1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Chương XII (Abhidhammatthasangaha)

1. VẤN ÐỀ THU THÚC VÀ NGHIỆP (Samvarokammantikathā)

Ðiểm tranh luận: Sự thu thúc chính là nghiệp.

Lời chú giải: Quan niệm của phái Māhasanghikas, căn cứ vào đoạn kinh “Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu, bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỳ kheo chế ngự theo nguyên nhân ấy… khi nghe tai tiếng, mũi ngửi hương… lưỡi nếm vị… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp”… Phái này cho rằng cả hai sự thu thúc và ý muốn thu thúc đều gọi là nghiệp. Theo giáo pháp mà Ðức Phật đã dạy, chính tác ý mới là nghiệp. Ðiều đó khẳng định rằng tác ý đi trước hành động, lời nói và tư tưởng (thân, khẩu, ý); nếu sự thu thúc là nghiệp và nó đi theo những thức khác thì được gọi là nhãn nghiệp, nhĩ nghiệp… Vì không có sự biện luận từ kinh tạng, phái đối lập chỉ ghi nhận quan điểm trên chỉ có với ý thức thứ 5 (thân thức) ở đây, họ lưỡng lự khi dùng chữ Kāya với ý nghĩa “Cảm giác toàn thân” và “thân biểu tri”.

Ðoạn kinh được dẫn chứng chỉ liên quan đến sự thu thúc và sự không thu thúc, không phải là nghiệp, do đó không đưa đến một kết luận nào.

(1) Theravadins: – Nếu quan điểm như thế, Ngài phải bao hàm rằng sự thu thúc nhãn quyền chính là nhãn nghiệp, và đối với những thứ khác cũng như vậy, Ngài không thể chấp nhận điều này… Nhưng sự thu thúc bao gồm cả sự thu thúc thân và thu thúc ý, đầu tiên Ngài từ khước đó là nghiệp, nhưng rồi sau đó sau đó Ngài lại đồng ý đó là nghiệp. Vậy tại sao Ngài không chấp nhận điều này với bốn thức còn lại? Ðiều mà Ngài xác nhận là hữu lý đối với ý là nghiệp, thì Ngài cũng phải xác nhận như thế đối với năm thức còn lại.

(2) Dĩ nhiên, Ngài thừa nhận rằng ý muốn của sự thu thúc cũng là nghiệp. Có phải là nhãn nghiệp khi sự thu thúc không được thực hiện bởi nhãn quyền? (Lý luận như phần (1)).

(3) Mahasanghikas: – Nhưng nếu tôi sai lầm, có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố rằng “Ở đây, này chư Tỳ kheo, Tỳ kheo khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỳ kheo chế ngự nguyên nhân ấy… Khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương…. Lưỡi nếm vị… thân cảm xúc… ý nhận thức các pháp…”

2. VẤN ÐỀ NGHIỆP (Kammakathā)

Ðiểm tranh luận: Tất cả nghiệp đều cho quả (vipaka).

Lời chú giải: Quan niệm này cũng của phái Māhasanghikas, căn cứ vào đoạn kinh đã được trích dẫn ở trên. Mặc dù Ðức Thế tôn đã thuyết giảng tác ý là nghiệp (Kamma) ở đây chỉ có sở hữu tư hợp với tâm thiện hay tâm bất thiện mới có cho quả, còn sở hữu tư hợp với tâm vô ký thì không cho quả. Ðoạn kinh được dẫn chứng không đưa đến một kết luận nào, bởi vì phái này chỉ dựa trên những kinh nghiệm về quả trong đời sống bình thường mà không đưa ra đến những duyên cần thiết.

(1) Theravadins: – Có phải Ngài bao hàm rằng tất cả sở hữu tư đều cho quả? Nếu Ngài từ khước thì luận điểm của Ngài đưa ra không có hiệu lực một cách tổng quát được. Nếu Ngài bao hàm rằng sở hữu tư cho quả, thì Ngài cũng phải chấp nhận đối với điều này: Sở hữu tư vô ký quả thiện cho quả thiện, sở hữu tư thành dị thục quả thiện đưa đến quả thiện, dù cho nhũng sở hữu tư như vậy được thực hiện với bất cứ người nào trong ba cõi…(1) Tất cả những điều này Ngài phải từ khước.

(2) Có phải Ngài không quan niệm rằng Tư quả và tư hạnh được gọi là pháp vô ký, mà theo Ngài thì chúng có khả năng cho quả. Nhưng thực sự thì khả năng cho quả ấy không thể nào có được đối với những sở hữu tư như vậy. Do đó, trong trường hợp nào, mà quan niệm của Ngài có thể áp dụng tổng quát được?

(3) Nhưng nếu tôi sai lầm, có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố: “Này chư Tỳ kheo ta tuyên bố rằng các nghiệp đã tư niệm, đã làm, đã tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời không có chấm dứt, dầu kết quả ấy sanh khởi ngay trong thời hiện tại hay trong đời sau.” (2). Như vậy, chắc chắn tất cả nghiệp đều cho quả.

3. VẤN ÐỀ THINH VÀ QUẢ (Saddovipākotikathā)

Ðiểm tranh luận: Thinh là quả (của nghiệp).

Lời chú giải: Quan niệm này cũng của phái Māhasanghikas, từ sự hiểu không cẩn thận trong đoạn kinh sau “… Một người có tiếng nói như Phạm thiên, do nghiệp đã làm, đã chất chứa.”

Quan điểm này đưa ra vấn đề “Quả của nghiệp” là một từ chỉ sự áp dụng đối với danh pháp, mà không áp dụng cho sắc pháp. Trong đoạn kinh này “Tiếng nói của Phạm thiên” giống như một đoàn tùy tùng đi theo bâc đại nhân mà không phải là quả, hay của nghiệp đặc biệt nào.

(1) Theravadins: – Những vật gì có thể xác định là quả của nghiệp? Một quả như vậy là thọ lạc, thọ khổ, hay phi khổ phi lạc. Thinh tương ưng với ba loại thọ này, Thinh tương ưng với xúc, Thọ, tướng, tư, tầm, thinh biết cảnh, có sự nhớ tưởng, có sự cố tâm, só sự cố quyết. Có phải thinh là một pháp nào trong các pháp vừa kể trên? Có phải không là trường hợp ngược lại?

(2) Bây giờ lấy sở hữu xúc là quả của nghiệp và rất hữu lý để khẳng định rằng sở hữu xúc có được bất cứ đặc tính nào vừa kể trên, và điều ấy không thể sai lầm được. Nhưng đối với thinh thì ngược lại.

(3) Māhasanghikas – Nhưng nếu tôi sai lầm có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết “Một người có tiếng nói như phạm thiên, có giọng nói hay như chim họa mi, là do nghiệp đã làm, nghiệp đã chất chứa”? (3).

Do vậy, chắc chắn rằng thinh là một quả đặc biệt của nghiệp.

4. VẤN ÐỀ LỤC NHẬP (Salāyatanakathā)

Ðiểm tranh luận: Lục nhập là quả của nghiệp.

Theo chú giải: Quan niệm này của phái Māhasanghikas, họ tin rằng lục nhập sanh khởi bằng những hành động của nghiệp trong quá khứ, do đó, nó là những quả (được hiểu như là biết cảnh, hay danh pháp). Với ý nhập, có thể được coi như là một quả, còn những nhập kia thì không.

(1 – 4) Cách lý luận như điểm 3, “Ý nhập” (manayatana) được thay thế vào.

5. SỰ GIỚI HẠN VỀ CÁCH TÁI SANH CỦA BẬC THẤT LAI (Sattakkhattuparamakathā)

Ðiềm tranh luận: Một bậc được gọi là có khảnăng tái sanh tối đa thêm bảy lần mới chắc chắn chứng đạt A-la-hán quả trong kiếp thứ bảy.

Theo chú giải: Quan niệm này của phái Uttarāpathakas.

(1) Theravadins: – Có phải bậc như vậy có khả năng giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, chích máu Phật, hay phá hòa hợp tăng? Ngài từ khước…

(2) Và có phải bậc này không có khả năng chứng ngộ tứ đế trong thời gian giữa bảy kiếp sống? Vậy thì bậc này không thể nào trở thành kẻ phạm tội ngũ nghịch được, và bậc này không thể nào tái sanh vào khổ cảnh.

Bây giờ thì Ngài đồng ý xác nhận rằng bậc này không có khả năng giác ngộ. Thế thì Ngài bao hàm rằng những bậc này có thể phạm vào những tội lỗi đó như một người phàm phu mà Ngài đã từ khước.

(3) Có phải có một qui luật nhất định cho bậc Thất lai bắt buộc phải tái sanh tất cả bảy lần? Ngài từ khước. Thế thì quan điểm của Ngài đưa ra không thể đứng vững được. Nói cách khác, có phải Ngài cho rằng Tứ Niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lục, thất giác chi vẫn được giữ lại với bậc ấy trong những lần tái sanh kế tiếp?

(4) Có phải không có những trường hợp ngược lại? và như thế, làm thế nào Ngài có thể duy trì luận điểm của Ngài đưa ra được?

(5) Ngài vẫn cho rằng một bậc như vậy không gìn giữ được các phẩm trợ đạo, trừ phi bậc ấy là bậc Dự lưu. Nhưng có phải tất cả những bậc chứng đạt Ðạo đều phải tái sanh bảy lần không?

(6) Uttarāpathakas: – Ngài cho rằng tôi sai lầm, nhưng Ngài cũng phải thừa nhận có vấn đề là có hay không có một bậc Thất lai chí thượng? thế thì có phải quan điểm của tôi chắc chắn hữu lý không? (4)

6. VẤN ÐỀ LỤC LAI CỦA BẬC DỰ LƯU (Kalānkola ekavījīkathā)

(1) Uttarāpathakas: – Lại nữa, nếu Ngài cho rằng có sự sai lầm khi cho rằng Lục lai của bậc Dự lưu (Kolankola) mà sự tái sanh được giới hạn từ 2 đến 6 lần. Có phải bậc ấy được gọi là Nhị lai Dự Lưu, Tam Lai Dự lưu… Lục Lai Dự Lưu?

(2) Và có phải khôngcó bậc Dự Lưu Nhất Lai (Ekabijin) nhất định sanh trở lại một lần nữa chăng?

7. VẤN ÐỀ GIỚI SÁT SANH CỦA BẬC HỮU HỌC (5) (Jīvitavoropanakathā)

Ðiểm tranh luận: Người chứng đạt tri kiến (1) (bậc hữu học) có thể phạm giới sanh với sự cố tình.

Lời chú giải: – Quan niệm này của phái Pubbaseleyas, cho rằng một người chứng đạt tri kiến nhưng chưa hoàn toàn đoạn tận sân hận và vì thế cho nên vị này có sự sát sanh với lòng ân hận ấy. Do đó vị ấy có sự cố tình khi sát sanh.

(1) Nếu quan niệm như thế thì Ngài bao hàm rằng vị này có thể giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm chảy máu Phật hay phá hòa hợp tăng… với sự cố ý.

(2) Hơn nữa, Ngài cho rằng vị này không tôn kính Ðức Phật, Pháp, Tăng hay Ðiều học.

(3) Mặt khác, trong khi Ngài vẫn biết rằng vị này có những hành động ngược lại.

(4) Ngài cho rằng người này có thể làm ô nhiễm, xúc phạm đến tượng Phật, làm mất tính chất thiêng liêng của tượng Phật, khạc nhổ nước miếng nơi bảo tháp, cư xử như một người vô tín ngưỡng khi đứng trước những tượng ấy?

(5) Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết “Này Chư Tỳ kheo, như một đại hải giữ gìn bờ bến thế nào, thì Chư Thinh văn Ðệ tử của ta không thể phạm điều học mà ta đã chế định dù vì mạng sống (mà làm)”? (6)

Thế thì không hữu lý khi nói rằng người chứng đạt tri kiến lại có thể phạm giới sát sanh với sự cố tình được.

8. VẤN ÐỀ KHUYNH HƯỚNG TÀ KIẾN CỦA NGƯỜI CHÁNH KIẾN (Duggatikathā)

Ðiểm tranh luận: Một người có chánh kiến thì những khuynh hướng tà kiến được loại trừ.

Lời chú giải: Quan niệm này của phái Uttarāpathakas.

(1 – 4) Theravadins: – Nhưng Ngài công nhận rằng một người như vậy có thể vẫn đăm nhiễm trong bất cứ sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc nào. Ở cõi địa ngục người ấy có thể hành dâm với này phi nhợn, nàng bàng sanh, nàng rồng, có tài sản của thế gian như dê, gà, heo, voi, bò, ngựa, la, chim, cá, cò, công, phụng. Nếu Ngài đồng ý tất cả những điều này thì quan niệm của Ngài đưa ra không thể nào đứng vững được. Hơn nữa, Ngài không thể chấp nhận tất cả những điều này đối với một vị A-la-hán, ngược lại. Ngài từ chối những điều này với bậc A-la-hán, trong khi Ngài lại chấp nhận điều này cho người có chánh kiến.

(5) Uttarāpathakas: – Nếu tôi sai lầm, có phải chính Ngài bao hàm rằng môt người có chánh kiến có thể tái sanh vào địa ngục, bàng sanh hay cõi ngục quỷ? Nếu Ngài từ khước, Ngài cũng phải rút lui sự mâu thuẫn trong lập luận của Ngài.

9. KHUYNH HƯỚNG TÀ KIẾN CỦA BẬC THẤT LAI (Sattamabhavikakathā)

Ðiểm tranh luận: Ðối với một bậc Thất lai thì những khuynh hướng tà kiến được loại trừ.

(Luận điểm này chỉ có ý kiến của phái Theravadins, giống như luận điểm 5 trong chương này…)

Chú thích:

(1) Ds. 583.

(2) A. v 292.

(3) D. iii. 173.

(4) Xem Puggala Pannatti, chương 7.

(5) Ditthisampanno Puggala

(6) Vin. iii. 303.

    Xem thêm:

  • Vi Diệu Pháp – Bộ Song Đối tập 1 - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 2 - Luận Tạng
  • Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Chất Ngữ - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 4 - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Ngũ Uẩn - Luận Tạng
  • Sớ Giải Kinh A Di Đà - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận - Luận Tạng
  • Luận Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 1 - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 3 - Luận Tạng
  • Luận Giảng Rộng Ý Nghĩa Năm Uẩn Theo Giáo Pháp Đại Thừa - Luận Tạng
  • Ngộ Tánh Luận - Luận Tạng
  • Luận Chư Giáo Quyết Định Danh Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Giải Thoát Đạo - Luận Tạng
  • Giảng Giải Kinh Viên Giác - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Pháp Trụ - Luận Tạng
  • Trung Luận – Thích Viên Lý - Luận Tạng
  • Thiên Thân Tịnh Độ Luận - Luận Tạng