1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

QUYỂN 11

Các đức Phật, vì thương chúng sanh, nên nói pháp lễ sám Hồng Danh. Tội chướng của chúng sanh quá nặng, do vô minh che tối, nên không hiểu nhơn quả, không chuyên cầu lễ sám, cứ để cho tham sân si tự do hành động, tạo các tội lỗi, nào sát đạo vọng dâm tội cấu vô biên, rồi oan nghiệp cũng kết thành vô lượng, thế mà cũng không hay không biết, tội lỗi càng ngày càng sâu nặng. Mình làm mình chịu, quả báo không sai, quyết phải đền trả dù sớm hay muộn hoặc đời hiện tại hay qua đời sau, ác nghiệp quả báo cứ vẫn đeo theo, cũng vì bao nhiêu nghiệp báo khổ sở ấy, làm cho chúng sanh phải đọa lạc trong ba đường ác, đời sau sanh làm người không trường thọ, khổ quả nhiều mối, ác báo nhiều cách, thế nên chúng con thành tâm kính lạy các đức Phật trong mười phương, lễ sám tội khiên:

Kính lạy đức Phật Quyết Định Sắc

Kính lạy đức Phật Phương Tiện Tâm

Kính lạy đức Phật Trí Vị

Kính lạy đức Phật Công Đức Tín

Kính lạy đức Phật Nan Hàng Phục

Kính lạy đức Phật Thiện Kiến

Kính lạy đức Phật Nguyệt Quang Minh

Kính lạy đức Phật Nguyệt Cái

Kính lạy đức Phật Thế Kiều

Kính lạy đức Phật Tín Cúng Dường

Kính lạy đức Phật Lạc Thắng

Kính lạy đức Phật Thiện Cái

Kính lạy đức Phật Tàm Quý Hiền

Kính lạy đức Phật Năng Quán

Kính lạy đức Phật Vô Biên Pháp

Kính lạy đức Phật Sư Tử Thinh

Kính lạy đức Phật Đại Hành

Kính lạy đức Phật Phổ Tín

Kính lạy đức Phật Khí Thinh

Kính lạy đức Phật Thắng Ái

Kính lạy đức Phật Phổ Hạnh

Kính lạy đức Phật Phổ Trí

Kính lạy đức Phật Đại Phấn Tấn

Kính lạy đức Phật Nguyệt Tràng

Kính lạy đức Phật Kiên Hạnh

Kính lạy đức Phật Thiên Cúng Dường

Kính lạy đức Phật Năng Kinh Bố

Kính lạy đức Phật Thắng Xưng

Kính lạy đức Phật Thành Tựu Nhứt Thiết Công Đức

Kính lạy đức Phật Kiên Cố

Kính lạy đức Phật Cam Lộ Quang

Kính lạy đức Phật Đại Thinh

Kính lạy đức Phật Cao Thinh

Kính lạy đức Phật Đại Lực

Kính lạy đức Phật Đại Tận

Kính lạy đức Phật Tín Cam Lộ

Kính lạy đức Phật Hạnh Bồ Đề

Kính lạy đức Phật Thắng Thinh Tư Duy

Kính lạy đức Phật Cao Quang

Kính lạy đức Phật Hy Thắng

Kính lạy đức Phật Lạc Chủng Chủng Thinh

Kính lạy đức Phật Ái Nghĩa

Kính lạy đức Phật Tu Hạnh Tín

Kính lạy đức Phật Ly Ưu

Kính lạy đức Phật Thiện Sinh Lực

Kính lạy đức Phật Oai Đức Lực

Kính lạy đức Phật Tín Công Đức

Kính lạy đức Phật Thinh Xưng

Kính lạy đức Phật Phóng Quang Minh

Kính lạy đức Phật Nghi Phấn Tấn

Kính lạy đức Phật Thắng Vương

Kính lạy đức Phật Lâm Hoa

Kính lạy đức Phật Công Đức Hoa

Kính lạy đức Phật Xả Tranh

Kính lạy đức Phật Đại Quảng

Kính lạy đức Phật Đại Xưng

Kính lạy đức Phật Hư Không Ái

Kính lạy đức Phật Cam Lộ Phấn Tấn

Kính lạy đức Phật Nhựt Tụ

Kính lạy đức Phật Nguyệt Thinh

Kính lạy đức Phật Thiên Tràng

Kính lạy đức Phật Hưng Thanh Tịnh

Kính lạy đức Phật Năng Nhựt

Kính lạy đức Phật Khoái Khả Kiến

Kính lạy đức Phật Kiến Ý Thắng Thinh

Kính lạy đức Phật Vũ Cam Lộ

Kính lạy đức Phật Vô Úy Thinh

Kính lạy đức Phật Thiện Căn Thinh

Kính lạy đức Phật Thắng Thinh

Kính lạy đức Phật Thắng Ái

Kính lạy đức Phật Cam Lộ Xưng

Kính lạy đức Phật Pháp Hoa Đàm

Kính lạy đức Phật Đại Trang Nghiêm

Kính lạy đức Phật Thế Gian Tôn Trọng

Kính lạy đức Phật Thắng Ý Tứ

Kính lạy đức Phật Di Lưu Quang

Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Tư Duy

Kính lạy đức Phật Cao Quang Minh

Kính lạy đức Phật Phá Oán

Kính lạy đức Phật Cam Lộ Thành

Kính lạy đức Phật Hoa Quang

Kính lạy đức Phật Đại Xưng

Kính lạy đức Phật An Ẩn Tư

Kính lạy đức Phật Đại Oai Đức

Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Tâm

Kính lạy đức Phật Thiên Nhơn Cúng Dường

Kính lạy đức Phật Độ Nê Hoàn

Kính lạy đức Phật Ly Hữu Cấu

Kính lạy đức Phật Pháp Liên Hoa

Kính lạy đức Phật Đại Tối Thắng

Kính lạy đức Phật Khả Lạc Quang Minh

Kính lạy đức Phật Hỏa Quang

Kính lạy đức Phật Kiến Ái

Kính lạy đức Phật Quang Minh Ái

Kính lạy đức Phật Hỷ Thinh

Kính lạy đức Phật Đại Thí Đức

Kính lạy đức Phật Thật Bộ

Kính lạy đức Phật Vô Trệ Ngại Trí

Kính lạy đức Phật Đắc Oai Đức

Kính lạy đức Phật Nguyệt Tạng

Kính lạy đức Phật Tịnh Quang Minh

Kính lạy đức Phật Đại Hải Trang Nghiêm

Kính lạy đức Phật Đắc Lạc Tự Tại

Kính lạy đức Phật Diệu Quang Minh

Kính lạy đức Phật Tịch Quang Minh

Kính lạy đức Phật Ly Nghi Hoặc

Kính lạy đức Phật Vô Quá Trí Huệ

Kính lạy đức Phật Thành Tựu Hạnh

Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Thân

Kính lạy đức Phật Vô Úy Ái

Kính lạy đức Phật Xưng Dương Hống

Kính lạy đức Phật Đại Thừa Hống

Kính lạy đức Phật Thiện Tư

Kính lạy đức Phật Đại Tư Duy

Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Tâm

Kính lạy đức Phật Đại Phấn Tấn

Kính lạy đức Phật Lạc Nhãn

Kính lạy đức Phật Mạng Thanh Tịnh

Kính lạy đức Phật Hạnh Thanh Tịnh

Kính lạy đức Phật Ly Nhiệt Trí

Kính lạy đức Phật Ứng Kiều

Kính lạy đức Phật Thiện Tập Trí

Kính lạy đức Phật Phổ Tín

Kính lạy đức Phật Thiết Thi Oai Đức

Kính lạy đức Phật Bất Tử Thành

Kính lạy đức Phật Bất Hộ Thinh

Kính lạy đức Phật Hóa Nhựt

Kính lạy đức Phật thiện Trụ Tư Duy

Kính lạy đức Phật Cao Tín

Kính lạy đức Phật Tu Ma Na Quang Minh

Kính lạy đức Phật Quang Minh Lực

Kính lạy đức Phật Công Đức Hy

Kính lạy đức Phật Pháp Cụ Tô Ma

Kính lạy đức Phật Tịnh Oai Đức

Kính lạy đức Phật Tịnh Hành Thiện

Kính lạy đức Phật Thiên Sắc Tâm

Kính lạy đức Phật Lực Vương

Kính lạy đức Phật Phổ Quán

Kính lạy đức Phật Phạm Cúng Dường

Kính lạy đức Phật Thánh Hoa

Kính lạy đức Phật Hư Không

Kính lạy đức Phật Hàng Phục Uất Di

Kính lạy đức Phật Vô Thí Trí

Kính lạy đức Phật Thắng Phục Sắc

Kính lạy đức Phật Hàng Phục Thành

Kính lạy đức Phật Ứng Ái

Kính lạy đức Phật Giới Công Đức

Kính lạy đức Phật Bình Đẳng Vật Tư

Kính lạy đức Phật Bất Khiếp Nhược Tâm

Kính lạy đức Phật Tinh Tấn Tín

Kính lạy đức Phật Cao Quang Minh

Kính lạy đức Phật Văn Trí

Kính lạy đức Phật Vô Ngại Tâm

Kính lạy đức Phật Vô Úy Quang

Kính lạy đức Phật Cam Lộ Thinh

Kính lạy đức Phật Chủng Chủng Nhựt

Kính lạy đức Phật Thắng Hiệt Huệ

Kính lạy đức Phật Khả Tu Kính

Kính lạy đức Phật Công Đức Vương

Kính lạy đức Phật Hộ Căn

Kính lạy đức Phật Thiền Giải Thoát

Kính lạy đức Phật Đại Oai Đức

Kính lạy đức Phật Chiên Đàn Hương

Kính lạy đức Phật Kiến Tín

Kính lạy đức Phật Diệu Kiều Lương

Kính lạy đức Phật Khả Quán

Kính lạy đức Phật Bất Khả Lượng Trí

Kính lạy đức Phật Thiên Nhựt Oai Đức

Kính lạy đức Phật Xả Trọng Đảm

Kính lạy đức Phật Xứng Tín Tâm

Kính lạy đức Phật Chư Phương Văn

Kính lạy đức Phật Tự Tại

Kính lạy đức Phật Vô Biên Trí

Kính lạy đức Phật Vô Cấu Quang

Kính lạy đức Phật Cam Lộ Tín

Kính lạy đức Phật Diệu Nhãn

Kính lạy đức Phật Giải Thoát Hạnh

Kính lạy đức Phật Khả Lạc Kiến

Kính lạy đức Phật Cao Quang Minh

Kính lạy đức Phật Đại Thinh Tồn

Kính lạy đức Phật Đại Oai Đức Tụ

Kính lạy đức Phật Quang Minh Tràng

Kính lạy đức Phật Ứng Cúng Dàng

Kính lạy đức Phật Phước Đức Oai Đức Tích

Kính lạy đức Phật Tín Tướng

Kính lạy đức Phật Đại Diệm

Kính lạy đức Phật Ứng Tín

Kính lạy đức Phật Thiện Trụ Tư Duy

Kính lạy đức Phật Tu Đề Tha

Kính lạy đức Phật Trí Tác

Kính lạy đức Phật Phổ Bửu

Kính lạy đức Phật Nhựt Quang

Kính lạy đức Phật Thuyết Đề Tha

Kính lạy đức Phật Diệm Nhãn

Kính lạy đức Phật Sư Tử Thân

Kính lạy đức Phật Xưng Thân Quang

Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Thinh

Kính lạy đức Phật Hy Lạc Bang

Kính lạy đức Phật Tịch Tĩnh Tăng Thượng

Kính lạy đức Phật Bửu Oai Đức

Kính lạy đức Phật Thiện Oai Đức Cúng Dường

Kính lạy đức Phật Mao Quang

Kính lạy đức Phật Thế Gian Tôn

Kính lạy đức Phật Thiện Hạnh Tịnh

Kính lạy đức Phật Thiện Đề Tha Oai Đức

Kính lạy đức Phật Ứng Nhãn

Kính lạy đức Phật Đại Bộ

Kính lạy đức Phật Thành Nghĩa

Kính lạy đức Phật An Ẩn Ái

Kính lạy đức Phật Thiên Ma Tư Đa

Kính lạy đức Phật Xả Mạn Lưu

Kính lạy đức Phật Xả Bửu

Kính lạy đức Phật Trí Mãn

Kính lạy đức Phật Độ Kiều

Kính lạy đức Phật Giải Thoát Hiền

Kính lạy đức Phật Chúng Bộ

Kính lạy đức Phật Quang Minh Oai Đức

Kính lạy đức Phật Từ Lực

Kính lạy đức Phật Nguyệt Thắng

Kính lạy đức Phật Tịch Quang

Kính lạy đức Phật Ái Nhãn

Kính lạy đức Phật Dư Thi La Thinh

Kính lạy đức Phật Bất Tử Sắc

Kính lạy đức Phật Lạc Pháp Vị

Kính lạy đức Phật Đại Nguyệt

Kính lạy đức Phật Vô Chướng Ngại Thinh

Kính lạy đức Phật Công Đức Phấn Tấn

Kính lạy đức Phật Bất Tử Hoa

Kính lạy đức Phật Bình Đẳng Kiến

Kính lạy đức Phật Đại Nguyệt Vương

Kính lạy đức Phật Công Đức Vị

Kính lạy đức Phật Thập Quang

Kính lạy đức Phật Chủng Chủng Quang

Kính lạy đức Phật Long Đức

Kính lạy đức Phật Vân Thinh

Kính lạy đức Phật Công Đức Bộ

Kính lạy đức Phật Tư Công Đức

Kính lạy đức Phật Đại Thinh

Kính lạy đức Phật Liễu Thinh

Kính lạy đức Phật Viễn Ly Ác Xứ

Kính lạy đức Phật Thiên Hoa

Kính lạy đức Phật Khoái Nhãn

Kính lạy đức Phật Đại Nhiên Đăng

Kính lạy đức Phật Ly Si Hạnh

Kính lạy đức Phật Kiên Cố Hy

Kính lạy đức Phật Xả Tà

Kính lạy đức Phật Tướng Hoa

Kính lạy đức Phật Bất Khả Tư Nghị Quang Minh

Kính lạy đức Phật Phổ Hiền

Kính lạy đức Phật Nguyệt Diệu

Kính lạy đức Phật Lạc Đức

Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Thinh

Kính lạy đức Phật Thắng Huệ

Kính lạy đức Phật Hiền Quang

Kính lạy đức Phật Kiên Cố Hoa

Kính lạy đức Phật Quang Minh Ý

Kính lạy đức Phật Phước Đức Đức

Kính lạy đức Phật Ý Thành Tựu

Kính lạy đức Phật Lạc Giải Thoát

Kính lạy đức Phật Điều Oán Thân

Kính lạy đức Phật Bất Khử Xả

Kính lạy đức Phật Ly Uyên Hà

Kính lạy đức Phật Cam Lộ Quang Minh

Kính lạy đức Phật Vô Cấu Tâm

Kính lạy đức Phật Lạc Thinh

Kính lạy đức Phật Bất Khả Lượng Nhãn

Kính lạy đức Phật Khoái Tu Hành

Kính lạy đức Phật Diệu Cao Quang

Kính lạy đức Phật Tập Công Đức

Kính lạy đức Phật Khả Lạc

Kính lạy đức Phật Đại Tâm

Kính lạy đức Phật Thiên Tín

Kính lạy đức Phật Tư Duy Cam Lộ

Kính lạy đức Phật Hiệt Huệ

Kính lạy đức Phật Thắng Đăng

Kính lạy đức Phật Kiên Ý

Kính lạy đức Phật Lực Bộ

Kính lạy đức Phật Liên Hoa Diệp Nhãn

Kính lạy đức Phật Bồ Đề Quang Minh

Kính lạy đức Phật Diệu Hống Thinh

Kính lạy đức Phật Lục Thông Thinh

Kính lạy đức Phật Oai Đức Lực

Kính lạy đức Phật Đại Xứng

Kính lạy đức Phật Thắng Hoa Tập

Kính lạy đức Phật Đại Kế

Kính lạy đức Phật Bất Tùy Tha

Kính lạy đức Phật Vô Úy Hạnh

Kính lạy đức Phật Bất Khiếp Nhược

Kính lạy đức Phật Ly Ưu Ám

Kính lạy đức Phật Quá Triều

Kính lạy đức Phật Nguyệt Quang

Kính lạy đức Phật Tâm Dõng Mãnh

Kính lạy đức Phật Giải Thoát Huệ

Kính lạy đức Phật Bất Thủ Xả

Kính lạy đức Phật Bồ Bặc Đăng

Kính lạy đức Phật Thắng Hỏa

Kính lạy đức Phật Thiện Tư Ý

Kính lạy đức Phật Thắng Oai Đức

Kính lạy đức Phật Tín Thế Gian

Kính lạy đức Phật Diệu Huệ

Kính lạy đức Phật Thiện Hỷ Tín

Kính lạy đức Phật Hoa Quang

Kính lạy đức Phật Nhơn Hoa

Kính lạy đức Phật Thiện Hương

Kính lạy đức Phật Thắng Công Đức

Kính lạy đức Phật Chủng Chủng Hoa

Kính lạy đức Phật Cao Thắng

Kính lạy đức Phật Hư Không Công Đức

Kính lạy đức Phật Thiên Tín

Kính lạy đức Phật Khả Kính Kiều

Kính lạy đức Phật Nguyệt Quang Ích

Kính lạy đức Phật Hỏa Tụ

Kính lạy đức Phật Tối Lực

Kính lạy đức Phật Trí Địa

Kính lạy đức Phật Cao Ý

Kính lạy đức Phật Sơn Vương Trí

Kính lạy đức Phật Khoái Thăng Thiên

Kính lạy đức Phật Diệu Thăng

Kính lạy đức Phật Thắng Thân

Kính lạy đức Phật Ly Nghi Vấn

Kính lạy đức Phật Ứng Hành

Kính lạy đức Phật Thắng Hương

Kính lạy đức Phật Vô Tránh Hạnh

Kính lạy đức Phật Tu Hành Công Đức

Kính lạy đức Phật Đại Tinh Tấn Tâm

Kính lạy đức Phật Nhiên Đăng Quang Minh

Kính lạy đức Phật Nhiếp Bộ

Kính lạy đức Phật Tu Hành Thâm Tâm

Kính lạy đức Phật Hương Hy

Kính lạy đức Phật Hương Thủ

Kính lạy đức Phật Tịch Tĩnh Trí

Kính lạy đức Phật Diệu Tâm

Kính lạy đức Phật Công Đức Trang Nghiêm

Kính lạy đức Phật Tăng Thượng Hạnh

Kính lạy đức Phật Trí Ý

Kính lạy đức Phật Công Đức Sơn Thanh Tịnh Thinh

Kính lạy đức Phật Nhiếp Tập

Kính lạy đức Phật Diệu Tín

Kính lạy đức Phật Nhựt Kiến Khả Lực

Kính lạy đức Phật Công Đức Vương Quang Minh

Kính lạy đức Phật Pháp Bất Khả Lực

Kính lạy đức Phật Ly Chư Nghi Phấn Tấn

Kính lạy đức Phật Xứng Vương

Kính lạy đức Phật Nhiếp Chư Căn

Kính lạy đức Phật Thượng Khứ

Kính lạy đức Phật Cam Lộ Quang

Kính lạy đức Phật Cam Lộ Tâm

Kính lạy đức Phật Chư Chúng Thượng

Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Kế

Kính lạy đức Phật Bất Khả Hàng Phục Sắc

Kính lạy đức Phật Phổ Tín

Kính lạy đức Phật Trang Nghiêm Vương

Kính lạy đức Phật Cam Lộ Nhựt

Kính lạy đức Phật Thắng Đăng

Kính lạy đức Phật Ba Đầu Thượng

Kính lạy đức Phật Bảo Tàng

Kính lạy đức Phật Phổ Quang Chiếu

Kính lạy đức Phật Tối Thắng Vương

Kính lạy đức Phật Phổ Quang Minh Thượng Thắng Tích Vương

Kính lạy đức Phật Phổ Hiền

Kính lạy đức Phật Tự Tại Chuyển Pháp Vương

Kính lạy đức Phật Phổ Hiền Vương

Kính lạy đức Phật Hoàn Hoa Thắng

Kính lạy đức Phật Thiên Thế Tự Tại Thinh

Kính lạy đức Phật Nhứt Thiện Vô Cấu Thinh Tự Tại Vương

Kính lạy đức Phật Thiên Ly Vô Úy Thinh Tự Tại Vương

Kính lạy đức Phật Thiên Vô Cấu Oai Đức Tự Tại Vương

Kính lạy đức Phật Ngũ Bách Nhựt Thinh Tự Tại Vương

Kính lạy đức Phật Ngũ Bách Lạc Tự Tại Vương

Kính lạy đức Phật Nhựt Long Hoan Hỷ

Kính lạy đức Phật Úy Xưng Vương

Kính lạy đức Phật Diệu Quang Tràng

Kính lạy đức Phật Ly Quang Thinh

Kính lạy đức Phật Xứng Tự Tại Thinh

Kính lạy đức Phật Diệu Pháp Xứng Thinh

Kính lạy đức Phật Thắng Tạng Xứng Thinh

Kính lạy đức Phật Bất Khả Tư Nghị Ý Vương

Kính lạy đức Phật Bửu Tràng

Kính lạy đức Phật Đại Tự Tại

Kính lạy đức Phật Thánh Trí Tự Tại Tràng Dõng Mãnh Vương

Kính lạy đức Phật Bất Khả Tư Nghị Huệ

Kính lạy đức Phật Trí Tạng

Kính lạy đức Phật Trí Cao Tràng

Kính lạy đức Phật Trí Hải Vương

Kính lạy đức Phật Đại Tinh Tấn Thinh Tự Tại Vương

Kính lạy đức Phật Di Lưu Thắng Công Đức

Kính lạy đức Phật Trí Hiển Tu Tự Tại Chủng Chủng Tử Thiện Vô Cấu Hống Tự Tại Vương

Kính lạy đức Phật Hàng Phục Công Đức Hải Vương

Kính lạy đức Phật Trí Thành Tựu Lực Vương

Kính lạy đức Phật Thắng Đại Tự Tại Vương

Kính lạy đức Phật Thắng Ám Tích Tự Tại

Kính lạy đức Phật Hoa Thắng Tích Trí

Kính lạy đức Phật Kim Cang Sư Tử

Kính lạy đức Phật Giới Thắng

Kính lạy đức Phật Hiền Thắng

Kính lạy đức Phật Vô Biên Quang

Kính lạy đức Phật Sư Tử Hỷ

Kính lạy đức Phật Vô Tận Trí Tích

Kính lạy đức Phật Bửu Hạnh

Kính lạy đức Phật Trí Ba La Bà

Tiếp theo đây, chúng con xin đảnh lễ mười hai bộ Tôn Kinh, Đại Tạng Pháp Luân:

Kính lạy Tôn Kinh Thuận Quyền Phương Tiện

Kính lạy Tôn Kinh Nhạo Anh Lạc Trang Nghiêm Phương Tiện

Kính lạy Tôn Kinh Đại Vân Luân Thỉnh Võ

Kính lạy Tôn Kinh Đại Vân Thỉnh Võ

Kính lạy Tôn Kinh Đại Phương Đẳng Đại Vân Thỉnh Võ

Kính lạy Tôn Kinh Như Lai Trang Nghiêm Trí Huệ quang Minh Nhập Chư Phật Cảnh Giới

Kính lạy Tôn Kinh Độ Chư Phật Cảnh Giới Tri Nghiêm

Kính lạy Tôn Kinh Độ Chư Phật Cảnh Giới Trí Quang Nghiêm

Kính lạy Tôn Kinh Đức Hộ Trưởng Giả

Kính lạy Tôn Kinh Nguyệt Quang Đồng Tử

Kính lạy Tôn Kinh Thân Nhựt

Kính lạy Tôn Kinh Thiện Tư Đồng Tử

Kính lạy Tôn Kinh Đại Phương Đẳng Đảnh Vương

Kính lạy Tôn Kinh Đại Thừa Đảnh Vương

Kính lạy Tôn Kinh Pháp Cảnh

Kính lạy Tôn Kinh Úc Già Trưởng Giả Sở Vấn

Kính lạy Tôn Kinh Úc Già La Việt Vấn Bồ Tát Hạnh

Kính lạy Tôn Kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Đẳng Giác

Kính lạy Tôn Kinh A Di Đà

Giờ đây thành kính đảnh lễ các vị Đại Bồ Tát trong mười phương thế giới:

Kính lạy Bồ Tát Phổ Chánh Pháp

Kính lạy Bồ Tát Phổ Hóa

Kính lạy Bồ Tát Phổ Huệ

Kính lạy Bồ Tát Phổ Nhãn

Kính lạy Bồ Tát Phổ Quán Sát

Kính lạy Bồ Tát Phổ Chiếu

Kính lạy Bồ Tát Phổ Tràng

Kính lạy Bồ Tát Phổ Đức Trí Quang

Kính lạy Bồ Tát Phổ Minh Sư Tử

Kính lạy Bồ Tát Phổ Thắng Bửu Quang

Kính lạy Bồ Tát Phổ Đức Hải Tràng

Kính lạy Bồ Tát Phổ Huệ Quang Minh

Kính lạy Bồ Tát Phổ Bửu Hoa Tràng

Kính lạy Bồ Tát Phổ Thắng Triều Âm

Kính lạy Bồ Tát Phổ Đức Thanh Diệm

Kính lạy Bồ Tát Phổ Tướng Quang Minh

Kính lạy Bồ Tát Phổ Giác

Kính lạy Bồ Tát Giác Thủ

Kính lạy Bồ Tát Tài Thủ

Kính lạy Bồ Tát Bửu Thủ

Kính lạy Bồ Tát Đức Thủ

Kính lạy Bồ Tát Mục Thủ

Kính lạy Bồ Tát Tấn Thủ

Kính lạy Bồ Tát Pháp Thủ

Kính lạy Bồ Tát Trí Thủ

Kính lạy Bồ Tát Hiền Thủ

Kính lạy Bồ Tát Đại Quang Hải Minh

Kính lạy Bồ Tát Vân Âm Hải Tạng

Kính lạy Bồ Tát Đức Bửu Thắng Nguyệt

Kính lạy Bồ Tát Tịnh Huệ Quang Diệm Tự Tại Vương

Kính lạy Bồ Tát Siêu Việt Hoa Quang

Kính lạy Bồ Tát Vô Lượng Trí Vân Tự Quang

Kính lạy Bồ Tát Đại Lực Tinh Tấn Kim Cang

Kính lạy Bồ Tát Hương Diệm Quang Tràng

Kính lạy Bồ Tát Nguyệt Đức Diệu Âm

Kính lạy Bồ Tát Quang Minh Tôn Đức

Kính lạy Bồ Tát Minh Tịnh Tạng

Kính lạy Bồ Tát Tâm Vương

Kính lạy Bồ Tát Vô Ngại Tâm

Kính lạy Bồ Tát Tự Tại Thế

Quy mạng kính lễ như thế, các vị Đại Bồ Tát vô lượng vô biên khắp cùng mười phương thế giới, sau đây kính lễ các vị Hiền Thánh, Thanh Văn, Duyên Giác:

Chí tâm khuyến thỉnh,

Khuyến thỉnh thắng duyên pháp khinh mạn,

Nay trước luận lỗi pháp khinh mạn,

Đời trước chưa trồng nhơn đại thừa

Đời nầy vừa khai liền hủy báng,

Mỗi khi gặp giảng pháp phê phán,

Thấy kia tụ tập liền chê bai,

Hoặc nói tôn sư nhiếp hóa người

Hoặc ngăn mới biết truyền kinh luật,

Chỉ cùng trái ý liền khinh thị,

Duy mừng đồng bạn thuận thế gian,

Ngày nay tâm khai mộ pháp sâu,

Hiểu biết khuyên tâm truyền khuyến thỉnh,

Mười phương chư Phật mới thành đạo,

Con nay khuyến thỉnh chuyển xe pháp,

Mười phương Bồ Tát gặp cơ duyên,

Con nay khuyến thỉnh nhiều khai pháp,

Thinh Văn, Duyên Giác đủ trí tuệ,

Xin đem bổn giáo hóa phàm mê,

Các thiện tri thức tại thế gian,

Xin chỉ môn thiền hoặc giảng thuyết,

Mười phương chư Phật các Bồ Tát,

Bích Chi, La Hớn, các Thánh Hiền,

Muốn bỏ khổ não vào niết bàn,

Con đều khuyến thỉnh nên cữu trụ,

Mỗi niệm vận dụng ý thắng thượng,

Tâm trước niệm sau tự hợp nhau,

Do đây báng pháp tự tiêu trừ,

Cảm được Thánh Nhơn, thường thuyết pháp,

Khuyến thỉnh đã rồi chí tâm kính lạy…

Kính lạy Thánh Tăng A Nhã Kiều Trần Như

Kính lạy Thánh Tăng Ma Ha Ca Diếp

Kính lạy Thánh Tăng Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp

Kính lạy Thánh Tăng Già Da Ca Diếp

Kính lạy Thánh Tăng Na Đề Ca Diếp

Kính lạy Thánh Tăng Xá Lợi Phất

Kính lạy Thánh Tăng Đại Mục Kiền Liên

Kính lạy Thánh Tăng Ma Ha Ca Chiên Diên

Kính lạy Thánh Tăng A Nâu Lâu Đà

Kính lạy Thánh Tăng Ma Ha Kiếp Tân Na

Kính lễ các vị Thánh Tăng Đại A La Hớn trong đại chúng đều rõ biết, đảnh lễ Tam Bảo rồi, kế lại sám hối. Đệ tử chúng con đã sám hối phiền não chướng, đã sám hối nghiệp chướng, còn lại báo chướng (1), nay theo thứ lớp, tỏ bày sám hối. Trong Kinh đã nói: Nghiệp báo mỗi khi nó đến, dù ở giữa hư không, hay ở trong lòng biển cả, hoặc vào trong núi đá… không nơi nào tránh khỏi được, chỉ có sức mạnh sám hối, quả báo kia dần dần xoay chuyển.

Tại sao biết được như thế? Chẳng hạn như vị trời Thích Đề Hoàn Nhơn (2) khi năm tướng suy hiện (3) ra, lòng rất sợ hãi, thành kính hướng về ngôi Tam Bảo, cầu xin sám hối, tướng chết đã chuyển mất, mà còn sống lâu nghìn tuổi. Những việc như thế, trong Kinh đã kể rất nhiều, không phải một hai. Thế nên biết rằng sám hối thật hay dứt các họa ương khổ báo, nhưng mà những kẻ phàm phu (4) nếu không gặp được bạn lành dẫn dắt, thì không có ác nào mà chẳng tạo, tạo cho đến khi sanh mạng gần hết, tướng ác địa ngục hiển bày trước mắt. Đương trong lúc ấy, ăn năn sợ hãi chen nhau kéo đến. Lúc sống không lo chuẩn bị tu tập sám hối, đến khi cùng đường mới biết ăn năn, làm sao cho kịp? Quả báo khác nhau đã dự bị trước mà đợi chờ tội nhơn, dẫn vào nơi địa ngục, chỉ có đi tới, lăn vào vạc lửa, thân tâm rã nát, nghiệp quả khổ đau. Trong lúc như thế, muốn cầu một lạy, một sám cũng không bao giờ được. Chúng ta phải hết sức thận trọng, chớ đừng ỷ lại, tuổi trẻ, tiền của, thế lực, rồi biếng nhác buông lung, bỏ qua tất cả. Một khi khổ chết nó đến, không luận già trẻ, giàu nghèo, sang hèn, đều phải chịu trả. Bỗng nhiên nó đến, không cho một ai hay biết trước. Thân mạng vô thường, chẳng khác nào như giọt sương mai. Hơi thở ra tuy còn, nhưng sự hít vào khó giữ, làm mạng tiêu tan. Tại sao chúng ta không ý thức điều đó, mà không chịu sám hối? Khi mà năm thiên sứ giả (5), và quỷ vô thường (6) đến, dù trẻ hay già không ai tránh khỏi. Bấy giờ nhà đẹp lầu cao, đâu còn liên hệ, xe đẹp ngựa to đâu mang theo được, vợ con thân thích không còn của ta, của cải quý báu, đâu được giữ gìn, quả báo thuộc cõi đời nầy đều như huyễn như hóa. Ngay như quả báo ở các cõi trời, mặc dù sung sướng hơn cõi người, nhưng cuối cùng cũng phải bại hoại, chết rồi hồn phách phải đọa vào địa ngục, quỷ đói hay súc sinh.

Thế nên đức Phật dạy ông Tu Bạt Đà, thầy ông ấy là Ngài Uất Đầu Lam Phất (7) thông minh lanh lợi, chế phục được các phiền não, sinh lên cõi trời Phi Phi Tưởng (8), thế mà khi chết lại mang thân chồn có cánh trong loài súc sinh, huống chi người khác.

Do đó biết rằng ai chưa chứng quả Thánh (9) đều phải bị lưu chuyển trong con đường ác, luân hồi sinh tử. Nếu không thận trọng, bỗng nhiên một mai đích thân mình lãnh chịu việc ấy, thì làm sao hối hận cho kịp. Nhưng người đời nầy, nếu bị tội vạ phải đến chỗ quan, đã thấy khổ sở tinh thần bại hoại, bà con lo âu, cầu cứu muôn mối; sự khổ địa ngục, so với khổ trên, dù có nhân lên đến trăm ngàn vạn lần, vẫn cũng không đủ để so sánh diễn đạt. Chúng ta đã trải qua nhiều đời nhiều kiếp, tội nghiệp như núi Tu Di (10), tại sao nghe vậy mà ngồi yên không lo không sợ, không e không dè? Để rồi ngày nào thần thức lại chịu đau khổ ấy thì thật đáng thương! Vì vậy chúng con vận hết tâm thành, tỏ bày sám hối:

Kính lạy đức Phật Điều Ngự Phương Đông

Kính lạy đức Phật Kim Cang Tạng Phương Nam

Kính lạy đức Phật Nhiên Pháp Giới Phương Tây

Kính lạy đức Phật Biên nhãn Phương Bắc

Kính lạy đức Phật Vô Ưu Đức Phương Đông Nam

Kính lạy đức Phật Hoại Chư Bố Úy Phương Tây Nam

Kính lạy đức Phật Dõng Mãnh Phục Phương Tây Bắc

Kính lạy đức Phật Đại Lực Quang Minh Phương Đông Bắc

Kính lạy đức Phật Hoan Hỷ Lộ Phương Dưới

Kính lạy đức Phật Phương Thượng Vương Phương Trên

Đảnh lễ các ngôi Tam Bảo trong thế giới mười phương như thế xong, giờ đây đệ tử chúng con từ vô thỉ cho đến ngày nay, đã có các báo chướng nhưng nặng nề đau khổ nhứt chỉ có địa ngục A-tỳ (11), nhưng trong Kinh đã dạy: Nay phải nói sơ hình tướng của nó, chu vi ngục nầy có bảy lớp thành bằng sắt, lại có bảy lớp lưới sắt, bao phủ ở trên, dưới có bảy lớp rừng dao lửa mạnh vô lường, bề dọc bề rộng tám muôn bốn nghìn do tuần, thân của người tội đầy khắp trong đó nhân duyên tội nghiệp không ngăn ngại (12) nhau, lửa trên thông xuống lửa dưới bốc lên, đông, tây, nam, bắc, thông suốt đi qua, y như con cá để trên vỉ nướng, mỡ nước khô cả, người chịu tội khổ trong địa ngục nầy, cũng lại như thế. Trong thành ngục kia có bốn cửa lớn, mỗi cửa có chó đồng lớn, thân chúng dọc ngang bốn mươi do tuần, răng, nanh rất nhọn, mắt như điển chớp, lại có vô số loại chim bằng sắt vỗ cánh bay lên, ăn thịt người tội. Đám đầu trâu mặt ngựa hình như quỷ La Sát, có chín cái đuôi, mỗi đuôi như sắt chẻ ra, lại có tám đầu, trên mỗi đầu đều có mười tám sừng, có đến mười sáu con mắt trong mỗi sừng, bất luận con mắt nào cũng đều hiện ra các viên sắt nóng, đốt thịt người tội. Đến lúc giận tức, tiếng chúng rống lên, giống như tiếng sấm.

Lại có vô lượng các bánh xe dao, từ trên không đổ xuống, đâm vào trên đầu hoặc chặt ở dưới chân người tội, lúc ấy tội nhân, đau suốt xương tủy, nhức thấu tim gan. Hành hạ như thế đó trải qua vô số năm chịu khổ, cầu sống không được, cầu chết không xong. Các quả báo như thế đó, ngày nay hết sức hổ thẹn, tỏ bày thành tâm ăn năn sám hối.

Còn các địa ngục khác, sám hối địa ngục núi dao, rừng gươm, chịu tội báo đầu mình rơi rụng; sám hối tội báo nấu, nướng, quay, hầm trong địa ngục vạc nóng lò than; sám hối tội báo đốt cháy, trong địa ngục giường sắt trụ đồng; sám hối tội báo bửa nát nghiến vụn trong địa ngục xe lửa bánh dao; sám hối tội báo đau khổ dữ dội, trong địa ngục kéo lưỡi trâu cày; sám hối tội báo ngũ tạng (13) tiêu tan, ở trong địa ngục nuốt hoàn sắt nóng, uống nước đồng sôi; sám hối tội báo xương thịt nghiền nát như tro như bột, ở trong địa ngục cối xay bằng sắt; sám hối tội báo tay chân rã rời từng khúc, ở trong địa ngục dây đen; sám hối tội báo chết ngộp ở trong địa ngục sông tro phẩn nổi; sám hối tội báo da thứa nứt nở, cả người lột da, rồi bị đông lạnh, ở trong địa ngục nước muối, băng lạnh; sám hối tội báo giết hại lẫn nhau, ở trong địa ngục cọp sói, chim ưng và chó; sám hối tội báo bắt nhau, cột nhau đâm chém., ở trong địa ngục móng nhọn; sám hối tội báo ở trong địa ngục hầm lửa; sám hối tội báo thân thể dẹp nát, ở trong địa ngục ép nhau bằng hai khố đá; sám hối tội báo bị mổ xẻ ở trong địa ngục tụ hội tai đen; sám hối tội báo chém chặt, ở trong địa ngục núi thịt mờ tối; sám hối tội báo cắt đứt, ở trong địa ngục cưa xẻ đóng đinh; sám hối tội báo bị lột bị cắt; ở trong địa ngục thước bản sắt treo ngược; sám hối tội báo oán phiền ở trong địa ngục nóng cháy kêu la; sám hối tội báo ngày đêm mờ mịt, không thấy ba thứ yến sáng (14) ở trong núi Thiết vây quanh lớn nhỏ; sám hối tội báo ở địa ngục A Ba Ba, địa ngục A Ta Ta, sám hối địa ngục A Tra Tra, sám hối địa ngục A La La.

Như vậy có tám địa ngục lạnh (15) tám địa ngục nóng (16), tất cả các địa ngục, trong mỗi ngục có tám muôn bốn nghìn địa ngục nhỏ, phụ thuộc với chúng. Tội khổ trong đó đều bị ram, nướng, nấu, chiên, lột da, róc thịt, chót xương nạo tủy, rút ruột nhổ phổi, các khổ vô số, khó mà nghe hết cũng khó mà nói: Nam Mô Phật, ngày nay những người ở trong đó, hoặc là chúng ta từ vô thỉ trở lại, hoặc là cha mẹ, bà con quyến thuộc nhiều đời, nhiều kiếp của ta; chúng ta cùng nhau, sau khi mạng chung, hoặc sẽ đọa vào các cảnh địa ngục như thế. Vì vậy nên ngày nay, rửa lòng chí thiết, đem hết tâm can dập đầu, sát trán, hướng về mười phương chư Phật, chư Đại Bồ Tát, cầu xin sám hối, khiến cho tất cả báo chướng nầy rốt ráo tiêu diệt.

Đệ tử chúng con nguyện nhờ sức sám hối thành kính nầy, các báo chướng nơi địa ngục chuyển sinh công đức, nguyện đời đời kiếp kiếp, nhờ lòng từ bi cứu khổ chúng sanh của chư Phật, tức thời phá hoại thành sắt nơi cảnh địa ngục A-tỳ, tất cả trở thành thế giới an tịnh, không có tên đường ác; các địa ngục khác tất cả dụng cụ làm khổ não tội nhơn, chuyển thành yếu tố an lạc, núi dao rừng gươm, biến thành rừng quý, vạc nóng lò than, hiện thành hoa sen. Đầu trâu mặt ngựa hết sự bạo tàn, đều khởi lòng từ bi, không còn nghĩ ác. Chúng sanh trong địa ngục, được lìa quả khổ, lại không tạo nhơn xấu nữa, bình đẳng an vui, như cảnh thiền thứ ba (17), một thời đồng phát tâm Vô Thượng Đạo (18).

Chú thích:

1. Báo chướng: Đã chú giải ở quyển thứ Nhất, số 27, trang 103.

2. Thích Đề Hoàn Nhơn: Sakra Devas Indra (S) Danh hiệu trời Đế Thích, Vua 33 cảnh trời (Đao Lợi Thiên) ở cõi Dục. Quyền hạn của Ngài là thống trị từ miền Đao Lợi Thiên, cho đến cõi nhơn gian nầy. Thích Đề Hoàn Nhơn viết trọn theo Phạn Sakra Devas Indra = Dịch là Năng Thiên Chủ. Thích là Năng, có sức làm; Đề Hoàn là chư Thiên, các vị trời ở các tầng trời. Nhơn là chủ, là Đế, là Vua.

3. Năm tướng suy hiện: Cinq états de décadence (F) Cũng gọi ngũ suy. Năm tướng suy của chư thiên hiện ra khi các Ngài hưởng hết phước nơi cõi trời, sắp đi đầu thai. Kinh Niết Bàn quyển thứ 9, có chép: Vua Đế Thích (Thích Đề Hoàn Nhơn) khi sắp chết, thấy có năm tướng hiện ra: 1. Quần áo thường dơ dáy. 2. Trên đầu, tóc rối nhầu như cành hoa tàn tạ. 3. Thân thể hôi hám và nhơ nháp. 4. Dưới nách thường ra mồ hôi. 5. Không thích chỗ ngôi vị của mình nữa.

4. Phàm phu: Prthajjana (S) Profane (F). Kẻ tầm thường, không tin đạo đức và ưa nhạo báng. Phàm phu là đối với thánh giả. Phàm phu tức là ngu nhơn, ngu phu. Thánh giả tức là trí giả. Kinh Pháp Hoa nói: Phàm phu thì biết cạn, ham vui sướng về thể xác. Người ta gọi phàm tục là hạng người còn ở tại thế, còn lăn lộn trong cuộc phiền não; đối với Tăng là hạng người ly gia cắt ái, bước chân vào đường giải thoát.

5. Năm thiên sứ giả đến: Năm vị sứ giả đến dẫn hồn đi cõi khác, ấy là: 1. Kế Thiết Ni (Kesini). 2. Ô Pa Kế Thiết Ni (Upakeseni). 3. Chất Đa La (Citra); 4. (Vasumati) Phạ Tô Ma Để và 5. A Yết Sa Ni (Akarsani) Năm vị sứ giả nầy rất là nguy hiểm.

6. Quỷ Vô Thường: Con quỷ tên là vô thường. Tiếng dùng để chỉ sự chết. Những kẻ trọn đời thường làm ác, đến lúc lâm chung, cảm thấy có quỷ đến bắt mình đi. Thế nên trong đời, người ta gọi sự chết là Vô Thường, vô thường sát quỷ. Kinh Niết Bàn quyển 41: Vô Thường đại quỷ, tình cầu nan thoát. Khi con quỷ cả Vô Thường đến, dù người ta có lấy tình mà cầu khẩn thế mấy, cũng chẳng thoát khỏi.

7. Uất Đầu Lam Phất: Udrak-Ramaputta (S) Cũng viết Uất Đa La, Uất Đà Già. Ông nầy tu theo học phái Du Già, ở gần thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà, con của ông Rama quá vãng. Ông là thầy giỏi nhứt toàn xứ Ấn Độ. Ông được cha truyền giáo cho. Ông chấp nơi hình tướng, muôn sự muôn vật, hay nơi không hình tướng, đều là lầm lạc cả. Vậy nên cần suy xét cho chín chắn, chỉ lãnh thọ cái thể nhiệm mầu của muôn sự muôn vật mà thôi. Như vậy mới chắc đặng quả giải thoát cao nhứt và sanh về cõi trời Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng. Tôi nay đang tu tập phép nhiệm mầu ấy. Thái tử nhập định một hồi đã chứng được định Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng. Ngài trỗi hơn Uất Đầu Lam Phất, bèn từ giã mà đi nơi khác.

8. Trời Phi Phi Tưởng: Cảnh trời chẳng phải tưởng, chẳng phải không tưởng. Cũng gọi là Hữu Đỉnh Thiên. Vì là cảnh trời cao hơn hết trong cõi Vô Sắc (Arupadhatu), tức là cao hơn hết trong tam giới. Các vị tu hành khi thiền định đắc phép Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định, có thể sanh lên đây, hưởng tuổi thọ rất lâu dài, tám vạn kiếp (Mỗi kiếp là cả trăm vạn năm).

9. Chưa chứng quả Thánh: Quả thánh đây là chỉ cho quả A La Hán. Chứng quả thánh mới tránh được sự sanh tử luân hồi. Chưa chứng phải bị trầm luân trong sáu đường khổ.

10. Núi Tu Di: Mérou, Sumeru (S). Cũng có chỗ kêu Tô Mê Lư, có nghĩa là Diệu Cao, Diệu Quang. Hòn núi lớn nhứt ở trung tâm hoàn cầu. Ấy là quả núi của Tiên, Thánh, mỗi ngày các ngôi tinh tú xoay chung quanh hòn núi ấy. Theo Kinh, núi Tu Di cao 84 000 do tuần, bề sâu dưới mặt nước cũng 84 000 do tuần và bề ngang trên mặt nước cũng vậy. Phật Thích Ca có ngự đến núi Tu Di mà thuyết pháp với Tứ Thiên Vương. Bốn Ngài đều tỏ lòng hoan nghênh đức Phật, và nguyện hộ trì Phật Pháp với chư vị tu hành.

11. Địa ngục A-Tỳ: Đã chú giải ở quyển thứ Nhất, số 11, trang 98.

12. Tội nghiệp không ngăn ngại: Đây là nói tuy thọ tội ở chung trong địa ngục, nhưng nghiệp riêng của mỗi tội nhơn phải lãnh thọ, chớ không can hệ gì với nhau cả. Cũng như kẻ ăn thứ gì thì no theo thứ ấy.

13. Ngũ tạng: Năm loại quan trọng trong mỗi người. Ấy là: Tâm (tim), Can (gan), tỳ (ruột), phế (phổi) và thận (thận).

14. Ba thứ yến sáng: Tức là yến sáng mặt trời, yến sáng mặt trăng và yến sáng các vì tinh tú.

15. Tám địa ngục lạnh: Huit enfers froids (F). Cũng gọi là bát hàn băng địa ngục. Ở tám cảnh địa ngục nầy tội nhơn thấy mình lạnh lắm, lạnh như nằm trên giá. Tám địa ngục ấy là: 1. Ngạch bồ đà: Nổi ốc, vì chịu lạnh quá gắt nên thân thể nổi ốc. 2. Thích bộ đà: Bể ốc, vì chịu lạnh quá sức, nên mụt ốc nổi lên, đều bể ra, làm cho da đều bể nứt hết. 3. Ngạch chiết sá: Lạnh quá nên miệng kêu lên ba tiếng ấy mãi. 4. Hoắc hoắc bà: Lạnh quá nên miệng kêu hoắc hoắc bà mãi. 5. Hổ hổ bà: Lạnh quá nên miệng kêu lên hổ hổ bà mãi. 6. Ổn bát ma: Bị lạnh quá, nên thân thể tách ra như những cánh hoa sen xanh. 7. Bát đặc ma: Bị lạnh quá nên thân thể tách ra như những cánh hoa sen hường. 8. Ma ha bát đặc ma: Bị lạnh nên thân thể tách rã ra như những cánh hoa sen hường lớn.

16. Tám ngục nóng: Huit enfers chauds (F) Tám địa ngục nóng, cũng kêu là bát đại địa ngục: 1. Đẳng hoạt địa ngục. 2. Hắc thằng địa ngục. 3. Chúng hiệp địa ngục. 4. Hào khiếu địa ngục. 5. Đại khiếu địa ngục. 6. Viêm nhiệt địa ngục. 7. Đại nhiệt địa ngục. 8. Vô gián địa ngục.

17. Cảnh thiền thứ ba: Troisième degré de Méditation (F). Phép thiền định thứ ba, bậc thiền định của người đã đắc hai bậc thứ nhứt và thứ nhì. Cũng gọi là Tam Thiền hay Tam Thiền định.

18. Phát tâm vô thượng đạo: Pháp khởi chí nguyện tu hành cho đến khi thành Phật. Lại có nhiều vị khác phước và trí to lớn, đầy đủ, sau khi phát tâm, liền độ được vô số hạng nhơn thiên. Như vậy phát tâm tức là tất cánh.

    Xem thêm:

  • Kinh Phật Thuyết Phật Danh – Thích Thiện Chơn dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Hiện Tại Hiền Kiếp Thiên Phật Danh – Thích Huyền Tôn dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 1 - Kinh Tạng
  • Kinh Độ Chư Phật Cảnh Giới Trí Quang Nghiêm - Kinh Tạng
  • Phẩm Đại Oai Đức Tối Thắng Kim Luân Tam Muội Chú Kinh Đà La Ni Đại Phật Đỉnh Như Lai Phóng Quang Tất Đát Đa Bát Đát La Đại Thần Lực Đô Nhiếp Nhứt Thiết Chú Vương - Kinh Tạng
  • Truyền Tâm Pháp Yếu Của Thiền Sư Hoàng Bá - Kinh Tạng
  • Kinh Tín Lực Nhập Ấn Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 2 - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Bồ Đề Trường Trang Nghiêm - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Diệu Kim Cang Đại Cam Lộ Quân Nã Lợi Diệm Man Sí Thạnh Phật Đỉnh - Kinh Tạng
  • Kinh Bí Mật Bát Danh Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Ngữ Lục Của Thiền Sư Đàm Châu Quy Sơn Linh Hựu - Kinh Tạng
  • Uyển Lăng Lục Của Thiền Sư Hoàng Bá Đoạn Tế - Kinh Tạng
  • Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết – Thích Huệ Hưng dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 1 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật - Kinh Tạng
  • Kinh Kim Cang Quyết Nghi - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Thành Tựu Bí Mật Bốn Mươi Tám Sứ Giả Thắng Quân Bất Động Minh Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương - Kinh Tạng
  • Nghi quỹ Đà-la-ni Tùy Cầu Tức Đắc Thần biến gia trì thành tựu Kim cang đảnh Du-già tối thắng Bí mật thành Phật - Kinh Tạng