanh.
4. Thực hành tinh tấn, nhưng lìa thân tâm.
5. Tu thiền nhưng không chỗ trụ.
6. Ma vương Ba tuần không thể nhiễu loạn.
7. Ðối với ngôn luận người khác, tâm không lay động.
8. Hay ra khỏi biển sanh tử.
9. Ðối với chúng sanh, tăng khởi lòng thương.
10. Không thích đạo Thanh văn, Bích chi Phật.
Này đồng tử! Ðó là Bồ tát thực hành Bát nhã ba la mật, thành tựu mười thứ lợi ích như vậy.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Dũng mãnh bỏ tất cả
Nhưng không chấp tưởng thí
Hộ trì giới không khuyết
Cũng không có câu nệ
Trí huệ, tu nhẫn nhục
Nhưng không thấy chúng sanh
Dũng mãnh siêng tinh tấn
Xa lìa nơi thân tâm
Tu tập thắng Thiền định
Không nương vào ba cõi
Chế ngự các ma mị
Công đức của tín huệ
Ðối với các ngoại đạo
Trong tâm không lay động
Ðến tận cùng sanh tử
Công năng của tín huệ
Với chỗ các chúng sanh
Thường khởi tâm đại bi
Bạc Thánh Văn, Duyên Giác
Tâm chưa từng ưa thích
Với xả tâm không chấp
Trì giới cũng không thủ
Nhẫn nhục lìa tưởng sanh
Là công năng tín huệ
Ngôn luận người, không động
Ðạt tận cùng sanh tử
Thương chúng sanh vô hạn
Là công năng tín huệ
Ðạo Thanh Văn, Duyên Giác
Không khởi tâm ưa thích
Là công đức học Phật
Là công năng tín huệ
Này đồng tử! Bồ tát Ða Văn có mười thứ lợi ích. Những gì là mười?
1. Biết sự trợ giúp của phiền não.
2. Biết sự trợ lực của thanh tịnh.
3. Xa lìa nghi hoặc.
4. Sự thấy ngay thẳng.
5. Xa lìa phi đạo.
6. An trụ đường chánh.
7. Mở cửa cam lồ.
8. Gần Bồ Ðề Phật.
9. Làm ánh sáng cho các chúng sanh.
10. Không sợ ác đạo.
Này đồng tử! Ðó là mười thứ lợi ích của Ða văn.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Ðồng tử! Ðây mười lợi
Chỉ rõ nơi Ða văn
Là Chư Phật Thế Tôn
Ðã hiểu biết như thật
Phiền não và thanh tịnh
Thật tri hai trợ lực
Hay vứt bỏ phiền não
An trụ trong thanh tịnh
Trí huệ trừ nghi hoặc
Thấy tâm họ chánh trực
Thường xa lìa ác đạo
Dừng chân nơi đường chánh
Khai mở cửa cam lồ
Gần nơi Bồ Ðề Phật
Làm ánh sáng chúng sanh
Mà không sợ ác đạo
Biết các phiền não giúp
Và thanh tịnh hỗ trợ
Dũng mãnh lìa phiền não
Nương vào pháp thanh tịnh
Trừ các thứ nghi hoặc
Làm người khác chánh kiến
Vất bỏ đường hiểm ác
Ða văn trụ đường Thiện
Hay mở cửa cam lồ
Kiên cố gần Bồ Ðề
Như ánh sáng chúng sanh
Mãi không sợ ác đạo.
Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát thực hành pháp thí có mười thứ lợi ích. Những gì là mười?
1. Vất bỏ việc ác.
2. Hay làm việc thiện.
3. Trụ pháp thiện nhân.
4. Thanh tịnh cõi Phật.
5. Ði đến đạo tràng.
6. Bỏ việc tham ái.
7. Hàng phục phiền não.
8. Ðối với chúng sanh thí phần phước đức.
9. Tu tập tâm từ đối với các chúng sanh.
10. Thấy pháp, được sự hỷ lạc.
Này đồng tử! Ðó là Bồ tát thực hành pháp thí có mười thứ lợi ích.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Thực hành thí tối thắng
Với pháp không thương tiếc
Có được mười thứ lợi
Ðạo sư đã nói rõ
Vứt bỏ các việc ác
Thường thực hành nghiệp thiện
An trụ pháp thiện nhân
Tâm tu hành Bố Thí
Hay tịnh các cõi Phật
Như Ðức Phật đã nói
Vất bỏ tất cả việc
Tu học với pháp vương
Hàng phục các phiền não
Họ được đạo không khó
Lòng từ cho chúng sanh
Tất cả phần phước đức
Không khởi kết ganh ghét
Ðược niềm vui hơn người
Bậc trí lìa việc ác
Dũng mãnh làm việc thiện
Trụ pháp thiện trượng phu
Bậc pháp thí đạt được
Thanh tịnh quốc độ Phật
Hổ trợ đạo thiện pháp
Ði gần đến đạo tràng
Ðó là lợi pháp thí
Với việc không tham ghét
Hay rõ việc tư tưởng
Giải thoát các chấp trước
Việc ái không chướng ngại
Bậc trí phát tâm này
Khiến chúng sanh có phước
Lòng từ không ganh ghét
Ðược vui trong thiện pháp.
Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát, an trụ nơi không, được mười thứ lợi ích. Những gì là mười?
1. Ðứng nơi chỗ Phật đứng.
2. Tu thiền không chấp trước.
3. Không thích tất cả sự thọ sanh.
4. Ðối với giới không thủ (chấp)
5. Không hủy báng hiền thánh
6. Không tranh cãi đối với tất cả chúng sanh.
7. Không làm việc chúng sanh.
8. Trụ vào sự xa lìa tất cả việc ác.
9. Không hủy báng chư Phật.
10. Nhiếp thủ tất cả pháp bạch tinh.
Này đồng tử! Ðó là Bồ tát ma ha tát an trụ vào Không nên được mười thứ lợi ích.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Chỗ trụ bậc Thiên nhân
Là đạo sư thế nhân
Dũng mãnh hay an trụ
Ðó là không thọ mạng
Ðạt được vui thiền định
Thế gian, không đắm trước
Tâm không mong thọ sanh
Nhờ biết được pháp tánh
Với giới nếu không chấp
Thành tựu giới vô lậu
Không sanh trong ác đạo
Thường an trụ giòng Thánh
Trụ nơi không đấu tranh
Rất nhu nhuyến thế gian
Biết rõ tất cả việc
Ðúng thể tánh như thật
Cho đến bỏ thân mạng
Không bài báng Như Lai
Quyết định nơi không pháp
Thân chúng không sợ hãi
Thân tất cả thế gian
Phật đạo khó nghĩ bàn
Hay giữ nơi Phật đạo
Không nghi ngờ pháp Không
Là chỗ Nhân Tôn trụ
Không phải chỗ ngoại đạo
Không nương thiền định lạc
Không chúng sanh, thọ mạng
Chưa bao giờ đừng nghỉ
Không y vào thiền lạc
Biết pháp không thọ mạng
Luôn có tâm vô nguyện
Khéo biết tự tánh pháp
Không nương các phiền não
Tin Thích Phật Thắng Nhân
Tâm chưa từng chấp trước
Thường không có đấu tranh
Xem việc, tu xả ly
An trụ đạo chánh giác
Hay giữ pháp Như Lai
Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát trụ nơi an tọa có mười thứ lợi ích. Những gì là mười?
1. Tâm không ô trược.
2. Trụ nơi không phóng dật.
3. Ðược chư Phật thương nhớ.
4. Tin giác hạnh chơn chánh.
5. Không nghi trí Phật.
6. Biết ân.
7. Không hủy báng chánh pháp.
8. Khéo hay phòng hộ giới cấm.
9. Ðạt đến địa vị điều phục.
10. Chứng bốn vô ngại.
Này đồng tử! Ðó là Bồ tát ma ha tát trụ nơi an tọa có mười thứ lợi ích.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Trong tâm không uế, loạn
Xa lìa các phóng dật
Giữ hạnh không phóng dật
Cảnh giới của an tọa
Niệm sáng chiếu soi đời
Tăng trưởng sự tin thích
Trí Phật khó nghĩ bàn
Phương tiện không nghi hoặc
Hay biết ân Chư Phật
Không bài báng chánh pháp
An trụ Thiện Luật nghi
Ðạt đến sự điều phục
Ðược biện tài vô ngại
Thích sống ở giữa rừng,
Bỏ lợi dưỡng cung kính
Cảnh giới của an tọa,
Tâm họ không uế, loạn
Chưa bao giờ phóng dật
Kẻ trí thường cẩn thận
Ðó là lợi tịch tịnh,
Vô úy, thường ái niệm
Tin nơi việc Phật làm
Không nghi ngờ trí Phật
Ðó là lợi tịch tịnh
Thường nhớ ơn Như Lai
Không bài báng chánh pháp
Trụ phương tiện Luật nghi
Ðó là lợi tịch tịnh.
Họ đã được điều phục
Mau chứng vô ngại biện
Diễn thuyết trăm ngàn kinh
Thường hành không trì trệ
Mau được Bồ Ðề Phật
Hộ trì các Phật pháp
Hàng phục các tà luận
Rộng làm Bồ Ðề Phật
Bồ Tát khi mạng chung
Vãng sanh nước Cực lạc.
Phật Di Ðà thuyết pháp
Mau được nhẫn vô sanh.
Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát trụ nơi an tọa có mười thứ lợi ích. Những gì là mười?
1. Thức tỉnh việc đời
2. Xa lìa các huyên náo
3. Không có tranh cãi
4. Sống chỗ không phiền não
5. Không thêm sự hữu lậu
6. Không sanh sự tranh tụng
7. An trụ sự yên lặng
8. Tùy thuận giải thoát tương tục
9. Mau chứng giải thoát
10. Ra sức tu hành để được Tam muội.
Này đồng tử! Ðó là Bồ tát ma ha tát ưa thích sự không nhàn nên được mười thứ lợi ích.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Thành tựu sự ít việc
Xa lìa các huyên náo
Thành tựu không tranh cãi
Ðộc tịnh không nhàn lợi
Trong lòng không sân não
Không tăng trưởng hữu lậu
Thường hòa, không tranh tụng
Là lợi sống không nhàn
Tâm an sống tịch diệt
Thường ưa hạnh xa lìa
Tùy thuận không hệ lụy
Mau chứng đạo giải thoát
Nơi rừng tập thiền định
Vất bỏ lỗi huyên náo
Lại không khởi tranh cãi
Là lợi sống núi rừng
Thường xa lìa hữu vi
Thế gian không ưa thích
Các lậu không tăng trưởng
Sống trong rừng có lợi
Không sanh lỗi đấu tranh
Tâm thường thích tịch tịnh
Khéo giữ thân, khẩu, ý
Trụ không có lợi này
Tùy thuận sự giải thoát
Mau được không chướng ngại
Thường ưa sống điềm tịnh
Là điều lợi không nhàn.
Này Ðồng Tử! Bồ tát ma ha tát ưa sống đầu đà, thường đi khất thực, có mười thứ lợi. Những gì là mười?
1. Xô cờ ngã mạn
2. Không cầu thân ái
3. Không mong danh tiếng
4. Ở trong giòng thánh
5. Không dua nịnh, không lừa dối, không hiện tướng lạ lại không khích động.
6. Không tự cao
7. Không hủy báng người khác
8. Ðoạn trừ yêu, giận
9. Nếu vào nhà người, không phải vì ăn uống, nhưng vì thực hành pháp thí.
10. Người tu hành đầu đà, nếu khi thuyết pháp được người tín thọ.
Này Ðồng Tử! Ðó gọi là Bồ tát ma ha tát thích tu hạnh đầu đà, đi khất thực, có mười thứ lợi ích.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Người ấy không ngã mạn
Không mong cầu thân hữu
Lợi, suy, tâm bình đẳng
Nhờ sống hạnh đầu đà
Không hoại hạt giống Thánh
Không lừa cũng không dối
Tự thân không cống cao
Cũng không khinh khi người
Vất bỏ tâm yêu, giận
Thuyết pháp không mong cầu
Khi nói người tín thọ
Ðó là lời khất thực
Không cầu thân danh lợi
An trụ trong giòng Thánh
Ngay thẳng, không dua nịnh
Là lợi Thích Ðầu đà
Không khen mình, chê người
Ðược khen không vui mừng
Nghe chê không áo não
Là lợi vui Ðầu đà
Thí pháp không vì ăn
Vì không cầu cung kính
Lời nói, người tín thọ
Là lợi Thích Ðầu đà
Này Ðồng Tử! Bồ tát ma ha an trụ các côn đức lợi ích như vậy, ở chỗ không nhàn được thấy Phật tạng, đạt được Pháp tạng, đạt được trí tạng, được tạng trí huệ qúa khứ, vị lai, hiện tại.
Này đồng tử! Thế nào là được Phật Tạng?
Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát thích hạnh viễn ly, trụ nơi không nhàn, được năm thần thông. Những gì là năm?
1. Thiên nhãn.
2. Thiên nhĩ.
3. Biết tâm người khác.
4. Biết được đời trước.
5. Cảnh giới thần thông.
Bồ tát dùng Thiên nhãn giới, thanh tịnh hơn người thường, vô lượng vô số các đức Phật Thế Tôn ở phương Ðông. Cũng vậy, phương nam, phương Tây, phương Bắc cũng thế, bốn phương phụ, phương trên và dưới, cũng thấy vô lượng vô số chư Phật, thường được xem thấy, chưa từng xa lìa.
Này đồng tử! Ðó là Bồ tát được thấy Phật tạng.
Này đồng tử! Sao là Bồ tát ma ha tát đạt được Pháp tạng?
Này đồng tử! Ðó là đức Phật Như Lai nếu có thuyết pháp, vị Bồ tát ấy dùng Thiên nhĩ giới thanh tịnh hơn người thường thảy đều nghe được. Bồ tát này thường được nghe pháp, mà không xa lìa. Này đồng tử! Ðó là Bồ tát đạt được Pháp tạng.
Này đồng tử! Sao là Bồ tát đạt được Trí tạng?
Này đồng tử! Nhờ trí huệ này, hay giữ các pháp, đối với tất cả chúng sanh lấy tâm đại bi làm đầu, dùng tâm không si mê mà thuyết pháp, biết được pháp tạng. Này đồng tử! Ðó là Bồ tát ma ha tát đạt được Trí tạng.
Này đồng tử! Sao là Bồ tát ma ha tát đạt được Trí tạng của qúa khứ, vị lai và hiện tại?
Này đồng tử! Bồ tát này biết như thật tâm hạnh của các chúng sanh, chỉ do tâm hành thư lớp khởi lên, quán pháp tự tâm để không loạn tưởng, tu tập phương tiện, như tự tâm hành. Các loại khác cũng vậy, tùy theo sắc được thấy, tiếng được nghe, có tâm ưa thích, hay không ưa thích, đều biết như thật.
Này đồng tử! Ðó gọi là Bồ tát được Trí tạng của qúa khứ, hiện tại và vị lai.
Này đồng tử! Nay ta lược nói trụ công đức như vậy, Bồ tát ma ha tát được tất cả Phật pháp, không phải địa vị của các Thanh văn và Bích chi Phật, huống chi tất cả dị luận của ngoại đạo.
Bấy giờ đức Thế Tôn nói bài kệ:
Ta nhớ vô lượng kiếp quá khứ,
Có Phật Như Lai đại danh xưng
Hiệu là Phật oai đức Chúng Vương
Ðược các nhân thiên đến cúng dường
Mười ức Tỳ kheo đủ thần thông
Ðạt được biện tài, được tự tại.
Sống hạnh đầu đà, tâm điều phục.
Ðức Phật đầy đủ chúng như vậy
Có bảy ức sáu ngàn vạn thành
Thành ấy chu vi hai ngàn dặm
Bấy giờ thế giới Diêm phù đề
Ðược làm bằng thất bảo tối thắng
Thành ấy vi diệu rất mỹ lệ
Nhà đẹp, trăm vườn được trang nghiêm
Khu vườn rừng ấy rất trùng điệp
Thường có các thư hoa và quả
Sanh trưởng các loại rừng cây lạ
Cây xoài, Diêm phù và cây chuối
Ca ni, Chiêm ba, tất lạc xoa
Ni câu, Tất bát, các chim đậu
Tần già, Câu sí và Khổng tước
Nga vương, Xá lợi rất hoan lạc.
Các thứ tiếng chim rất kỳ lạ
Ca hót vui chơi trong trăm vườn
Như Ðề Ðầu, Lại Thắng Võ Vương
Tiếng chim Na la, Câu phong, Hạc
Lông chim đẹp muôn màu muôn vẻ.
Ở trên hoa sen, hót tiếng hay
Có các loại khác sanh bằng trứng
Hót tiếng hòa nhã làm người vui
Ðùa giỡn trong vườn tự vui chơi
Cùng nhau hoan lạc kêu gọi nhau.
Hoa Mục đa bà sư, Thâu ca
Ba lợi da đa câu la bà
Cây Ta ha ca như mây phủ
Bát đầu, Phân đà, Câu mâu đầu
Trong nước có nhiều các loại hoa
Trang điểm cho ao đẹp vi diệu
Các hoa hương lạ cùng trang sức
Khu vườn rừng ấy rất khả ái
Ở Diêm phù đề có vị vua
Hiệu: Kiên Cố Ðức, chủ loài người
Nhà vua có đủ năm trăm con
Nhu nhuyến, đoan chánh học đủ nghề
Quốc gia giàu có rất an ổn
Không có các lỗi thường hoan lạc
Mặt đất trải bằng các hương hoa
So với Thiên cung nào sai khác
Vào lúc ấy, Pháp vương Mâu Ni
Tuyên xướng, định tịch diệt như vậy
Nói các hữu đạo như mộng huyễn
Không có sanh ra và kết thúc
Thọ mạng chúng sanh bất khả đắc
Tất cả các pháp đều hư vọng
Như điện chớp chuyển hóa hư không
Lại như ngựa hoang, trăng trong nước
Không có pháp sanh diệt đời này
Cũng không có việc đến đời sau
Nghiệp đã tạo ra không hoại mất
Với các hành … không có đoạn, thường
Không tập nơi nghiệp, không trụ hữu
Không tự tạo nghiệp đến tự thọ
Cũng không tự tác người khác thọ
Không có đến cũng không có đi.
Chúng sanh chẳng có cũng chẳng không
Không kiến thủ và ác kiến tụ
Cũng không chúng sanh và tịnh hạnh
Câu Vô sanh, tịch diệt, vô tướng
Cảnh giới Phật, công đức Như Lai
Là Ðà la ni, đấng Thập lực
Là chỗ Thắng hạnh Phật Như Lai
Toàn pháp bạch tịnh công đức tụ
Lực công đức tổng trì tối thắng.
Thần túc biến hiện sức vô biên
Sáu thông, biện tài nhờ đó có
Ðối với tự tánh chưa từng giảm
Hành cái vô hành, chẳng pháp hạnh
Trong cõi pháp này chẳng có đi
Hạnh này chẳng hành, chơn pháp hạnh.
Tánh chẳng âm thanh nhập tự tánh
Thú hướng tự tánh, Vô sở trụ
Không trụ, không y, tự tánh hành
Xa trần tịch diệt, cảnh giới Phật
Ðịnh hành thắng định, định tối thắng
Tự tánh phi hành, có chỗ trụ
Với hữu tự tánh thường tùy thuận
Vi tế khó thấy, câu bất động
Nó thường an trụ, mà bất động
Trụ không sở trụ, trụ pháp tánh
Không thể nói được trụ tự tánh
Hạnh này bất động trụ nơi pháp
Dùng âm thanh nói đạo không lời
Thể đạo âm thanh là pháp đạo
Chẳng có tiếng khác, có sở trụ
Tánh hạnh như vậy là pháp hạnh
AÂm thanh nói ra, chẳng sanh hạnh
Thể tánh pháp ấy, chơn nghĩa hạnh
Dùng âm thanh nói hạnh chúng sanh.
AÂm thanh chúng sanh hạnh vốn không
Văn tự trong đó không chỗ nhập
Trí huệ rộng lớn, nghĩa cũng vậy
Theo chỗ Phật khen để tu hành
Pháp lý sáng rạng, hạnh vi tế
Lìa hết trần cấu, tạng trí huệ
Nếu ai hay trụ vô đẳng đẳng
Thường rưới mưa thắng diệu pháp thí
Là đệ nhất không, đạo chơn nghĩa
Xa trần, thanh tịnh, câu thứ nhất
Tịch diệt, thắng tịnh, lìa cấu nhiễm
Không thủ phân biệt và hý luận
Là câu tịch diệt Phật đã nói
Chẳng trụ đầu, giữa và sau cùng
Chẳng có, chẳng không, chẳng nơi chốn
Ðã biết tự tánh hành như vậy.
Là pháp vô đẳng Phật đã nói
Lúc bấy giờ vua Kiên Cố Ðức
Lưỡng Túc Thế Tôn nói pháp ấy
Cùng tám mươi ức na do chúng
Hoan hỷ, tín kính đến chỗ phật
Nhà vua cúi lạy Nhân Trung Hùng
Với hết lòng tin cung kính Phật
Thọ giáo rồi lui về một chỗ
Kính tâm chiêm ngưỡng chắp hai tay
Phật biết đức vua hạnh thanh tịnh
Căn, thức tự tại được rốt ráo
Thế Tôn biết tâm vua ưa thích
Ngài nói Thắng Tam muội như vậy
Ðức vua nghe nói Ðệ Nhất Nghĩa
Liền pháp tâm tín nhạo Thánh Thiện
Vất bỏ tất cả bốn thiên hạ
Lìa vui nghĩ dục để xuất gia
Ðức vua nhờ đó đã xuất gia
Vói Phật, quyết định càng yêu thích
Tất cả mọi người Diêm phù đề
Thảy đều bỏ dục đi xuất gia
Tỳ kheo tăng, ni thích tập định
Ðồ chúng Như Lai nhiều vô lượng
Tất cả tự nhiên từ đất lên
Chư thiên đều đến để hầu hạ
Pháp phục ca sa từ cây sanh
Thanh tịnh vô cấu thật là đẹp
Cắt may, chằm vá đúng theo pháp
Là nhờ oai lực công đức Phật
Ðồng tử! Người nên xem vua ấy
Bỏ nhà xuất gia, bỏ thiên hạ
Xem ba cõi này như cái máy
Ðể cầu vui lớn đại Bồ đề.
Vào đời vị lai, thời mạt pháp
Không thể bỏ nhà nghèo hèn ấy
Gông cùm kèm kẹp khổ vô cùng
Với Thắng pháp này không niềm tin
Tuy bị phạt gông cùm, roi, gậy
Chửi mắng, hủy nhục, trăm nghìn cách
Bị vua bức bách đều nhẫn chịu
Khốn khổ bần cùng, không bỏ nhà
Tiền của thiếu thốn, thọ mạng yểu
Uổng công cay đắng không phước báo
Ngu si không học các nghề nghiệp
Người ấy thường sống nơi phàm tục
Bức bách vô nghĩa, hung, bạo ác
Tham lam giàu có đoạt của người
Vui đùa, cười giỡn chê người thiện
Tự xưng mình phát tâm Bồ đề
Yêu vợi người ta, đoạt của người
Xan tham, tật đố, nhiều phóng dật
Bỏ tâm thương xót, đến ác đạo
Cũng tự cho rằng: Ta làm Phật
Thấy người khổ não sanh vui thích
Phá giới, bạo ngược, ôm lòng ác
Không nhớ báo ân, phá hoại người
Ðại đức vì ta nói pháp hạnh
Nghe ngài nói ngài hành Bồ đề
Lại đối vị ấy sanh sân hận
Nếu thấy pháp sư lỗi lầm nhỏ
Phóng đại nói thêm trăm ngàn thứ
Ðồng tử! Nay ngươi nghe ta nói
Với hạng người ấy chớ thân cận
Nếu muốn cầu chứng đạo Bồ đề
Cho đến trong mộng chớ gần chúng
Trong hạnh đầu đà vô lượng đức
Với vô biên kiếp mà diễn thuyết
Với đức như vậy không an trụ
Không bao giờ chứng đạo Bồ đề
Với tâm thanh tịnh luôn nói thiện
Tâm hòa, tịnh giới, lời thiện diệu
Chỗ chư tôn trưởng thường tịnh tâm
Không lâu liền được Tam muội này
Không theo ngã mạn sanh uế ác
Tâm mình thanh tịnh, thắng thành tựu
Vứt bỏ kiêu mạn và sân nhuế
Hay được Thắng Tam muội như vậy
Thường nhớ công đức tụ chư Phật
Da ngài sắc vàng, vô lượng đức
Thân Phật các tướng tự trang nghiêm
Như các sao đêm thu yên tĩnh
Tràng phan dù lọng và trướng đẹp
Hương xoa hương bột và vòng hoa
Cúng dường tối thắng bậc vô đẳng
Không lâu sẽ được Tam muội này
Chiên đàn trầm thủy và hương bột
Ðèn dầu bơ tốt vô lường thứ
Ðem cúng hằng sa tháp miếu phật
Không lâu sẽ được Tam muội này
Tỳ bà, Không hầu, tiếng trống hay
Sáo, địch, tấu lên mà tán thán
Vô số tiếng hay trăm ngàn vạn
Cúng dường bậc tối thắng lìa ác
Tạo tác vô lương hình tượng Phật
Ðiêu khắc thật đẹp các thứ báu
Bậc Tối thắng đoan chánh mỹ diệu
Không lâu sẽ được Tam muội này
Thường sống giữa rừng, thích tịch tịnh
Vứt bỏ tụ lạc, lìa tâm đắm
Thích sống một mình giống như kiếm
Không lâu sẽ được Tam muội này
Ta là Pháp vương, ngươi con ta
Tùy thuận học ta hạnh Tam muội
Xưa ta được bậc Ðại danh xưng
Danh hiệu ngài là Kiên Cố Vương
Ta vốn cúng dường Vô lượng Phật
Hằng mong hộ trì giới thanh tịnh
Ở chỗ Thập lực lòng cung kính
Ðể cầu được thắng định như vậy
Ngày xưa ta từng bỏ vợ con
Bỏ đầu, tay chân và mắt, tai
Chưa từng khởi sanh tâm hạ liệt
Ðể cầu Tam muội thắng tịch này
Voi ngựa xe cỡi vô lượng thứ
Châu báu nhà cửa thí tất cả
Trong tâm không hề có hối tiếc
Ðể cầu được thắng định như vậy.
Nô tỳ, lúa thóc nhiều vô số
Các thứ y phục và ẩm thực
Ðem cho tất cả người đến xin
Ðể cầu được thắng định như vậy
Ma ni, trân châu và vàng bạc
Lưu ly, kim cang, tiền, ngọc báu
Tất cả sở hữu đều đem cho
Ðể cầu được thắng định như vậy
Ta bỏ châu báu điểm tô thân
Anh lạc, ấn tay, sư tử điều
Mão trời lụa báu hơn trăm thú
Ðể cầu được thắng định như vậy
Nhiều trăm ức vi diệu thượng thắng
Lúc ấy ta hoan hỷ đem cho
Vải trắng, bình bát, độc câu la
Ðể cầu thắng Tam muội như vậy
Xưa thấy kẻ bần cùng bế tắc
Tên Dịch Lực, cầu mong thoát khổ
Ðối với người ấy ta rộng thí
Ðể cầu thắng Tam muội như vậy
Voi ngựa, trâu dê và nhà cửa
Vườn tược, xe cộ báu trang nghiêm
Ta cho trăm ngàn kẻ nghèo khổ
Ðể cầu thắng Tam muội như vậy
Ức na do tha rừng và vườn
Các báu trang nghiêm đều đem cho
Khi thí vui mừng khởi lòng thương
Ðể cầu được thắng định như vậy
Thành ấp kinh đô và tụ lạc
Tất cả đất đai đều bỏ hết
Cho xong, hay sanh vui tăng thượng
Ðể cầu được thắng tạng như vậy
Cứ mỗi đống báu như Tu di
Y phục trên thân cũng như vậy
Ta đều đem cho kẻ bần cùng
Ðể cầu được thắng định như vậy
Giàu có, vô lượng kẻ bần cùng
Ðều đến nơi ta cầu che chở
Khiến chúng sanh khổ não an lạc
Ðể cầu được thắng định như vậy
Xưa ta giàu nhất trên đời này
Thấy các thế gian rất khổ não,
Vứt bỏ ngôi vua, các sở hữu
Hết lòng thương yêu mong chúng vui
Ðồng tử xưa ta làm việc này
Trong vô lượng kiếp, làm việc khó
Ngôn ngữ có nói không thể hết
Ta nói ức kiếp khó cùng tận
Nếu ta nói ra, chúng mê hoặc
Với điều Phật làm không thể tin
Ðầy đủ vô lượng các việc khổ
Ðể cầu được Tam muội như vậy
Nay ta khuyên ngươi, này đồng tử!
Ngươi đối lời ta hết sức tin
Thiện thệ hoàn toàn không nói dối
Lời thật Ðại bi, Phật Tối Thắng
Ngoài ra việc khổ trăm ngàn thứ
Xưa ta lãnh thọ thân khô kiệt
Làm sao hay được Tam muội này
Nếu giải thoát người trăm ngàn khổ
Trong sát na chứng được định này
Liền được đạo trí huệ chơn thật
Ta thấy na do tha đức Phật
Hơn cả mười phương cát sông hằng
Ðạt được thắng thần túc như ý
Hay đến trăm ngàn các cõi Phật
Ðến đó thăm hỏi bậc tối thắng
Luận hỏi trang nghiêm trăm ngàn loại
Khi Phật vì ta mà tuyên thuyết
Trả lời như điều ta thưa hỏi
Ta đều có thể lãnh thọ hết
Cho đến không quên một câu, chữ
Ðã được nghe pháp thật như vậy
Rộng đặt vô lượng trăm câu hỏi
Diễn nói câu lìa trần tịch tịnh
An vô lượng chúng, trí huệ đạo
Ta trụ thắng Tam muội như vậy
Trong vô lượng kiếp học pháp này
Ngày xưa vô lượng các chúng sanh
Cũng đặt đạo vô lượng tối thắng
Nếu ai xưa nay không thấy Phật
Với thắng pháp này, chưa từng nghe
Kẻ ấy hoàn toàn không tin ưa
Ðịnh chân thật nghĩa không đệ nhất
Nếu có người trí hay hiểu rõ
Ðạt được chân thật đức thậm thâm
Nghe đệ nhất nghĩa không sợ hãi
Nghe rồi sanh tâm rất hoan hỷ
Người ấy hay giữ đạo Bồ đề
Tức là chơn Phật tử Như Lai
Hiếm có giống như hoa Ưu đàm
Ta đã nhiều kiếp tu khổ hạnh
Người ấy không sợ đọa ác đạo
Thường được xa lìa nơi tám nạn
Thường thấy vô lượng vô số Phật
Cũng hay tin Thắng Tam muội này
Như ngài Di Lặc, không bạn lữ
Ở chỗ chúng sanh, được tịnh trí
Kinh Tam muội này trong tay ngài
Ta đã thọ ký như Di Lặc
Người ấy thành tựu niệm trí huệ
Nghe giữ rốt ráo đạo tăng thượng
Biện tài tịch tịnh không sầu não
Ðịnh này nhờ người ấy mà có
Cho nên thường được trời cúng dường
Lại được mọi người đến lễ kính
Luôn được quỷ thần đến hộ vệ
Bởi nhờ thọ trí Tam muội này
Không bị lửa độc làm thương tổn
Tất cả dao gậy không thể hại
Vào trong nước lớn không bị chìm
Bởi nhờ thọ trì Tam muội này
Người ấy hằng ở trong rừng núi
Ðược các chư Thiên đến hầu hạ
Vô lượng Dạ xoa đến cúng dường
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Trí huệ rộng lớn như biển cả
Nói công đức Phật không chướng ngại
Diễn xướng đức chân thật Như Lai
Nhờ thọ trì thắng định như vậy
Ðiều người ấy nghe vô cùng tận
Giống như hư không, không bờ mé
Cầm đuốc trí huệ trừ tối tăm
Nhờ người ấy trì định như vậy
Lời đúng nghĩa nhu nhuyễn mỹ diệu
Giữa chúng, diễn thuyết người trí thích
Nói như nước chảy không cùng tận
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Giống như y vương cho thuốc hay
Lại cho chúng sanh nơi để ở
Hay làm ánh sáng cho chúng sanh
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Người ấy không có tâm ái dục
Ưa thích tịch tịnh được vui thiền
Nói về tịch tịnh lời hay đẹp
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Người ấy lìa tướng, ý không nhiễm
Với tất cả tướng đều lựa chọn
Tâm thường tịch tịnh mà kinh hành
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Thọ được mắt không cấu lìa uế
Hay thấy vô lượng các Như Lai
Ðược mắt trượng phu thấy vô biên
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Tiếng hay Khổng tước hợp tịch tịnh
Tiếng Ca lăng tần già vui lòng
Phát tiếng hay hòa hợp các nhạc
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Thành tựu tiếng sấm sét vang xa
Tiếng hay ho chim ngỗng, chuông, trống
Hòa hợp trăm thứ thắng kỹ nhạc
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy,
Vô lượng vô số tăng kỳ kiếp
Thành tựu tiếng hòa nhã như vậy
Những lời nói ra như cam lộ
Bởi thọ trì thắng Tam muội này
Ðồ ăn ngon bổ không thâm trước
Ðối với y bát không đắm trước
Ít muốn, biết đủ, khéo điều phục
Bởi nhờ thọ trì Tam muội này
Ðối với tựu thân không cao mạn
Ðối với người khác không khinh chê
Tâm thường nhu nhuyến thích thiền định
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Thường tự quán sát việc mình làm
Không thấy lỗi lầm của người khác
Vui với mọi người, không tranh cãi
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Tâm thường thích hành hạnh bố thí
Không hay ô nhiễm tánh keo kiết
Không bị cảnh giới làm nhiễu loạn
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Ðoan chánh thù đặc người ưa thích
Da dẻ trong thân sắc vàng ròng
Trang nghiêm bởi ba mươi hai tướng
Nhờ thọ trì tam muội như vậy
Công đức sắc tướng đều vi diệu
Nhiều người kính yêu thường giữ gìn
Nam nữ lớn nhỏ nhìn không chán
Nhờ thọ trì tam muội như vậy
Chư thiên long thần chúng dạ xoa
Ðối với người này điều hoan hỷ
Ði đến nơi đâu cũng hoan hỷ
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Phạm Vương Ðế Thích Trời tự tại
Cùng Chư Thiên khác đến cúng đường
Trong tâm hoàn toàn không ngã mạn
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Xa lìa tất cả các đường hiểm
Không có chướng nạn, và ác đạo
Giải thoát tất cả các sợ hãi
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Hay nghe Phật nói pháp vi diệu
Không còn tất cả các nghi hoặc
Tùy thuận nhập vào pháp thậm thâm
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Nếu nghe pháp vi diệu hiền thánh
Ðều hay hiểu rõ, được rốt ráo
Do lực nhân duyên kiếp quá khứ
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Như Lai nói ra lời như vậy
Khéo được lợi dưỡng tâm không cao
Nhờ nhân duyên đó được tổng trì
Bởi do đạt được Tam muội này
Người ấy đến khi lúc mạng chung
Phật A Di Ðà, huệ dũng mãnh
Ngài vì người ấy hiện trước mặt
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Ðược thấy Thập lực như cầu mong
Và các Thanh Văn đứng ở trước
Quyết định sanh về nước An dưỡng
Nhờ thọ trì Tam muội như vậy
Giả như khiến tất cả chúng sinh
Một lúc thành Phật không biên tế
Trong đó một người cúng dường hết
Lại qua hằng hà vô số kiếp
Nếu lại đời sau thời mạt thế
Ðược nghe định này không ai khinh
Hay với định này khởi tùy hỷ
Công đức hơn trước chẳng thể tính
Ðồng Tử nên biết đạo tịch tịnh
Là Tam muội đệ nhất nghĩa không
Hoặc chép, đọc tụng và thọ trì
Người ấy gọi là trì Pháp tạng.
Này Ðồng Tử! Vì ý nghĩa này nên Bồ Tát Ma ha Tát nếu muốn biết tất cả tiếng nói của chúng sanh, và biết tất cả các căn sai biệt của chúng sanh, trước sau không đồng mà thuyết pháp cho phù hợp.
Này Ðồng Tử! Người đó đối với Tam muội này nên phải thọ trì, đọc tụng, rộng nói cho người khác, lại vì nhiếp thọ tất cả chúng sanh, nên phải tu tập phương tiện tương ưng.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Nếu ai từng thấy vô lượng Phật
Cũng từng học hỏi Tam muội này
Là người thắng trí trì định này
Trụ đệ nhất thiện mà không động
Ðược Thượng diệu lạc của Nhân thiên
Thường được người khác Thắng cúng dường
Lại được vui thiền định, Niết bàn
Nhờ không phóng dật, trì định vậy
Nghe người khen mình, không hân hoan
Hoặc bị mắng chửi cũng không giận
Vào pháp bất động giống như núi
Thích cầu giải thoát nhờ trì định
Miệng không hề nói lời vô nghĩa
Lìa sân, ngạo mạn và tranh luận
Nhẫn nhục điều phục, tâm hoan hỷ
Nhờ không phóng dật, trì định vậy
Lời nói êm dịu và chắc thật
Nét mặt vui vẻ trước hỏi thăm
Thấy các chúng sanh thường mỉm cười
Nhờ trì Tam muội thắng tịnh vậy
Tâm thường điều phục không phiền người
Khéo nhiếp năm căn trì tịnh giới
Chân thật ít lời lợi đáng yêu
Nhờ thọ trì Tam muội thắng tịnh
Thường bố thí rộng tâm không tiếc
Khiến chúng sanh đói khát no đủ
Tự ăn không vui cho người vui
Người thiện nghiệp nhờ trì định này
Ðược nhiều trăm chư thiên mến
Dạ xoa, Tu la, Rồng cung kính
Riêng ở trong rừng hằng gìn giữ
Nhờ dũng mãnh trì thắng định này
Thích ở tịch tịnh, lìa âm nhạc
Rồng, A tu la, thường thân cận
Tất cả không ai làm cho sợ
Nhờ trì định không phóng dật vậy
Tiếng nói giống như tiếng Phạm thiên
Lại như thiên nga, tiếng thật hay
Cũng như năm trăm tiếng mỹ diệu
Danh tiếng lan khắp các thế gian
Tất cả các vi trần đại địa
Công đức nhiều hơn vi trần ấy,
Lợi ích chúng sanh Tạng công đức
Nhờ tu tịch định như vậy đó.
Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát tâm sanh ưa thích: “Ta đối với tất cả pháp tự tánh làm sao được biết”.
Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát đối với Tam muội này phải nên thọ trì đọc tụng, nói rộng cho người khác, phương tiện tương ưng để tu tập, vì nhiếp phục cất cả chúng sanh vậy.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Người trí không giận, thương
Lại không khởi ngu si
Phiền não thêm sức mỏng
Nhờ biết pháp thắng tịch
Giới Phật không khuyết phạm
Không buông lung nữ sắc
Kiên tâm cầu định này
Biết pháp lìa trần cấu
Trí huệ và thần thông
Thấy Phật đến nhiều cõi
Tổng trì đến bờ kia
Nhờ biết được định này
Mau thành bậc Lưỡng túc
Dùng tịch trị phiền não
Khéo nhổ tên ác độc
Nói câu không cấu tịch
Nếu họ là lương y
Khéo biết nguyên nhân bệnh
Học trí quyết định này
Giải thoát hại chúng sanh
Học lý được tự tại
Không đắm hay cúng dường,
An lạc không mong cầu
Nhờ hiểu biết tịnh pháp
Nhân sư tử nhẫn nhục
Ðánh chửi không sân hận
Cắt đứt thân không sầu
Hay biết ấm là không
Sức nhẫn như tu di
Vẫn không chấp nhẫn tưởng
Cho đến Phật không còn
Nhờ biết Vô thường, Không
Ba cõi vô lượng tưởng
Ba đời đều hiểu rõ
Hay hiển lý vô lượng
Nhờ học pháp vô úy
Với sự, không thủ trưởng
Yêu, ghét đều không chấp
Biết pháp thường không tịch,
Nhờ được thắng tịch diệt
Nếu nói thắng định này
Không lâu, thấy Bồ Ðề
Khéo liễu đạt cảnh Thánh
Bố thí quả báo nhiều
Nói ức Tu đa la
Trình bày không trở ngại
Biện tài không đoạn tuyệt
Nhờ biết pháp rộng lớn
Nếu ai vô số kiếp
Ðịnh huệ như hư không
Thuyết pháp không cùng tận
Nhờ biết tịch định này
Biện tài không nghĩ bàn
Cầu đạo nhất định được
Nói vô biên ức kinh
Biết danh tự pháp tướng
Phật nói vô thượng pháp
Nghe, giữ khiến sung mãn
Trong đó không nghi hoặc
Biết pháp đều phi hữu
Ái ngữ thường hành thí
Khéo xả, thích sống nghèo
Ðời sống vẫn sung mãn
Nhờ thương xót thế gian
Thường làm vua Diêm Phù
Thương chúng sanh, không giận
Mọi người khởi từ, kính
Nhờ biết được pháp Không
Ðoan chánh, vợ, nam, nữ
Ngôi vua, thân đều bỏ
Quyết định không hối tiếc
Nhờ biết được không tịch
Nếu ai cắt thân thể
Ngũ thức đều không sân
Từng cúng vô lượng Phật
Nhờ thọ trì pháp Không
Cúng dường Mâu Ni Phật
Ba đời không mệt mõi
Ðại tín tâm bất động
Là biết pháp Không vậy
Khéo giữ tạng Phật pháp
Trụ thắng Ðà la ni
Không lâu được thành Phật
Nhờ trì thắng kinh vậy
Ðời đời không điếc đui
Nhiều kiếp các căn đủ
Thường xa lìa tám nạn
Hết lòng với kinh này
Làm phước lìa ác đạo
Tướng đoan chánh trang nghiêm
Tâm tịnh trụ thần thông
Nhờ đó Phật hiện tiền
Các thứ ứng hóa thân
Ðộ chúng sanh các cõi
Nếu được thấy vị ấy
Bồ Ðề ý quyết định
Người trí nghĩ không buồn
Năng lực tinh tấn khởi
Cứu cánh trong thắng pháp
Mạt thế nhờ trì kinh
Thân phóng ngàn ức sáng
Ánh sáng hơn trời, trăng
Nếu tu tập không định
Không lâu được thành Phật
Ta cầu cảnh giới tịch
Ngàn ức Tăng kỳ kiếp
Không bỏ tâm tinh tấn
Ðược Nhiên Ðăng thọ ký
Kẻ trí trì kinh này
Nói Phật pháp tối thắng
Ngu si ngoại đạo mất
Mạng chung, địa ngục đốt
Thọ khổ rất kịch liệt
Vô số kiếp mới hết
Nhiều kiếp đã hết tội
Mới được nhận cam lồ
Thời mạt thế đáng sợ
Gần với đạo vô thượng
Hộ trì pháp tạng ta
Thọ ký trì kinh này.