1
2

Kinh Thụ Tuế

Việt dịch: Thích Tâm Châu

Chính tôi được nghe: một thời kia đức Thế-Tôn ở nơi vườn trúc Ca-Lan-Đà, nước La-Duyệt-Kỳ, cùng với chúng Đại-Tỳ-Khưu cùng nhau chịu tuổi năm mới.

Khi ấy, Tôn-giả Đại Mục-Kiền-Liên, bảo các vị Tỳ-Khưu rằng: Chư Hiền! Vị Tỳ-Khưu chịu tuổi, cần nhất là vị ấy phải nói, vị ấy phải giáo-thụ, vị ấy phải răn dạy và vị ấy phải ái niệm mới gọi là đệ nhất được.

Tại sao? Chư Hiền! Hoặc có người ngang trái, khó dạy, lại cùng họp với những ác-pháp, mà bảo là người giữ Phạm-hạnh, cũng chẳng nói, cũng chẳng giáo-thụ, cũng chẳng răn dạy, cũng chẳng ái niệm, vậy người kia được gọi là đệ nhất chăng? Làm sao, Chư Hiền? Người ngang-trái khó dạy, bảo là Phạm-hạnh và cùng ở với họ, cũng chẳng nói, cũng chẳng giáo-thụ, cũng chẳng răn dạy, cũng chẳng ái-niệm, vậy người kia được gọi là đệ nhất chăng? Ấy, chư Hiền! Hoặc có một người ác-cầu (tìm làm những việc ác) cùng ở với người ác-cầu, chư Hiền! bảo là người ác-cầu kia cùng ở với người ác-cầu, pháp ấy ngang-trái, khó dạy; như thế nhiễm dục, sân-hận, keo-kiệt, ghen-ghét chẳng xả, nịnh-hót, huyễn-hoặc, không thẹn, không hổ, oán giận ràng-buộc, miệng nói oán-giận ràng-buộc, Tỳ-Khưu bảo rồi lại nói cãi trả lại, Tỳ-Khưu nói rồi, đi nói với nhiều người khác, Tỳ-Khưu nói rồi, đi phỉ-báng lại, mọi việc đều nói đúng, lại nói ngoại lệ; oán-giận cố-kết, rộng giao cùng ác-trí-thức và cùng ác-trí-thức làm bạn; không biết rằng có ơn, không biết xét lại. Chư Hiền! Bảo là người kia không biết rằng có ơn, không biết xét lại, ấy là ngang-trái, khó dạy? Thế là chư Hiền! Pháp ngang-trái khó dạy, bảo người Phạm-hạnh cùng ở với họ, mà cũng chẳng nói, cũng chẳng giáo-thụ, cũng chẳng răn dạy, cũng chẳng ái-niệm, vậy người kia được gọi là đệ nhất chăng?

Đấy, chư Hiền ! vị Tỳ-Khưu nên tự suy-nghĩ!

Chư Hiền! Bảo người kia là người ác-cầu cùng ở với người ác-cầu, là ta không cần nghĩ tới, vậy nếu ta là người ác-cầu, cùng ở với người ác-cầu, thời người ta cũng chẳng nghĩ tới ta làm gì. Vị Tỳ-Khưu nên quán-tưởng bình-đẳng, nên dùng ác-cầu và nên lấy đấy làm bài học. Như thế, những sự nhiễm dục, sân hận, keo-kiệt, ghen-ghét, chẳng xả, nịnh-hót, huyễn-hoặc, không thẹn, không hổ, oán-giận ràng-buộc; miệng nói oán giận ràng buộc, Tỳ-Khưu bảo rồi lại nói cãi trả lại, Tỳ-Khưu nói rồi nói với nhiều người khác, Tỳ-Khưu nói rồi, nói phỉ-báng lại; việc đều nói đúng, lại nói ngoại lệ; oán-hận cố-kết, rộng giao cùng ác-tri-thức và cùng ác-tri-thức làm bạn; không biết rằng có ơn, không biết xét lại. Chư Hiền! Bảo là người kia không biết rằng có ơn, không biết xét lại, ta không ưa. Vậy nếu ta không có ơn, không xét lại, thời người ta cũng chẳng nghĩ đến ta làm gì. Vị Tỳ-Khưu nên quán-tưởng bình-đẳng, nên đừng làm cái việc không xét lại và cần nên học.

Chư Hiền! Nếu vị Tỳ-Khưu chưa chịu tuổi năm mới, vị phải nói, vị phải giáo-thụ, vị phải răn dạy và vị phải ái-niệm, mới gọi là đệ nhất được. Tại sao chư Hiền? Hoặc có người không ngang-trái cùng hợp với giáo-pháp, bảo là người giữ Phạm-hạnh cùng ở với nhau, nên vì họ nói, nên vì họ giáo thụ, nên vì họ răn dạy, nên vì họ ái-niệm, vậy người kia được gọi là đệ nhất chăng? Làm sao chư Hiền! Người không ngang trái, cùng hợp với giáo-pháp, bảo là người giữ Phạm-hạnh cùng ở với nhau, nên vì họ nói, nên vì họ giáo-thụ, nên vì họ răn dạy, nên vì họ ái-niệm, vậy người kia được gọi là đệ nhất chăng? Ấy, chư Hiền, hoặc có một người không ác-cầu, không cùng ở với người ác-cầu, chư Hiền! Bảo là người không ác-cầu kia, không cùng ở với người ác-cầu, pháp ấy không ngang trái, như thế không nhiễm dục, không sân-hận, không keo-kiệt, ghen-ghét, chẳng xả không nịnh-hót, huyễn-hoặc, biết thẹn, biết hổ, không oán-giận ràng-buộc và miệng không nói oán-giận ràng-buộc; Tỳ-Khưu bảo rồi không nói cãi trả lại, Tỳ-Khưu nói rồi không đi nói với nhiều người khác, Tỳ-Khưu nói rồi, không nói phỉ-báng lại, mọi việc đều nói đúng không nói ngoại lệ; không oán-hận; rộng ra không cùng ác-tri-thức cùng ở và không cùng những người ác làm bạn; biết rằng có ơn, biết xét lại. Chư Hiền! Bảo là người kia cùng hợp với giáo-pháp, thế là, chư Hiền! không ngang-trái, cùng hợp với giáo-pháp, người Phạm-hạnh cùng ở với nhau, nên vì họ nói, nên vì họ giáo-thụ, nên vì họ răn dạy, nên vì họ ái-niệm, vậy người kia được là đệ-nhất chăng?

Đấy, chư Hiền! Vị Tỳ-Khưu nên tự suy-nghĩ!

Chư Hiền! Bảo là người kia không ác-cầu, không cùng ở với người ác-cầu là ta nghĩ tới, vậy nếu ta là người, không ác-cầu, không cùng ở với người ác-cầu, thời người ta cũng nghĩ tới ta. Vị Tỳ-Khưu nên quán-tưởng bình-đẳng, nên đừng ác-cầu và nên lấy đấy làm bài học. Như thế không nhiễm dục, không sân-hận, không keo-kiệt, ghen-ghét chẳng xả, không nịnh-hót, huyễn-hoặc, biết thẹn, biết hổ, không oán-giận ràng-buộc, miệng không nói oán-giận ràng-buộc; Tỳ-Khưu bảo rồi không nói cãi trả lại Tỳ-Khưu nói rồi không đi nói với nhiều người khác, Tỳ-Khưu nói rồi không nói phỉ-báng lại, mọi việc đều nói đúng không nói ngoại lệ; không sân-hận; rộng ra không cùng ác tri-thức cùng ở và không cùng những người ác làm bạn; biết có ơn và biết xét lại. Chư Hiền! người kia biết có ơn, biết xét lại, ta ái-niệm. Vậy nếu ta biết rằng có ơn, biết xét lại, thời người ta cũng ái-niệm ta. Ta là Tỳ-Khưu nên quán-tưởng bình-đẳng, biết có ơn, biết xét lại và nên lấy đấy làm bài học.

Chư Hiền! Nếu vị Tỳ-khưu chưa chịu tuổi năm mới, vị phải nói, vị phải giáo-thụ, vị phải răn dạy và vị phải ái-niệm, mới gọi là đệ nhất được. Tại sao chư Hiền? Hoặc có người không ngang-trái cùng hợp với giáo-pháp, bảo là người giữ Phạm-hạnh cùng ở với nhau, nên vì họ nói, nên vì họ giáo-thụ, nên vì họ răn dạy, nên vì họ ái-niệm, vậy người kia được gọi là đệ nhất chăng? Làm sao chư Hiền? Người không ngang trái, cùng hợp với giáo-pháp, bảo là người giữ Phạm-hạnh cùng ở với nhau, nên vì họ nói, nên vì họ giáo-thụ, nên vì họ răn dạy, nên vì họ ái-niệm, vậy người kia được gọi là đệ nhất chăng? Ấy, chư Hiền, hoặc có một người không ác-cầu, chư Hiền! Bảo là người không ác-cầu kia, không cùng ở với người ác-cầu, pháp ấy không ngang trái, như thế không nhiễm dục, không sân hận, không keo-kiệt, ghen-ghét, chẳng xả không nịnh hót, huyễn-hoặc, biết thẹn, biết hổ, không oán-giận ràng buộc và miệng không nói oán-giận ràng-buộc; Tỳ-khưu bảo rồi không nói cãi trả lại, Tỳ-khưu nói rồi không đi nói với nhiều người khác, Tỳ-khưu nói rồi, không nói phỉ-báng lại, mọi việc đều nói đúng không nói ngoại lệ; không oán-hận; rộng ra không cùng ác-tri-thức cùng ở và không cùng những người ác làm bạn; biết rằng có ơn, biết xét lại. Chư Hiền! Bảo là người kia cùng hợp với giáo-pháp, thế là, chư Hiền! không ngang-trái cùng hợp với giáo-pháp, người Phạm-hạnh cùng ở với nhau, nên vì họ nói, nên vì giáo-thụ, nên vì họ răn dạy, nên vì họ ái-niệm, vậy người kia được là đệ nhất chăng?

Đấy, chư Hiền! Vị Tỳ-Khưu quán-tưởng rồi sẽ có nhiều lợi-ích. Ta bị trụ vào ác-cầu và cùng ở với người ác-cầu, thời đừng nên trụ vào ác-cầu và không nên cùng ở với người ác-cầu.

Đấy, chư Hiền! Vị Tỳ-Khưu quán biết: ta trụ vào ác-cầu và cùng ở với người ác-cầu, thời người kia sẽ không vui mừng, nhưng người kia liền tiến lên và muốn ngăn-dứt ác-cầu.

Đấy, chư Hiền! Vị Tỳ-Khưu quán biết: ta sẽ không trụ vào ác-cầu và không cùng ở với người ác-cầu, thời người kia vui mừng, thanh-tịnh, trong-trắng, làm những hành-vi trong cảnh-giới của Thế-Tôn. Thấy rồi vui làm. Cũng như chư Hiền, người có mắt cầm tấm gương rất sạch, tự dùng soi mặt. Đấy, chư Hiền! Người có mắt tự thấy mặt mình bụi-bậm bèn không vui mừng và người kia liền tiến lên muốn lau bụi bậm ấy đi. Chư Hiền! Người có mắt mà không tự thấy mặt mình có bụi-bậm, thời người kia bèn vui mừng: thanh-tịnh, tự thấy, rồi vui làm. Như thế, chư Hiền! Vị Tỳ-Khưu quán biết: ta bị trụ vào ác-cầu và cùng ở với người ác-cầu, thời người kia liền tiến lên muốn ngăn-dứt ác-cầu.

Đấy, chư Hiền! Vị Tỳ-Khưu quán biết: ta sẽ không trụ vào ác-cầu và không cùng ở với người ác-cầu, người kia vui mừng, thanh-tịnh, trong-trắng, trụ nơi cảnh-giới của Thế-Tôn. Thấy rồi vui làm. Như thế, trụ nơi nhiễm dục, không trụ nơi chẳng nhiễm dục. Như thế, trụ nơi sân-hận không trụ nơi không sân hận. Như thế, trụ nơi keo-kiệt, ghen-ghét chẳng xả, không trụ nơi không keo-kiệt, ghen-ghét chẳng xả. Như thế trụ nơi nịnh-hót, huyễn-hoặc, không trụ nơi không nịnh-hót, huyễn-hoặc. Như thế trụ nơi không thẹn, không hổ, không trụ nơi biết thẹn, biết hổ. Như thế trụ nơi oán-hận ràng-buộc, miệng nói lời oán-hận ràng-buộc, không trụ nơi không oán-hận ràng-buộc, miệng nói lời không oán-hận ràng-buộc; trụ nơi Tỳ-Khưu bảo rồi nói cãi trả lại, không trụ nơi Tỳ-Khưu bảo rồi, không nói cãi trả lại; trụ nơi Tỳ-Khưu nói rồi đi nói với nhiều người khác, không trụ nơi Tỳ-Khưu nói rồi, không đi nói với nhiều người khác; trụ nơi Tỳ-Khưu nói rồi, nói phỉ-báng lại, không trụ nơi Tỳ-Khưu nói rồi không nói phỉ-báng lại; trụ nơi mọi việc đều nói đúng, mà nói ra ngoại lệ, không trụ nơi mọi việc đều nói đúng, không nói ngoại lệ, trụ nơi sân-hận, không trụ nơi không sân-hận; mà rộng ra trụ nơi cùng ác-tri-thức cùng ở, cùng những người ác làm bạn, không trụ nơi không cùng ác tri thức cùng ở không cùng những người ác làm bạn, trụ nơi không biết có ơn không biết xét lại không trụ nơi không biết có ơn, biết xét lại. Đấy chư Hiền, vị Tỳ-Khưu quán biết: ta trụ nơi không biết có ơn, không biết xét lại, thời người kia không vui mừng, nhưng người kia liền tiến lên muốn ngăn dứt nó đi vậy.

Đấy, chư Hiền! Vị Tỳ-Khưu quán biết: ta trụ nơi biết có ơn, biết xét lại, người kia vui mừng, thanh-tịnh, trong-trắng, làm những hành-vi trong cảnh-giới của Thế-Tôn. Thấy rồi vui làm. Cũng như chư Hiền, người có mắt, cầm, tấm gương thanh-tịnh tự soi mặt mình. Đấy chư Hiền! người có mắt, tự thấy mặt mình có bụi-bậm người kia không vui mừng, nhưng tiến lên muốn lau sạch bụi-bậm ấy. Đấy, chư Hiền! người có mắt ấy, không thấy mặt mình có bụi-bậm, người kia vui mừng thanh-tịnh, tự thấy vui làm. Như thế, chư Hiền, vị Tỳ-Khưu quán biết: trụ nơi không biết có ơn, không biết xét lại, người kia không vui mừng, nhưng liền tiến lên muốn ngăn-dứt nó đi. Đấy chư Hiền! Vị Tỳ-Khưu quán biết ta trụ nơi biết có ơn, biết xét lại, người kia vui mừng, thanh-tịnh trong-trắng, làm những hành-vi trong cảnh-giới của Thế-Tôn. Tự thấy rồi vui làm. Vui làm rồi vui mừng. Vui mừng rồi thân tín-hành. Thân tín-hành rồi biết an-lạc. An-lạc rồi có ý định. Có ý định rồi biết như thực, thấy như thực. Biết, thấy (tri, kiến) như thực rồi không chán. Không chán rồi không nhiễm. Không nhiễm rồi giải-thoát. Giải-thoát rồi được giải-thoát tri (kiến), sinh đã hết, Phạm-hạnh đã thành, chỗ tạo-tác đã xong, không chịu cái tri (biết) như-thực của thân-hậu-hữu.

Hiền-giả, Mục-Kiền-Liên nói như thế, các vị Tỳ-Khưu kia nghe Tôn-giả Mục-Kiền-Liên nói rồi, đều vui mừng sung-sướng.


Chú thích:

[1] Kinh này là cuốn kinh số 50 trong Đại-Tạng-kinh, Thụ Tuế nghĩa là chịu tuổi.

    Xem thêm:

  • Kinh Trường A-Hàm Phần 4 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Nói Về Pháp Bố Thí - Kinh Tạng
  • Kinh Trung Bộ 34 – Tiểu Kinh Người Chăn Bò (Cùlagopàlaka sutta) - Kinh Tạng
  • Kinh Bổn Sự - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn – Tuệ Khai dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Tân Tuế - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 25 – Mười Việc Ác - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng Phật - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Diệu Cát Tường Bồ Tát Sở Vấn Đại Thừa Pháp Loa - Kinh Tạng
  • Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 15 – Báo Ân - Kinh Tạng
  • Quán Niệm A Di Đà Phật Tướng Hải Tam Muội Công Đức Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Kinh Hiền Ngu - Kinh Tạng
  • Kinh Lục Độ Tập - Kinh Tạng
  • Kinh Bách Dụ – Thích Tâm Châu dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức – Tuệ Nhuận dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Thọ Ký - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Thực Hành Phương Tiện - Kinh Tạng