1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

QUYỂN 30

Đệ tử chúng con, từ khi sám hối, biết chỗ chí đức là chỗ nương tựa của tất cả. Dứt nghi ngờ, sám hối thì tội ác mê lầm đều tiêu diệt, tiếp đến đem lòng dìu dắt nhau tu hành thì giải tỏa được những oán thù, tiêu diêu tự tại (1). Nay thuật tâm ý hoan hỷ, trong Kinh nói rằng: “Có tám nạn khổ: Một là địa ngục, hai là quỷ đói, ba là súc sanh, bốn là biên địa (2), năm là trường thọ thiên, sáu là dù được thân người nhưng bị câm, điếc, ngọng, liệu, tàn tật, bảy là sanh vào nhà tà kiến (3), tám là sanh trước Phật hay sau Phật.” Bị tám nạn ấy, chúng sanh cứ chìm đắm trong biển sanh tử luân hồi, khó mà giải thoát. Chúng con ngày nay dù sanh vào đời mạt pháp (4) dù không gặp Phật, nhưng sự vui mừng còn nhiều. Phàm có nạn là tại tâm, nếu tâm sanh nghi ngờ thì không phải nạn cũng thành nạn.

Nếu tâm không sanh nghi ngờ thì nạn gì cũng thành phi nạn. Làm sao biết rõ? Như nạn thứ tám, nói rằng sanh trước Phật hay sanh sau Phật là nạn. Nhưng bà lão ở thành Đông, cùng Phật đồng sanh, đồng ở với Phật một xứ, nhưng bà lão ấy không thấy Phật. Thế nên biết rằng, tâm nghi ngờ là nạn, chưa chắc không sanh đồng thời với Phật mà cho là nạn. Ma ba tuần (5) ôm lòng ác độc, trong khi còn sống đã đọa vào địa ngục. Rồng nghe thuyết pháp còn ngộ được đạo bồ đề. Thế nên, chắc gì ở nhân gian hay cõi trời mà liền cho là không có nạn. Tâm nếu biết điều thiện thì quả báo như nhau. Chúa Thiên Lục Dục (6) là cao quý mà phải đọa địa ngục, súc sanh là thấp hèn mà vượt lên đạo tràng. Thế nên tâm tà thì khinh nạn thành trọng, tâm chánh thì trọng nạn thành vô ngại.

Ngày nay, đệ tử chúng con vì tâm nghi nên gặp việc không phải nạn thành ra nạn. Nếu tâm chánh thì nạn trở thành phi nạn. Chỉ nêu ra một điều ấy cũng đủ biết rõ, trước Phật hay sau Phật đều là chánh pháp; biên địa súc sanh đều là đạo tràng. Biết thế, nên chúng con càng hết lòng sám hối, cho tâm được chân chánh sáng suốt. Chúng con kính lạy:

Như Lai thành đạo dứt sanh tử,

An trụ trong chơn như thật tướng,

Cội gốc ba cõi đồng hư không,

Xưa nay bình đẳng không cao thấp,

Không thấy, không nghe, không ràng buộc,

Không khởi, không diệt, không niết bàn,

Ở yên giải thoát trong đường lớn,

Thường không thay đổi, thường an vui,

Con nguyện từ nay tu thật tướng,

Dứt trừ tội cấu đoạn vô minh,

Trí tuệ rộng lớn soi nguồn tâm,

Chóng vào Như Lai biển tịch diệt,

Con nguyện khắp cùng các chúng sanh,

Vãng sanh cõi Phật, nước thanh tịnh,

Chí tâm quy mạng, cúi đầu kính lễ…

Kính lạy Đức Phật Lợi Huệ

Kính lạy Đức Phật Hải Đắc

Kính lạy Đức Phật Phạm Tướng

Kính lạy Đức Phật Nguyệt Cái

Kính lạy Đức Phật Đa Diệm

Kính lạy Đức Phật Vi Lam Vương

Kính lạy Đức Phật Trí Xứng

Kính lạy Đức Phật Giác Tướng

Kính lạy Đức Phật Công Đức Quang

Kính lạy Đức Phật Thinh Lưu Bố

Kính lạy Đức Phật Mãn Nguyệt

Kính lạy Đức Phật Hoa Quang

Kính lạy Đức Phật Hoa Thắng

Kính lạy Đức Phật Thiện Thành Vương

Kính lạy Đức Phật Đăng Vương

Kính lạy Đức Phật Điển Quang

Kính lạy Đức Phật Quang Vương

Kính lạy Đức Phật Quang Minh

Kính lạy Đức Phật Cụ Túc Tán

Kính lạy Đức Phật Hoa Tạng

Kính lạy Đức Phật Phất Sa

Kính lạy Đức Phật Thân Đoan Nghiêm

Kính lạy Đức Phật Tịnh Nghĩa

Kính lạy Đức Phật Diệt Mãnh Quân

Kính lạy Đức Phật Phước Oai Đức

Kính lạy Đức Phật Lực Hạnh

Kính lạy Đức Phật La Hầu Thiên

Kính lạy Đức Phật Trí Tụ

Kính lạy Đức Phật Điều Ngự Sư

Kính lạy Đức Phật Như Vương

Kính lạy Đức Phật Hoa Tướng

Kính lạy Đức Phật La Hầu Vương

Kính lạy Đức Phật Đại Dược

Kính lạy Đức Phật Tú Vương

Kính lạy Đức Phật Dược Vương Quang

Kính lạy Đức Phật Đức Thủ

Kính lạy Đức Phật Đắc Xoa Ca

Kính lạy Đức Phật Lưu Bố

Kính lạy Đức Phật Nhựt Quang Minh

Kính lạy Đức Phật Đức Tạng

Kính lạy Đức Phật Diệu Ý

Kính lạy Đức Phật Đức Chủ

Kính lạy Đức Phật Kim Cang Chúng

Kính lạy Đức Phật Huệ Đảnh

Kính lạy Đức Phật Thiện Trụ

Kính lạy Đức Phật Ý Hạnh

Kính lạy Đức Phật Phạm Âm

Kính lạy Đức Phật Sư Tử

Kính lạy Đức Phật Lôi Âm

Kính lạy Đức Phật Thông Tướng

Kính lạy Đức Phật Huệ Âm

Kính lạy Đức Phật An Ẩn

Kính lạy Đức Phật Phạm Vương

Kính lạy Đức Phật Ngưu Vương

Kính lạy Đức Phật Lê Đà Mục

Kính lạy Đức Phật Long Đức

Kính lạy Đức Phật Bửu Tướng

Kính lạy Đức Phật Trang Nghiêm

Kính lạy Đức Phật Bất Một Âm

Kính lạy Đức Phật Hoa Đức

Kính lạy Đức Phật Âm Đức

Kính lạy Đức Phật Sư Tử Vương

Kính lạy Đức Phật Trang Nghiêm Từ

Kính lạy Đức Phật Dũng Trí

Kính lạy Đức Phật Hoa Tích

Kính lạy Đức Phật Hoa Khai

Kính lạy Đức Phật Lực Hạnh

Kính lạy Đức Phật Đức Tích

Kính lạy Đức Phật Thượng Hình Sắc

Kính lạy Đức Phật Minh Diệu

Kính lạy Đức Phật Nguyệt Đăng

Kính lạy Đức Phật Oai Đức Vương Tôn

Kính lạy Đức Phật Bồ Đề Vương

Kính lạy Đức Phật Vô Tận

Kính lạy Đức Phật Bồ Đề Nhãn

Kính lạy Đức Phật Thân Sung Mãn

Kính lạy Đức Phật Huệ Quốc

Kính lạy Đức Phật Tối Thượng

Kính lạy Đức Phật Thanh Lương Chiếu

Kính lạy Đức Phật Huệ Đức

Kính lạy Đức Phật Diệu Âm Thắng

Kính lạy Đức Phật Đạo Sư Thiên

Kính lạy Đức Phật Vô Ngại Tạng

Kính lạy Đức Phật Thượng Thí

Kính lạy Đức Phật Đại Tôn

Kính lạy Đức Phật Trí Thế Lực

Kính lạy Đức Phật Chế Đại Diệm

Kính lạy Đức Phật Đế Vương

Kính lạy Đức Phật Chế Lực

Kính lạy Đức Phật Oai Đức

Kính lạy Đức Phật Thiện Minh

Kính lạy Đức Phật Danh Vặn

Kính lạy Đức Phật Đoan Nghiêm

Kính lạy Đức Phật Vô Trần Cấu

Kính lạy Đức Phật Đại Oai Nghi

Kính lạy Đức Phật Sư Tử Quân

Kính lạy Đức Phật Thiên Long Vương

Kính lạy Đức Phật Danh Thinh

Kính lạy Đức Phật Thù Thắng

Kính lạy Đức Phật Đại Tạng

Kính lạy Đức Phật Phước Đức Quang

Kính lạy Đức Phật Phạm Thinh

Kính lạy Đức Phật Đăng Vương

Kính lạy Đức Phật Trí Đảnh

Kính lạy Đức Phật Thượng Thiên

Kính lạy Đức Phật Địa Vương

Kính lạy Đức Phật Chí Giải Thoát

Kính lạy Đức Phật Kim Kế

Kính lạy Đức Phật La Hầu Nhựt

Kính lạy Đức Phật Mạc Năng Thắng

Kính lạy Đức Phật Mâu Ni Tịnh

Kính lạy Đức Phật Thiện Quang

Kính lạy Đức Phật Kim Tế Độ

Kính lạy Đức Phật Chúng Đức Thiên Vương

Kính lạy Đức Phật Pháp Cái

Kính lạy Đức Phật Đức Tý

Kính lạy Đức Phật Ương Già Tha

Kính lạy Đức Phật Mỹ Diệu Huệ

Kính lạy Đức Phật Huyền Vi Ý

Kính lạy Đức Phật Chư Oai Đức

Kính lạy Đức Phật Sư Tử Kế

Kính lạy Đức Phật Giải Thoát Tướng

Kính lạy Đức Phật Huệ Tạng

Kính lạy Đức Phật Trí Tụ

Kính lạy Đức Phật Oai Tướng

Kính lạy Đức Phật Đoạn Lưu

Kính lạy Đức Phật Vô Ngại Tán

Kính lạy Đức Phật Bửu Tụ

Kính lạy Đức Phật Thiện Âm

Kính lạy Đức Phật Sơn Vương Tướng

Kính lạy Đức Phật Pháp Đảnh

Kính lạy Đức Phật Giải Thoát Đức

Kính lạy Đức Phật Thiện Đoan Nghiêm

Kính lạy Đức Phật Kiết Thân

Kính lạy Đức Phật Ái Ngữ

Kính lạy Đức Phật Sư Tử Lợi

Kính lạy Đức Phật Hòa Lâu Na

Kính lạy Đức Phật Sư Tử Pháp

Kính lạy Đức Phật Pháp Lực

Kính lạy Đức Phật Ái Lạc

Kính lạy Đức Phật Giảng Bất Động

Kính lạy Đức Phật Chúng Minh Vương

Kính lạy Đức Phật Giác Ngộ

Kính lạy Đức Phật Diệu Nhãn

Kính lạy Đức Phật Ý Trụ Nghi

Kính lạy Đức Phật Quang Chiếu

Kính lạy Đức Phật Hương Đức

Kính lạy Đức Phật Linh Hỷ

Kính lạy Đức Phật Bất Hư Hành

Kính lạy Đức Phật Diệt Nhuế

Kính lạy Đức Phật Thượng Sắc

Kính lạy Đức Phật Thiện Bộ

Kính lạy Đức Phật Đại Âm Tán

Kính lạy Đức Phật Tịnh Nguyện

Kính lạy Đức Phật Nhựt Thiên

Kính lạy Đức Phật Lạc Huệ

Kính lạy Đức Phật Nhiếp Thân

Kính lạy Đức Phật Oai Đức Thế

Kính lạy Đức Phật Lợi Sát

Kính lạy Đức Phật Đức Thừa

Kính lạy Đức Phật Thượng Kim

Kính lạy Đức Phật Giải Thoát Kế

Kính lạy Đức Phật Lạc Pháp

Kính lạy Đức Phật Trụ Hành

Kính lạy Đức Phật Xả Kiêu Mạn

Kính lạy Đức Phật Trí Hóa Tạng

Kính lạy Đức Phật Phạm Hạnh

Kính lạy Đức Phật Chiên Đàn

Kính lạy Đức Phật Vô Ưu Danh

Kính lạy Đức Phật Đoan Nghiêm Thân

Kính lạy Đức Phật Tướng Quốc

Kính lạy Đức Phật Liên Hoa

Kính lạy Đức Phật Vô Biên Đức

Kính lạy Đức Phật Thiên Quang Đạo

Kính lạy Đức Phật Huệ Hoa

Kính lạy Đức Phật Tần Đầu Ma

Kính lạy Đức Phật Trí Phú

Kính lạy Đức Phật Phạm Tài

Kính lạy Đức Phật Bửu Thủ

Kính lạy Đức Phật Tịnh Căn

Kính lạy Đức Phật Cụ Túc Luận

Kính lạy Đức Phật Thượng Luận

Kính lạy Đức Phật Phất Sa

Kính lạy Đức Phật Đề Sa

Kính lạy Đức Phật Hữu Nhựt

Kính lạy Đức Phật Xuất Nê

Kính lạy Đức Phật Đắc Trí

Kính lạy Đức Phật Mô La

Kính lạy Đức Phật Thượng Kiết

Kính lạy Đức Phật Pháp Lạc

Kính lạy Đức Phật Cầu Thắng

Kính lạy Đức Phật Trí Tuệ Hải

Kính lạy Đức Phật Thiện Thánh

Kính lạy Đức Phật Võng Quang

Kính lạy Đức Phật Lưu Ly Tạng

Kính lạy Đức Phật Danh Vặn Xưng

Kính lạy Đức Phật Lợi Tịch

Kính lạy Đức Phật Giáo Hóa

Kính lạy Đức Phật Mục Ninh

Kính lạy Đức Phật Thiện Minh Đạo

Kính lạy Đức Phật Chúng Đức Thượng Minh

Kính lạy Đức Phật Bửu Âm Đức

Kính lạy Đức Phật Nhơn Nguyệt

Kính lạy Đức Phật La Hầu Đa

Kính lạy Đức Phật Cam Lộ Minh

Kính lạy Đức Phật Diệu Âm Thanh

Kính lạy Đức Phật Đại Minh

Kính lạy Đức Phật Nhứt Thiết Chủ

Kính lạy Đức Phật Lạc Trí

Kính lạy Đức Phật Sơn Vương

Kính lạy Đức Phật Tịch Diệt Tướng

Kính lạy Đức Phật Đức Tụ Lực

Kính lạy Đức Phật Thiên Thượng Vương

Kính lạy Đức Phật Diệu Thanh Hải

Kính lạy Đức Phật Diệu Hoa Đạo

Kính lạy Đức Phật Trụ Nghĩa

Kính lạy Đức Phật Công Đức Oai Tụ

Kính lạy Đức Phật Trí Vô Đẳng

Kính lạy Đức Phật Cam Lộ Âm

Kính lạy Đức Phật Thiện Thủ

Kính lạy Đức Phật Lợi Huệ

Kính lạy Đức Phật Tư Giải Thoát Nghĩa

Kính lạy Đức Phật Thắng Âm

Kính lạy Đức Phật Lê Đà Hạnh

Kính lạy Đức Phật Hỷ Nghĩa

Kính lạy Đức Phật Vô Quá

Kính lạy Đức Phật Hành Thiện

Kính lạy Đức Phật Hoa Tạng

Kính lạy Đức Phật Diệu Sắc Thân

Kính lạy Đức Phật Lạc Thuyết

Kính lạy Đức Phật Thiện Tế

Kính lạy Đức Phật Chúng Vương

Kính lạy Đức Phật Ly Úy

Kính lạy Đức Phật Lạc Trí Tuệ

Kính lạy Đức Phật Biện Tài Nhựt

Kính lạy Đức Phật Danh Vặn Sơn

Kính lạy Đức Phật Bửu Nhựt Minh

Kính lạy Đức Phật Thượng Ý

Kính lạy Đức Phật Vô Úy

Kính lạy Đức Phật Đại Kiến

Kính lạy Đức Phật Phạm Âm Ba

Kính lạy Đức Phật Thiện Ý Kiến

Kính lạy Đức Phật Huệ Tế Độ

Kính lạy Đức Phật Vô Đẳng Ngại

Kính lạy Đức Phật Kim Cương Quân

Kính lạy Đức Phật Bồ Đề Ý

Kính lạy Đức Phật Thọ Vương

Kính lạy Đức Phật Bát Đà Âm

Kính lạy Đức Phật Phước Đức Lực

Kính lạy Đức Phật Thế Đức

Kính lạy Đức Phật Thánh Ái

Kính lạy Đức Phật Thế Hạnh

Kính lạy Đức Phật Huyền Đạo

Kính lạy Đức Phật Huyền Vi

Kính lạy Đức Phật Huyền Thừa

Kính lạy Đức Phật Huyền Linh

Kính lạy Đức Phật Hổ Phách

Kính lạy Đức Phật Lôi Âm Vân

Kính lạy Đức Phật Thiện Ái Mục

Kính lạy Đức Phật Thiện Trí

Kính lạy Đức Phật Cụ Túc

Kính lạy Đức Phật Đức Tích

Kính lạy Đức Phật Đại Âm

Kính lạy Đức Phật Pháp Tướng

Kính lạy Đức Phật Trí Âm Quang

Kính lạy Đức Phật Hư Không Giới

Kính lạy Đức Phật Từ Âm

Kính lạy Đức Phật Huệ Âm Sai Biệt

Kính lạy Đức Phật Công Đức Quang

Kính lạy Đức Phật Thánh Vương

Kính lạy Đức Phật Chúng Âm

Kính lạy Đức Phật Biện Tài Luận

Kính lạy Đức Phật Thiện Tịch

Kính lạy Đức Phật Nguyệt Diện

Kính lạy Đức Phật Nhựt Danh

Kính lạy Đức Phật Vô Cấu

Kính lạy Đức Phật Công Đức Tập

Kính lạy Đức Phật Hoa Đức Tướng

Kính lạy Đức Phật Biện Tài Quốc

Kính lạy Đức Phật Bửu Thí

Kính lạy Đức Phật Ái Nguyệt

Kính lạy Đức Phật Bất Cao Chấp

Kính lạy Đức Phật Sư Tử Lực

Kính lạy Đức Phật Tự Tại Vương

Kính lạy Đức Phật Vô Lượng Tịnh

Kính lạy Đức Phật Đẳng Định

Kính lạy Đức Phật Bất Hoại

Kính lạy Đức Phật Diệt Cấu

Kính lạy Đức Phật Bất Thất Phương Tiện

Kính lạy Đức Phật Vô Náo

Kính lạy Đức Phật Diệu Diện

Kính lạy Đức Phật Trí Chế Trụ

Kính lạy Đức Phật Pháp Sư Vương

Kính lạy Đức Phật Đại Thiên

Kính lạy Đức Phật Thâm Ý

Kính lạy Đức Phật Vô Lượng Tôn

Kính lạy Đức Phật Pháp Lực

Kính lạy Đức Phật Thế Cúng Dường

Kính lạy Đức Phật Hoa Quang

Kính lạy Đức Phật Tam Thế Cúng Dường

Kính lạy Đức Phật Ứng Nhựt Tạng

Kính lạy Đức Phật Thiên Cúng Dường

Kính lạy Đức Phật Thượng Trí Nhơn

Kính lạy Đức Phật Chơn Kế

Kính lạy Đức Phật Tín Cam Lộ

Kính lạy Đức Phật Kim Cương Lực

Kính lạy Đức Phật Kiên Cố Ý

Kính lạy Đức Phật Bửu Kiên Minh

Kính lạy Đức Phật Lê Đà Bộ

Kính lạy Đức Phật Tùy Nhựt

Kính lạy Đức Phật Thanh Tịnh Tâm

Kính lạy Đức Phật Minh Lực

Kính lạy Đức Phật Công Đức Tụ

Kính lạy Đức Phật Cụ Túc Đức

Kính lạy Đức Phật Sư Tử Hạnh

Kính lạy Đức Phật Cao Xuất

Kính lạy Đức Phật Hoa Thí

Kính lạy Đức Phật Châu Minh

Kính lạy Đức Phật Liên Hoa Bửu

Kính lạy Đức Phật Ái Trí

Kính lạy Đức Phật Bàn Đàn Nghiêm

Kính lạy Đức Phật Bất Hư Hạnh

Kính lạy Đức Phật Sanh Pháp

Kính lạy Đức Phật Tướng Hảo

Kính lạy Đức Phật Tư Duy Lạc

Kính lạy Đức Phật Lạc Giải Thoát

Kính lạy Đức Phật Tri Đạo Lý

Kính lạy Đức Phật Danh Vặn Hải

Kính lạy Đức Phật Trì Hoa

Kính lạy Đức Phật Bất Tùy Thế

Kính lạy Đức Phật Hỷ Chúng

Kính lạy Đức Phật Khổng Tước Âm

Kính lạy Đức Phật Bất Thoái Một

Kính lạy Đức Phật Đoạn Hữu Ái Cấu

Kính lạy Đức Phật Oai Nghi Tế

Kính lạy Đức Phật Chư Thiên Lưu Bố

Kính lạy Đức Phật Bửu Bộ

Kính lạy Đức Phật Hoa Thủ

Kính lạy Đức Phật Oai Đức Diệu

Kính lạy Đức Phật Phá Oán Tặc

Kính lạy Đức Phật Phú Đa Văn

Kính lạy Đức Phật Diệu Quốc

Kính lạy Đức Phật Hoa Minh

Kính lạy Đức Phật Sư Tử Trí

Kính lạy Đức Phật Nhựt Xuất

Kính lạy Đức Phật Diệt Ám

Kính lạy Đức Phật Vô Động

Kính lạy Đức Phật Thứ Đệ Hạnh

Kính lạy Đức Phật Phước Đức Đăng

Kính lạy Đức Phật Âm Thanh Trị

Kính lạy Đức Phật Kiều Đàm

Kính lạy Đức Phật Thế Lực

Kính lạy Đức Phật Thân Tâm Trụ

Kính lạy Đức Phật Thiện Nguyệt

Kính lạy Đức Phật Giác Ý Hoa

Kính lạy Đức Phật Thượng Kiết

Kính lạy Đức Phật Thiện Oai Đức

Kính lạy Đức Phật Trí Lực Đức

Kính lạy Đức Phật Thiện Đăng

Kính lạy Đức Phật Kiên Hạnh

Kính lạy Đức Phật Thiên Âm

Kính lạy Đức Phật Lạc An Lạc

Kính lạy Đức Phật Nhựt Diện

Kính lạy Đức Phật Lạc Giải Thoát

Kính lạy Đức Phật Giới Minh

Kính lạy Đức Phật Trụ Giới

Kính lạy Đức Phật Vô Cấu Nhiễm

Kính lạy Đức Phật Kiên Xuất

Kính lạy Đức Phật An Xà Na

Kính lạy Đức Phật Tăng Ích

Kính lạy Đức Phật Hương Minh

Kính lạy Đức Phật Vi Lam Minh

Kính lạy Đức Phật Niệm Vương

Kính lạy Đức Phật Mật Thể

Kính lạy Đức Phật Vô Ngại Tướng

Kính lạy Đức Phật Tín Giới

Kính lạy Đức Phật Chí Diệu Đạo

Kính lạy Đức Phật Lạc Bửu

Kính lạy Đức Phật Minh Pháp

Kính lạy Đức Phật Cụ Oai Nghi

Kính lạy Đức Phật Đại Huệ Đăng

Kính lạy Đức Phật Thượng Từ

Kính lạy Đức Phật Chí Tịch Diệt

Kính lạy Đức Phật Cam Lộ Vương

Kính lạy Đức Phật Di Lâu Minh

Kính lạy Đức Phật Thánh Tán

Kính lạy Đức Phật Quảng Chiếu

Kính lạy Đức Phật Oai Đức Lực

Kính lạy Đức Phật Kiến Minh

Kính lạy Đức Phật Thiện Hạnh Báo

Kính lạy Đức Phật Thiện Hoan Hỷ

Kính lạy Đức Phật Vô Ưu

Kính lạy Đức Phật Bửu Minh Châu

Kính lạy Đức Phật Oai Nghi Đức

Kính lạy Đức Phật Lạc Phước Đức

Kính lạy Đức Phật Công Đức Hải

Kính lạy Đức Phật Tận Tướng

Kính lạy Đức Phật Đoạn Ma

Kính lạy Đức Phật Tận Ma

Kính lạy Đức Phật Quá Si Đạo

Kính lạy Đức Phật Bất Hoại Ý

Kính lạy Đức Phật Thủy Vương

Kính lạy Đức Phật Tịnh Ma

Kính lạy Đức Phật Chúng Thượng Vương

Kính lạy Đức Phật Ái Minh

Kính lạy Đức Phật Phước Đăng

Kính lạy Đức Phật Bồ Đề Tướng

Kính lạy Đức Phật Trí Minh

Kính lạy Đức Phật Thiện Diệt

Kính lạy Đức Phật Phạm Mạng

Kính lạy Đức Phật Trí Hỷ

Kính lạy Đức Phật Thần Tướng

Kính lạy Đức Phật Như Chúng Vương

Kính lạy Đức Phật Trì Địa

Kính lạy Đức Phật Ái Nhựt

Kính lạy Đức Phật La Hầu Nguyệt

Kính lạy Đức Phật Hoa Minh

Kính lạy Đức Phật Dược Sư Thượng

Kính lạy Đức Phật Trì Thế Lực

Kính lạy Đức Phật Phước Đức Minh

Kính lạy Đức Phật Hỷ Minh

Kính lạy Đức Phật Hảo Âm

Kính lạy Đức Phật Pháp Tự Tại

Kính lạy Đức Phật Phạm Âm

Kính lạy Đức Phật Thiện Nghiệp

Kính lạy Đức Phật Ý Vô Thố

Kính lạy Đức Phật Đại Thí

Kính lạy Đức Phật Danh Tán

Kính lạy Đức Phật Chúng Tướng

Kính lạy Đức Phật Đức Lưu Bố

Kính lạy Đức Phật Thế Tự Tại

Kính lạy Đức Phật Đức Thọ Trường

Kính lạy Đức Phật Biện Y

Kính lạy Đức Phật Diệt Si

Kính lạy Đức Phật Vô Lượng Tâm

Kính lạy Đức Phật Thiện Nguyệt

Kính lạy Đức Phật Vô Biên Biện Tướng

Kính lạy Đức Phật Lê Đà Pháp

Kính lạy Đức Phật Ứng Cúng Dường

Kính lạy Đức Phật Độ Ưu

Kính lạy Đức Phật Lạc An

Kính lạy Đức Phật Thế Âm

Kính lạy Đức Phật Ái Thân

Kính lạy Đức Phật Diệu Túc

Kính lạy Đức Phật Ưu Bát La

Kính lạy Đức Phật Hoa Anh Đức

Kính lạy Đức Phật Vô Biên Biện Quang

Kính lạy Đức Phật Tín Thánh

Kính lạy Đức Phật Diệm Xí

Kính lạy Đức Phật Đức Tinh Tấn

Kính lạy Đức Phật Chân Thật

Kính lạy Đức Phật Thiên Vương

Kính lạy Đức Phật Lạc Cao Âm

Kính lạy Đức Phật Tín Tịnh

Kính lạy Đức Phật Bà Kỳ La Đà

Kính lạy Đức Phật Phước Đức Âm

Kính lạy Đức Phật Diệm Hỏa Xí

Kính lạy Đức Phật Vô Biên Phước Đức

Kính lạy Đức Phật Tụ Oai Đức

Kính lạy Đức Phật Sư Tử Du

Kính lạy Đức Phật Bất Động

Kính lạy Đức Phật Tín Thanh Tịnh

Kính lạy Đức Phật Hạnh Minh

Kính lạy Đức Phật Long Âm

Kính lạy Đức Phật Trì Luân

Kính lạy Đức Phật Tài Thành

Kính lạy Đức Phật Thế Ái

Kính lạy Đức Phật Pháp Danh Xưng

Kính lạy Đức Phật Vô Lượng Bửu Danh

Kính lạy Đức Phật Vân Tướng

Kính lạy Đức Phật Huệ Đạo

Kính lạy Đức Phật Diệu Tánh Âm

Kính lạy Đức Phật Hư Không Âm

Kính lạy Đức Phật Hư Không Tam Muội

Kính lạy Đức Phật Đại Hùng Vương

Kính lạy Đức Phật Châu Tịnh Vương

Kính lạy Đức Phật Thiện Tài

Kính lạy Đức Phật Đăng Diệm

Kính lạy Đức Phật Thật Âm Thừa

Kính lạy Đức Phật Nhơn Chúa Vương

Kính lạy Đức Phật La Hầu Thủ

Kính lạy Đức Phật An Ẩn Ý

Kính lạy Đức Phật Sư Tử Ý

Kính lạy Đức Phật Bửu Danh Vặn

Kính lạy Đức Phật Đắc Lợi

Kính lạy Đức Phật Biến Kiến

Kính lạy Đức Phật Thế Hoa

Kính lạy Đức Phật Cao Đảnh

Kính lạy Đức Phật Vô Thiên Biện Tài

Kính lạy Đức Phật Sai Biệt Tri Kiến

Kính lạy Đức Phật Sư Tử Nha

Kính lạy Đức Phật Lê Đà Bộ

Kính lạy Đức Phật Phước Đức

Kính lạy Đức Phật Pháp Đăng Cái

Kính lạy Đức Phật Mục Kiền Liên Thượng

Kính lạy Đức Phật Vô Ưu Quốc

Kính lạy Đức Phật Ý Tứ Cao

Kính lạy Đức Phật Lạc Bồ Đề

Kính lạy Đức Phật Pháp Thiên Kính

Kính lạy Đức Phật Đoạn Thế Lực

Kính lạy Đức Phật Kính Thế Đạo

Kính lạy Đức Phật Huệ Hoa

Kính lạy Đức Phật Kiên Âm

Kính lạy Đức Phật An Lạc

Kính lạy Đức Phật Diệu Nghĩa

Kính lạy Đức Phật Ái Tịnh

Kính lạy Đức Phật Tàm Quý Nhan

Kính lạy Đức Phật Diệu Kế

Kính lạy Đức Phật Đoạn Dục Lạc

Kính lạy Đức Phật Lâu Chí

Trong Hiền kiếp nầy, các đức Phật ra đời có nhiều danh hiệu như thế; nếu ai nghe danh hiệu mười lăm nghìn đức Phật nầy, không sợ lầm lẫn, quyết đặng Niết bàn. Các bậc trí giả nghe danh hiệu các đức Phật, phải nên một lòng cung kính chớ nên buông lung, tinh tiến thật hành chớ để quên mất thắng duyên ấy, rồi bị đọa lạc trong các đường ác, chịu các khổ não, an trú thọ trì tịnh giới, tùy theo chỗ đa văn, thường không xa lìa, đầy đủ các việc nhẫn nhục sâu xa. Ai được như thế, thường hay gặp gỡ nghìn muôn đức Phật. Nếu hay trì tụng nghìn muôn danh hiệu chư Phật, thì dứt được các tội đã tạo trong vô lượng, vô số kiếp, quyết sẽ đặng thần thông, trí tuệ vô ngại, chánh định của Phật và các pháp môn đà ra ni, tất cả kinh sách trí huệ biện tài, theo căn cơ mà thuyết pháp, đều phải theo trong đại định tìm cầu, tu tập đại định nầy sẽ thật hành “tịnh mạng” (7), chớ sanh dối trá, lìa các danh lợi, chớ ôm lòng ganh ghét, thật hành sáu hòa kính (8). Ai thật hành như thế, chóng đặng pháp chánh định. Thường lễ bái mười hai bộ Tôn Kinh, Đại Tạng Pháp Luân; kính lạy các vị đại Bồ Tát trong mười phương. Lễ kính các vị Bồ Tát nhiều vô lượng vô biên, mười phương thế giới đều phải nhớ nghĩ; cung kính lễ bái cầu quả vị Bất Thoái Chuyển. Cũng nên đảnh lễ các bậc Thinh Văn, Duyên Giác, tất cả Hiền Thánh và chư Phật mười phương:

Kính lạy Đức Phật Thắng Ý Phương Đông

Kính lạy Đức Phật Thắng Tiên Phương Nam

Kính lạy Đức Phật Thinh Sơn Phương Tây

Kính lạy Đức Phật Thắng Quang Minh Phương Bắc

Kính lạy Đức Phật Ái Thanh Tịnh Phương Đông Nam

Kính lạy Đức Phật Hoài Chúng Bố Úy Phương Tây Nam

Kính lạy Đức Phật Vô Úy Thiện Hóa Phương Tây Bắc

Kính lạy Đức Phật Cực Thọ Thượng Ảnh Vương Phương Đông Bắc

Kính lạy Đức Phật Ngộ Thần Thông Vương Phương Dưới

Kính lạy Đức Phật Liên Hoa Tôn Phong Vương Phương Trên

Đảnh lễ mười phương các đức Phật rồi, đệ tử chúng con, từ vô thỉ đến nay nhiều đời thân cuồng hoặc, tâm mê loạn, tà kiến sanh ra vô lượng phiền não ác nghiệp, nói không bao giờ hết, đã làm các tội, không tự hiểu biết, lòng ác hừng thạnh, không thấy đời sau, chỉ thấy hiện tại, ưa tập phiền não, xa lìa căn lành, nghiệp ác ngăn che, gần ác tri thức, hoặc ở bên tỳ kheo làm việc phi pháp, hoặc ở bên tỳ kheo ni làm việc phi pháp, hoặc ở bên cha mẹ làm việc phi pháp, hoặc ở trước đại chúng làm việc phi pháp, hoặc tự do chi dùng tài vật tăng chúng, hoặc ở bên năm bộ tăng làm việc thị phi, hay nói vô lượng quả ác trong thế gian, hoặc giết hại chúng sanh có căn lành bồ đề, hoặc hủy báng pháp sư, đúng pháp nói phi pháp, phi pháp nói đúng pháp, nói Như Lai vô thường, chánh pháp vô thường, Tăng bảo vô thường, không ưa huệ tín, tin thọ pháp tà. Những tội như thế, vô lượng vô biên, thế nên ngày nay, sợ hãi vô lượng, hổ thẹn vô biên, trở về nương tựa ngôi Tam Bảo, lòng từ chư Phật, oai lực tôn pháp, thương xót của Bồ Tát, cha mẹ, thiện tri thức, cho phép chúng con hôm nay phát lồ sám hối.

Đệ tử chúng con, từ vô lượng kiếp đến nay, đã tạo tội ngũ nghịch, hoặc phạm các giới cấm của chư Phật đã dạy trong quá khứ, hiện tại và vị lai, làm hạnh ‘nhứt xiển đề,’ phát lời thô cấu, chê bai chánh pháp, tạo nghiệp nặng ấy, chưa từng cải hối, tâm không hổ thẹn, hoặc phạm các tội thập ác, tự biết phạm các việc nặng như thế, tâm đầu tiên không sợ hãi, hổ thẹn, lãnh thọ đồ cúng dường, chưa từng phát lồ; đối với chánh pháp chưa có tâm ủng hộ, kiến lập, lại còn hủy báng khinh chê, nói nhiều lời tội lỗi, hoặc nói không có Phật, Pháp, Tăng, hoặc lại không tin có thọ báo nơi địa ngục. Những tội như thế, vô lượng vô biên, ngày nay sợ hãi, hổ thẹn, trở về nương tựa với ngôi Tam Bảo, lòng từ bi của chư Phật, thần lực của Bồ Tát, kinh pháp, cha mẹ, thiện tri thức, hứa cho chúng con phát lồ sám hối.

Đệ tử chúng con, từ vô lượng kiếp cho đến ngày nay, hoặc bốn đảo chấp pháp tứ trọng, nói là thâu lan giá, pháp thâu lan giá, nói là tứ trọng; phạm nói không phạm, không phạm nói phạm; tội nhẹ nói nặng, tội nặng nói nhẹ; thanh tịnh nói không tịnh, không tịnh chấp thanh tịnh; hoặc lại tà kiến, khen ngợi sách thế gian, bất kính kinh điển của Phật, bàn luận các việc ác, chứa tám bất tịnh (9). Thật là lời Phật lại cho là ma, lời của ma thì lại cho là Phật nói, hoặc tin theo lời của lục sư ngoại đạo đã nói, hoặc nghĩ thế nầy: Như Lai ngày giờ nầy đã vào niết bàn, Tam Bảo vô thường, thân tâm khởi hoặc, đảo kiến vô lượng. Thế nên ngày nay sợ hãi không lường, hổ thẹn không kể, trở về nương tựa với Tam Bảo, lòng từ bi của chư Phật, oai lực của Phương Đẳng, Bồ Tát, cha mẹ, thiện tri thức, hứa cho chúng con, phát lồ sám hối.

Đệ tử chúng con xin nguyện, nhờ sức sám hối nầy, sanh nhiều công đức, nguyện đời đời kiếp kiếp, cứu giúp tất cả chúng sinh trong mười phương, xa lìa mười điều ác, thật hành mười điều thiện, các khổ đã có, khiến được dừng hẳn, không thể nghĩ bàn trong vô số kiếp, khiến chúng sanh trụ nơi thập địa, hoặc ở cõi nước nầy, hay trụ thế giới khác, pháp lành đã có, xin đều hồi hướng. Chúng con đã thật hành các điều thiện về thân, miệng, ý, nguyện tột đời vị lai, chứng được đạo quả vô thượng. Cầu cho các nữ nhơn, trở thành thân nam tử, đầy đủ trí huệ, tinh cần không biếng nhác, tất cả đều thật hành con đường Bồ Tát, chuyên tâm tu tập sáu pháp ba la mật. Nếu cõi Diêm Phù Đề nầy và các phương khác, vô lượng thế giới, đã có chúng sanh, đã tạo bao nhiêu công đức thiện diệu. Chúng con ngày nay, đem lòng tùy thuận và hoan hỷ với các chúng sinh ấy, đem tâm tùy hỷ nầy cũng như các thiện nghiệp thân, miệng, ý đã làm, nguyện cho đời sau thành đạo vô thượng, đặng quả báo kiết tường vô cấu thanh tịnh đều khiến đầy đủ Chánh Giác Như Lai…

Chú thích:

1. Tự tại: Indépendence, Liberté (F) Tức là tự do tự tại, tự tại vô ngại. 1. Về vật chất, tự tại là tùy ý mình ăn ở làm sao cũng được, tới lui nơi nào cũng được, tự do sắp đặt cuộc đời mình, chẳng ai ngăn trở. Như các nhà triệu phú sang trọng, nhứt là Vua chúa là hạng người tự tại; 2. Về tinh thần, tự tại là lòng dạ rời khỏi sự trói buộc của phiền não. Như các vị xuất gia là hạng người tự tại.

Biên địa: Đã giảng trong quyển thứ mười ba, số 8, trang 193 (Tập II)

3. Nhà tà kiến: Trong gia đình ấy, người ta tin theo tà ma ác kiến. Chạy đông chạy tây tìm các tà ma ngoại đạo tin theo.

4. Mạt pháp: Đạo pháp vào lúc điêu tàn. Mỗi đức Phật, khi ra đời và lập đạo thì đạo pháp từ đó phân ra làm ba thời kỳ liên tiếp: Chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp. Đời chánh pháp, người tu hành dễ đắc đạo. Đời tượng pháp, người tu hành khó đắc đạo. Đến đời mạt pháp, cách xa Phật, người ác trược thì nhiều, cho nên rất ít người tu hành đắc đạo.

5. Ma ba tuần: Tức là Ma vương, Vua loài thiên ma, chủ cảnh giới Tha Hóa Tự Tại Thiên. Chẳng hạn như Ma Vương sai ba cô gái đến mê hoặc Phật. Ba cô khêu gợi đủ cách, song đức Phật chẳng động lòng. Ngài đã dũ sạch lòng trần rồi. Người ta cũng gọi là Ma Vương Ba Tuần. Ba Tuần(Phạn Sreshtha) tức là tên của Tha Hóa Tự Tại Thiên Vương vậy.

6. Lục Dục Thiên: Six Cieux de la Région du désir (F). Sáu từng trời, sáu cảnh tiên ở cõi Dục (Kamadhatu). Cũng gọi là lục thiên: 1. Tứ thiên vương Thiên (Caturmhara-jakajika). 2. Đao Lợi Thiên (Trayastrimsa). 3. Tu Dạ Ma Thiên (Yama). 4. Đâu Suất Thiên (Tusita). 5. Hóa Lạc Thiên (Nirmanarati) và 6. Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranirmitavasavartin). Mỗi từng trời đều có Vua, Chư Thiên ở trong sáu cảnh ấy hưởng đủ mọi sự khoái lạc về sắc, thinh, hương, vị, xúc…

7. Tịnh mạng: Đời sống thanh tịnh. Đời sống của người tu, nương vào giới hạnh, nương vào y bát, mà được hàng thiện tín cúng dường để nuôi dưỡng thân mạng. Tịnh mạng trái với tà mạng, đời sống tà của kẻ dùng phương pháp bất chánh để nuôi dưỡng thân mạng. Lại nữa trong khi sống đời mà được tâm thanh tịnh, không vọng động, cũng gọi là tịnh mạng.

8. Sáu hòa kính: Đã giải trong quyển thứ chín, số 20, trang 649 (Tập I)

9. Tám bất tịnh: Tám vật chẳng sạch; chẳng nên tàng trữ tám món vật và làm những việc chẳng có tánh cách trong sạch tức là: 1. Vàng. 2. Bạc. 3. Tôi mọi. 4. Trâu bò. 5. Dê trừu. 6. Kho đụn. 7. Buôn bán. 8. Cày cấy trồng tỉa.

ĐỨC PHẬT NÓI KINH TỘI

NGHIỆP BÁO ỨNG GIÁO HÓA

ĐỊA NGỤC

Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, đức Phật ngự tại thành Vương Xá (1), trên pháp hội Linh Sơn (2) (Kỳ Xà Quật Sơn) cùng các vị Đại Bồ Tát cũng như bà con chúng Thinh Văn; các vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di cùng các trời, rồng, quỷ thần v.v… đều đến nhóm họp. Lúc bấy giờ Bồ Tát Tín Tướng bạch Phật rằng:

– Nay có nhiều loại ở địa ngục, quỷ đói, súc sinh, tôi tớ, nghèo giàu, sang hèn… cúi mong Đức Thế Tôn giảng nói từng nghiệp mỗi loại, cho chúng con được rõ. Ai được nghe Phật thuyết pháp, như trẻ thơ gặp được mẹ hiền; như người bịnh gặp được thầy thuốc; như kẻ lõa thể gặp được y phục; như tối tăm gặp được đèn sáng. Thế Tôn thuyết pháp lợi ích cho chúng sanh cũng lại như thế.

Lúc ấy Đức Thế Tôn quán sát thời cơ đã đến, biết rõ các vị Bồ Tát ân cần cầu thỉnh, Ngài phóng quang hai đường chân mày trắng xóa chiếu đến tam đồ, chúng sinh nơi địa ngục tạm dừng tra tấn khổ đau. Tất cả chúng sanh đang thọ tội, tìm theo hào quang sáng đến chỗ đức Phật, nhiễu Phật bảy vòng (3), hết lòng đảnh lễ, thỉnh cầu đức Thế Tôn, giảng nói đạo mầu, giáo hóa chúng sanh, khiến được giải thoát. Trong khi đó, Bồ Tát Tín Tướng vì các chúng sanh mà làm đương cơ (4), đặt thành các câu hỏi, bạch lên đức Phật:

– “Chúng sanh bị các ngục tốt dùng gươm, chùy chém chặt thân mạng, cho đến đầu mắt tay chân, rồi thổi gió nghiệp làm sống lại, liên tục chém nữa. Như thế do tội gì họ đã gây ra?”

Đức Phật dạy: Các chúng sanh ấy đời trước không tin Tam Tôn, bất hiếu với cha mẹ, giết hại mạng sống chúng sanh, nên bị tội khổ như thế.

– Lại có những chúng sanh thân thể lở lói, tóc mày rơi rụng, toàn thân lột da như con chuột lột, dấu vết người khó nhìn ra, thân tộc nhờm gớm, mọi người không muốn thấy. Thế là họ gây những ác nghiệp gì?

Đức Phật dạy: Các người ấy, đời trước không kính trọng bề trên, phá hoại chùa tháp, bóc lột người tu hành, đốn phá các bậc hiền thánh, làm tổn hại sư trưởng, quên ơn bội nghĩa sư tăng, thường hành động dâm dục như lợn, như chó, không biết thân sơ, không biết hổ thẹn; thế nên bị quả báo, thân thể như thế.

– “Lại có chúng sanh thân thể dài lớn, đi chạy không chơn, trườn tới bằng bụng, chỉ ăn bùn đất để mà sống còn, bị các loài trùng nhỏ, rút tỉa trong thân, thường chịu khổ não, vô phương cứu thoát. Chúng gây tội gì, mà khổ đến vậy?”

Đức Phật dạy: Các chúng sanh đó, đời trước làm người, không tin lẽ phải, phản phúc vua chúa. Nếu được nhà nước cho trần thủ bốn phương châu, quận; thì ra oai hiếp đáp các người dưới, ỷ thế thâu đoạt của cải dân chúng, làm nhiều điều trái với đạo lý, khiến mọi người cùng khổ, thế nên bị quả báo ấy.

– Lại có chúng sanh, hai mắt mù lòa, không thấy đường đi, hoặc chạm cây cối, hoặc sa nơi hầm hố, sau khi chết lại mang thân khác, cũng bị như thế, ấy là do tội gì gây ra?

Đức Phật dạy: Vì đời trước không tin tội phước, che yến sáng chỗ thờ tượng Phật, may con mắt chim ưng, nhốt cầm thú vào lồng, lấy đồ đậy bao đầu che mắt, chúng không thể thấy cảnh vật, thế nên mắc quả báo nói trên.

– Lại có chúng sanh, câm, ớ, ngọng, liệu, miệng không nói được, nếu cố gắng nói ra, nhưng không rõ ràng, tội gì mà bị quả báo ấy?

Đức Phật dạy: Đời trước ưa chê bai, hủy báng ngôi Tam Bảo, khinh khi thánh hiền, ưa nói dở xấu của người, cưỡng bức kẻ lương thiện, ganh ghét người hiền lương, nên bị quả báo như thế.

– Lại có chúng sanh bụng lớn cổ nhỏ, ăn uống khó nhọc, nếu có ăn uống, đồ ăn đồ uống, trở thành máu lửa. Ấy là do tạo nhơn gì?

Đức Phật dạy: Do đời trước ăn trộm vật thực của chúng tăng mà ăn, hoặc lúc đại hội, chùa mua sắm đồ ăn ngon lành, cố ý lấy các thứ cơm, nếp, mang đến chỗ vắng ngồi ăn; sẻn tiếc vật của mình, chỉ tham vật kẻ khác đem về mình, thường làm việc với tâm ác độc, cho người uống thuốc độc, hơi thở khó thông, nên mắc tội nghiệp ấy.

– Lại có chúng sanh thường bị các ngục tốt (5) dùng dùi bằng sắt đốt đỏ, châm vào tay chân khắp thân người tội, rồi tự nhiên lửa hồng phát sanh, đốt cháy toàn thân tiêu hoại, ấy là do gây tội nghiệp gì?

Đức Phật dạy: “Vì đời trước làm nghề châm chích, hại đến thân thể nhiều người, trị bệnh không lành, còn cuống hoặc lấy tiền của người, khiến họ đau khổ, nên bị tội báo ấy.”

– Lại có những chúng sanh thường bị nằm trong vạc dầu sôi, loài ngưu đầu tên là A Bà (6) tay cầm thước bảng bằng sắt, quậy trong vạc dầu làm cho thịt xương tan rã, rồi bị gió nghiệp thổi đến liền được sống lại, kế bị nấu nữa, ấy là do gây tội nghiệp gì?

Đức Phật dạy: “Các chúng sanh ấy đời trước làm nghề đồ tể (7), giết hại chúng sanh, nấu nướng liên miên, không có hạn lượng, nên mắc tội khổ như thế.”

– “Lại có chúng sanh ở trong thành lớn, trong lòng nóng bức, bốn cửa mặc dù mở, chạy đến thì nó đóng lại, đông tây trốn thoát, nhưng không tránh khỏi, bị lửa đốt cháy toàn thân, đó là tội gì gây ra?”

Đức Phật dạy: “Do đời trước ưa đốt thiêu rừng núi, lấp hang phá tổ… Khiến các chúng sanh thiêu đốt toàn mạng, chìm đắm mà chết, nên bị quả báo như vậy.”

– “Lại có chúng sanh, thường ở trong núi tuyết gió lạnh buốt xương, da thịt nứt nẻ, đó là do gây tội gì đời trước?”

Đức Phật dạy: “Do đời trước làm việc trái đạo, làm kẻ giặc cướp, lột áo người đời, tháng mùa đông quá lạnh, khiến nhiều người bị chết; còn ra sức lực, lột da trâu dê, đau khổ khó tả, nên bị tội khổ như thế.”

– “Lại có chúng sanh thường nằm trên núi dao rừng gươm, nếu có lay chuyển qua lại thì bị cắt đứt, tay chân đoạn hoại; đó là do gây tội gì?

Đức Phật dạy: “Các người ấy đời trước giết hại chúng sanh quá nhiều, phanh thây xẻ thịt nấu nướng chiên xào, dao cắt, da lột, xương thịt chia lìa, đầu mình phân tán, treo chỗ cao ráo, cân lượng buôn bán, hoặc có khi treo sống, đau khổ không thể tả xiết, vì thế nên mắc phải quả báo như trên.”

– Lại có chúng sanh, năm giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) không đầy đủ, do tội chi gây ra?

Đức Phật dạy: “Do đời trước ưa bắn giết loài chim bay thú chạy; các loài chim thú kia, hoặc bị vỡ đầu, hoặc gãy chân tay, đầu cánh rã rời… Nên mắc quả báo ấy.

– “Lại có chúng sanh, lưng bị ghẻ lở, bụng bị thủng đau, chân vỡ tay gãy, không thể bước đi, ấy là do tạo tội chi?”

Đức Phật dạy: “Do đời trước ưa làm nghề trù ếm thiên hạ, đi đường tạo sự bất an cho kẻ khác, hoặc truyền khoa bắn giết, hãm hại chúng sanh, trước sau không phải một, nên bị quả báo ấy.”

– “Lại có chúng sanh hoặc giận hờn, hoặc si mê, hoặc cuồng loạn, hoặc dối trá, không phân biệt tốt xấu, thế họ đã gây nhơn gì thế?”

Đức Phật dạy: “Vì đời trước uống rượu say loạn, phạm ba mươi sáu lỗi (8); đời sau mang thân si mê, như người say rượu, không biết lớn nhỏ, thế nên bị tội báo ấy. Ai ưa cung tên dao gậy, sau làm người mọi rợ, tàn tật; ai ưa giết hại săn bắn, sau mang thân lang, hùm, beo, sói; ai thích mặc đồ bông hoa lòe loẹt vào trong tịnh xá, kiếp sau làm loài trùng có sừng trên đầu; ai thích mặc quần quá dài, đời sau làm con trùng đuôi dài; ai ưa ác khẩu, sau làm thân con chó; ác khẩu mà còn khắc nghiệt người đời và có nhiều sự giận tức, sau làm thân loài rắn; ai ưa tiếng tốt xấu, hay dở, sau làm thân con bồ chao; ai ưa thích họa hại, sau làm thân giả hồ.”

Ngài Mục Liên thấy một chúng sanh thân thể to lớn, cả thân người không có da, hình như khúc thịt khổng lồ, nương giữa khoảng trống mà đi.

Đức Phật nói: “Quá khứ kẻ ấy vào trong bào thai, họ đã đọa vào địa ngục, cho nên bị khổ như thế.”

“Ngài Mục Liên lại thấy có một chúng sanh, cả thân thể không da, thuần một khối thịt, nương nơi chỗ trống mà đi, loài chim quạ, loài kên kên bay theo mổ ăn.”

Đức Phật nói: “Đời quá khứ trong khi sanh ra làm kẻ đồ nhi, đã sa vào địa ngục để gánh chịu khổ ấy.”

“Ngài Mục Liên thấy một chúng sanh lấy một miếng sắt bằng đồng, tấm lưới bằng sắt tự buộc trong thân họ, lửa thường hừng thạnh, lại đốt thân thể kia theo chỗ trống mà đi.

Đức Phật nói: “Đời quá khứ người người này sanh trong dân bắt cá, dư tội ở địa ngục, nay thọ thân nầy, dùng lưới bắt chim, bắt thỏ, giống như kiếp trước.”

“Ngài Mục Liên thấy một chúng sanh thân lớn không đầu, hai bên có mắt, trước ngực sanh miệng, thân thường chảy máu, các loài trùng ăn nút, đau nhức đến xương tủy.”

Đức Phật nói: “Đời quá khứ khi đầu sanh, ưa chặt đầu loài thú loài trùng, đã chịu khổ nơi địa ngục, nay mang thân như thế đó.”

“Ngài Mục Liên thấy một chúng sanh thân to lớn, toàn thân mọc lông bén như lưỡi dao, lông kia phóng hỏa đốt cháy thân thể tàn hoại.”

Đức Phật nói: “Đời quá khứ họ sanh trong nghiệp dao gươm, giết hại rất nhiều mạng sống, dư báo nơi địa ngục, nối chịu khổ quả nầy v.v…”

Chú thích:

1. Thành Vương Xá: Rajagriha Demeure Royale (F): Kinh đô nước Ma Kiệt Đà (Magadha), Vua Tần Bà Sa La (Bimbasara) trị vì hồi Đức Phật Thích Ca ra đời. Lúc bấy giờ Vua Tần Bà Sa La làm Vua chúa tể ở Ấn Độ, và nước Ma Kiệt Đà là nước lớn hơn hết. Vương Xá là tiếng dịch nghĩa, còn La Duyệt là tiếng đọc theo Phạn.

2. Linh Sơn pháp hội: Pháp hội đạo tràng Linh Sơn. Cảnh núi Linh hình con ó ở gần thành Vương Xá (Rajagaha). Đọc theo Phạn là Kỳ Xà Quật, dịch nghĩa là Linh Thứu Sơn, hay là Kê Túc Sơn. Pháp hội đạo tràng Linh Sơn, đức Phật thường trú tại đây nhiều năm và nhiều bộ kinh quan trọng đã được Phật thuyết giảng tại đây, nhứt là bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa.Tại Đạo Tràng Linh Sơn, đức Phật đã hóa độ vô số chúng sanh.

3. Nhiễu Phật bảy vòng: Để tỏ lòng tôn kính đức Phật, các đệ tử khi đảnh lễ Ngài phải đi nhiễu hoặc 3 vòng, hoặc 7 vòng, hoặc 10 vòng. Bảy vòng là tiêu biểu cho nghĩa thất bồ đề phận: 1. Trạch pháp. 2. Tinh tấn. 3. Hỷ. 4. Khinh an. 5. Niệm. 6. Định và 7. Xả.

4. Đương cơ: Tức là xứng theo trình độ của mỗi chúng sanh, giảng nói cho chúng sanh được hiểu và thật hành đúng với trinh độ của họ nên gọi là đương cơ.

5. Ngục tốt: Người cai ngục để điều hành các nhân viên trong ngục ấy.

6. Ngưu đầu: Người mang đầu trâu để trị tội nhơn ở địa ngục.

7. Đồ tể: Người giết sinh linh.

8. Ba mươi sáu lỗi: Kinh Thiện ác sơ khởi nói 36 lỗi là: 1. Của cải hao mất. 2. Hiện đời nhiều tật bịnh. 3. Nhơn khi say đánh lộn với người. 4. Thêm nhiều sát hại. 5. Tăng thêm lòng giận dữ. 6. Nhiều việc không toại ý. 7. Trí tuệ dần kém. 8. Phước đức không thêm. 9. Phước đức càng giảm. 10. Bày lộ chuyện kín đáo. 11. Sự nghiệp không thành. 12. Thêm việc lo khổ. 13. Các căn mê muội. 14. Nhơ nhuốc cha mẹ. 15. Không kính bực sa môn. 16. Không tin người tu phạm hạnh. 17. Không kính chư Phật. 18. Không kính tôn pháp và hiền thánh tăng. 19. Gần gũi bạn ác. 20. Xa lánh bạn lành. 21. Bỏ việc uống ăn. 22. Thân thể trần truồng. 23. Việc dâm dục lừng lẫy. 24. Nhiều người không ưa. 25. Cười nói nham nhở. 26. Cha mẹ không vui mừng. 27. Bà con ghét bỏ. 28. Hay làm việc phi pháp. 29. Xa lìa chánh pháp. 30. Không kính nể hiền thiện. 31. Trái phạm nhiều điều tội lỗi. 32. Xa lìa đạo niết bàn. 33. Điên cuồng ngây ngô. 34. Tán loạn thân tâm. 35. Buông lung lòng ác. 36. Thân hoại mạng thác bị đọa trong địa ngục lớn, chịu khổ vô cùng.

    Xem thêm:

  • Kinh Phật Thuyết Phật Danh – Thích Thiện Chơn dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Hiện Tại Hiền Kiếp Thiên Phật Danh – Thích Huyền Tôn dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 1 - Kinh Tạng
  • Kinh Độ Chư Phật Cảnh Giới Trí Quang Nghiêm - Kinh Tạng
  • Phẩm Đại Oai Đức Tối Thắng Kim Luân Tam Muội Chú Kinh Đà La Ni Đại Phật Đỉnh Như Lai Phóng Quang Tất Đát Đa Bát Đát La Đại Thần Lực Đô Nhiếp Nhứt Thiết Chú Vương - Kinh Tạng
  • Truyền Tâm Pháp Yếu Của Thiền Sư Hoàng Bá - Kinh Tạng
  • Kinh Tín Lực Nhập Ấn Pháp Môn - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 2 - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Bồ Đề Trường Trang Nghiêm - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Diệu Kim Cang Đại Cam Lộ Quân Nã Lợi Diệm Man Sí Thạnh Phật Đỉnh - Kinh Tạng
  • Kinh Bí Mật Bát Danh Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Ngữ Lục Của Thiền Sư Đàm Châu Quy Sơn Linh Hựu - Kinh Tạng
  • Uyển Lăng Lục Của Thiền Sư Hoàng Bá Đoạn Tế - Kinh Tạng
  • Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết – Thích Huệ Hưng dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 1 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật - Kinh Tạng
  • Kinh Kim Cang Quyết Nghi - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Thành Tựu Bí Mật Bốn Mươi Tám Sứ Giả Thắng Quân Bất Động Minh Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương - Kinh Tạng
  • Nghi quỹ Đà-la-ni Tùy Cầu Tức Đắc Thần biến gia trì thành tựu Kim cang đảnh Du-già tối thắng Bí mật thành Phật - Kinh Tạng