Cái chết là nỗi sợ lớn nhất của tất cả mọi người, là niềm bi thương trong những thân bằng quyến thuộc khi có những người thân ra đi mãi mãi. Nhưng quy luật tự nhiên, con người ai cũng phải trải qua những giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử trong cuộc đời
Trong Đạo Phật chết chưa phải là hết bởi “Chết chưa phải dứt đường sanh tử vì bên kia cửa tử còn sanh”. Sau cái chết đó, số phận của người đó sẽ được định đoạt bởi những nghiệp thiện lành mà khi còn sống đã gây tạo. Cho nên, cuộc đời không có việc gì gọi là bất công, mọi thứ đều là có giai đoạn và trả vay nhau sòng phẳng “Lưới trời lồng lộng nhưng mà không không sót một mảy lông”.
Đối đối với góc nhìn của bậc giác ngộ sanh tử là chuyện bình thường “Sanh như đắp chân đông, tử như cởi áo hạc”. Mọi sự vật hiện tượng trong cuộc đời, thân mạng này cho đến những nhu cầu đều là giả có, viễn mộng nên họ không bận lòng thành bại được mất. Và khi giác ngộ được sự chết không phải là kết thúc, con người sống cởi mở hơn, nhẹ nhàng hơn, không bị áp lực bởi cuộc sống này hơn và có cách sống rất là tự tại.
Hiểu được điều này, người Phật tử cũng hạn chế bớt những vướng mắc, những cố chấp cùng những nhu cầu trong cuộc sống, để khi vô thường đến, chúng ta có thể vững tâm đón nhận mà không rơi vào những trạng thái tiếc nuối, sợ hãi, hoảng loạn. Đồng thời, sự giác ngộ những lời dạy của Đức Phật sẽ giúp bạn có thể chuyển hóa những sự muộn phiền của người thân khi họ sắp lâm chung.
Bài giảng Thầy Thích Phước Tiến mới nhất tại Canada 2017: Triết Lý Về Sống Chết. Giảng tại chùa Linh Sơn (Toronto, Canada), ngày 24-09-2017