1
2

Kinh Tu Đạt

Việt dịch: Huyền Thanh

Nghe như vầy. Một thời Đức Bà Già Bà (Bhagavaṃ) ngự trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc (Jeṭavaṇe’nāthapiṇḍadasyārāma) tại thành Xá-Vệ (Śrāvastya). Khi ấy, Cư Sĩ Tu Đạt (Anāthapiṇḍada: là trưởng giả Cấp Cô Độc) đến nơi Đức Thế Tôn ngự. Đến xong, lễ bàn chân của Đức Thế Tôn rồi lui về ngồi một bên. Cư Sĩ Tu Đạt lui ra, ngồi một bên xong.

_ Đức Thế Tôn bảo rằng: “Có thể có Cư Sĩ tại gia đem cho tài vật (thí dữ) chăng?”

“Dạ thưa Đức Thế Tôn ! Người tại gia có bố thí nhưng chẳng thể là thức ăn uống tốt đẹp (diệu thực). Chỉ có trộn lẫn Đại Mạch, hạt mè làm canh; hoặc một củ gừng…đem cho”

_(Đức Thế Tôn nói) “Này Cư Sĩ ! Người đem cho những thứ chẳng tốt đẹp (phi diệu thí) với người đem cho thứ tốt đẹp (hữu diệu thí). Cả hai đều có quả báo.

Này Cư Sĩ ! Người đem cho những thứ chẳng tốt đẹp (phi diệu thí). Kẻ ấy chẳng có niềm tin khi đem cho, cũng đem cho không đúng lúc, chẳng tự tay mình đem cho, cũng chẳng tự đi đến nơi đem cho, chẳng biết, chẳng có niềm tin, cũng chẳng biết có sự báo đáp mà thực hành bố thí (hành thí)…. nên biết có sự báo đáp như vậy. Ý cũng chẳng ở tại nhà cửa, buồng phòng thuộc Diệu Hữu (cái có của sự chẳng phải là có). Ý cũng chẳng ở tại các vật tốt đẹp. Ý cũng chẳng ở tại quần áo, cũng chẳng ở tại thức ăn thơm ngon. Ý cũng chẳng ở tại năm Lạc Dâm (sự mê hoặc khoái lạc của năm Dục hoặc năm Tình). Tại sao thế ? Vì Cư Sĩ này thực hành Phi Thí Báo (Chẳng phải là sự báo đáp do chân thật đem cho)

_ Cư Sĩ ! Người hành Phi Thí (? Đem cho thứ chẳng thơm ngon tốt đẹp) thì nên có niềm tin, tùy theo Thời đem cho, tự tay mình đem cho, đi đến tận nơi đem cho, có hiểu biết, có niềm tin, biết có nhân duyên báo đáp mà đem cho. Nên biết điều ấy có sự báo đáp này. Ý liền chẳng ở tại nghiệp báo của nhà cửa tốt đẹp, các vật dụng rất tốt đẹp, quần áo rất tốt đẹp; thức ăn rất tốt đẹp, Ý tác năm Lạc Dâm (sự mê hoặc khoái lạc của năm Dục hoặc năm Tình). Tại sao thế ? Này Cư Sĩ ! Nên biết kẻ ấy có sự đem cho chân thật (Hữu Thí).

_ Này Cư Sĩ ! Người hành Diệu Thí (đem cho thứ thơm ngon tốt đẹp) nhưng chẳng có niềm tin khi đem cho, đem cho chẳng đúng lúc, chẳng tự tay mình đem cho, chẳng đi đến chỗ đem cho, cũng chẳng hiểu biết, cũng chẳng có niềm tin, cũng chẳng biết có Nhân Duyên lưu chuyển tạo ứng quả báo mà thực hành đem cho. Nên biết kẻ ấy thọ nhận sự báo đáp như vậy. Ý chẳng ở tại nghiệp nhà cửa tốt đẹp, Y cũng chẳng ở tại quần áo tốt đẹp, Ý cũng chẳng ở tại thức ăn tốt đẹp, Ý cũng chẳng ở tại năm Lạc Dâm (sự mê hoặc khoái lạc của năm Dục hoặc năm Tình). Tại sao thế ? Này Cư Sĩ ! Đây là sự đem cho chẳng chân thật (Phi Thí).

_ Này Cư Sĩ ! Diệu Hảo Thí (sự đem cho tốt đẹp mầu nhiệm) là tin tưởng ưa thích đem cho, tự tay mình đem cho, đi đến tận nơi đem cho, có hiểu biết, có niềm tin, biết có quả báo của sự lưu chuyển tạo ứng mà thực hành đem cho. Nên biết kẻ ấy được sự báo đáp như vậy. Ý ở tại nghiệp nhà cửa tốt đẹp, cho đến năm Lạc Dâm (sự mê hoặc khoái lạc của năm Dục hoặc năm Tình) tốt đẹp, Ý ở tại thức ăn. Tại sao thế ? Này Cư Sĩ ! Nên như vậy, tùy theo thời được Thí Báo (sự báo đáp do chân thật đem cho).

Tại sao thế ? Này Cư Sĩ ! Xưa kia vào đời quá khứ có vị Đại Bà La Môn Tỳ Lam đại phú rất giàu có, nhiều tiền tài, nhiều các vật tạp. Vị ấy như vậy làm Đại Thí (bố thí rộng lớn). Đem tám vạn bốn ngàn cái bát bằng vàng chứa đầy bạc vụn. Vị ấy như vậy làm Đại Thí. Đem tám vạn bốn ngàn cái bát bằng bạc chứa đầy vàng vụn. Vị ấy như vậy làm Đại Thí. Vị ấy đem tám vạn bốn ngàn con voi, các vật dụng nghiêm sức voi, trắng như tuyết. Vị ấy như vậy làm Đại Thí. Đem tám vạn bốn ngàn con ngựa, các vật dụng nghiêm sức, vàng ròng làm dây đeo. Như vậy làm Đại Thí. Đem tám vạn bốn ngàn con bò, dùng áo cột buộc, vật khí chứa đầy trấu cho bò ăn. Vị ấy như vậy làm Đại Thí. Đem tám vạn bốn ngàn Ngọc Nữ đoan chính xinh đẹp, tất cả các dây đeo rất nghiêm sức. Như vậy làm Đại Thí. Còn lại, chẳng thể tính đếm thức ăn với các Vị khác.

_ Này Cư Sĩ ! Tuy vị Tỳ Lam Bà La Môn rất giàu có ấy đã làm Đại Thí như vậy, đem cho người phàm phu của cõi Diêm Phù Đề (Jampu-dvīpa), thời chẳng thà đem cho một vị Tiên Nhân (Ṛṣi) kia sẽ được Phước nhiều hơn.

Này Cư Sĩ ! Tuy vị Tỳ Lam Bà La Môn rất giàu có ấy đã làm Đại Thí như vậy, đem cho Tiên Nhân của cõi Diêm Phù Đề, thời chẳng bằng đem cho một vị Tu Đà Hoàn (Srotāpanna), việc này được Phước nhiều hơn.

Này Cư Sĩ ! Tuy vị Tỳ Lam Bà La Môn rất giàu có ấy, đem cho người phàm phu với Tiên Nhân, một trăm vị Tu Đà Hoàn của cõi Diêm Phù Đề, thời chẳng bằng đem cho một vị Tư Đà Hàm (Sakṛdāgāmi), việc này được Phước nhiều hơn.

Này Cư Sĩ ! Tuy vị Tỳ Lam Bà La Môn rất giàu có ấy làm như vậy, đem cho người phàm phu, Tiên Nhân, một trăn vị Tu Đà Hoàn, một trăm vị Tư Đà Hàm của cõi Diêm Phù Đề, thời chẳng bằng đem cho một vị A Na Hàm (Anāgāmi), việc này được Phước nhiều hơn.

Này Cư Sĩ ! Tuy vị Tỳ Lam Bà La Môn rất giàu có ấy, đem cho người phàm phu cho đến một trăm vị A Na Hàm của cõi Diêm Phù Đề, thời chẳng bằng đem cho một vị A La Hán (Arhat) sẽ được Phước nhiều hơn.

Này Cư Sĩ ! Tuy vị Tỳ Lam Bà La Môn rất giàu có ấy, làm như vậy, đem cho người phàm phu cho đến một trăm vị A La Hán của cõi Diêm Phù Đề, thời chẳng bằng đem cho một vị Bất Chi Phật (Pratyeka-buddha) sẽ được Phước nhiều hơn.

Này Cư Sĩ ! Tuy vị Tỳ Lam Bà La Môn rất giàu có ấy làm sự bố thí như vậy, đem cho người phàm phu cho đến một trăm vị Bích Chi Phật của cõi Diêm Phù Đề, thời chẳng bằng đem cho Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chính Giác (Tathāgata¬arhate-samyaksaṃbuddha), việc này được Phước nhiều hơn.

Này Cư Sĩ ! Tuy vị Tỳ Lam Bà La Môn rất giàu có ấy làm sự bố thí như vậy, đem cho người phàm phu cho đến một trăm vị Bích Chi Phật của cõi Diêm Phù Đề, (thời chẳng bằng) làm phòng xá xong, đem cho Chiêu Đề Tăng (Cātur-diśa: phòng giành cho chư Tăng ở bốn phương) sẽ được Phước nhiều hơn.

Này Cư Sĩ ! Tuy vị Tỳ Lam Bà La Môn rất giàu có ấy làm sự bố thí như vậy, đem cho người phàm phu của cõi Diêm Phù Đề, cho đến làm phòng xá xong, đem cho Chiêu Đề Tăng (Tăng chúng ở bốn phương) thời chẳng bằng dùng Ý trong sạch, làm ba Tự Quy: Phật (Buddha), Pháp (Dharma) với Tỳ Khưu Tăng (Bhikṣu¬saṃgha), thọ nhận Giới ấy. Việc này được Phước nhiều hơn.

Này Cư Sĩ ! Tuy vị Tỳ Lam Bà La Môn rất giàu có ấy làm Đại Thí như vậy, đem cho người phàm phu của cõi Diêm Phù Đề, cho đến dùng Hạnh trong sạch, ba Tự Quy: Phật (Buddha), Pháp (Dharma) với Tỳ Khưu Tăng (Bhikṣu-saṃgha), thọ nhận Giới ấy. …thời chẳng bằng đối với tất cả chúng sinh thực hành việc yêu thương giúp đỡ (Maitra: Từ) cho đến một khoảnh trâu bò. Việc này được Phước nhiều hơn.

Này Cư Sĩ ! Tuy vị Tỳ Lam Bà La Môn rất giàu có ấy làm như vậy, đem cho người phàm phu của cõi Diêm Phù Đề, cho đến tất cả chúng sinh thực hành việc yêu thương giúp đỡ (Maitra: Từ) bên dưới cho đến một khoảnh trâu bò. Nói rằng: “Tất cả Hành (Saṃskāra:việc tạo làm) đều Vô Thường (Anitya: không có thường hằng), Khổ (Duḥkha: cái gì xấu bởi vì nó trống rỗng, không thật, bất toàn, vô thường, hư giả, không làm thỏa mãn), Không (Śūnya: trống rỗng), Vô Ngã (Anātman, hoặc Nir¬ātman: không có cái Ta)” rồi suy tư nghĩ nhớ, bên dưới cho đến một khoảng búng ngón tay thì việc này được Phước nhiều hơn.

_ Này Cư Sĩ ! Ông tác niệm như vầy: “Vị Cư Sĩ Tỳ Lam Bà La Môn rất giàu có ấy là ai khác chăng ?”. Đừng tác niệm này, vì Ta tức là vị Bà La Môn rất giàu có tên là Tỳ Lam ấy

Như vậy Cư Sĩ ! (Khi ấy Ta) tự làm lợi ích cho mình với làm lợi ích cho người khác, lợi ích cho nhiều người, thương lo cho Thế Gian, đem Nghĩa, đem niềm vui, sự an ổn cho hàng Trời với loài Người. Như vậy vì họ nói Pháp nhưng chưa đến sự tận hết tối hậu, chưa đến sự không dơ bẩn tối hậu, chưa đến Phạm Hạnh tối hậu, chưa đến sự hành Phạm Hạnh tối hậu. Vì điều ấy chưa thoát khỏi sinh, già, bệnh, lo lắng, ưa thích, chẳng vui …. Ta nói là chưa thoát được khổ.

Này Cư Sĩ ! Như Lai (Tathāgata) là bậc ra khỏi Thế Gian, là bậc Vô Sở Trước (Arhat: Bậc không có chỗ dính mắc, tức là là A La Hán), là bậc Đẳng Chính Giác (Samyak-saṃbuddha:Bậc chân chính hiểu biết đúng tất cả các Pháp), là bậc Minh Hạnh Thành (Vidyā-caraṇa-saṃpanna: Bậc có đầy đủ Trí Tuệ và Đức Hạnh), là bậc Thiện Thệ (Sugata: Bậc khéo đi đến nẻo lành), là bậc Thế Gian Giải (Loka-vid: Bậc đã thấu hiểu Thế Gian), là bậc Vô Thượng Sĩ (Anuttara: Bậc tối cao không có ai vượt qua) là bậc Đạo Pháp Ngự [hay Điều Ngự Trượng Phu (Puruṣadamyasārathi) tức là bậc đã điều chỉnh được mình và nhân loại], là bậc Thiên Nhân Sư (Śāstra-deva¬manuṣyānāṃ: Bậc thầy của cõi Trời và cõi Người), là Phật Thế Tôn (Buddha¬lokanātha: Bậc có Giác Tuệ được Thế Gian tôn kính). Nay tự mình làm, vì người khác, vì nhiều người, thương lo cho Thế Gian…cho nên đem Nghĩa, đem niềm vui, sự an ổn cho hàng Trời với loài Người.

Nay Ta vì ông nói Pháp đi thẳng đến sự tận hết tối hậu, đi thẳng đến sự không dơ bẩn tối hậu, đi thẳng đến Phạm Hạnh tối hậu, đi thẳng đến sự hành Phạm Hạnh tối hậu. Nay đã được thoát khỏi sinh, già, bệnh, lo lắng, ưa thích, chẳng vui khổ. …Ta nói đã lìa được khổ”.

Đức Phật nói như vậy. Cư Sĩ Tu Đạt nghe điều Đức Phật đã nói, vui vẻ ưa thích.

    Xem thêm:

  • Kinh Tam Mạn Đà Bạt Đà La Bồ Tát - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Vô Sở Úy - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn – Huyền Thanh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Pháp Của Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sở Thuyết Tối Thắng Danh Nghĩa - Kinh Tạng
  • Phật Nói Kinh Đại Thừa Thiện Kiến Biến Hóa Văn Thù Sư Lợi Hỏi Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Lạc Xoa - Kinh Tạng
  • Đại Thánh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Tán Phật Pháp Thân Lễ - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Tất Cả Danh Hiệu Như Lai - Kinh Tạng
  • Kinh Đế Thích Sở Vấn - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Bồ Tát Phổ Hiền - Kinh Tạng
  • Kinh Tất Đàm Phân Đà Lợi - Kinh Tạng
  • Kinh Một Trăm Danh Hiệu Phật - Kinh Tạng
  • Nhơn Vương Bát Nhã Đà La Ni Thích - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phổ Hiền Sở Thuyết - Kinh Tạng
  • Đà La Ni Bí Mật Phật Đỉnh Tôn Thắng Tâm Phá Địa Ngục Chuyển Nghiệp Chướng Xuất Tam Giới - Kinh Tạng
  • Nghi Tắc Thí Bát Phương Thiên - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm - Kinh Tạng
  • Pháp Yếu Niệm Tụng Đà La Ni Bạch Tản Cái Đại Phật Đỉnh Vương Tối Thắng Vô Tì Đại Oai Đức Kim Cang Vô Ngại Đại Đạo Tràng - Kinh Tạng
  • Kinh Ngũ Uẩn Giai Không - Kinh Tạng