QUYỂN 28
Ngày nay đệ tử chúng con đều gắng sức tu tập cho kịp thời gian, nếu dễ duôi phóng túng thì tâm trí hướng thượng phải chậm trễ; thế nên phải cố gắng chịu khổ mà dũng mãnh tiến lên. Trong Kinh đã dạy: “Từ bi là đạo tràng vì phải nhẫn nhục chịu khổ vậy. Phát tâm hành theo đạo tràng nầy thì mọi việc đều làm xong.” Thế nên biết rằng: muôn việc lành được trang nghiêm, đều nhờ sự siêng năng, cần cù; cũng như muốn qua biển lớn, phải nhờ thuyền từ. Nếu có tâm muốn vui mà không làm việc gây nhơn vui, chắc chắn không có kết quả an vui; cũng như kẻ hết lương thực, mà chỉ mơ tưởng cao lương mỹ vị, tưởng suông như vậy nào có ích chi cho sự đói khát. Muốn mong quả tốt đẹp nhiệm mầu, cần phải lý sự đồng hành, không thể thiếu một. Chúng con cùng nhau phát tâm tăng thượng, ôm lòng hổ thẹn mà sám hối dứt tội, giải các oan khiên. Ngược lại cứ mê mờ theo thói cũ thì chưa biết ngày nào tỏ ngộ. Nếu mọi người đều giải thoát mà ta còn trầm luân thì ăn năn không kịp. Đệ tử chúng con nhứt tâm đầu thành đảnh lễ các đức Phật trong ba đời:
Như Lai đầy đủ các công đức,
Bốn vô sở úy lòng đại bi,
Mười tám bất cộng, sáu thần thông,
Ba mươi bảy phẩm, ba giải thoát,
Phước đức trí tuệ đều viên mãn,
Khó làm, làm được diệt ma quân,
Tám mươi tướng hảo nhiếp chúng sanh,
Nước trí rưới tâm thành đại giác,
Con nguyện từ nay về Phật đạo,
Trí tuệ học Phật chứng thân Phật,
Lại dùng bi nguyện độ chúng sanh,
Hằng cùng thế gian làm Pháp Vương,
Như Lai vì chúng tu thắng hạnh,
Đầy đủ tự tại đại oai thần,
Làm sao một mai xả báo thân,
An trụ niết bàn biển tịch diệt,
Chúng sanh dứt hết ba đường ác,
Các khổ ép ngặt đáng thương xót,
Cúi mong Đại Bi Đại Pháp Vương,
Chỉ trong hiện đời làm cứu hộ,
Con nguyện từ nay vô lượng kiếp,
Thường thỉnh Như Lai chuyển pháp luân,
Giúp Phật giáo hóa độ quần mê,
Chúng sanh chưa hết không thôi dứt,
Như Lai tịch diệt để lời dạy,
Kinh điển vi diệu Đại Niết Bàn,
Phật tánh chúng sanh vốn tròn sáng,
Tam Bảo thường trú không đổi dời,
Kim Cang bửu tạng không bụi nhơ,
Nghĩa lý sâu xa pháp trung vương,
Nhiều kiếp cúng dường các Như Lai,
Mới được lòng tin nghe câu kệ,
Con nguyện từ nay nghe pháp mãi,
Thường đem pháp mầu soi nguồn tâm,
Thọ trì chép viết rộng lưu hành,
Đầy pháp vị chúng sanh khát ngưỡng,
Như Lai ba cõi từ bi phụ,
Vô lượng ức kiếp đến bồ đề,
Chỉ có chúng sanh không vì thân,
Thường muốn chúng sanh được an lạc,
Chúng con phàm phu nhiều tội cấu,
Không gặp Như Lai khi xuất thế,
Trôi nổi trong biển lớn sanh tử,
Nghèo cùng cô độc không cứu hộ,
Con nguyện từ nay nương sức Phật,
Nhiều kiếp gần gũi Đại Y Vương,
Đoạn trừ phiền não chứng vô sanh,
Thường uống sữa Đại Bi Như Lai,
Như Lai nhiều kiếp đầy bi trí,
Thường ở biển khổ độ quần sinh,
Tâm lớn vận dụng chứng bồ đề,
Trở lại cõi trần không mệt mỏi,
Chúng con, chúng sanh không phước lực,
Khiến cho Như Lai chóng niết bàn,
Thương thay, khổ thay,mặt trời lặn,
Biển khổ mờ mờ nhiều tăm tối,
Con nguyện từ nay tu phước huệ,
Thường làm tương lai thấy nhơn Phật,
Vì Phật thương chúng sanh đáo để,
Lân mẫn thể gian nối Tam Bảo,
Như Lai tôn trọng vượt ba cõi,
Yến sáng khắp soi tánh vô biên,
Chúng con, chúng sanh cấu chướng sâu,
Luyến mộ Như Lai nhưng không thấy,
Hương hoa, ăn uống không tinh khiết,
Khinh mạn Như Lai giáng đạo tràng,
Cúi mong Từ Bi đại Pháp Vương,
Cho con cúng dường về cõi tịnh,
Chúng con chí tâm, dốc lòng kính lạy…
Kính lạy Đức Phật Phổ Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Công Đức Đa Bửu Hải Vương
Kính lạy Đức Phật Bất Không Công Đức
Kính lạy Đức Phật Chiếu Nhứt Thiết Xứ
Kính lạy Đức Phật Diệu Cổ Thinh
Kính lạy Đức Phật Pháp Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Phổ Kiến
Kính lạy Đức Phật Đại Diệm Tụ
Kính lạy Đức Phật Quang Minh Tràng
Kính lạy Đức Phật Trí Kê Đâu
Kính lạy Đức Phật Ta La Thai
Kính lạy Đức Phật Bửu Thi Khí
Kính lạy Đức Phật Ba Đầu Ma Tạng
Kính lạy Đức Phật Nhứt Thiết Thắng
Kính lạy Đức Phật Ta Già La
Kính lạy Đức Phật Ba Đầu Ma Hải Hội
Kính lạy Đức Phật Ta La Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Hoa Tịnh
Kính lạy Đức Phật Xưng Thắng
Kính lạy Đức Phật Kiến Thật
Kính lạy Đức Phật Trí Di Lưu
Kính lạy Đức Phật Long Đức
Kính lạy Đức Phật Thắng Hạnh
Kính lạy Đức Phật Tinh Tú
Kính lạy Đức Phật Đại Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Quang Minh Vương
Kính lạy Đức Phật Năng Nhơn
Kính lạy Đức Phật Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Nhựt Diện
Kính lạy Đức Phật Thiện Ý
Kính lạy Đức Phật Long Thắng
Kính lạy Đức Phật Phất Sa
Kính lạy Đức Phật Dược Sư Vương
Kính lạy Đức Phật Sư Tử Sơn
Kính lạy Đức Phật Trụ Trì Thắng Công Đức
Kính lạy Đức Phật Ẩm Cam Lộ
Kính lạy Đức Phật Phóng Diệm
Kính lạy Đức Phật Diệu Sơn
Kính lạy Đức Phật Hộ Thế Gian Cúng Dường
Kính lạy Đức Phật Gia Già La Thi Khí
Kính lạy Đức Phật Nan Thắng
Kính lạy Đức Phật Đại Đăng
Kính lạy Đức Phật Ba Đầu Ma Thượng
Kính lạy Đức Phật Pháp Tràng
Kính lạy Đức Phật Năng Nhiên Đăng
Kính lạy Đức Phật Nan Thắng Trí
Kính lạy Đức Phật Nan Khả Ý
Kính lạy Đức Phật Chân Thinh
Kính lạy Đức Phật Diệu Thinh
Kính lạy Đức Phật Ta La Bộ
Kính lạy Đức Phật Bửu Diệm
Kính lạy Đức Phật Ái Kiến
Kính lạy Đức Phật Tu Di Kiếp
Kính lạy Đức Phật Chiên Đàn Quang
Kính lạy Đức Phật Nhựt Quang
Kính lạy Đức Phật Dược Thọ Thắng
Kính lạy Đức Phật Tịnh Giác
Kính lạy Đức Phật Ký Biệt
Kính lạy Đức Phật Ái Tác
Kính lạy Đức Phật Tác Vô Úy
Kính lạy Đức Phật Ba Đầu Ma Bửu Hương
Kính lạy Đức Phật Thắng Đức
Kính lạy Đức Phật Vô Cấu
Kính lạy Đức Phật Tịnh Chiếu
Kính lạy Đức Phật Vô Phiền Não
Kính lạy Đức Phật Thiện Lai
Kính lạy Đức Phật Thiện Quang
Kính lạy Đức Phật Kim Sắc
Kính lạy Đức Phật Năng Tác Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Thanh Tịnh
Kính lạy Đức Phật Đắc Thoát
Kính lạy Đức Phật Ca Lăng Tần Già Thinh
Kính lạy Đức Phật Năng Giữ Pháp
Kính lạy Đức Phật Thiện Hộ Chư Môn
Kính lạy Đức Phật Đắc Ý
Kính lạy Đức Phật Ly Ái
Kính lạy Đức Phật Vị Sanh Bửu
Kính lạy Đức Phật Thiện Hộ Chư Căn
Kính lạy Đức Phật Phạm Thinh
Kính lạy Đức Phật Thắng Thinh
Kính lạy Đức Phật Diệu Thinh
Kính lạy Đức Phật Đại Huệ
Kính lạy Đức Phật Vô Chư Trược
Kính lạy Đức Phật Bất Khả Động
Kính lạy Đức Phật Lạc Giải Thoát
Kính lạy Đức Phật Thắng Nhị Túc
Kính lạy Đức Phật Cụ Túc Nhứt Thiết Công Đức Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Tướng Hảo Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Câu Mâu Đà Ngữ
Kính lạy Đức Phật Bất Khả Hàng Phục Ngữ
Kính lạy Đức Phật Thường Tương Ưng Ngữ
Kính lạy Đức Phật Phạm Thinh An Ẩn Chúng Sanh
Kính lạy Đức Phật Ta La Hoa
Kính lạy Đức Phật Kim Chi Hoa
Kính lạy Đức Phật Câu Mâu Đà Tướng
Kính lạy Đức Phật Diệu Đảnh
Kính lạy Đức Phật Đại Mâu Ni
Kính lạy Đức Phật Nhứt Thiết Pháp Đáo Bỉ Ngạn
Kính lạy Đức Phật Vô Nhiễm
Kính lạy Đức Phật Bất Tán Tâm
Kính lạy Đức Phật Hạ Tra Già Sắc
Kính lạy Đức Phật Thiện Tịch Thành Tựu
Kính lạy Đức Phật Dư Đầu La Bộ
Kính lạy Đức Phật Thanh Tịnh Thủ
Kính lạy Đức Phật Thường Lai
Kính lạy Đức Phật Tất Cảnh Thành Tựu Đại Bi
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Kiên
Kính lạy Đức Phật Thường Hành Thành Tựu
Kính lạy Đức Phật Ly Tránh Trược
Kính lạy Đức Phật Thanh Tịnh Công Đức Tướng
Kính lạy Đức Phật Bất Khấp Mâu Ni La
Kính lạy Đức Phật Thắng Tạng
Kính lạy Đức Phật Bát Nhã Tế
Kính lạy Đức Phật Bát Nhã Bửu Tất Cảnh
Kính lạy Đức Phật Mãn Túc Ý
Kính lạy Đức Phật Thế Gian Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Vô Lượng Mạng
Kính lạy Đức Phật Đại Diệm Tích
Kính lạy Đức Phật Vô Biên Bửu
Kính lạy Đức Phật Tịnh Thắng Thiên
Kính lạy Đức Phật Nội Ngoại Tịnh
Kính lạy Đức Phật Tịch Chư Căn
Kính lạy Đức Phật Tối Đăng
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Bất Khả Tư Duy Nguyện Ta La Vương
Kính lạy Đức Phật Sư Tử Ý
Kính lạy Đức Phật Hàng Phục Lực
Kính lạy Đức Phật Trụ Trì Tốc Hành
Kính lạy Đức Phật Phóng Quang Minh Vương
Kính lạy Đức Phật Tỳ Đầu Khê Hống
Kính lạy Đức Phật Vô Niệm Giác Pháp Vương
Kính lạy Đức Phật Phật Quốc Độ Trang Nghiêm Thân
Kính lạy Đức Phật Trí Căn Bản Hoa Tràng
Kính lạy Đức Phật Hóa Xưng
Kính lạy Đức Phật Nhứt Thiết Sắc Ma Ni Tạng
Kính lạy Đức Phật Pháp Tạng Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Pháp Hiến Bà Bà La
Kính lạy Đức Phật Vô Biên Bửu Công Đức Tạng
Kính lạy Đức Phật Tịnh Hoa Thinh
Kính lạy Đức Phật Đại Pháp Vương Câu Tu Ma Thắng
Kính lạy Đức Phật Nhứt Thiết Vô Tận Tạng
Kính lạy Đức Phật Công Đức Sơn Tạng
Kính lạy Đức Phật Tinh Tú Sơn Tạng
Kính lạy Đức Phật Hư Không Trí Sơn
Kính lạy Đức Phật Trí Lực Thiên Vương
Kính lạy Đức Phật Vô Chướng Ngại Hải Tùy Thuận Trí
Kính lạy Đức Phật Vô Biên Giác Hải Tạng
Kính lạy Đức Phật Trí Vương Vô Tận Xưng
Kính lạy Đức Phật Tâm Ý Phấn Tấn Vương
Kính lạy Đức Phật Tự Thanh Tịnh Trí
Kính lạy Đức Phật Trí Tự Tại Pháp Vương
Kính lạy Đức Phật Sai Biệt Khứ
Kính lạy Đức Phật Tự Tại Kiến
Kính lạy Đức Phật Tùy Thuận Hương Kiến Pháp Mãn
Kính lạy Đức Phật Long Nguyệt
Kính lạy Đức Phật Nhơn Đà La Ba La Vô Chướng Ngại Vương
Kính lạy Đức Phật Trí Kê Đâu
Kính lạy Đức Phật Trí Đăng
Kính lạy Đức Phật Đại Quang Minh Chiếu
Kính lạy Đức Phật Bất Khả Thắng
Kính lạy Đức Phật Chiếu Cảnh
Kính lạy Đức Phật Ngân Kê Đâu Tràng Cái
Kính lạy Đức Phật Oai Đức Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Giác Vương
Kính lạy Đức Phật Bảo Tạng
Kính lạy Đức Phật Đại Ta Già La
Kính lạy Đức Phật Thập Phương Sai Biệt
Kính lạy Đức Phật Hàng Phục Ma
Kính lạy Đức Phật Hàng Phục Tham
Kính lạy Đức Phật Hàng Phục Sân
Kính lạy Đức Phật Hàng Phục Si
Kính lạy Đức Phật Hàng Phục Kiêu Mạn
Kính lạy Đức Phật Hàng Phục Sân Hận Cấu
Kính lạy Đức Phật Pháp Thanh Tịnh Đắc Danh
Kính lạy Đức Phật Nghiệp Thắng Đắc Danh
Kính lạy Đức Phật Như Ý Thanh Tịnh Đắc Danh
Kính lạy Đức Phật Khởi Thí Đắc Danh
Kính lạy Đức Phật Thanh Tịnh Giới Đắc Danh
Kính lạy Đức Phật Khởi Nhẫn Nhục Thành Tựu Đắc Danh
Kính lạy Đức Phật Khởi Tinh Tấn Đắc Danh
Kính lạy Đức Phật Khởi Thiền Đắc Danh
Kính lạy Đức Phật Khởi Bát Nhã Đắc Danh
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Thí Bất Khả Tư Nghị
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Giới Bất Khả Tư Nghì
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Nhẫn Nhục Bất Khả Tư Nghì
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Tinh Tấn Bất Khả Tư Nghì
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Thiền Định Bất Khả Tư Nghì
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Bát Nhã Bất Khả Tư Nghì
Kính lạy Đức Phật Hành Thành Tựu Đắc Danh
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Đà La Ni Thanh Tịnh Đắc Danh
Kính lạy Đức Phật Đà La Ni Sắc Thanh Tịnh Đắc Danh
Kính lạy Đức Phật Đà La Ni Thí Thanh Tịnh Đắc Danh
Kính lạy Đức Phật Không Vô Ngã Tự Tại Đắc Danh
Kính lạy Đức Phật Không Hành Tự Tại Đắc Danh
Kính lạy Đức Phật Nhãn Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Nhĩ Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Tỷ Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Thiệt Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Thân Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Ý Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Sắc Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Thinh Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Hương Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Vị Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Pháp Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Xúc Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Địa Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Thủy Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Hỏa Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Phong Đà La Ni Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Khổ Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Tập Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Diệt Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Đạo Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Ấm Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Giới Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Nhập Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Tam Thế Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Đà La Ni Hoa Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Kiết Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Hương Đăng Y Tự Tại Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Pháp Tràng
Kính lạy Đức Phật Sư Tử Thinh
Kính lạy Đức Phật Chiếu Tạng
Kính lạy Đức Phật Pháp Minh Phu Thân
Kính lạy Đức Phật Nhứt Thiết Thông Quang
Kính lạy Đức Phật Nguyệt Trí
Kính lạy Đức Phật Diệu Thắng
Kính lạy Đức Phật Hiền Thắng
Kính lạy Đức Phật Phổ Mãn
Kính lạy Đức Phật Phổ Hiền
Kính lạy Đức Phật Na La Diên Vương
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Nhứt Thiết Nghĩa
Kính lạy Đức Phật Trụ Trì Oai Đức
Kính lạy Đức Phật Vô Úy Quan
Kính lạy Đức Phật Vô Lượng Vô Biên Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai, Như Thị Đẳng
Kính lạy Đức Phật Thập Thiên Đồng Danh Mãn Túc
Kính lạy Đức Phật Tam Vạn Đồng Danh Năng Thánh
Kính lạy Đức Phật Nhị Thiên Đồng Danh Câu Lân
Kính lạy Đức Phật Thập Bát Ức Đồng Danh Thật Thể Pháp Thức
Kính lạy Đức Phật Thập Bát Ức Đồng Danh Nhựt Nguyệt Đăng
Kính lạy Đức Phật Thiên Ngũ Bách Đồng Danh Đại Oai Đức
Kính lạy Đức Phật Nhứt Vạn Ngũ Thiên Đồng Danh Hoan Hỷ
Kính lạy Đức Phật Bát Vạn Tứ Thiên Đồng Danh Long Vương
Kính lạy Đức Phật Nhứt Vạn Ngũ Thiên Đồng Danh Nhựt
Kính lạy Đức Phật Nhứt Vạn Bát Thiên Đồng Danh Ta La Vương
Kính lạy Đức Phật Nhứt Vạn Bát Thiên Đồng Danh Nhơn Đà La Tràng
Kính lạy Đức Phật Bát Thiên Đồng Danh Thiện Quang
Kính lạy Đức Phật Bát Bách Đồng Danh Tịch Diệt
Kính lạy Đức Phật Tam Thập Lục Ức Thập Nhứt Vạn, Cửu Thiên Ngũ Bách Đồng Danh Tịnh Vương
Danh hiệu các Đức Phật trên, trăm nghìn muôn kiếp khó mà nghe được, cũng như hoa Ưu Đàm Bát La (1). Nếu có ai thọ trì, đọc tụng danh hiệu các đức Phật này, rốt ráo xa lìa các nghiệp phiền não. Xá Lợi Phất! Các ông phải hết lòng cung kính, đảnh lễ đức Như Lai Ba Đầu Ma Thắng.
Kính lạy Đức Phật Tịch Vương
Kính lạy Đức Phật Đăng Tác
Kính lạy Đức Phật Thiên Quang
Kính lạy Đức Phật Đức Sơn
Kính lạy Đức Phật Thắng Thượng
Kính lạy Đức Phật Ta La Vương
Kính lạy Đức Phật Tịnh Vương
Kính lạy Đức Phật Đại Huệ Lương
Kính lạy Đức Phật Tu Di
Kính lạy Đức Phật Đại Trí Huệ Tu Di
Kính lạy Đức Phật Bửu Tác
Kính lạy Đức Phật Bửu Tạng
Kính lạy Đức Phật Phá Kim Cang
Kính lạy Đức Phật Hiền Trí Bất Động
Kính lạy Đức Phật Phổ Hương
Kính lạy Đức Phật Cam Lộ Mạng
Kính lạy Đức Phật Nan Thắng
Kính lạy Đức Phật Nguyệt Quang
Kính lạy Đức Phật Nhựt Chiếu
Kính lạy Đức Phật Trí Kê Đâu
Kính lạy Đức Phật Đại Sư Tử
Kính lạy Đức Phật Di Lưu Sơn
Kính lạy Đức Phật Hương Quang
Kính lạy Đức Phật Đức Sơn
Kính lạy Đức Phật Đại Thông
Kính lạy Đức Phật A Ma La Tạng
Kính lạy Đức Phật Bửu Vi
Kính lạy Đức Phật Kim Cang Tạng
Kính lạy Đức Phật Ưu Ba La Tạng
Kính lạy Đức Phật Đại Nhựt
Kính lạy Đức Phật Kiều Lương Tạng
Kính lạy Đức Phật Nguyệt Thắng
Kính lạy Đức Phật Lạc Kiên Cố
Kính lạy Đức Phật Bất Khả Tư Nghị Pháp Thân
Kính lạy Đức Phật Thắng Tạng
Kính lạy Đức Phật Bất Không Vương
Kính lạy Đức Phật Kim Cang Vô Ngại Trí
Kính lạy Đức Phật Bửu Diệm
Kính lạy Đức Phật Di Thí Đăng
Kính lạy Đức Phật Hàng Phục Nhứt Thiết Oán
Kính lạy Đức Phật Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Đại Trí Chơn Thinh
Kính lạy Đức Phật Bát Nhã Hương Tượng
Kính lạy Đức Phật Thiên Vương
Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam cùng thiện nữ nào, nghe danh hiệu của chư Phật trên, thọ trì đọc tụng, không sanh lòng nghi. Người ấy trong vòng tám ngàn ức kiếp không vào nơi địa ngục, không làm loài súc sanh, không ở trong đường của loài quỷ đói, không sanh chốn biên địa (2); không đầu sanh trong nhà nghèo cùng, không sanh trong nhà hạ tiện, thường sanh trong gia tộc hào quý ở cõi người hoặc cõi trời, thường được hoan hỷ, ưa vui vô ngại, thường được tất cả người trong thế gian tôn trọng cúng dường, cho đến chứng được đạo Niết Bàn. Xá Lợi Phất! Các ông phải nên:
Kính lạy Đức Phật Bất Khả Khiêm Thân
Kính lạy Đức Phật Xứng Thinh
Kính lạy Đức Phật Xứng Oai Đức
Kính lạy Đức Phật Xứng Danh
Kính lạy Đức Phật Diệp Đà
Kính lạy Đức Phật Thinh Diệm
Kính lạy Đức Phật Kim Cang Định Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Thinh Phần Dõng Mãnh
Kính lạy Đức Phật Trí Thắng
Kính lạy Đức Phật Trí Thiện Tri
Kính lạy Đức Phật Trí Tụ
Kính lạy Đức Phật Trí Dõng Mãnh
Kính lạy Đức Phật Phạm Thắng
Kính lạy Đức Phật Tịnh Bà Tẩu
Kính lạy Đức Phật Tịnh Tâm
Kính lạy Đức Phật Tịnh Thiên
Kính lạy Đức Phật Tịnh Thinh
Kính lạy Đức Phật Phạm Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Oai Đức
Kính lạy Đức Phật Tỳ Ma Thắng
Kính lạy Đức Phật Tỳ Ma Ý
Kính lạy Đức Phật Tỳ Ma Diện
Kính lạy Đức Phật Tỳ Ma Thượng
Kính lạy Đức Phật Thường Niệm Nhứt Thiết Chúng Sanh Khổ
Kính lạy Đức Phật Vô Biên Thinh
Kính lạy Đức Phật Thật Kiến
Kính lạy Đức Phật Thiện Nhãn Nguyệt
Kính lạy Đức Phật Thâm Thinh
Kính lạy Đức Phật Phóng Thinh
Kính lạy Đức Phật Kinh Bố Ma Lực Thinh
Kính lạy Đức Phật Tịnh Nhãn
Kính lạy Đức Phật Vô Biên Nhãn
Kính lạy Đức Phật Phổ Nhãn
Kính lạy Đức Phật Thắng Nhãn
Kính lạy Đức Phật Bất Khả Hành
Kính lạy Đức Phật Tịch Thắng
Kính lạy Đức Phật Thiện Tịch Tâm
Kính lạy Đức Phật Thiện Tịch Căn
Kính lạy Đức Phật Thiện Tịch Ý
Kính lạy Đức Phật Thiện Tịch Đức
Kính lạy Đức Phật Thiện Trụ
Kính lạy Đức Phật Chúng Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Đại Chúng Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Chúng Giải Thoát
Kính lạy Đức Phật Pháp Tràng
Kính lạy Đức Phật Pháp Sơn
Kính lạy Đức Phật Pháp Thắng
Kính lạy Đức Phật Pháp Thể
Kính lạy Đức Phật Pháp Lực
Kính lạy Đức Phật Pháp Dõng Mãnh
Kính lạy Đức Phật Pháp Thể Quyết Định
Kính lạy Đức Phật Đệ Nhị Kiếp Trung Bát Thập Ức Đồng Danh Pháp Thể Quyết Định
Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam cùng thiện nữ nào, thọ trì đọc tụng danh hiệu của các đức Phật nói trên, rốt ráo không vào địa ngục, chóng đặng chánh định. Xá Lợi Phất! qua các danh hiệu ấy, vô lượng vô biên vô số kiếp, có đức Phật tên là Nhơn Tự Tại Thinh, các ông phải nên một lòng cung kính. Đức Phật Nhơn Tự Tại Thinh kia, mạng sống lâu trụ thế bảy mươi nghìn muôn kiếp; hội đầu có ba ức chúng Thinh Văn, tập họp tám mươi na do tha, nghìn muôn chúng Bồ Tát, các vị ấy đều có thần thông, đủ bốn vô ngại trí, thông suốt tất cả lý không, đến bờ bên kia, nếu ta trụ thế vô lượng kiếp nói sự trang nghiêm cõi nước, đại hội của đức Phật kia, cũng như một giọt nước trong biển cả.
Kính lạy Đức Phật Tam Muội Định Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Huệ Định Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Tướng Giác Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Phổ Nhiếp
Kính lạy Đức Phật Bửu Đức Phổ Quang
Kính lạy Đức Phật Ca La Cưu Thôn Đại
Kính lạy Đức Phật Ý Lạc Mỹ Âm
Kính lạy Đức Phật Hoan Hỷ
Kính lạy Đức Phật Sư Tử Âm
Kính lạy Đức Phật Sư Tử Tướng
Kính lạy Đức Phật Vân Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Thường Diệt
Kính lạy Đức Phật Đế Tướng
Kính lạy Đức Phật Phạm Tướng
Kính lạy Đức Phật A Di Đà
Kính lạy Đức Phật Độ Nhứt Thiết Thế Gian Khổ Não
Kính lạy Đức Phật Vân Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Hoại Nhứt Thiết Thế Gian Bố Úy
Kính lạy Đức Phật Bách Ức Ngã Thích Ca Mâu Ni
Kính lạy Đức Phật Di Lặc
Kính lạy Đức Phật Tịnh Thân
Kính lạy Đức Phật Hoa Quang
Kính lạy Đức Phật Hoa Túc
Kính lạy Đức Phật Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Danh Tướng
Kính lạy Đức Phật Diêm Phù Na Đề Kim Quang
Kính lạy Đức Phật Pháp Minh
Kính lạy Đức Phật Bửu Minh
Kính lạy Đức Phật Phổ Minh
Kính lạy Đức Phật Phổ Tướng
Kính lạy Đức Phật Quang Tướng
Kính lạy Đức Phật Phổ Quang
Kính lạy Đức Phật Sơn Hải Huệ
Kính lạy Đức Phật Tự Tại Thông Vương
Kính lạy Đức Phật Bửu Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Phất Sa
Kính lạy Đức Phật Bách Ức Tự Tại Đăng Vương
Kính lạy Đức Phật Hỷ Kiến
Kính lạy Đức Phật Nhị Vạn Quang Tướng Trang Nghiêm Vương
Kính lạy Đức Phật Tam Vạn Đồng Hiệu Thiện Đức
Kính lạy Đức Phật Lôi Bửu Âm Vương
Kính lạy Đức Phật Tứ Vạn Bát Thiên Định Quang
Kính lạy Đức Phật Bửu Nguyệt Vương
Kính lạy Đức Phật Ly Cấu Quang
Kính lạy Đức Phật Diệu Sắc Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Phá Nhứt Thiết Chúng Nạn
Kính lạy Đức Phật Chúng Hương
Kính lạy Đức Phật Chúng Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Thập Thiên Trang Nghiêm Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Bửu Hoa Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Thượng Thủ Đức Vương
Kính lạy Đức Phật Tử Kim Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Ngũ Bách Thọ Ký Hoa Quang
Kính lạy Đức Phật Na La Diên Bất Hoại
Kính lạy Đức Phật Hỏa Hoa Trang Nghiêm
Kế đến đảnh lễ mười hai bộ Tôn Kinh, Đại Tạng Pháp Luân; kính lạy mười phương các đại Bồ Tát, các hàng Thanh Văn, Duyên Giác, tất cả Hiền Thánh. Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam, thiện nữ, tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, ai hay thọ trì đọc tụng, lễ bái danh hiệu của các đức Phật và chư Bồ Tát, không bao giờ bị đọa trong đường ác; nếu sanh trong cõi người cõi trời, thường gặp các đức Phật, chư vị Bồ Tát, thiện hữu tri thức, xa lìa các phiền não, cho đến đặng đại bồ đề (3). Đức Phật nói kinh nầy rồi, huệ mạng Xá Lợi Phất và tỳ kheo Ma Ha Nam cũng như các tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, trời rồng, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lâu la, khẩn na la, ma hầu la già, người cùng phi nhơn (4) và các vị đại Bồ Tát, đều rất hoan hỷ, tín thọ phụng hành.
Lễ Tam Bảo rồi, sau lại sám hối, đệ tử chúng con đã sám hối, khổ báo trong ba đường ác, nay lại cúi đầu sám hối dư báo cõi nhơn thiên, cùng nhau liên quan thọ mạng châu Nam Diêm Phù Đề nầy, tuy nói rằng sống trăm năm, nhưng có mấy ai được thế, còn lại chết yểu rất nhiều; rồi bị các khổ bức bách thân tâm, sầu khổ khiếp nhược, chưa từng tạm lìa! Như thế căn lành quá yếu, ác nghiệp quá mạnh, vì vậy hiện tại dù tâm muốn tiến, đều không vừa ý, phải biết đó là dư báo ác nghiệp từ quá khứ mang lại. Thế nên đệ tử chúng con ngày nay chí thành kính lễ mười phương các đức Phật:
Kính lạy Đức Phật Đại Trang Nghiêm Phương Đông
Kính lạy Đức Phật Trí Huệ Hỏa Phương Nam
Kính lạy Đức Phật Trí Hương Thắng Phương Tây
Kính lạy Đức Phật Trí Lực Vương Phương Bắc
Kính lạy Đức Phật Na La Diên Thắng Nghiệp Phương Đông Nam
Kính lạy Đức Phật Võ Ngu Lạc Phương Tây Nam
Kính lạy Đức Phật Đế Pháp Phổ Xưng Phương Tây Bắc
Kính lạy Đức Phật Tam Thừa Hạnh Phương Đông Bắc
Kính lạy Đức Phật Đại Thông Trí Thắng Phương Dưới
Kính lạy Đức Phật Điển Đăng Phong Vương Phương Trên
Đảnh lễ mười phương chư Phật xong, đệ tử chúng con, chứa nhóm tội chướng sâu dày hơn quả đất, che lấp tâm tính bởi vô minh, trong đêm dài mù mịt, thường theo ba độc mà tạo nhơn oán thù, mê muội chìm đắm trong ba cõi, không bao giờ xuất ly. Ngày nay nhờ lượng từ bi của chư Phật Bồ Tát, mới hy vọng giác ngộ, lòng sanh xấu hổ, chí thành cầu xin, phát lồ sám hối; nguyện cầu chư Phật, các vị Bồ Tát, từ bi nhiếp thọ, dùng sức đại trí huệ, sức không nghĩ bàn, sức tự tại vô lượng, sức hàng phục tứ ma (5), sức diệt các phiền não, sức giải hết oan kiết, sức độ thoát chúng sinh, sức an ổn chúng sanh, sức giải tỏa địa ngục, sức tế độ quỷ đói, sức cứu vớt súc sanh, sức nhiếp hóa a tu la, sức nhiếp thọ nhơn luân, sức dứt hết hữu lậu chư thiên, chư tiên, sức vô lượng vô biên công đức, sức vô lượng vô tận trí huệ, nhờ các sức ấy, khiến cho bốn loài, sáu đường, tất cả các oán thù nhau, đồng đến đạo tràng lãnh thọ sự sám hối của chúng con ngày nay.
Đệ tử chúng con xin xả bỏ tất cả oán thù, không còn liên kết oan nghiệp, đồng xin giải thoát, thường xa lìa tám nạn khổ, không còn khổ trong bốn loài ác thú, thường gặp được chư Phật, hằng nghe chánh pháp ngộ đạo, phát lòng bồ đề, tạo nghiệp xuất thế (6), hết lòng tu tập bốn tâm vô lượng (7) sáu pháp độ thoát (8), tất cả hạnh nguyện, đều được viên mãn, đồng lên thập địa (9), đồng vào thân kim cương (10), đồng thành Chánh Giác.
Ngày nay, đệ tử chúng con nhận thấy rằng oán thù tìm nhau đều do ba nghiệp đọa đày, con người tu hành phải chịu khổ báo, khó chứng đạo quả. Đã biết nguồn gốc các sự đau khổ đều do ba nghiệp thì phải dõng mãnh diệt trừ ba nghiệp tội, điều kiện thiết yếu để mà diệt khổ duy có phương pháp sám hối. Cho nên trong kinh Phật khen: Ở đời chỉ có hai hạng người dõng mãnh nhất, ấy là hạng người không tạo tội và hạng người lỡ tạo tội, biết ăn năn sám hối. Giờ đây chúng con cầu xin sám hối, sanh lòng hổ thẹn, biết hổ và biết thẹn. Hổ là biết xấu hổ với trời đất, thẹn là thẹn thùng với người vật. Hổ là tự mình hay sám hối, dứt bỏ các oán thù, thẹn là hay chỉ bảo người, hay chỉ bảo mọi người giải tỏa các sự trói buộc. Hổ là hay làm các điều thiện. Thẹn là hay tùy hỷ các việc thiện của người. Hổ là tự xấu hổ trong tâm. Thẹn là bày tỏ tội lỗi với mọi người. Ngày nay đã sanh lòng đại hổ thẹn, làm lễ sám hối, nên phải tận tâm cầu cho bốn loài, sáu đường. Vì sao thế? Vì trong kinh Phật dạy: Tất cả chúng sanh đều là bà con quyến thuộc với nhau, hoặc đã từng làm cha mẹ, sư trưởng, cho đến từng làm anh chị em với nhau, tất cả chúng sinh đều như thế, bị lưới vô minh (11) che lấp chơn tánh, nên không biết nhau, vì không biết nhau nên hay có ra xúc não và oán thù với nhau mãi mãi. Ngày nay, đệ tử chúng con ý thức được việc ấy, nên hết lòng thành khẩn thiết tha dụng tâm, quyết khiến một niệm, cảm đến mười phương chư Phật, mỗi lạy để đoạn trừ vô biên thù oán. Lại cầu cho những ai đồng tâm sám hối, từ nay trở đi cho đến lúc thành đạo, tất cả oán đối đều được giải tỏa, mọi khổ đau đều được tiêu diệt hoàn toàn. Kết nhóm phiền não đều được trong sạch. Xa lìa bốn đường ác, tự tại thụ sanh, đích thân hầu hạ chư Phật, được Phật thụ ký, lục độ (12) tứ đẳng, nhất thời đồng tu đủ bốn biện tài (13) đầy mười trí lực (14) tướng tốt nghiêm thân, thần thông không ngại, vào tâm kim cương, thành bậc Chánh Giác.
Chú thích:
1. Ưu Đàm Bát La Hoa: Udambara (S) gọi tắt là Ưu Đàm Hoa, dịch nghĩa Linh Thụy Hoa (Hoa Điềm Linh) cũng có nghĩa: khởi không, không khởi. Hoa của cây Udambara. Cây Linh nầy mấy ngàn năm mới trổ hoa; khi hoa nở thì có bậc Luân Vương xuất thế, hay có Phật ra đời. Thế nên gọi là Ưu Đàm Bát La Hoa.
2. Biên địa: Đã giải ở quyển thứ mười ba, số 8, trang 193 (Tập II).
3. Đại Bồ Đề: Maha Bodhi (S). Giác ngộ vĩ đại. Đạo của Phật đối với đạo của Thinh Văn, Duyên Giác, gọi là đại bồ đề. Nghĩa là đức vô lậu của hai thừa là đạo chẳng lớn; đức vô lậu huệ của Phật là đạo mới lớn vậy.
4. Phi nhơn: Đã giải ở quyển thứ nhất, số 6, trang 97 (Tập I).
5. Tứ ma: Bốn thứ ma: 1/ ma phiền não: sự phiền não của những mối tham, sân, si có thể làm não hại thân tâm; 2/ Ma ngũ ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức có thể làm ra vô số các thứ khổ não; 3/ Tử ma: nó có thể cắt đứt mạng căn người ta; 4/ Tha hóa tự tại thiên tử ma: Ma vương và quyến thuộc có thể làm hại sự lành của chúng ta. Tha hóa tự tại thiên tử ma cũng gọi tắt là thiên ma, dưới quyền điều khiển của Tha hóa Tự Tại Thiên Ma Vương. Thường gọi là Thiên Ma Ba Tuần.
6. Nghiệp xuất thế: Nghiệp ra ngoài đời. Ấy là tịnh nghiệp, có tánh cách giải thoát, lìa thế gian. Như những sự bố thí vì lòng từ bi, trì giới, hành đạo của người tu học muốn vãng sanh về cõi Phật, muốn nhập niết bàn. Ấy là nghiệp xuất thế.
7. 8. & 9. Đã giảng giải ở trong các quyển khác.
10. Thân kim cương: Đã giải trong quyển thứ năm, số 3, trang 424 (Tập I).
11. 12. 13 & 14. Các mục nầy đều có giảng giải ở các quyển trước.