Pháp thoại “Đạo Đức Và Trách Nhiệm Trong Hôn Nhân Theo Kinh Thiện Sanh” do đại đức Thích Phước Tiến thuyết giảng tại tu viện tường Vân ngày 02/01/2017 (05/12/Bính Thân).

Download MP3

Đạo Đức Và Trách Nhiệm Trong Hôn Nhân Theo Kinh Thiện Sanh

Đám cưới là một sự kiện quá đỗi quen thuộc trong đời sống. Nhưng đám cưới ở chùa là điều mà không ai cũng hiểu rõ giá trị và ý nghĩa trọn vẹn. Bài chia sẻ Đạo Đức Và Trách Nhiệm Trong Hôn Nhân Theo Kinh Thiện Sanh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về điều này.

Giá trị của Phật giáo trong đời sống

Một thời hoàng kim giá trị đạo Phật đã bị bỏ quên. Cách đây vài năm, người ta hiểu lầm vai trò của Phật giáo đối với đời sống của cư sĩ Phật tử. Họ cho rằng đạo Phật chỉ thích hợp cho những ai buồn rau,thất vọng hay những người già sắp mất,…Đó là cách nghĩ quá sai lầm khiến đạo Phật rời xa nhu cầu sinh hoạt của quần chúng. Cần phải hiểu rằng: Nếu đạo Phật không mang đến giá trị cho đời thì không cần thiết để có mặt trên cuộc đời.

Tiếp đến, người ta mặc định hình ảnh của người tu sĩ ngoài sự có mặt ở chùa thì nơi thứ hai đó là những đám tang hay trong hoàn cảnh gia đình có người sắp mất. Sự thật trong quá khứ lịch sử vào thời phong kiến, người xuất gia đóng vai trò trong 4 nghi lễ quan trọng, đó là:

  • Quan: là những vị quốc sư phong kiến, người ta thực hiện nghi lễ trong triều.
  • Hôn: là đám cưới
  • Tang: là đám ma
  • Tế: là những loại hình cúng kiến khác.

Điều đó thấy rằng, vai trò của đạo Phật luôn có mặt trong mọi hình thức sinh hoạt của xã hội để đáp ứng nhu cầu của quần chúng.

Tuy nhiên do những biến cố lịch sử từng bước thu hẹp lại vai trò của người xuất gia để rồi Phật giáo dưới cái nhìn của người đời không còn mang tính thiết thực nữa. Người ta thường nghĩ đạo Phật chỉ đề cập đến Niết Bàn, Cực Lạc, Giải Thoát,…và tự cho rằng đạo Phật nói đến kinh tế, hôn nhân là sai.

Đó là do chúng ta sai khi hình ảnh của Phật giáo đã đi sâu vào tiềm thức của mọi người bằng sự chán chường, đau khổ, ghét tình yêu, tình ái, mà những điều đó luôn được thể hiện qua phim ảnh hay những tuồng cải lương. Thật sự nếu đạo Phật có mặc với một hình thái bi cảm như thế, không mang đến sự an vui cho cuộc sống thực tại thì không có lý do gì để tồn tại nữa!

Đạo Phật tôn trọng đời sống hôn nhân của người cư sĩ tại gia

Có nhiều lý do chúng ta đã tự gán ghép đạo Phật theo chiều hướng tiêu cực theo cách suy diễn của bản thân. Phải nhớ rằng: Đạo Phật không chỉ trích hay phê bình tất cả mọi vấn đề về nhu cầu đời sống tình yêu hôn nhân gia đình của xã hội.

Những người xuất gia, Đức Phật có đề cập đến phải xa lìa tham ái vì mục đích khác. Bởi người xuất gia đã chọn con đường giải thoát là lý tưởng nên cần phải có giải pháp mới thoát được. Nên Đức Phật mới giới thiệu phương pháp cho người xuất gia. Chúng ta không hiệu rồi tự lấy giải pháp của người xuất gia áp đặt lên cho mọi vấn đề của xã hội là sai lầm.

Trong đời sống xã hội, Đức Phật không chỉ trích hôn nhân tình ái của ai, Ngài chưa cho rằng tình yêu tình dục của xã hội là dơ dáy, bẩn thiểu, là bỉ ổi, là thấp hèn. Chúng ta phải nhớ điều này rất rõ.

Trong 5 giới của người cư sĩ tại gia, giới thứ 3 không tà dâm, Đức Phật muốn khuyên đôi vợ chồng sống phải có trách nhiệm với nhau, không ngoại tình để gây đau khổ người mình chung sống. Đây là giới để bảo vệ đời sống hôn nhân của Phật tử.

Hôn nhân là đời sống của người thế tục, là chuyện bình thường, tuy không cao thượng như bậc Thánh nhưng không có gì thấp hèn. Nên giúp được đời sống hôn nhân hạnh phúc không những là trách nhiệm của gia đình mà là trách nhiệm của quý Thầy đối với cộng đồng, đối với tín đồ của mình

Bởi khi một người cư sĩ tại gia mà đời sống cá nhân không tốt, không hạnh phúc, không ổn định thì đừng mong rằng họ sẽ là người Phật tử tốt hay công dân tốt. Vì vậy Phật rất quan tâm đến đời sống của gia đình, hôn nhân, kinh tế và các mối quan hệ của chúng ta. Đặc biệt là trong kinh Thiện Sanh nêu ra để chúng ta rõ điều này.

Lễ cưới tại chùa rất cần thiết hiện nay

Chúng ta cứ nghĩ làm lễ cưới chỉ có ở các tôn giáo khác, còn đạo Phật tổ chức là không phù hợp, là bắt chước. Chúng ta đã quên rằng: Đạo Phật có mặt sớm hơn những tôn giáo khác đến 5-7 thế kỷ. Làm lễ cưới trong chùa là một trong bốn nghi lễ quan trọng của đạo Phật, đã có từ rất lâu nhưng vì không có dịp tiếp cận nên chúng ta nghĩ đạo Phật cục bộ như thế. Nhưng khi có dịp tiếp cận rồi thì chúng ta sẽ thấy đạo Phật không đơn giản như chúng ta tưởng, mà người tu sĩ lại càng không đơn giản nữa.

Lễ hằng thuận ( lễ cưới ở chùa ) tổ chức ngày hôm nay là cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi lễ cưới ngoài xã hội hiện nay tổ chức đã mất hết ý nghĩa rồi. Đa phần hôm nay người ta tổ chức tiệc cười thì đúng hơn. Vì sao? Bởi không có phần lễ trong đó. Họ chỉ đua nhau tặng quả cáp đắc tiền, mời nhiều bạn bè, phô trương xe sang, chọn nhà hàng sang trọng để làm kiêu với bạn bè, với họ hàng. Mà điều đó thì không có giá trị gì để góp phần tạo cho đôi vợ chồng ấy sự hạnh phúc dài lâu cả. Những đám cười càng trọng hình thức bên ngoài thì càng dễ tạo nên xung đột hơn vì giá trị trong cuộc lễ trong được coi trọng.

Một đám cưới đúng nghĩa, sẽ không quan trọng đến những hình thức se xua bên ngoài mà điều quan trọng nhất là làm sao để hôn nhân hạnh phúc lâu dài cho cô dâu chú rễ. Vì thế, xã hội ngày nay đã tạo nên một lễ cưới bằng hình thức hơn là giá trị cốt lỗi. Nên vì sao mà tình trạng hôn nhân bị đổ vỡ, phản bội, ngoại tình nhau quá nhiều. Nó là xu thế của xã hội hiện nay, phần nhiều vì chúng ta tiếp nhận văn hóa không sàng lọc, thiếu sự tôn trọng truyền thống, vì cho rằng nó là cổ hũ, là xưa. Chính vì sống theo cách thời nay mà sự xuống cấp về đạo đạo đức hôn nhân phổ biến hơn.

Người yêu cường sống vội, lừa gạt, lợi dụng nhau trong hôn nhân vì tiền tài, sắc đẹp hay danh lợi nên họ đâu xác định được cảm xúc thật của con tim mình mà thủy chung với cuộc hôn nhân đó! Để rồi tình trạng hôn nhân ngoài xã hội đang ở mức báo động cao về việc li hôn từ sự xuống cấp của đạo đức là từ đó.

Dường như lễ cưới trong chùa mới giữa được đầy đủ ý nghĩa của một lễ cưới thật sự. Hạnh phúc của đôi vợi chồng trẻ sẽ không có được nhờ vào những bao phong bì mừng cưới với lời chúc hờ hợt, mà hạnh phúc đó phải được xây dựng từ những lời khuyên bảo, lời nhắc nhở từ gia đình, từ các thầy để trang bị cho họ một hành trang về cách sống có đạo đức cho cuộc hôn nhân lâu bền.

Đạo Đức Và Trách Nhiệm Trong Hôn Nhân Theo Kinh Thiện Sanh

90% người tìm đến đạo Phật không phải là Niết bàn, giải thoát gì cả, cơ bản nhất là để có đời sống hạnh phúc. ấm no, mọi thứ tốt đẹp. Về đời sống hôn nhân, Đức Phật có dạy trong các kinh : Bảy Loại Vợ, Người vợ mẫu mực, Kinh Thiện Sanh. Trong đó, kinh Thiện Sanh đã dạy về đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân như sau:

ĐỐI VỚI NGƯỜI CHỒNG, có 5 bổn phận:

Một: Lấy lễ đối đãi với vợ

Nghĩa là phải tôn trọng vợ mình, đưa giá trị của người vợ ngang bằng với mình. Không được có quan điểm chồng chúa vợ tôi rồi xem thường sự có mặt của người vợ trong mọi tình huống. Người chồng phải vượt qua cái ngưỡng của lòng tự tôn, dẹp bỏ cái tôi để đối đãi yêu thương với vợ.

Hai: Chuẩn mực nhưng không hà khắc

Là người chồng, người cha trong gia đình, người đàn ông phải có chuẩn mực cho con cái và làm nghiêm cho gia đình là điều tất nhiên. Nên có câu “ Mẫu từ phụ nghiêm” là như vậy. Cần phải giữ khuông phép, gia giáo trong gia đình nhưng không vì đó mà chén ép, áp đảo người khác như thời phong kiến. Một người chồng, người cha như thế rất dễ tạo nên khoảng cách vô hình đối với những người thân xung quanh lắm.

Ba là tùy thời cung cấp y thực

Bốn là tùy thời cung cấp trang sức

Hai lời dạy này chúng ta thấy rằng Đức Phật có cái nhìn rất tâm lý. Đời sống no ấm, được làm đẹp là nhu cầu của người phụ nữ. Nên người đàn ông phải hiểu tâm lý này mà quan tâm, đối đãi phù hợp với người vợ đúng lúc. Một người hậu đậu sẽ rất dễ gây sự nhàm chán của cuộc hôn nhân và người vợ không hạnh phúc.

Năm là cùng vợ làm tốt việc nhà

Đối với phương Tây việc này là bình thường vì đó là bổn phận cần thiết với vợ mình nhưng đàn ông Việt Nam điều này rất khó. Vì tính gia trưởng ảnh hưởng từ quan điểm thời phong kiến và tính sĩ diện cao nên nhiều người khoán tất cả việc nhà cho vợ. Đặt bản ngã, cái tôi của mình không phù hợp nên sẽ dễ làm mất đi tình thân trong mối quan hệ.

ĐỐI VỚI NGƯỜI VỢ, có 5 bổn phận

Một : Siêng năng thức dậy trước chồng

Điều này còn phải tùy thuộc vào tính chất công việc hiện tại. Có người làm đêm thì sáng phải được nghỉ ngơi. Nên vấn đề này cả hai phải linh hoạt sắp xếp nhau, người chồng phải thông cảm cho vợ.

Hai : Nể chồng trước sau trong ngoài

Nghĩa là phải chấp nhận điểm xấu của nhau. Một người vợ hay người chồng khôn ngoan thì trước hôn nhân, không những thể hiện cái tốt mà phải thể hiện đối phương thấy cái xấu nhiều hơn. Vì sao ? Thường người ta sẽ bất mãn vì cái xấu hơn cái tốt. Nên nếu một người yêu chúng ta thật sự, họ sẽ yêu luôn cái xấu và giúp nhau khắc phục nó. Chúng ta không thể che đậy cái xấu mãi suốt đời được. Vì thế, cứ thẳng thẳn chia sẻ những điểm yếu của mình cho đối phương biết để cả hai hiểu nhau, chấp nhận nhau. Từ đó hôn nhân mới bền vững bằng sự tôn trọng, cảm thông nhau.

Ba : Dùng lời hòa nhã xây dựng

Đức Phật đang dạy chúng ta về tư cách trong lời ăn tiếng nói đối với nhau, phải dùng lời lẽ ôn hòa với nhau. Cũng cùng một vấn đề, người khôn ngoan sẽ biết cách nói tế nhị để người khác thấu hiểu. Ngược lại một người nói khó nghe sẽ khiến vấn đề trầm trọng hơn.

Bốn : Nhúng nhường ủng hộ điều hay

Những quan điểm tốt của chồng, người vợ phải ủng hộ và khuyến khích để chồng mình được vui vẻ và có động lực làm nhiều điều tốt hơn nữa.

Năm : Hiểu chồng cảm thông chia sẻ

Con người quen nhau, chung sống với nhau thì dễ nhưng để hiểu nhau thì rất khó. Một người hiểu được người khác là một người thông minh và sâu sắc. Đó phải là người tấm lòng bao dung, độ lượng và tinh tế mới hiểu được nỗi niềm của người khác. Ngược lại, một người có lối sống ích kỷ, chỉ lo cho bản thân, hờ hợt, cạn mỏng tình cảm thì suốt cuộc đời, đừng mong họ sẽ thật sự hiểu mình.

Phật có dạy một câu rằng : Hiểu nhau, cảm thông và chia sẻ.

Có hiểu nhau qua sự thay đổi của lời nói, hành vi, ánh mắt sẽ biết đối phương đang bận tâm cái gì, từ đó mới cảm thông và chia sẻ nhau bằng lời nói, hành động để gửi rối nỗi niềm của họ. Đó là trách nhiệm của người vợ và người chồng dành cho nhau, làm như vậy mới nâng tầm cho sự hạnh phúc dài lâu của hôn nhan.

Tiểu sử thầy Thích Phước Tiến

Thầy Thích Phước Tiến, thế danh Lê Thanh Tròn, sinh năm 1974, nguyên quán xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Thầy xuất gia với HT. Thích Hoàn Phú, tại Tổ đình Phước Hậu vào năm 1988.

Năm 2004 sau khi hoàn tất chương trình Cao cấp Giảng sư, năm 2006 Thầy du học Ấn Độ và đã hoàn tất cao học năm 2008. Thầy đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào tháng 12-2016. Thầy được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tấn phong lên hàng giáo phẩm Thượng tọa vào tháng 12-2019.

Thầy hiện là Phó Tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật học; Ủy viên TT Ban Hoằng pháp Trung Ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam; Phó Ban Hoằng pháp Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh; Phó Ban TT Ban Giáo dục Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh; Trụ trì Tu Viện Tường Vân (Địa chỉ: 128 Nguyễn Hữu Trí, TT. Tân Túc, H. Bình Chánh, HCM) và Chùa Nhị Mỹ (Địa chỉ: xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long); Chủ tịch Quỹ từ thiện Tu Viện Tường Vân, do Thầy sáng lập vào năm 2016.

Bài giảng theo năm: 2008 - 2009 - 2010 - 2011 - 2012 - 2013 - 2014 - 2015 - 2016 - 2017 - 2018 - 2019 - 2020 - 2021 - 2022

Bài liên quan