1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Chương XXIII (Abhidhammatthasangaha)

1. VẤN ÐỀ LỜI NGUYỆN KẾT GIAO (Ekādhippayokathā)

Ðiểm tranh luận: Sự liên hệ giới tính có thể khởi đầu bằng một lời ước nguyện kết giao (Ekādhippayo).

Theo chú giải: Phái Andhakas và Vetulyakas cho rằng: Một lời nguyện như vậy được quyết định bởi hai người có tình cảm hoặc lòng thương hại lẫn nhau (không đơn thuần là tình dục) họ đã thề trước tượng Phật và kháo khát được kết giao suốt trong một đời sau. Thực ra, không có một sự phản đối nào đối với những quan hệ được khởi đầu như vậy, trừ phi đối với vị sa môn hoặc vị Tỳ kheo trong giáo hội Tăng già.

(1) Th.: – Có phải Ngài bao hàm rằng một lời ước nguyện kết giao có thể được quyết định như vậy. Không xứng đáng với một vị Sa môn, không trở thành một vị Tỳ kheo, hoặc là điều đó có thể được quyết định bởi một người đã đoạn tận được nguồn gốc của sự tái sanh, hay là khi có một sự kết giao sẽ dẫn đến tội bất cộng trụ?

Hay là khi có sự kết giao, có thể bị phỉ báng như tội: vọng ngôn, lưỡng thiệt, tội trộm cắp, tà dâm…?

(Ngài phải phân biệt rõ hơn trong cách dùng từ “bằng một lời ước nguyện kết giao”)

2. VẤN ÐỀ HÀNH DÂM VỚI BẬC A-LA-HÁN GIẢ HIỆU (Arahanlāvannakathā)

Ðiểm tranh luận: Hàng phi nhân có thể hành dâm với bậc “A-la-hán”.

Theo chú giải: Quan niệm này của phái Uttarāpathakas – Sở dĩ có quan niệm này vì danh hiệu A-la-hán được sử dụng một cách không chính xác, những vị phàm tăng, tâm còn ái dục vẫn được gọi là bậc A-la-hán hay đi trên con đường đến A-la-hán (A-la-hán hướng).

(1) Th.: – Có phải Ngài cho rằng những hạng người như vậy giả thành bậc A-la-hán để phạm bất cứ tội nào như đã kể trên (XXIII 1)? Ngài khước từ, nhưng tại sao chỉ giới hạn trong một tội duy nhất (tình dục)?

3. VẤN ÐỀ THỊ HIỆN CỦA BỒ TÁT (Issariyakamakarkathā)

Ðiểm tranh luận: Một vị bồ tát đi vào (a) địa ngục, (b) thai sanh, (c) quy y, (d) làm lễ rửa tội với các giáo pháp khác theo sự mong muốn.

Theo chú giải: Quan niệm này của phái Andhakas.

(1) Th.: – Ngài cho rằng: Bồ tát đi vào và phải chịu hình phạt ở cõi địa ngục, địa ngục đại châm thọ lâm… đại địa ngục?

Nếu Ngài khước từ, làm thế nào Ngài có thể duy trì luận điểm mà Ngài đưa ra?

Có thể nào Ngài viện dẫn cho tôi một bài kinh để minh chứng cho luận điểm này không?

(2) Ngài có thể duy trì rằng bồ tát nhập vào thai mẹ như ý muốn. Có phải Ngài bao hàm rằng bồ tát chọn tái sanh vào địa ngục hay bàng sanh? Vị Bồ tát có thần thông chăng? Ngài khước từ. Tôi hỏi lại lần nữa thì Ngài đồng ý. như vậy có phải vị Bồ tát có tu tập Tứ như ý túc: Dục, cần, tâm, thẩm? Ngài không thể nào viện dẫn được một bài kinh để chứng minh cho luận điểm này.

(3) Hơn nữa Ngài duy trì rằng vị Bồ tát mong muốn thực hành khổ hạnh. Có phải bằng cách đó, Ngài cho rằng bậc Bồ tát còn trở lại những tà kiến như là: “Thế giới thường tồn, thế giới vô hạn…”. “Linh hồn và thể xác giống nhau, khác nhau”. “Như lai hiện hữu sau khi chết “, “Không hiện hữu…”? Ngài có thể nào viện dẫn cho tôi một bài kinh để chứng minh điều này không?

(4) Hơn nữa, Ngài duy trì vị Bồ tát mong muốn làm lễ quy y với các giáo chủ khác. Như vậy có phải điều này bao hàm rằng vị Bố tát có những quan điểm của các vị giáo chủ không? Có thể nào Ngài viện dẫn cho tôi một bài kinh để chứng minh điểu này?

4. NHỮNG VẤN ÐỀ TRẠNG THÁI GIẢ HIỆN CỦA TÂM (Ragapatirupakadikathā)

Ðiểm tranh luận: Có những pháp không phải là tham, sân, si, và phiền não, nhưng là gỉa hiện của từng pháp ấy.

Theo chú giải: Quan niệm này của phái Andhakas.

(1) Th.: – Có phải Ngài bao hàm có những pháp phi xúc, phi thọ, phi niệm, phi tưởng, phi hành, phi thức, phi tín, phi cần, phi niệm, phi định, phi tuệ, nhưng có sự giả hiện của mỗi pháp ấy chăng?

(2) Lý luận tương tự đối với các pháp sân, si và phiền não.

5. VẤN ÐỀ BẤT ÐỊNH PHÁP (Apurinipphanakathā)

Ðiểm tranh luận: Uẩn, Xứ, Quyền trừ khổ và bất định. (Aparinipphana)

Theo chú giải: Quan niệm này của phái Uttarāpathakas và Hetuvadins.

(1) Th.: – Có phải duy trì rằng sắc không là vô thường, không là hữu vi, không là pháp y tương snh, không là pháp tiêu hoại, không là pháp dục, không là pháp tiêu diệt hay thay đổi? Có phải sự thật thì không ngược lại hay sao?

(2) Có phải Ngài bao hàm rằng chỉ có Khổ mới là nguyên nhân? Ngài đồng ý ư? Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố rằng: Bất cứ cái gì vô thường cái đó chính là khổ? Nếu như thế vì sắc pháp cũng là vô thường. Ngài không thể nào duy trì chỉ có khổ mới được xác định.

(3) Lý luận tương tự được áp dụng cho Tứ danh uẩn, 12 xứ, 22 quyền.

    Xem thêm:

  • Vi Diệu Pháp – Bộ Song Đối tập 1 - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 2 - Luận Tạng
  • Pháp Yếu Tu Tập Tọa Thiền Chỉ Quán - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Chất Ngữ - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 4 - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Ngũ Uẩn - Luận Tạng
  • Sớ Giải Kinh A Di Đà - Luận Tạng
  • Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận - Luận Tạng
  • Luận Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 1 - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Vị Trí tập 3 - Luận Tạng
  • Luận Giảng Rộng Ý Nghĩa Năm Uẩn Theo Giáo Pháp Đại Thừa - Luận Tạng
  • Ngộ Tánh Luận - Luận Tạng
  • Luận Chư Giáo Quyết Định Danh Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Giải Thoát Đạo - Luận Tạng
  • Giảng Giải Kinh Viên Giác - Luận Tạng
  • Vi Diệu Pháp – Bộ Pháp Trụ - Luận Tạng
  • Trung Luận – Thích Viên Lý - Luận Tạng
  • Thiên Thân Tịnh Độ Luận - Luận Tạng