Kinh Tì Nại Da Kinh

Khuyết danh,

Bản Việt dịch của Huyền Thanh

*

Bấy giờ, Đức Phật ngự tại tại núi Tựu Phong thuộc thành Vương Xá cùng với vô lượng Bồ Tát, Trì Chú Tiên, Đại Hiền, Phạm Vương, Địa Thần… đến dự nói Chú Pháp.

Thời Ngài Chấp Kim Cương (Vajradhàra) từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh lễ dưới chân Đức Phật rồi bạch rằng:” Nay con vui nói về Trí Chú Luật Pháp (Luật lệ của Pháp Trì Chú). Nguyện xin Đức Thế Tôn, các bậc Đại Hiền nói lên sự tinh yếu để thị hiện cho tất cả Chúng Trì Chú biết”

Ngài lại thưa rằng:” Nguyện xin Đức Thế Tôn hãy nghe điều con nói”

Đức Phật bảo Chấp Kim Cương rằng:” Ông là bậc Đại Uy Đức, bên trong chứa nhóm lòng Từ Bi, hay nói ra lời vui Diệu Pháp này. Nếu nghe điều ông nói ắt có lợi ích lớn. Chúng Hội của Ta sẽ tùy theo Pháp do ông diễn nói”

Thời Chấp Kim Cương nói:” Thế Tôn ! Nếu có Thiện Nam Nữ Nhân tụng Chú Pháp, vui muốn thành nghiệm. Trước tiên, người này cần phải tinh tiến trì Chú đã thọ nhận. Phải biết cúng dường Phật Tháp, Tôn Tượng với vị Thần của Bản Chú. Xong rồi tùy theo khả năng luôn luôn cúng dường và không có tâm gián đoạn. Ở trước Tam Bảo bày tỏ Sám Hối, điều cần yếu là Nguyện xin đem Công Đức này hồi hướng cho tất cả Hữu Tình. Nguyện cho các Hữu Tình xa lìa sự khổ não.

Nói xong, xoa rửa 2 bàn tay rồi chắp lại, ở trước Tượng Bản Tôn, quỳ gối trên cỏ tranh mà ngồi, miệng nói:” Nguyện xin chư Phật Bồ Tát, hàng Thần Trì Chú…ở 10 phương xót thương hộ niệm cho con ( Họ tên… ) . Nay con vui muốn thành tựu sự linh nghiệm của vị Thần thuộc Chú Pháp ấy. Nếy ở đây con có thể thành tựu Pháp này, nguyện xin cho con thấy được tướng thành. Nếu con chẳng thể thành tựu, nguyện xin cho con thấy được tướng chẳng thành”. Nguyện xong rồi, chí tâm niệm tụng Chú Căn Bản hoặc nhóm Chú của Tâm trong Pháp Sở Thành 108 biến rồi nằm ngủ ngay trên chỗ ngồi.

_Trong giấc mộng: Nếu thấy mình cúng dường Phật, Pháp, Sư Tăng, Bạn Lành, Cha Mẹ . Hoặc thấy thân mặc áo trắng sạch, trang sức thân đầu. Hoặc thấy sông, biển, núi lớn, lầu gác, điện đường. Hoặc thấy người cho lụa là, vải vóc lại ngồi trên lưng voi, ngựa, bò…Hoặc được đao, mâu, búa lớn, cung tên, bánh xe bằng đồng, móc câu, sợi dây…Hoặc thấy người khác trao cho quần áo trắng sạch, vòng hoa,Lưu Ly. Hoặc thấy mình cùng với Quốc Vương, Đại Thần, Trưởng Giả nói lời tốt lành. Hoặc thấy người nữ đoan nghiêm có tay cầm cây phướng, cây lọng, hoa, cái bìnhHoặc thấy tự tay cầm cây Kích Xoa. Hoặc bay lên Tòa Sư Tử cao hơn các Tòa khác. Hoặc thấy thân, đầu chảy máu. Nếu thấy các tướng sự như vậy phải biết là nay Ta có thể thành tựu Pháp.

Hoặc ở trong mộng thấy dung mạo của Tôn, hình tượng của chư Thần trên bức tranh vẽ bị sơ xác hư nát. Hoặc thấy cha mẹ buồn rầu khóc lóc. Hoặc thấy Ngoại Đạo lõa thể. Hoặc thấy thân cùa mình không có áo. Hoặc thấy người bị nghiệp ác, hàng Chiên Đà La lôi kéo đi vào nơi dơ bẩn ô uế. Hoặc thấy nước lớn bị khô cạn. Hoặc thấy Thực Thời (Thời điểm ăn uống) bị mất độ. Hoặc thấy thân phần, tay chân dơ bẩn bốc mùi hôi hám. Hoặc thấy mình sợ hãi chạy trốn. Hoặc thấy tự mình nhổ tóc trên đầu. Hoặc thấy Rắn, Bò Cạp, Chuột, Chó Sói…Hoặc thấy rơi xuống hầm hố bị thương. Nếu thấy tướng sự như vậy thì nên biết người đó đối với Chú này có chướng nạn lớn, khó thể thành tựu được.

_ Hàng Thiện Nam Tử này nếu muốn yêu thích thọ trì sự thành nghiệm thì phải siêng năng tinh tiến hơn, chẳng được tán loạn,đừng sinh tâm chán nản, trong mỗi mỗi thời tụng trì chẳng được bỏ thiếu, thường ôm giữ Tâm Từ, xa lìa sắc dục, tu tập Tịnh Hạnh, tắm rửa sạch sẽ, diều hòa nhu nhuyễn, khéo học phương pháp, nên vào Chú Đàn. Vì mong cầu Quả lớn nên cắt đứt lời nói tà bậy với tất cả lời nói hý luận. Gần gũi: kẻ đơn chiếc yếu đuối,nghèo khó, già yếu, trẻ thơ…cung cấp giúp đỡ quần áo, thức ăn và yêu nhớ như con đỏ. Đi chung với hàng Tri Thức để cùng nhau khuyến phát.Đối với Tam Bảo sinh Tâm tin tưởng kính trọng thâm sâu. Lắng nghe Chính Pháp như người bị khát mong muốn có nước uống. Luôn mong cầu Trí Tuệ. Chân thành quán sát Pháp Tắc Chú Đàn của bạn lành. Đều nên hiểu biết rõ ràng (Minh giải) về tường khởi chướng nạn của hàng Tỳ Na Dạ Ca và phương pháp Tịch Trừ. Cũng nên khéo học dùng Pháp Đại Cúng Dường và pháp Hiến Thực cho hàng Phi Nhân, các Tay Ấn, Chú Pháp để Nghinh Thỉnh, Kêu Gọi, Phát Khiển.

_ Lại nữa cần phải biết nơi cư trú. Hoặc ở sườn núi, bờ nước, nơi có vườn hoa tốt tươi, rừng cây chẳng bị khô héo. Hoặc dưới gốc cây lớn đứng đơn độc. Hoặc trong Tháp Xá Lợi của Phật. Hoặc bên trong Già Lam thanh tịnh…thảy đều cư trú được.

Những nơi có nạn giặc cướp, dâm nữ, góa phụ, Chiên Đà La, thú ác, Rắn độc, nhà làm giày da, nhà đồ tể bán thịt, nhà chăn nuôi: Lạc Đà, Lừa, Heo, Chó, Gà, săn bắn chim Ưng. Cũng chẳng gần nơi có mồ mả, nhà thầy thuốc Ngoại Đạo…Những nơi như vậy, người Trì Tụng Chú chẳng nên trú ngụ.

Lại cần phải xem xét nơi cư trú mà nước không có trùng kiến, xác chết, phân, vật dơ bẩn trôi nổi. Sườn núi có ác khí…cũng chẳng nên cư ngụ. Cần phải đi xa tìm Thắng Xứ, nơi có nhiều cát đá, sông suối, rạch ao…thì mới có thể trú ngụ mà tác tụng trì.

_ Bên ngoài đã thanh tịnh thì bên trong cũng trinh minh (inh khiết sáng trong ). Cần phải xả bỏ ý tham dục riêng tư. Đối với các Sân Khuể (giận dữ ) phải tập Từ Nhẫn, tất cả phiền não đều phải giáng phục. Mỗi ngày 3 thời vào trong Tháp hoặc ở nơi đồng trống tác Pháp. Đối với các Công Đức phát sinh đều tùy hỷ hồi hướng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, nguyện thành Phật Tâm chẳng lìa miệng.

Đầu đêm, cuối đêm tinh tiến suy tư, đọc tụnh Kinh Điển vi diệu của Đại Thừa,thọ trì Pháp Tắc của Chú Đàn chẳng cho quên mất, nhớ tụng Chú của hàng Đại Nộ Kim Cương Vương ( Mahà Krodha Vajra Ràja ), phát vui vẻ lớn quán hình tượng của Tôn như đối trước mắt, tâm vui tu học, chi tâm quán chiếu văn tự của Chú. Khiến cho tâm mắt nhìn thấy Vô thường (Anitya), khổ (Duhïkha), không (‘Sunya: trống rỗng) không có gì chắc thật. Chẳng tùy theo cảnh giới của 5 Dục, điều hòa hơi thở ra vào nhẹ nhàng chẳng cho nghiêng lệch, xem xét tác Quỹ Nghi.

Nếu muốn bước đi phải xác định rõ ràng bước chân. Tụng Chú thì Thể Tướng, Âm Chữ của câu văn đều phải rõ ràng. Nếu lúc chính tụng Chú mà bị ho thì nên nhẫn chịu. Cơn ho có thể xảy ra lúc đầu, khoảng giữa hoặc nhiều hoặc ít. Nếu bị cơn ho thì nên tụng lại từ đầu.

Thế Tôn ! Nếu hàng Chú Sư hay y theo Pháp này tu hành thì chẳng bao lâu liền được đại uy linh nghiệm, hết thảy hàng Tỳ Na Dạ Ca đều phải xa lánh chẳng có thể gây chướng ngại được. Nếu hàng Chú Sư vào lúc tụng Chú mà ngôn âm chẳng đúng, Thể Chữ bị bỏ sót, miệng khô rít, thường bị ho.Trong lúc ấy Chú Âm bị ngưng gián, thân chẳng thanh khiết. Ngay lúc ấy hàng Tỳ Na Dạ Ca được dịp thuận tiện làm hại mà chư Thiện, Thiện Thần chẳng chịu hộ vệ. Hoặc lại gặp bệnh tật, tai nạn lớn thì Pháp chẳng thành nghiệm được. Như điều này thì chẳng phải là Pháp nên hàng Chú Sư đó chẳng được tác Pháp mà chỉ nên nhất tâm ngồi Kiết Già trên cỏ tranh chí thành tụng Chú. Bên trong ôm giữ Từ Bi, chí tâm tưởng niệm:”Con vì tất cả chúng sinh làm Pháp Sự này” Một lần ngồi tụng cho đến lúc thân mệt mỏi thì đứng dậy hành Đạo, cúng dường, đọc Kinh, tán lễ Thế Tôn. Như trên đã nói trong tất cả thời đều nên như vậy.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen ngợi rằng:” Lành thay ! Lành thay Chấp Kim Cương ! Ông hay nói như vậy để hộ trì cho người đọc tụng Chú. Đây chính là điều trọng yếu về luật lệ của Chú vi diệu”

Thời Chấp Kim Cương lại bạch rằng:” Nay con muốn nói về Pháp cúng dường hàng Thần Vương của Bản Chú. Ngưới trì Chú ấy trước tiên nên y theo Pháp tắm rửa thân, chẳng được tán loạn, suy niệm về hàng Thần của Bản Chú.Lại liền cúi 5 vóc sát đất đỉnh lễ, phát tâm đại tín:” Pháp mong cầu của con đều nương theo sự gia trì của lực Đại Uy Thần”. Đọc tụng Chú ấy khiến cho tâm khởi tưởng, hướng về phương Nam, kết Kim Cương Quyến Sách Ấn hoặc Phật Đỉnh Ấn, liền dùng Tâm đại sân nộ tụng thầm Đại Kim Cương Quyến Sách Chú:

“Án, bạt chiết-la, bả thế, ha-lị”

湡 向忝扒多 猭

OMÏ _ VAJRAPÀ’SE HRÌHÏ

Nếu kết Phật Đỉnh Ấn, liền tụng Chú này:

“Aùn, yết yết na ma la, hàm”

湡 丫丫左亙先 狫

OMÏ _ GAGANÀMARA HÙMÏ

Hướng về phương Nam tưởng Pháp Sự xong. Tiếp lại tưởng về phương Tây tâm niệm, kết Kim Cương Phan Ấn. Dùng tâm sân nộ tụng thầm Chú. Niệm rằng:”Nay tôi kết Giới ở phương Tây”. Chú là:

“Aùn, đa lăng-ương kỳ-nễ la tra”

湡 凹愬蚱 先誆

OMÏ_ TALUMÏGNI RATÏ

Tiếp tưởng về phương Bắc, kết Kim Cương Tồi Phá Ấn. Tụng Chú dựa theo trước mà niệm

“Aùn, ha-lị, bạt chiết-la ca lợi, ma tra”

湡 詴 向忝乙印 亙誆

OMÏ _ HRÌMÏ _ VAJRAKÀLI MATÏ

Tiếp tưởng về phương Đông, kết Kim Cương Phong Ấn. Dựa theo trước tụng Chú và niệm. Kết Đông Phương Giới Chú là:

“Aùn, bạt chiết-la, thí khư, lị lô, ma tra”

湡 向忝圬几 共冰 亙誆

OMÏ _ VAJRA SIKHA RIRU MATÏ

Tác Pháp này xong, liền thành Giới của 4 Phương. Xong đứng lên suy niệm về Bản Chú để thỉnh cầu vị Thần của Chú. Tay cầm lò hương, đốt hương cúng dường, tưởng rằng:” Nay con kêu gọi Đại Uy Thần Đức của Chú”. Đem thân cúi sát đất lễ bái, suy niệm Bản Chú, lấy nước sạch vảy lên thân. Khi ngồi yên xong, tay lần tràng hạt ở trước ngực, tụng niệm thầm.Trong lúc tụng niệm, nếu mệt mỏi thì đứng dậy lấy hương hoa cúng dường.

Khi muốn ra cửa thì nhất tâm tụng Chú. Nếu có tán loạn thì tất cả loài Quỷ Thần, Tỳ Na Dạ Ca (Vinayàka: Loài gây chướng nạn) sẽ tác niệm bày kế làm cho tâm ý của Chú Sư bị loạn động khiến cho Pháp chẳng thành tựu.Chúng có thể biến hóa ra các loại hoa có màu sắc khác lạ,mùi thơm đặc biệt làm cho Chú Sư động tâm ưa thích. Vì thế Chú Sư chẳng nên ham thích yêu mến cảnh đó mà nên cười rồi bỏ đi. Tâm thường niệm hàng Thần của Bản Chú, đi đứng nằm ngồi chẳng được lãng quên.

Bạch Đức Thế Tôn ! Người trì Chú thường bị loài Tỳ Na Dạ Ca theo sát thân để tìm dịp hãm hại. Nếu chẳng y theo Pháp thì liền bị chướng ngại, còn y theo Pháp thuận hành thì chúng không có dịp hãm hại. Hàng Chấp Kim Cương của con cầm Chày Thần hộ vệ cho người trì Chú sớm chứng nghiệm được Pháp thành tựu.Nếu người trì Chú chẳng thuận theo Pháp thì chúng con sẽ xa lìa.Lúc đó các loài Ma, Tỳ Na Dạ Ca, hàng Thần sẽ nắm giữ được hoặc nhập vào thân khiến cho người trì Chú phần nhiều ôm ấp tâm giận dữ, khởi sự ganh ghét, tham, si. Nếu chẳng biết cách trị sẽ bị chết. Nếu sau này phát sinh Sám Hối, thuận hành y theo Pháp thì cũng có thể giáng phục được loài Ma, Quỷ ác, Tỳ Na Dạ Ca”

Đức Phật bảo:” Như thị ! Như thị ! Như lời ông đã nói, không hề có sự hư dối. Nếu thuận theo điều này thì thành tựu được Chú Pháp”

Bấy giờ, Quán Tự Tại Bồ Tát từ chỗ ngồi đứng dậy bạch rằng:” Thế Tôn ! Nếu lại có người yêu hộ thân mệnh, muốn thành tựu sự chứng nhập Pháp Nghiệm thì Chú Sư ấy cần phải đoạn trừ các sự nghiệp ác, chẳng nhìn nữ sắc với tướng tốt đẹp của chân tay. Nếu thấy hình thể lõa lồ cũng chẳng nguyện nhìn. Trước hết, chẳng nên nghĩ niệm về nơi duyên với việc ác, buộc tâm vào một duyên là thường niệm lực Đại Uy Thần của Tam Bảo, thường trụ nơi Thật Tướng là: Pháp Hữu Vi của Thế Gian đều vô thường, khổ, không, vô ngã. Một lòng an trụ tụng Pháp Tắc của Bản Chú chẳng được tán loạn, chính quán chất trực đừng vin theo vọng tưởng, chuyển đọc Kinh Điển vi diệu thâm sâu của Đại Thừa. Thành tâm cúng dường Phật, Pháp, Chúng Tăng và làm Câu Chi (Kotïi: Ức, 100 triệu) Tháp Tượng, Tôn hình đừng để cho thời gian trôi qua vô ích. Nếu hay thuận hành như vậy thì người trai lành này chẳng bao lâu liền được thành tựu sự linh nghiệm lớn, không có loài Quỷ Thần nào có thể gây được chướng nạn cho ngưới ấy”

Khi ấy, Đại Phạm Thiên Vương ( Mahà Brahma Devaràja ) nương theo uy thần của Đức Phật bạch rằng:” Thế Tôn ! Con thường nhìn thấy người trì tụng Pháp cầu sự thành tựu. Vì sao họ bị suy yếu khí lực, phần nhiều mê ngủ, ăn uống chẳng tinh khiết, chân tay bại nhược, trễ nãi, lười biếng, bị bệnh gây phiền não. Phần lớn sinh ra sự giận dữ, ganh ghét, ham dính sắc dục, ở ngay chỗ quán thường sinh tưởng về Phi Pháp, tham lam không biết chán, thường mang tâm nghi ngờ, đã được Pháp vi diệu bí mật mà chẳng thuận hành, rộng cầu các Chú khác để hỗ trợ bàn luận hỏi đáp về chuyện thị phi”

Lại hỏi rằng:

Người như thế nào, trì Chú được nghiệm ?

Chú nào hay thành ? Ai mới mãn nguyện ?

Phương nào đất nào, tụng trì thành nghiệm ?

Bạch Đức Thế Tôn ! Người như vậy làm thế nào để cho năm tháng không trôi qua một cách vô ích ? Lại nữa, nếu có người gian khổ cầu học Chú Pháp như vậy, chỉ tinh tiến tạm thời rồi lại sinh tâm thoái lui, phá hủy Tịnh Giới của Đức Phật, làm ngược lại sự biết chư Tăng. Con nhận thấy chẳng nên hành sự nghĩ niệm nghiệp ác này. Nếu gượng ép tự làm thì giống như thức ăn chẳng ăn được mà lại ăn (Aét chỉ gặt lấy sự phiền não)

Thế Tôn ! Duyên lành của Chúng Thánh chính là khai mở Bậc Thầy của đường Người Trời. Nhân theo Chính Nghiệp ấy khiến cho được diệu Quả. Nguyện xin Đức Thế Tôn thương xót làm lợi cho Người, Trời và vì con mà giải nói”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Phạm Thiên rằng:” Lắng nghe ! Lắng nghe ! Hãy khéo suy niệm ! Đại Phạm nên biết, nếu có người muốn cầu học dự trì Chú vì đối với Đại Chúng có thể phát Tâm Đại Bồ Đề thâm sâu. Nhưng do ôm ấp sự nghi hoặc, thọ nhận Chú Pháp vốn chẳng theo sách vở truyền thụ, thường thấy lẫn lộn câu chữ của văn, nghe đọc tụng dự vi diệu bí mật mà không trì giữ, chẳng y theo thời tiết tụng Chú tác Pháp, chẳng hiểu rõ về Chú Pháp và Đàn Pháp. Hạng người này ví như kẻ từ thai mẹ sinh ra đã không có 2 con mắt nên không hiểu rõ nghĩa mà hành các điều Phi Pháp, lại cũng chẳng biết được một điều nào về các phương pháp trong Chú. Người này đã vướng vào Vô Minh điên đảo Ngã cho nên nói lời ngu si, tự xưng là Bậc Trí giải rõ các Pháp. Này Đại Phạm ! Nếu Chú Sư tác Pháp này, khi tác niệm đó thì loài Tỳ Na Dạ Ca tên là Kim Cương Phấn Tấn liền tùy theo người này gây ra chướng nạn khiến cho thân chẳng an, chẳng thành Chú Pháp.

Đại Phạm ! Nếu Chú Sư ấy, khi tắm rửa thân mà chẳng y theo Pháp Tắc . Khi kết Ấn tụng Chú chẳng chịu niệm Bản Thân, chẳng rưới nước vảy thì có loài Tỳ Na Dạ Ca tên là Đồng Tu liền gây sự tổn hại.

Nếu Chú Sư đã bị loài Tỳ Na Dạ Ca gây chướng làm tổn hại thì khí lực bị suy yếu, phần nhiều mê ngủ. Lúc tác Pháp Tưởng lại khởi tâm nghi ngờ, trễ nãi chẳng siêng, bị bệnh khổ não. Tại sao vậy ? Vì khẩn cầu nhiều không biết chán mà chẳng chịu tu hành.

Này Đại Phạm ! Nếu bị các điều như vậy thì làm Pháp nào mới có thể trừ diệt được ? Người tụng trì Chú liền khẩn cầu bậc A Xà Lê giải rõ Chú Pháp, xây dựng Đàn Pháp, nên vào trong Đàn nhận một Ấn trong 4 Ấn Pháp. Vị A xà Lê đã Quán Đỉng xong, sao đó hoặc ở trước Kinh Tượng tụng Chú 108 biến, chú vào mè đen với bơ đem đốt trong lửa thì loài Tỳ Na Dạ Ca thảy đều chạy tan.

Này Đại Phạm ! Hễ vào Đàn nhận Pháp sẽ có thế lực lớn. Nếu do chưa giải hết Chú Pháp Sở Trì lại không có Tâm Bồ Đề, chẳng kính trọng ruộng Phước, chẳng biết loài Tỳ Na Dạ Ca thì nên kiên cố làm Đại Pháp tụng Chú cúng dường.

Lại có các người, tự mình chưa vào Đàn, chưa cúng dường bậc A Xà Lê, chưa nhận Ấn Pháp mà lại dậy cho người khác Pháp Bí Mật này và nói như vầy:”Chú đó có thần lực như thế, sẽ dùng Chú này để cột trị, kêu gọi, sai khiến Quỷ Thần như thế” đồng thời dạy cách làm Đàn, các Địa Ấn và cấm không cho hỏi. Nếu có người như vậy thì họ liền cười liền khóc bởi vì vị Thần của Chú lại có Sứ Giả (Cetïa) như thế.Này Đại Phạm ! Nhóm người này do không có Trí, tuy có đọc văn tự nhưng chưa giải được nghĩa lý với Pháp Môn vi diệu, Nghi Quỹ mà tự phát ra đường lối dạy nói cho người khác làm Pháp này. Người như vậy sẽ bị loài Tỳ Na Dạ Ca tên là Lợi Tra Hoành Tra cầm giữ, phần lớn sinh ra tai nạn khiến cho tâm chẳng thể định được chút nào. Này Đại Phạm ! Nếu có chướng nạn như thế cần phải vào trong Liên Hoa Đàn Pháp Hội thọ nhận Pháp Quán Đỉnh từ bậc A Xà Lê. Nếu được như thế thì mới có thể trừ khiển được loài Tỳ Na Dạ Ca kia.

Này Đại Phạm ! Ở trong Pháp của Ta lại có bọn Sa Môn chẳng biết Quỹ Phạm vi diệu của Chú Pháp, đối với Thi La (‘Sìla_ Giới) thanh tĩnh của Tôn Sư lại mang tâm khinh mạn cùng nhau chê bai. Ở trong chùa chiền chỉ mong được tôn quý, tự cống cao ngã mạn hoặc chê Phật Giáo, phỉ báng Chính Pháp. Đại Phạm ! Nên biết hạng người này do vì khinh mạn Tinh Pháp của Ta liền bị loài Tỳ Na Dạ Ca tên là Năng Chướng cầm giữ, rộng làm các điều ác mà không hề lo lắng chán nản. Nếu muốn khiển trừ loài này, cần phải tạo một Câu Chi Tháp Tượng, quỳ gối trước Tôn Sư trịnh trọng thọ nhận yếu chỉ về sự Cấm Ước, cũng cần nên vào Liên Hoa Đàn để được Quán Đỉnh, dùng điều Sở Chấp ấy mới có thể trừ diệt được (chướng nạn ) lại mong cầu học hỏi tụng trì Pháp cho dễ thành tựu”.

Bấy giờ, Kiên Lao Địa Thần từ dưới đất nhảy vọt lên, đỉnh lễ dưới chân Đức Phật, rồi bạch rằng:” Thế Tôn ! Chú Sư phải làm thế nào để được thân tâm thanh tịnh ? Kinh Hành như thế nào ? Làm sao biết được điều nên làm và điều chẳng nên làm ? Bạch Đức Thế Tôn ! Chú Sư nên tụng Chú đó vào thời tiết nào ? Làm sao biết được lúc chính tụng Chú ? Kính xin Đức Như Lai Từ Bi vì con mà giảng nói”

Đức Phật bảo Địa Thần rằng:” Nay ông hãy khéo nghe về Pháp Tắc nên hành của Chú Sư. Nếu muốn thọ trì tất cả Chú Pháp, điều cần yếu là tâm phải tin kính thâm sâu, sinh lòng ân trọng, xa lìa tâm Tà và Pháp chẳng lành kể cả việc cười đùa. Chân thành suy nghĩ ghi nhớ là Nên hành 4 loại Tịnh Hạnh . Thế nào là bốn ? Một là Tịnh Hạnh của thân, hai là Tịnh Hạnh của miệng, ba là Tịnh Hạnh cùa ý, bốn là Tịnh Hạnh của sự ăn uống tắm rửa.Hạnh của Thân Khẩu Ý là Tịnh bên trong, còn lài là Tịnh bên ngoài. Nếu lúc Chú Sư tắm gội ngâm mình trong nước thì trước tiên phải mặc áo tắm, suy niệm Chú này và kỳ cọ thân thể. Chú là:

“Aùn, độ ti độ ti, ca gia độ ti, bát-la xà-bạt lợi nễ, sa-phộc hạ “

湡 鉡扑 鉡扑乙伏 鉡扑 盲詷匡市 送扣

OMÏ _DHUPI DHUPI KÀYA DHUPI PRAJVALANI _ SVÀHÀ

Nên dùng bàn chà bằng gạch đá để kỳ cọ thân thể. Liền lấy đất chia ra làm 3 phần, đưa tay trái nắm lấy một phần. Tụng Chú là:

“Aùn, bộ, xà-bạt la, hàm”

湡 鉓 湞匡 狫

OMÏ _ BHUHÏ JVALA HÙMÏ

Tâm tụng Chú cọ rửa phần dưới của thân thể. Tiếp lấy phần thứ hai, tâm tụng Chú dùng cọ rửa tay chân cho sạch. Tiếp lấy phần thứ ba, tụng Chú cọ rửa cái đầu. Xong, tụng Chú lúc trước, dùng nước rưới vảy trên thân. Liền dùng 2 lòng bàn tay chứa đầy nước sạch, lại tụng Chú lúc trước biểu thị cho lời của Bản Tâm rồi phụng hiến nước đó cho vị Thần của Bản Chú.

Mặc áo mới sạch, tùy theo khả năng dâng hương hoa cúng dường chư Phật Như Lai, tất cả Hiền Thánh và tỏ bày Sám Hối:”Nay con xin đem thân này dâng hiến cho Tam Bảo “ Y theo lời giải nói bên trên dùng tâm chân tín tác Pháp tụng Chú. Ngồi ngay thẳng, nhất tâm chẳng được mệt mỏi. Nếu mệt mỏi rồi thì nhậm ý (Tùy theo ý của mình) đứng dậy hành Đạo.

Phàm cầu xin ăn uống. Lúc xin được rồi, dùng Chú này tụng chú vào thức ăn uống, sau đó phân chia khiết tịnh. Chú là:

“Na ma tát bà bồ đà bồ đề tát đóa nam. Aùn, bà lãm đà đế để thệ, ma lợi nễ, sa-phộc hạ “

巧休 屹楠 后盍 回囚屹玆觡 湡 向吋 叨只 包冗 交共市 送扣

NAMAHÏ SARVA BUDDHÀ BODHISATVANÀMÏ _ OMÏ VALAMÏ DADE MÀRINI SVÀHÀ

Tụng Chú này 3 biến xong. Trước tiên, niệm chút ít dâng hiến cho vị Thần của Bản Chú rồi tự ăn cho đủ. Rửa bát xúc miệng xong, y như trước tắm rửa rồi lại quay về Đạo Trường: Cúng dường, Sám Hối, đọc tụng Kinh Điển. Sau đó ngồi tụng Chú chẳng được mệt mỏi. Khi thân thể mệt mỏi thì đứng dậy hành đạo, cho đến buổi chiều tà cũng vậy, tụng Chú nếu mệt thì hành đạo cúng dường chư Phật Bồ Tát, lễ bái ca ngợi.

Nếu muốn ngủ thì nằm nghiêng hông bên phải. Quán thân thể Vô Thường, Vô Ngã, cuối cùng là Khổ, Không, Bất Tịnh chỉ do xương da giả hợp mà thành tựu. Tụng niệm Chú này để đi vào giấc ngủ. Chú là:

“Aùn, bạt chiết-la, xá ni, hồng “

湡 向忝在市 狫

OMÏ _ VAJRA‘SANI HÙMÏ

Nếu tụng Chú này thì tất cả mộng ác đều bị tiêu diệt, được Thiện Thần hộ vệ, mau chóng được Pháp Nghiệm. Như vậy là Quỹ Nghi của Tịnh Hạnh và Thời Tiết”

Bấy giờ, Kiên Lao Địa Thần lại bạch Phật rằng:” Thế Tôn ! Lúc Chú Sư tụng trì Pháp Giáo thì mộng tưởng làm sao mới biết việc lành dữ của Pháp Nghiệm?”

Đức Phật bảo Địa Thần rằng:” Nếu hàng Chú Sư yêu thích thọ trì tụng niệm Chú Pháp, ngày đêm tinh tiến không có tâm trễ nãi thoái lùi. Người ấy nằm trên giường ngủ, nếu trong giấc mộng hoặc thấy Đồng Nam, Đồng Nữ trang sức xinh đẹp. Hoặc thấy hình dung của cha mẹ, anh em trai, chị em gái thì biết là vị Thần của Chú quay lại nhìn Ta.

Nếu thấy Nam Nữ lúc trước cầm giữ hương hoa, thức ăn uống, quả trái lạ lùng thì biết là vị Thần của Chú đã gần gũi dựa vào Ta.

Nếu thấy thân mình được trang sức bằng áo trắng sạch thì nên tác niệm:”Vị Thần của Chú Từ Bi hộ trì cho Ta” liền nên chuyên cần tinh tiến hơn.

Nếu nằm mơ thấy hàng Nam Nữ lúc trước cầm giữ phan, phướng, lọng cao, chuỗi Anh Lạc, mão, vỏ ốc, mai rùa, dao thì nên biết là Chú Pháp đã kề bên sự thành tựu.

Nếu thấy Sa Môn, hàng Nam Nữ lúc trước cúng dường Tam Bảo, phụng thí hành Đàn hoặc ở trong vườn hoa, Già Lam, Tháp thì nên tác niệm là:” Nay con cầu mong vị Thần của Chú nhiếp thọ cho”

Nếu thấy đi lên núi, ngồi trên Tòa Sư Tử ở lầu gác cao, muốn nhảy lên Hư Không thì nên tác niệm là:” Nay Ta đã gần sát với Pháp Nghiệm”

Nếu thấy ngồi ngay trên đỉnh núi, hoặc ngồi trên Tòa Sư Tử, cỡi trên lưng Sư Tử, voi trắng.. đầu đội mão Trời là bậc tôn quý trong xứ khiến cho mọi gười khâm phục. Thấy được tướng này sẽ được Đại Pháp Nghiệm.

Địa Thần nên biết điềm mộng của hàng Chú Sư cần phải khéo biết Danh Tướng như vậy.

Nếu ở trong mộng thấy hàng Đồ Tể, thủ lãnh Chiên Đà La, Ngoại Đạo lõa thể, Ni Kiền Tử, người điên cuồng nhổ tóc, tự thân không có áo, sợ hãi chạy trốn, tay cầm vật bất tịnh, nắm giữ cá thịt nấu chín, ăn cặn bã của dầu mè, bị rơi xuống hầm hố sâu dấu vết của voi ngựa thì nên biết đã bị loài Tỳ Na Dạ Ca tên là Kim Cương Sân Nộ gây chướng nạn. Nếu muốn Khiển Trừ thì tác Đàn Pháp, Ấn… như trên đã nói. Lại tụng Chú 108 biến liền thành Hộ Thân, được trừ chướng nạn, tự nhiên trong mộng thấy mọi tướng lành. Chú là:

“Aùn, bạt chiết-la,na la, ha na, ma tha, bàn xà la noa, hàm, phán tra”

湡 向忝叨先 成巧 亙卉 矛蛭先仕 狫 民誆

OMÏ _ VAJRA DARA HANA MATHA BHARJARANÏA HÙMÏ PHATÏ

Lại nữa Địa Thần ! Có loài Tỳ Na Dạ Ca tên là Cần Dũng Giả Đỉnh nếu thấy Chú Sư có ý muốn tinh tiến thành tựu Chú Pháp liền khiến cho người ấy phát tâm sinh tiến thoái, kéo dài thời gian khiến cho thân chẳng yên, ý vời vọng là: ”Chỗ ấy của núi kia sẽ tác Pháp rất tốt” nhân đây bị phiền não, liền lười biếng chẳng động.Lại hướng về người khác hỏi nơi chốn nọ, người kia hoặc đáp là:” Aáy là nơi rất tốt, ít có khó khăn” liền tăng thêm nghi ngờ lo nghĩ, hai lòng bất định làm mất Bản Tâm”.

_ Thấy Tướng thế nào mới biết có chướng ngại này ?

_ Nếu hàng Chú Sư tuy tụng Chú Pháp, nằm ngủ trên giường. Ở trong mộng nếu thấy chân tay của nhóm Nam Tử bị cắt hư, hoặc đàm thuyết nói lời tội lỗi, hoặc thấy Tháp Miếu của Thần đang bị đổ nát hủy hoại, hoặc thấy nơi tốt đẹp mà mình chẳng được vào thì nên biết là bị loài Tỳ Na Dạ Ca gây chướng ngại. Đột nhiên nếu thấy các tướng ác này thì vô tình thoái lui mà buông thả thân tâm. Nếu muốn Khiển Trừ thì chuẩn bị vật cúng dường, đem hương hoa quả trái, thức ăn uống tốt tươi để ở trong Đàn. Lại lấy một cái bình chứa đầy nước đặt ngay chính giữa. Dùng Chú tắm rửa lúc trước chú vào bình nước thơm 108 biến rồi lấy nước này rửa ráy thân thể liền thành Pháp Hộ Thân thì mới có thể trừ loại được loài Tỳ Na Dạ Ca.

Lại nữa Địa Thần ! Có loài Tỳ Na Dạ Ca cũng có tên là Kim Cương Phấn Tấn khiến cho vị Chú Sư kia bị suy yếu khí lực, nghe âm thanh của Chú ấy liền sinh chán ghét, đau đầu, luôn ôm ấp sự nghi ngờ lo lắng, thường tùy theo BảnTính. Giả sử có người khác khuyên nhủ thì ngược lại, khởi sự giận dữ, cống cao ngã mạn, tự do phóng túng chẳng giữ tôn ty trật tự, khinh hủy tất cả. Nếu biết được tướng chướng ngại này, cần phải thọ trì Đại Kim Cương Luân Ấn, xong rồi làm Đàn và đi vào trong Đàn, Lại dùng Như Lai Phật Đỉnh Đà La Ni Chú . Chú như bên dưới nói, chú vào nước thơm 108 biến rồi dùng tắm rửa thân thể sẽ trừ diệt Tỳ Na Dạ Ca. Như Lai Phật Đỉnh Chú là:

“Na mô bồ đà gia, ha-lị ô sa-ni sa, đà la, bạt chiết-la lợi nễ, bà bạt gia, la-ca xà bạ-lợi nễ, la bạt-la đá tri, sa-phổ la ha la, tăng ha la ha la, nễ ca-lị na-đá mạt đàm, hàm phán”

巧伕 后盍伏 猭 珈鉲好 叻先 向忝 捂再市 矛向仲硬 捂共市 全侶 凹廿 剉先 扣先 鉏成先 成先市 呼阢亙尼 狫 民誆

NAMO BUDDHÀYA_ HRÌHÏ USÏNÏÌSÏA DHARA _ VAJRA JVARÌNI BHAVAYA _ ARKA JVARINI _ RÀBRA TATÏI SPHARA HÀRA SUHARA HARA _ NIKRINTAMADHAMÏ _ HÙMÏ PHATÏ

Kèm tụng Lục Tự Tâm Chú là:

“Án, la-am bàn đà, sa ha”

湡 劣 向神 送扣

OMÏ_ RAMÏ BANDHA SVÀHÀ

Chú này tụng nhiều là tối thượng bậc nhất, loài Tỳ Na Dạ Ca kia liền xa lìa ngay.

Lại có loài Tỳ Na Dạ Ca tên là Kim Cương Thuyên (cái bẫy) khiến cho người đánh mất Tâm, mê loạn Bản Tính. Khiến cho người ứng niệm ở trong Bạt Đẳng (? Kim Cương Đẳng) lại sinh ra niệm khác, từng đi qua tướng Sở Tác, hiện ra trước mặt với hình trạng giống như nơi chấp giữ của Quỷ Mỵ mà không có Thức Tính. Tụng Chú nhiều ít ắt hiện ra tướng khác. Ngay lúc ấy, vị Thần của Chú xa lìa cho nên mộng thấy điều ác tìm mời. Nếu muốn Tĩnh Trừ loài gây chướng như vậy thì phải phát Đại Nguyện, khởi Tâm Bồ Đề, thề cứu độ rộng lớn. Một ngày một đêm như Pháp chí tâm không ăn, trì Trai và thọ Tịnh Giới, tụng Phật Đỉnh Chú lúc trước chẳng hạn định biến số, dùng chỉ Ngũ Sắc kết sợi dây Chú, liền chú vào 7 biến rồi cột ở cánh tay trái. Nếu làm Pháp này thì mời có thể trừ được loài Tỳ Na Dạ Ca ác kia.

Tiếp lại nói về Đàn Pháp. Trước tiên, Chú Sư cần phải Sám Hối thanh tịnh, khởi Tâm Bồ Đề, lựa chọn đất tốt, một ngày một đêm nhịn ăn giữ Giới. Dùng 5 màu tô vẽ bên trong Đàn, lấy chất nước thơm vẽ Đức Phật ngồi Kiết Già.Bên phải vẽ Quán Âm Bồ Tát (Avalokite’svara) hở eo với đế giày bọc da cọp, tay phải cầm cây gậy báu, tay trái cầm cái bình Táo Quán (rưới vảy) . Bên trái vẽ Chấp Kim Cương Bồ Tát (Vajradhàra) với 2 bàn tay cầm cây phất trần. Tiếp bên dưới vẽ Sân Nộ Xí Diễm Tạng tức là Ngài A Mật Lật Đa Quân Trà Lợi ( Amrïta Kunïdïalinïi ) dưới đấy vẽ cây kích xoa có 3 ngọn lửa (Tam Diễm Kích Xoa ) . Tiếp vẽ cây búa, móc câu, cái chùy, cái chày, cây gậy, sợi dây, vỏ ốc, mai rùa, đầy đủ các Địa Ấn chung quanh trang nghiêm.

Ở bên dưới Quán Thế Âm Bồ Tát nên vẽ Ha Lợi Đa Bồ Tát Ma Ha Tát (Hrïtye Bodhisatva mahà satva ), Cù Lợi ( Gauri ), Phả Noa Bạt Đá Nễ (Panïdïara Vasïìnïi), Ma Ha Thuế Phệ Nễ ( Mahà ‘Sveti ) đều khiến thành búi tóc, mão Trời, quần áo, bình Quân Trì, bông hoa, phất trần…đều y theo Bản Pháp, vẽ hình Độc Kế La Sát ( Eka Jatïa Ràksïasa ) trong miệng ló ra răng nanh đáng sợ, dùng đầu lâu người làm mão, ngay bên phải chỗ ngồi có rắn quấn quanh. Thân có 4 tay, bên phải: một tay cầm búa, tay kế tiếp cầm chày Kim Cương. Bên trái: một tay cầm đầu lâu mới chém đứt còn nhỏ máu, tay kế tiếp cầm một vật khí. Dáng như hàng Tỳ Na Dạ Ca.

Tiếp bên dưới vẽ Lam Tỳ Nễ Thần có thân khoác áo da voi mới lột

Ở 4 góc Đàn mỗi mỗi đều làm một cái chày Kim Cương

Cửa Đông của Đàn vẽ vị Đại Bố Úy Thần kèm vẽ một cái chày với Mộ Đà La Xà Tra

Cửa Nam vẽ vị Đại Kim Cương có tay cầm cây búa trấn hống Tỳ Na Dạ Ca. Đây tức là Kim Cương Tướng Thần

Cửa Tây vẽ Liên Hoa Trung Kế Đà Lị Na Nam Đỗ Đề có tay cầm cây đuốc lửa

Cửa Bắc vẽ Ma Ha Bạt Chiết La Thi Khư La Nga Nẫm Na. Đây là Kim Cương Phong Thị Giả

Vẽ Nghi xong rồi, tùy theo khả năng bày biện vật dụng rồi y theo đây mà phụng hành.

_ Cuối Hiệu Bản Linh Vân ghi rằng:

Bên trên là vâng lệnh viết rành mạch về Bí Tạng Tỳ Nại Gia (Vinaya_ Giới Luật) Kinh , một quyển. Cúi mong Mật Tông đời sau xem xét như Tĩnh Tắc Sa Giới Quần Loại Hợp Nhuận Pháp Trạch.

Niên Hiệu Trinh Hanh, năm Giáp Tý, ngày 24 ( Ghi chép một lần xong)

Nước Đại Nhật Bản, Hà Châu Cẩn Huyện, chùa Diên Mệnh.

Bật Sô TĨNH NGHIÊM ghi

    Xem thêm:

  • Mười Sáu Tôn Phật Trong Kiếp Hiền - Kinh Tạng
  • Kim Cang Đỉnh Du Già Hàng Tam Thế Thành Tựu Cực Thâm Mật Môn - Kinh Tạng
  • Kinh Phổ Hiền Mạn Noa La - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Nhứt Thiết Bí Mật Tối Thượng Danh Nghĩa Đại Giáo Vương - Kinh Tạng
  • Tâm Yếu Kim Cang Đỉnh Du Già Lược Thuật Ba Mươi Bảy Tôn Vị - Kinh Tạng
  • Chơn Ngôn Nghi Quỹ Thắng Sơ Du Già - Kinh Tạng
  • Kinh Pháp Bí Mật Bồ Tát Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại - Kinh Tạng
  • Pháp Niệm Tụng Đà La Ni Kim Cang Thọ Mạng - Kinh Tạng
  • Kinh Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chơn Thực - Kinh Tạng
  • Mười Tám Khế Ấn - Kinh Tạng
  • Pháp Niệm Tụng Du Già Liên Hoa Bộ - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Kim Cang Thọ Mạng - Kinh Tạng
  • Vô Úy Tam Tạng Thiền Yếu - Kinh Tạng
  • Liệt Kê Các Bộ Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Đại Tì Lô Già Na Lược Yếu Tốc Tật Môn Ngũ Chi Niệm Tụng Pháp - Kinh Tạng
  • Nhơn Vương Bát Nhã Đà La Ni Thích - Kinh Tạng
  • Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Thành Tựu Tụng Niệm Cúng Dường Bồ Tát Cam Lộ Quân Đồ Lợi - Kinh Tạng
  • Du Già Thập Bát Hội Chỉ Quy Kinh Kim Cang Đỉnh - Kinh Tạng
  • Bồ Tát Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Luân Du Già - Kinh Tạng