Pháp thoại “Tết ta có nên gộp chung lại với tết tây hay không?” do đại đức Thích Phước Tiến thuyết giảng tại tu viện tường Vân ngày 28/01/2017 (01/01/Đinh Dậu).

Download MP3

Tết ta có nên gộp chung lại với tết tây hay không?

Thời gian qua trên phương tiện truyền thông có đưa tin về một số người đề nghị gộp tết ta vào tết tây để hội nhập thế giới. Vậy theo bạn: tết ta có nên gộp chung lại với tết tây hay không?

Tết ta, Tết tây là gì?

Tết không những là thời khắc quan trọng để đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới mà đó được xem là nét đẹp văn hóa của mỗi quốc gia. Tết được đánh dấu theo 2 thời điểm

  • Vào ngày 1/1 Dương Lịch gọi là tết tây. Đây là cái Tết của các nước phương Tây.
  • Vào ngày 1/1 AL gọi là tết ta. Đây là cái Tết của các nước Á Đông.

Tết tây và tết ta có những nét đặc trưng riêng và nét riêng này còn phụ thuộc nhiều vào văn hóa của mỗi quốc gia.

Tết ta có nên gộp chung lại với tết tây hay không?

Tại Việt Nam, tết ta còn gọi là tết cổ truyền, tết nguyên đán hay là tết dân tộc. Vậy có nên gộp cái tết riêng của một dân tộc vào cái tết riêng của một dân tộc khác hay không ? Đất nước ta đang trong thời đại hội nhập về kinh tế nên đã nhận nhiều nguồn văn hóa khác nhau từ các nước phương Tây.

Nhưng khi ý kiến của một nhóm giới trẻ cho rằng : Tết ta không còn phù hợp với thời đại nữa, đó là cái Tết lệch pha và làm ảnh hưởng đi các mối quan hệ làm ăn. Nhất là cho rằng, vừa nghỉ tết tây vừa nghỉ tết ta sẽ bị lãng phí về tiền của, làm trì trệ sự phát triển kinh tế của đất nước.

Đây là những ý kiến thiếu cân nhắc. Vì sao ?

Chúng ta đã chiều tây rồi nhưng tây có chiều ta không ? Chúng ta chấp nhận cho nghỉ tết tây vì chúng ta đang hội nhập quốc tế, chúng ta tạo điều kiện để họ nghỉ tết tây là đã tôn trọng họ rồi. Ngược lại họ có tôn trọng chúng ta không ? Khi những người Việt làm ăn tại các nước phương tây xin được nghỉ Mùng 1 Tết vẫn không được. Và nếu muốn tổ chức Tết thì tự tổ chức chứ người phương Tây không chấp nhận cái tết ta trên đất nước của họ.

Vậy tại sao chúng ta lại đưa ra một lời đề nghị mang tính tự ti, yếu hèn và thiếu tính tự hào dân tộc như thế ? Xóa bỏ đi cái tết dân tộc chẳng khác nào xóa bỏ đi một nền văn hóa tốt đẹp lâu đời của mình.

Chính bởi do cách suy nghĩ thiểu cận, chưa hiểu hết giá trị và nét đẹp của cái tết cổ truyền là như thế nào nên giới trẻ lại muốn xóa đi tất cả những truyền thông văn hóa mà ông bà ta đời đời duy trì và gìn giữ. Ta đã tôn trọng Tây mà tây không tôn trọng Ta thì Ta phải giữ cái của Ta, chứ không vì lý do gì xóa bỏ để hòa tan vào đó. Ta phải cần giữ tính sĩ diện và dân tộc của ta chứ !

Giá trị của Tết ta

Tết ta rất quan trọng. Hình ảnh những người ăn mặc đẹp cùng nhau đến lễ chùa, rồi quay quần sum họp bên gia đình, chúc tết nhau là một nét văn hóa đẹp của ngày Tết.

Người phương Tây đang học hỏi cái riêng này của chúng ta mà họ không có. Nếu lấy cái riêng này để hội nhập vào cái chung thì chúng ta không còn gì để người ta trân trọng cả.

Chúng ta có cảm nhận rằng mỗi khi Tết về mang đến biết bao là cảm xúc. Dù có lo lắng về tiền bạc, dù có bận rộn nhưng chung quy đó là nỗi niềm của ngày Tết và lòng người ai cũng nôn nao với cảm xúc khó tả này. Nhà nước đã kêu gọi bảo vệ nền văn hóa dân tộc để làm khơi dậy tình yêu dân tộc, cớ sao lại đi gộp chung với tết ngoại ?

Tết nguyên đán hội tụ rất nhiều nét đẹp văn hóa thể hiện rõ ràng nhất mà không phải quốc gia nào cũng có được. Hình ảnh những cây mai, bánh tét, bàn thờ gia tiên được tái hiện lại nhằm giúp mọi người nhớ về cội nguồn của mình, nhằm giúp cho giới trẻ hiểu về Tết truyền thống khác với tết ta như thế nào ? Khi hầu hết trẻ con hiện nay chỉ nghĩ Tết là một ngày lễ hội để vui chơi, được nghỉ ngơi mà thôi nên chúng không thấy được giá trị và nét đẹp của ngày Tết ra sao ?

Vậy cho rằng vì Tết cổ truyền ảnh hưởng đến công ăn việc làm và làm trì trệ nền kinh tế có đúng không ?

Thứ nhất: Tết là dịp mà xuất hiện nhiều dịch vụ công ăn việc làm nhất trong năm, là dịp kích cầu rất tốt thông qua việc mua sắm mà những ngày thường không rộn ràng như thế. Năng suất làm việc cao hơn, cung cầu diễn ra ồ ạt, tại sao lại chậm phát triển kinh tế ?

Thứ hai: Tết đến là dịp để chúng ta có được chuỗi ngày thư giãn để dừng lại nghỉ ngơi sau một thời gian dài chạy đua với theo cuộc sống, ổn định mọi thứ để chuẩn bị cho năm mới tốt hơn.

Thứ ba: Tết ta kích thích du lịch Việt Nam phát triển rất mạnh. Chính vì còn giữ cái tết riêng này nên đó là lý do mà người nước ngoài mới sang ăn tết Việt Nam. Và những người xa xứ có dịp về nước đoàn tụ lại gia đình. Nhờ cái tết « lệch pha » này mới thu hút mọi người trở về Việt Nam. Cho nên nếu mất đi thì Tây không cần sang Việt Nam để ăn Tết nữa.

Thứ tư: Khi tết ta còn tồn tại thì dân tộc ta mới có cái để giao lưu với nước bạn về văn hóa. Người nước ngoài rất hoan hỉ khi nhìn về cái tết cổ truyền của chúng ta. Họ vẫn tôn trọng xuống đường phố mua sắm cho những ngày Tết, đại sứ quán Mỹ vẫn cùng người dân thả cá chép vào ngày Ông Táo trong niềm vui.

Điều đó muốn nói lên rằng : Còn cái Tết riêng mới còn cái để người ta thưởng thức, còn cái để người ta tôn trọng mình, nếu vẫn giống nhau thì văn hóa Việt Nam rất bình thường.
Thứ năm : Tết Việt đẹp ở văn hóa lễ nghĩa giữa mọi người với nhau. Thể hiện văn hóa lễ nghĩa không ảnh hưởng đến kinh tế cả. Người ta nói « Phú quý sinh lễ nghĩa ». Làm ăn khá rồi mới thấy văn hóa được khôi phục và phát triển. Phát triển văn hóa là thể hiện chúng ta đang phát triển kinh tế về mọi mặt.

Với những lý lẽ trên, chúng ta thấy rằng phải cần bảo vệ, tự hào và phát huy cái tết nguyên đán, bởi đó là tính truyền thống dân tộc, là nét đẹp muôn đời của người Việt Nam. Qua bài viết chúng ta cũng có câu trả lời cho mình: Tết ta có nên gộp chung lại với tết tây hay không?

Tiểu sử thầy Thích Phước Tiến

Thầy Thích Phước Tiến, thế danh Lê Thanh Tròn, sinh năm 1974, nguyên quán xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Thầy xuất gia với HT. Thích Hoàn Phú, tại Tổ đình Phước Hậu vào năm 1988.

Năm 2004 sau khi hoàn tất chương trình Cao cấp Giảng sư, năm 2006 Thầy du học Ấn Độ và đã hoàn tất cao học năm 2008. Thầy đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào tháng 12-2016. Thầy được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tấn phong lên hàng giáo phẩm Thượng tọa vào tháng 12-2019.

Thầy hiện là Phó Tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật học; Ủy viên TT Ban Hoằng pháp Trung Ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam; Phó Ban Hoằng pháp Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh; Phó Ban TT Ban Giáo dục Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh; Trụ trì Tu Viện Tường Vân (Địa chỉ: 128 Nguyễn Hữu Trí, TT. Tân Túc, H. Bình Chánh, HCM) và Chùa Nhị Mỹ (Địa chỉ: xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long); Chủ tịch Quỹ từ thiện Tu Viện Tường Vân, do Thầy sáng lập vào năm 2016.

Bài giảng theo năm: 2008 - 2009 - 2010 - 2011 - 2012 - 2013 - 2014 - 2015 - 2016 - 2017 - 2018 - 2019 - 2020 - 2021 - 2022

Bài liên quan