QUYỂN 2
Hôm nay, đệ tử chúng con trong đạo tràng, vì chúng sanh trong bốn loài, sáu đường mà đảnh lễ sám hối, kế đó, xin đem các chúng sanh ấy trao cho các vị Bồ tát. Nguyện xin chư Đại Bồ Tát dũ lòng từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ cho chúng con được nhờ công đức lễ sám phát nguyện nầy.
Lại nguyện xin dũ lòng từ bi niệm lực, khiến cho hết thảy chúng sanh ấy đều muốn cầu vô thượng phước điền, hết lòng tin rằng: “Cúng dường Phật được vô lượng phước báo.” Khiến biết hết thảy chúng sanh đều một lòng hướng về đức Phật được vô lượng quả báo thù thắng thanh tịnh; nguyện xin cho chúng sanh, đối với các Phật sự không có tâm bỏn sẻn mà phát tâm đại bố thí, không luyến tiếc gì.
Lại cầu xin hết thảy chúng sanh đối với các cơ sở Phật giáo, phát tâm làm các việc phước điền vô thượng, xa lìa hạnh nhỏ hẹp, thật hành đạo Bồ Tát được vô ngại giải thoát, thành nhứt thiết chủng trí của chư Phật.
Chúng con thành kính đảnh lễ Hồng Danh chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, một lòng quy kính:
Kính lạy đức Phật Chiên Đàn Hương
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Huệ Thâm Thinh Vương
Kính lạy đức Phật Đoạn Nhứt Thiết Chướng
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Quang Minh
Kính lạy đức Phật Tác Công Đức
Kính lạy đức Phật Phổ Hương Thượng
Kính lạy đức Phật Bất Khả Thắng Phấn Tấn Thinh Vương
Kính lạy đức Phật Hàng Phục Kiêu Mạng
Kính lạy đức Phật Tỳ Bà Thi
Kính lạy đức Phật Thi Khí
Kính lạy đức Phật Tỳ Xá Phù
Kính lạy đức Phật Câu Lưu Tôn
Kính lạy đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
Kính lạy đức Phật Ca Diếp
Kính lạy đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kính lạy đức Phật Thành Tựu Nhứt Thiết Nghĩa
Kính lạy đức Phật Năng Tác Vô Úy
Kính lạy đức Phật Tịch Tịnh Vương
Kính lạy đức Phật A Súc
Kính lạy đức Phật Lô Chí
Kính lạy đức Phật A Di Đa
Kính lạy đức Phật Ni Di
Kính lạy đức Phật Trụ Pháp
Kính lạy đức Phật Bửu Diệm
Kính lạy đức Phật Di Lưu
Kính lạy đức Phật Kim Cang
Kính lạy đức Phật Trì Pháp
Kính lạy đức Phật Dõng Mãnh Pháp
Kính lạy đức Phật Diệu Pháp Quang Minh
Kính lạy đức Phật Pháp Nguyệt Diện
Kính lạy đức Phật Trụ Pháp
Kính lạy đức Phật Pháp Tràng
Kính lạy đức Phật Pháp Oai Đức
Kính lạy đức Phật Pháp Tự Tại
Kính lạy đức Phật Thiện Trụ Pháp
Kính lạy đức Phật Pháp Tịch Tĩnh
Kính lạy đức Phật Thiện Trí Lực
Kính lạy đức Phật Di Lặc Đẳng Vô Lượng
Kính lạy đức Phật Tỳ Bà Thi
Kính lạy đức Phật Thi Khí
Kính lạy đức Phật Tỳ Xá Phù
Kính lạy đức Phật Câu Lưu Tôn
Kính lạy đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
Kính lạy đức Phật Ca Diếp
Kính lạy đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kính lạy đức Phật A Di Đà
Kính lạy đức Phật Thiên Quang Chiếu
Kính lạy đức Phật Thắng Sắc
Kính lạy đức Phật Lạc Ý
Kính lạy đức Phật Đại Đạo Sư
Kính lạy đức Phật Đại Thánh Thiên
Kính lạy đức Phật Na La Diên
Kính lạy đức Phật Thọ Đề
Kính lạy đức Phật Từ Tha
Kính lạy đức Phật Tỳ Lô Giá Na
Kính lạy đức Phật Chiên Đàn
Kính lạy đức Phật Cụ Túc
Kính lạy đức Phật Hóa Hiện
Kính lạy đức Phật Thiện Hóa
Kính lạy đức Phật Thế Tự Tại
Kính lạy đức Phật Nhơn Tự Tại
Kính lạy đức Phật Ma Hê Na Tự Tại
Kính lạy đức Phật Thắng Tự Tại
Kính lạy đức Phật Thập Lực Tự Tại
Kính lạy đức Phật Tỳ Đầu La
Kính lạy đức Phật Ly Chư Úy
Kính lạy đức Phật Chư Ưu
Kính lạy đức Phật Năng Phá Chư Tà
Kính lạy đức Phật Tán Chư Tà
Kính lạy đức Phật Phá Dị Ý
Kính lạy đức Phật Trí Huệ Nhạc
Kính lạy đức Phật Bửu Nhạc
Kính lạy đức Phật Di Lưu Nhạc
Kính lạy đức Phật Hàng Ma
Kính lạy đức Phật Thiện Tài
Kính lạy đức Phật Kiên Tài
Kính lạy đức Phật Kiên Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Kiên Tinh Tấn
Kính lạy đức Phật Kiên Sa La
Kính lạy đức Phật Kiên Tâm
Kính lạy đức Phật Kiên Dõng Mãnh Phá Trận
Kính lạy đức Phật Phá Tránh
Kính lạy đức Phật Thật Thể
Kính lạy đức Phật Đàm Vô Yết
Kính lạy đức Phật Ni Thi Đà
Kính lạy đức Phật Ba La La Kiên
Kính lạy đức Phật Phổ Quang.
Kính lạy đức Phật Phổ Hiền
Kính lạy đức Phật Thắng Hải
Kính lạy đức Phật Công Đức Hải
Kính lạy đức Phật Pháp Hải
Kính lạy đức Phật Hư Không Tịch
Kính lạy đức Phật Hư Không Công Đức
Kính lạy đức Phật Hư Không Khố Tạng
Kính lạy đức Phật Hư Không Tâm
Kính lạy đức Phật Hư Không Đa La
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Tâm
Kính lạy đức Phật Công Đức Lâm
Kính lạy đức Phật Phóng Quang Thế Giới Trung, Hiện Tại Thuyết Pháp, Hư Không Thắng Ly Trần Vô Cấu Trần Bình Đẳng Nhãn Thanh Tịnh Công Đức Tràng Quang Minh Hoa Ba Đầu Ma Lưu Ly Quang Bửu Hương Tượng Thân Thắng Diệu La Võng Trang Nghiêm Đảnh Vô Lượng Nhựt Nguyệt Quang Minh Chiếu Trang Nghiêm Nguyện Thượng Trang Nghiêm Pháp Giới Thiện Hóa Vô Chướng Ngại Vương
Kính lạy chư Phật Bỉ Phật Thế Giới Trung Hữu Bồ Tát Danh Vô Tỷ, Bỉ Phật Thọ Ký Bất Cửu Đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Phật Hiệu Chủng Chủng Quang Hoa Bửu Ba Đầu Ma Kim Sắc Thân Phổ Chiếu Trang Nghiêm Bất Trụ Nhãn Phóng Quang Chiếu Thập Phương Thế Giới Tràng Vương.
Nếu có thiện nam, thiện nữ nào đem lòng chánh tín thọ trì đọc tụng, danh hiệu chư Phật và Bồ Tát kia. Các thiện nam, thiện nữ ấy, vượt qua cảnh khổ, số kiếp vi trần tại châu Diêm Phù Đề (1), đặng pháp Đà-la-ni (2) (tổng trì), tất cả các bệnh ác không bao giờ đến thân.
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Công Đức Bửu Tập Lạc Thị Hiện Kim Quang Minh Sư Tử Phấn Tấn Vương
Kính lạy đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Tâm Vân Thanh Vương
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Thanh Tịnh Quang Minh Giác Bảo Hoa Bất Đoạn Quang Trang Nghiêm Vương
Kính lạy đức Phật Bửu Quang Nguyệt Trang Nghiêm Trí Công Đức Thinh Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Bửu Ba Đầu Ma Trí Thanh Tịnh Thượng Vương
Kính lạy đức Phật Ma Thiện Trụ Sơn Vương
Kính lạy đức Phật Quang Hoa Chủng Chủng Phấn Tấn Vương
Kính lạy đức Phật Câu Tô Ma Phấn Tấn Vương
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Hoa Thượng Di Lưu Tràng Vương
Kính lạy đức Phật Pháp Tràng Không Câu Tô Ma Vương
Kính lạy đức Phật Sa La Hoa Thượng Quang Vương
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Nhãn Thượng Quang Vương
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Ý Sơn Thượng Vương
Kính lạy đức Phật Chủng Chủng Lạc Thuyết Trang Nghiêm Vương
Kính lạy đức Phật Vô Ngại Dược Vương Thành Tựu Thắng Vương
Kính lạy đức Phật Thiên Vân Lôi Thinh Vương
Kính lạy đức Phật Kim Quang Minh Sư Tử Phấn Tấn Vương
Kính lạy đức Phật Thiện Tịch Trí Huệ Nguyệt Thanh Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Thiện Trụ Ma Ni Sơn Vương
Kính lạy đức Phật Hoan Hỷ Tạng Thắng Sơn Vương
Kính lạy đức Phật Phổ Quang Thượng Thắng Công Đức Sơn Vương
Kính lạy đức Phật Công Đức Tạng Tăng Thượng Sơn Vương
Kính lạy đức Phật Động Sơn Nhạc Vương
Kính lạy đức Phật Thiện Trụ Chư Thiền Tạng Vương
Kính lạy đức Phật Pháp Hải Triều Công Đức Vương
Kính lạy đức Phật Xưng Công Đức Sơn Vương
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Hoa Hương Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Ngân Tràng Cái Vương
Kính lạy đức Phật Lôi Đăng Tràng Vương
Kính lạy đức Phật Nguyệt Ma Ni Quang Vương
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Thượng Tinh Tú Vương
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Hương Thượng Vương
Kính lạy đức Phật Giác Vương
Kính lạy đức Phật Thượng Di Lưu Tràng Vương
Kính lạy đức Phật Sa La Hoa Thượng Vương
Kính lạy đức Phật Nhơn Đà La Tràng Vương
Kính lạy đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Vương
Kính lạy đức Phật Câu Tô Ma Sanh Vương
Kính lạy đức Phật Vi Tế Hoa
Kính lạy đức Phật Thuyết Nghĩa
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Tinh Tấn
Kính lạy đức Phật Vô Biên Di Lưu
Kính lạy đức Phật Ly Cấu
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Nhãn
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Phát Hành
Kính lạy đức Phật Phát Hành Nan Thắng
Kính lạy đức Phật Vô Sở Phát Hành
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Phát Hành
Kính lạy đức Phật Đoạn Chư Nạn
Kính lạy đức Phật Bất Định Nguyện
Kính lạy đức Phật Thiện Trụ Chư Nguyện
Kính lạy đức Phật Vô Niệm Thị Hiện Chư Hành
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Thiện Căn Thành Tựu Chư Hành
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Bất Trụ Trú Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Diệu Sắc
Kính lạy đức Phật Vô Tướng Thinh
Kính lạy đức Phật Hư Không Tinh Tú Tăng Thượng Vương
Kính lạy đức Phật Chiên Đàn Thất
Kính lạy đức Phật Lạc Ý
Kính lạy đức Phật Thiện Hạnh
Kính lạy đức Phật Cảnh Giới Tự Tại
Kính lạy đức Phật Lạc Hạnh
Kính lạy đức Phật Lạc Giải Thoát
Kính lạy đức Phật Viễn Ly Bố Úy Mao Thụ
Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Nhãn
Kính lạy đức Phật Tấn Tịch Tĩnh
Kính lạy đức Phật Thế Gian Khả Lạc
Kính lạy đức Phật Tùy Thế Gian Ý
Kính lạy đức Phật Tùy Thế Gian Nhãn
Kính lạy đức Phật Bửu Vương
Kính lạy đức Phật Bửu Ái
Kính lạy đức Phật La Hầu Ha
Kính lạy đức Phật Ra Hầu La Thiên
Kính lạy đức Phật Ra Hầu La Tịnh
Kính lạy đức Phật Bửu Huệ
Kính lạy đức Phật Bửu Man
Kính lạy đức Phật Bửu Hình
Kính lạy đức Phật La Võng Thủ
Kính lạy đức Phật Ma Ni Luân
Kính lạy đức Phật Giải Thoát Oai Đức
Kính lạy đức Phật Thiện Hành
Kính lạy đức Phật Đại Ái
Kính lạy đức Phật Nhơn Diện
Kính lạy đức Phật Kiết Tường
Kính lạy đức Phật Man Đà La
Kính lạy đức Phật Tịnh Thánh
Kính lạy đức Phật Tịnh Tú
Kính lạy đức Phật Ly Thai
Kính lạy đức Phật Hư Không Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Tập Công Đức
Kính lạy đức Phật Sư Tử Bộ
Kính lạy đức Phật Công Đức Hải
Kính lạy đức Phật Ma Ni Công Đức
Kính lạy đức Phật Quảng Công Đức
Kính lạy đức Phật Xứng Thành
Kính lạy đức Phật Đại Như Ý Luân
Kính lạy đức Phật Vô Úy Thượng Vương
Kính lạy đức Phật Câu Tô Ma Quốc Độ
Kính lạy đức Phật Công Đức Tràng
Kính lạy đức Phật Oai Đức
Kính lạy đức Phật Hoa Nhãn
Kính lạy đức Phật Hỷ Thân
Kính lạy đức Phật Huệ Quốc Độ
Kính lạy đức Phật Hỷ Oai Đức
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Đà Tí Huệ Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Công Đức Tụ
Kính lạy đức Phật Tịch Diệt Huệ
Kính lạy đức Phật Hàng Ma
Kính lạy đức Phật Vô Thượng Quang
Kính lạy đức Phật Pháp Tự Tại
Kính lạy đức Phật Đắc Thế Gian Công Đức
Kính lạy đức Phật Thật Đế Xứng
Kính lạy đức Phật Trí Thắng
Kính lạy đức Phật Trí Ái
Kính lạy đức Phật Đắc Trí
Kính lạy đức Phật Trí Tràng
Kính lạy đức Phật La Võng Quang Tràng
Các thiện nam cùng thiện nữ cũng như tất cả chúng sanh được yên ổn vui tươi như chư Phật, phải đọc tụng, lễ bái danh hiệu các đức Phật nầy. Các vị ấy phải chí tâm xưng niệm.
Kính lạy đức Phật Ly Chư Vô Trí Nhứt
Kính lạy đức Phật Hư Không Bình Đẳng Tâm
Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Vô Cấu
Kính lạy đức Phật Thiện Vô Cấu Tạng
Kính lạy đức Phật Hỏa Diệm Tích
Kính lạy đức Phật Kiên Cố Hạnh
Kính lạy đức Phật Tinh Tấn Thinh
Kính lạy đức Phật Bất Ly Nhất Thiết Chúng Sanh Môn
Kính lạy đức Phật Đoạn Chư Quá
Kính lạy đức Phật Thành Tựu Quan
Kính lạy đức Phật Bình Đẳng Tu Di Diện
Kính lạy đức Phật Vô Chướng Ngại Tinh Tấn Kiên
Kính lạy đức Phật Sa La Hoa Hoa Vương
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Công Đức Vương
Kính lạy đức Phật Di Lâu Đăng Vương
Kính lạy đức Phật Dược Vương Thinh Thinh Vương
Kính lạy đức Phật Phạm Thinh Vương
Kính lạy đức Phật Diệu Cổ Thinh Vương
Kính lạy đức Phật Vân Thinh Vương
Kính lạy đức Phật Long Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Thế Gian Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Đà La Ni Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Thâm Vương
Kính lạy đức Phật Trị Chư Bịnh Vương
Kính lạy đức Phật Dược Vương
Kính lạy đức Phật Tượng Vương
Kính lạy đức Phật Đăng Vương
Kính lạy đức Phật Thọ Đề Vương
Kính lạy đức Phật Hỷ Vương
Kính lạy đức Phật Tinh Tú Vương
Kính lạy đức Phật Vân Vương
Kính lạy đức Phật Lôi Vương
Kính lạy đức Phật Sa La Vương
Kính lạy đức Phật Nhạn Vương
Kính lạy đức Phật Kiên Cố Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Công Đức Trụ
Kính lạy đức Phật Hoa Tụ
Kính lạy đức Phật Bửu Tụ
Kính lạy đức Phật Bửu Trụ Trì Diên Liệu
Kính lạy đức Phật Trụ Trì Công Đức
Kính lạy đức Phật Trụ Trì Vô Chướng Lực
Kính lạy đức Phật Trụ Trì Địa Lực Tiến Khứ
Kính lạy đức Phật Trụ Trì Diệu Vô Cấu Vị
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Bửu Trang Nghiêm Sắc Trụ Trì
Kính lạy đức Phật Tự Tại Chuyển Nhứt Thiết Pháp
Kính lạy đức Phật Chuyển Pháp Luân
Kính lạy đức Phật Thắng Oai Đức
Kính lạy đức Phật Tịnh Oai Đức
Kính lạy đức Phật Thánh Oai Đức
Kính lạy đức Phật Sa La Oai Đức
Kính lạy đức Phật Sư Tử Oai Đức
Kính lạy đức Phật Đại Oai Đức
Kính lạy đức Phật Bi Oai Đức
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Oai Đức
Kính lạy đức Phật Địa Oai Đức
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Lưu Ly
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Tý
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Nhãn
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Diện
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Diện
Kính lạy đức Phật Nguyện Diện
Kính lạy đức Phật Nhựt Diện
Kính lạy đức Phật Nhựt Oai Đức Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Kim Sắc
Kính lạy đức Phật Kim Sắc Hình
Kính lạy đức Phật Khả Lạc Sắc
Kính lạy đức Phật Kim Sắc Liên Hoa
Kính lạy đức Phật Chiêm Bà Già Sắc
Kính lạy đức Phật Năng Dữ Lạc
Kính lạy đức Phật Năng Dữ Nhãn
Kính lạy đức Phật Nan Thắng
Kính lạy đức Phật Nan Hàng Phục
Kính lạy đức Phật Đoạn Chư Ác
Kính lạy đức Phật Nan Lượng
Kính lạy đức Phật Nan Thành
Kính lạy đức Phật Câu Tô Ma Thành
Kính lạy đức Phật Cam Lộ Thành
Kính lạy đức Phật Bảo Thành Tựu
Kính lạy đức Phật Công Đức Thành Tựu
Kính lạy đức Phật Nhựt Thành Tựu
Kính lạy đức Phật Hoa Thành Tựu
Kính lạy đức Phật Thành Tựu Lạc Hữu
Kính lạy đức Phật Thành Tựu Công Đức
Kính lạy đức Phật Đại Thắng
Kính lạy đức Phật Thượng Diệu Vương
Kính lạy đức Phật Vô Cấu
Kính lạy đức Phật Ly Chư Chướng
Kính lạy đức Phật Bà Lâu Na
Kính lạy đức Phật Bà Lâu Na Thiên
Kính lạy đức Phật Dõng Mãnh Tiên
Kính lạy đức Phật Tinh Tấn Tiên
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Tiên
Kính lạy đức Phật Kim Cang Tiên
Kính lạy đức Phật Quán Nhãn
Kính lạy đức Phật Vô Chướng Ngại
Kính lạy đức Phật Trụ Hư Không
Kính lạy đức Phật Trú Thanh Tịnh
Kính lạy đức Phật Thiện Trụ Thanh Tịnh Công Đức Bửu
Kính lạy đức Phật Thiện Tích
Kính lạy đức Phật Thiện Tư Nghị
Kính lạy đức Phật Thiện Hòa
Kính lạy đức Phật Thiện Ái
Kính lạy đức Phật Thiện Nhãn
Kính lạy đức Phật Thiện Thân
Kính lạy đức Phật Thiện Hạnh
Kính lạy đức Phật Thiện Sanh
Kính lạy đức Phật Thiện Hoa
Kính lạy đức Phật Thiện Hương
Kính lạy đức Phật Thiện Thinh
Kính lạy đức Phật Thiện Tý
Kính lạy đức Phật Thiện Quang
Kính lạy đức Phật Thiện Sơn
Kính lạy đức Phật Bửu Sơn
Kính lạy đức Phật Công Đức Sơn
Kính lạy đức Phật Trí Sơn
Kính lạy đức Phật Thắng Sơn
Kính lạy đức Phật Thượng Sơn
Kính lạy đức Phật Quang Minh Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Đại Quang Minh Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Thật Trung
Kính lạy đức Phật Kim Cang Hiệp
Kính lạy đức Phật Kim Cang Tế
Kính lạy đức Phật Toái Kim Cang
Kính lạy đức Phật Toái Kim Cang Kiên
Kính lạy đức Phật Hàng Phục Ma
Kính lạy đức Phật Bất Không Kiến
Kính lạy đức Phật Ái Kiến
Kính lạy đức Phật Hiện Kiến
Kính lạy đức Phật Thiện Kiến
Kính lạy đức Phật Đại Thiện Kiến
Kính lạy đức Phật Phổ Kiến
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Kiến
Kính lạy đức Phật Kiến Bình Đẳng Bất Bình Đẳng
Kính lạy đức Phật Kiến Nhất Thiết Nghĩa
Kính lạy đức Phật Đoạn Nhứt Thiết Chướng Ngại
Kính lạy đức Phật Đoạn Nhứt Thiết Chúng Sanh Bịnh
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Thế Gian Ái Kiến
Kính lạy đức Phật Thượng Diệu
Kính lạy đức Phật Đại Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Nhất Thiết Tam Muội
Kính lạy đức Phật Độ Nhất Thiết Nghi
Kính lạy đức Phật Độ Nhất Thiết Pháp
Kính lạy đức Phật Bất Thủ Chư Pháp
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Thanh Tịnh
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Nghĩa Thành Tựu
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Thông
Kính lạy đức Phật Hoa Thông
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Thọ Đề Phấn Tấn Thông
Kính lạy đức Phật Câu Tô Ma Thông
Kính lạy đức Phật Hải Trụ Trì Thắng Trí Huệ Phấn Tấn Thông
Kính lạy đức Phật Đa Ma La Hoa Chiên Đàn Hương Thông
Kính lạy đức Phật Thường Quan
Kính lạy đức Phật Thường Vi Nhiễu
Kính lạy đức Phật Thường Bất Khinh
Kính lạy đức Phật Thường Ưu
Kính lạy đức Phật Thường Hỷ
Kính lạy đức Phật Thường Tiếu Hoan Hỷ Căn
Kính lạy đức Phật Thường Mãn Túc Thủ
Kính lạy đức Phật Thường Cử Thủ
Kính lạy đức Phật Thường Hiệt Huệ
Kính lạy đức Phật Thường Tu Hạnh
Kính lạy đức Phật Thường Tinh Tấn
Kính lạy đức Phật Ni Câu Luật
Kính lạy đức Phật A Thúc Ca
Kính lạy đức Phật Kim Sắc Luật
Kính lạy đức Phật Hoa Khai
Kính lạy đức Phật Thiện Quyết Định
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Quang
Kính lạy đức Phật Hoa Thân
Kính lạy đức Phật Thủ Khước Nhu Nhuyến Xúc Thân
Kính lạy đức Phật Nhựt Luân
Kính lạy đức Phật Văn Mãn Túc
Kính lạy đức Phật Tướng Thân Thân
Kính lạy đức Phật Thắng Oai Đức
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Thân
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Hoa Thân
Kính lạy đức Phật Đắc Vô Ngại
Kính lạy đức Phật Nguyện Đắc Mãn Túc
Kính lạy đức Phật Đắc Phổ Chiếu Thanh Tịnh
Kính lạy đức Phật Đắc Đại Vô Úy
Kính lạy đức Phật Chí Đại
Kính lạy đức Phật Chí Đại Tinh Tấn Cứu Kính
Kính lạy đức Phật Đại Cảnh Giới
Kế đây, chúng con chí thành đảnh lễ mười hai bộ Tôn Kinh, đại Tạng Pháp Luân:
Kính lạy Tôn Kinh Văn Thù Sư Lợi Phật Độ Nghiêm Tịnh
Kính lạy Tôn Kinh Nhu Thủ Bồ Tát Vô Thượng Thanh Tịnh Phân Vệ
Kính lạy Tôn Kinh Đại Thừa Đồng Tánh
Kính lạy Tôn Kinh Đại Thừa Tập Thí Dụ
Kính lạy Tôn Kinh Chư Pháp Vô Hành
Kính lạy Tôn Kinh A-Súc Phật Quốc
Kính lạy Tôn Kinh Ban Châu Tam Muội
Kính lạy Tôn Kinh Liên Hoa Diện
Kính lạy Tôn Kinh Đông Phương Tối Thắng Đăng Vương Như Lai
Kính lạy Tôn Kinh Ca Diếp
Kính lạy Tôn Kinh Chư Pháp Tối Thượng Vương
Kính lạy Tôn Kinh Khổng Tước Vương Đà La Ni
Kính lạy Tôn Kinh Phát Giác Tịnh Tâm
Kính lạy Tôn Kinh Vô Thượng Y
Kính lạy Tôn Kinh Duy Thức
Kính lạy Tôn Kinh Vị Tằng Hữu Nhân Duyên
Kính lạy Tôn Kinh Duyên Sanh
Kính lạy Tôn Kinh Thành Cụ Quang Minh Định Ý
Kính lạy Tôn Kinh Thái Tử Tu Đại Noa
Kính lạy Tôn Kinh Thái Tử Mộ Hồn
Kính lạy Tôn Kinh Tu Lại
Kính lạy Tôn Kinh Kim Sắc Vương
Kính lạy Tôn Kinh Độc Chứng Tự Thệ Tam Muội
Kính lạy Tôn Kinh Ma Ha Ma Ta
Kính lạy Tôn Kinh Đại Phương Đẳng Như Lai Tạng
Kính lạy Tôn Kinh Phương Tiện Thiện Xảo Chú
Kính lạy Tôn Kinh Thắng Man Sư Tử Hẩu Nhứt Thừa Đại Phương Tiện
Kính lạy Tôn Kinh Tu Ma Đề Bồ Tát
Kính lạy Tôn Kinh Hy Hữu Giảo Lượng Công Đức
Kính lạy Tôn Kinh Phạm Nữ Thủ Ý
Kính lạy Tôn Kinh Ta Ma Ba Đế Thọ Ký
Kính lạy Tôn Kinh Nguyệt Minh Bồ Tát
Kính lạy Tôn Kinh Diệt Thập Phương Minh
Kính lạy Tôn Kinh Xuất Sanh Bồ Đề Tâm
Kính lạy Tôn Kinh Phổ Môn Phẩm
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Thập Trụ
Kính lạy Tôn Kinh Thương Chủ Thiên Tử
Kính lạy Tôn Kinh Tâm Minh Nữ
Kính lạy Tôn Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội
Kính lạy Tôn Kinh Bất Tư Nghị Quang Bồ Tát Sở Thuyết
Kính lạy Tôn Kinh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Vấn Thự
Kính lạy Tôn Kinh Đức Quang Thái Tử
Kính lạy Tôn Kinh Thí Đăng Công Đức
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Kha Sắc Dục
Kính lạy Tôn Kinh Nhơn Bản Dục Sanh
Kính lạy Tôn Kinh Bất Tăng Bất Giảm
Kính lạy Tôn Kinh Phật Ngữ
Kính lạy Tôn Kinh Vô Tự Bửu Phiệt
Kính lạy Tôn Kinh Như Lai Sư Tử Hẩu
Kính lạy Tôn Kinh Thập Pháp
Chúng con thành tâm đảnh lễ chư vị Đại Bồ Tát trong mười phương:
Kính lạy Bồ Tát Phát Tâm Tắc Chuyển Pháp Luân
Kính lạy Bồ Tát Nhứt Thiết Thinh Sai Biệt Lạc Thuyết
Kính lạy Bồ Tát Sơn Lạc Thuyết
Kính lạy Bồ Tát Đại Hải Ý
Kính lạy Bồ Tát Đại Sơn
Kính lạy Bồ Tát Ái Kiến
Kính lạy Bồ Tát Hoan Hỷ Vương
Kính lạy Bồ Tát Vô Biên Quang
Kính lạy Bồ Tát Vô Biên Quán Hạnh
Kính lạy Bồ Tát Phá Da Kiến Ma
Kính lạy Bồ Tát Ưu Đức
Kính lạy Bồ Tát Thành Tựu Nhứt Thiết Nghĩa
Kính lạy Bồ Tát Sư Tử
Kính lạy Bồ Tát Thiện Trụ Ý
Kính lạy Bồ Tát Vô Tỷ Tâm
Kính lạy Bồ Tát Na La Đức
Kính lạy Bồ Tát Nhơn Đà La Đức
Kính lạy Bồ Tát Hải Thiên
Kính lạy Bồ Tát Bạt Đà Ba La
Kính lạy Bồ Tát Dược Vương
Kính lạy Bồ Tát Lô Xá Na
Kính lạy Bồ Tát Nguyệt Quang
Kính lạy Bồ Tát Ba Đầu Ma Thắng
Kính lạy Bồ Tát Trí Sơn
Kính lạy Bồ Tát Thánh Tạng
Kính lạy Bồ Tát Bất Xả Hạnh
Kính lạy Bồ Tát Bất Không Kiến
Kính lạy Bồ Tát Diệu Thinh
Kính lạy Bồ Tát Diệu Thinh Hống
Kính lạy Bồ Tát Thường Vi Tiếu Tịch Căn
Kính lạy Bồ Tát Ba Đầu Ma Đạo Thắng
Kính lạy Bồ Tát Quảng Tư Duy
Kính lạy Bồ Tát Ưu Ba La Nhãn
Kính lạy Bồ Tát Khả Cúng Dường
Kính lạy Bồ Tát Thường Ức
Kính lạy Bồ Tát Trụ Nhứt Thiết Bi Kiến
Kính lạy Bồ Tát Đoạn Nhứt Thiết Ác Pháp
Kính lạy Bồ Tát Trụ Nhứt Thiết Thanh
Kính lạy Bồ Tát Trụ Nhứt Thiết Hữu
Kính lạy Bồ Tát Trụ Phật Thinh
Chúng con đảnh lễ các vị Đại Bồ Tát nhiều vô lượng vô biên ở mười phương thế giới. Giờ đây chúng con thành tâm đảnh lễ, tất cả Hiền Thánh, Thinh Văn, Duyên Giác.
Kính lạy Độc Giác Chánh Văn
Kính lạy Độc Giác Trí Thân
Kính lạy Độc Giác Tỳ Tà Ly
Kính lạy Độc Giác Câu Bồ Tát La
Kính lạy Độc Giác Ba Tẩu Đà La
Kính lạy Độc Giác Vô Độc Tịnh Tâm
Kính lạy Độc Giác Thật Vô Cấu
Kính lạy Độc Giác Phước Đức
Kính lạy Độc Giác Hắc Diện
Kính lạy Độc Giác Duy Hắc
Kính lễ các vị Độc Giác (3), nhiều vô lượng vô biên như thế. Chúng con đảnh lễ Tam Bảo rồi, kế lại sám hối.
Luận về sám hối là như thế nào? Nghĩa là sám trừ các lỗi đã qua, hành theo việc tốt sắp đến, dứt điều xấu, làm điều phải. Người sanh ở đời nầy, ai mà không lỗi; người tu học mất chánh niệm, bị khởi phiền não (4). La Hớn (5) kết tập, động thân, khẩu, ý, huống chi phàm phu làm sao khỏi lỗi. Nhưng bậc có trí biết được lỗi lầm, liền ăn năn sửa đổi; còn người ngu mê che dấu tội lỗi ngày đêm dẫy đầy. Do đó dồn chứa lâu năm, không biết lúc nào mới hiểu ngộ. Nếu ai hay hổ thẹn, phát lồ sám hối, chẳng những chính yếu diệt tội mà thôi, lại còn tăng trưởng vô lượng phước đức, có thể đi đến niết bàn (6) diệu quả của Như Lai (7). Nếu ai thật sự muốn thật hành phương pháp nầy, bên ngoài chúng ta phải đỉnh đặc hình nghi, chiêm ngưỡng các tôn tượng mà đảnh lễ; bên trong khởi tâm thành kính, quán tưởng đặc thù, sanh hai thứ tâm. Những gì là hai?
Tự mình nghĩ hình mạng ta đây, khó mà bảo tồn; một mai tan hoại, không biết đời nào mang nó trở lại; nếu không gặp chư Phật, Hiền Thánh Tăng mà lại gặp các bạn ác, tạo nhiều tội nghiệp, lại phải đọa lạc trong hầm sâu đường hiểm.
Tự nghĩ trong cuộc đời nầy, tuy được gặp gỡ chánh pháp của Như Lai, làm đệ tử (8) của Phật. Phương pháp làm đệ tử là để tiếp nối dòng Thánh, thanh tịnh thân, khẩu, ý, tắm mình trong pháp lành. Nhưng ngày nay chúng ta, tâm tự tạo ác, rồi lại che dấu, nói rằng chẳng biết, cho người không thấy, dấu diếm trong lòng, kiêu ngạo không biết hổ thẹn. Thật đối với thiên hạ, rất là ngu xuẩn. Thì nay hiện có các đức Phật trong mười phương, chư vị đại địa Bồ Tát, chư thiên thần tiên, đâu từng không dùng thiên nhãn (9) thanh tịnh, nhìn thấy các tội ác chúng ta đã làm. Lại nữa, các vị thần linh u hiển (10), ghi chép tội phước, không sai một mảy may nào.
Luận về những ai tạo tội, sau khi mạng chung, các ngưu đầu, ngục tốt dẫn tinh thần kia đến trước Vua Diêm La (11) để biện bạch các phải quấy; đương trong lúc đó, tất cả những kẻ oán đối; đều đến làm chứng cứ, mỗi loài tự nói trước đây người giết hại thân tôi, nấu nướng, ram chiên để mà ăn nuốt; hoặc kẻ khác hạch hỏi trước đây tại sao nhà ngươi cướp đoạt tất cả tiền bạc của ta, làm cho bà con nhà ta ly gián. Giờ đây ta mới có cơ hội để mà tiện báo. Lúc ấy đầy đủ bằng chứng làm sao che dấu, chỉ phải cam lòng lãnh thọ khổ báo. Trong Kinh đã ghi rõ, trong cảnh địa ngục trị tội đúng cách. Nếu khi còn sống, gây các tội ác, tâm mình in sâu, không thiếu sót một mảy may; đến lúc chết, tất cả tướng ác đều hiện ở trước và nó sẽ tố cáo trước đây chính mình tạo các tội ấy, không thể nào che dấu được. Bấy giờ vua Diêm La nghiến răng quở trách, bắt giao cho các ngục tốt hành hình, trải qua trăm kiếp nghìn đời, khó mà ra khỏi. Sự kiện nầy không xa, mà cũng không quan hệ với kẻ khác, chính là thân tâm ta, tự làm tự chịu, mặc dù cha con hết sức thân thích, nhưng tội ai tạo nấy mang, không thể nào thay thế được. Thật đúng với câu: “Nhữ tác hoàn nhữ thọ,” mình làm mình chịu. Lúc còn sống phải lo tu tỉnh, đợi đến lúc già chết, ăn năn sao kịp? Thế nên, đệ tử chúng con, dốc lòng sám hối với mười phương các đức Phật:
Con nguyện sám trừ các chướng xong,
Tâm khai ý giải suốt nguồn chơn,
Thường hành tịch chiếu tự ra làm,
Không cho thân căn làm chủ tể,
Thường đem bi trí làm tâm yếu,
Nhìn thấy não tham, là khách trần,
Sáu thức khi làm chánh huệ hạnh,
Sáu trần hiện ở quán chơn không,
Mười nghiệp duyên ác cần xa lìa,
Mười ba la mật giữ tu hành,
Nương nhờ Tam Bảo không theo khác,
Độ thoát bốn loài thường dõng mãnh,
Vọng niệm khi khởi đều rõ biết,
Giác tâm chiếu kiến chuyển thêm sáng,
Dùng sức bồ đề khắp huân tập,
Hạnh môn Bồ Tát không bỏ quên,
Khắp nguyện đồ chúng nơi đạo tràng,
Không các hoạn nạn đều an ổn,
Chỗ gây tội chướng đều tiêu dứt,
Thật hành hạnh nguyện đều viên mãn,
Tất cả người thấy nghe tùy hỷ,
Nguyện phát tâm đại giác bồ đề,
Đều nhờ nhơn duyên tốt ngày nay,
Đời đời kiếp kiếp đồng pháp hội,
Phát nguyện đã rồi dốc lòng kính lạy..
Kính lạy đức Phật Phá Nghi Tịnh Quang Phương Đông
Kính lạy đức Phật Vô Ưu Công Đức Phương Nam
Kính lạy đức Phật Hoa Nghiêm Thần Thông Phương Tây
Kính lạy đức Phật Nguyệt Điện Thanh Tịnh Phương Bắc
Kính lạy đức Phật Phá Nhứt Thiết Ám Phương Đông Nam
Kính lạy đức Phật Đại Ai Quán Chúng Sinh Phương Tây Nam
Kính lạy đức Phật Hương Khí Phóng Quang Minh Phương Tây Bắc
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Công Đức Hải Phương Đông Bắc
Kính lạy đức Phật Đoạn Nhứt Thiết Nghi Phương Dưới
Kính lạy đức Phật Ly Nhứt Thiết Ưu Phương Trên
Đảnh lễ ngôi Tam Bảo trong mười phương, hết cõi hư không, đệ tử chúng con tự nhận từ vô thỉ cho đến ngày nay, dồn chứa vô minh, ngăn che tâm mục, theo tính phiền não gây tội lỗi trong ba đời. Hoặc đắm mê tình ái, khởi ra tham dục phiền não, hoặc giận tức oán hờn, ôm lòng oán hại phiền não, nghi lầm con đường chánh, do dự không tin sanh ra phiền não, tin tà đảo kiến, sanh ra phiền não, hủy báng cho rằng không có nhân quả, không nhận thức được các duyên giả hợp; phiền não sanh ra đắm trước, mê lý nhơn quả ba đời, chấp đoạn (12), chấp thường (13), rồi sinh ra phiền não, quen theo pháp ác, khởi kiến thủ (14) phiền não, chạy theo bạn xấu thầy tà, tạo giới thủ (15) phiền não, cho đến chấp nhơn, chấp ngã (16), chấp bỉ, chấp thử, ngang ngược chấp trước phiền não, chúng con ngày nay chí thành quy mạng sám hối. Lại nữa, đệ tử từ vô thỉ đến ngày nay, phiền não chứa giữ bỏn sẻn khởi các tham lam, phiền não xa hoa, không thụ nhiếp sáu tình (17), phiền não không nhẫn nhục, tâm làm các điều ác tệ, phiền não không siêng năng, buông lung biếng nhác, phiền não tình ái quấy động, không biết giác quán, phiền não gặp cảnh mê hoặc mà không biết không hay, phiền não bị tám ngọn gió (18) đời nó thổi nhơn ngã, phiền não trong tâm không ngay thẳng, dua nịnh trước mặt khen, sau lưng chê, phiền não không biết điều hòa những cảnh ngang trái, phiền não nhiều hận thù, dễ tức giận khó vui vẻ, phiền não rơi lệ, ganh ghét đánh mắng, phiền não độc hại, hung hiểm bạo ác, phiền não chấp trước, trái bỏ hai chân lý (19), phiền não sanh điên đảo đối với khổ, tập, diệt, đạo, phiền não thuận theo mười hai nhân duyên (20), lưu chuyển sanh tử, cho đến trụ cốt vô minh (21) từ vô thỉ, phiền não nhiều như số cát sông Hằng, phiền não khởi bốn trụ địa (22) cấu kết với sự khổ lụy trong tam giới, các phiền não v.v… như thế vô lượng vô biên, làm não loạn Hiền Thánh cùng bốn loài, sáu đường, ngày nay chúng con phát lồ trước các đức Phật, tôn Pháp và Hiền Thánh Tăng, đem hết thân mạng trở về sám hối. Chúng con nguyện nhờ pháp sám hối nầy tham lam, giận tức, si mê v.v… tất cả phiền não chuyển sanh công đức, nguyện đời đời kiếp kiếp, bẻ cờ kiêu mạn, tát cạn sông ái, dập tắt lửa sân, phá trừ ngu tối, nhổ sạch gốc nghi, xé lưới tà kiến, nhận biết ở trong ba cõi cũng như lao ngục, bốn đại là rắn độc, năm ấm chính là kẻ oán gia, sáu nhập giả có, ái nhiễm chớ thân; chúng ta phải thật hành bát chánh đạo (23), dứt nguồn vô minh, chính hướng về Niết Bàn, chớ nên thôi dứt, ba mươi bảy phẩm trợ đạo (24), tâm niệm thường tương ưng, mười ba la mật (25) thường phải hiện ở trước mặt mà hành trì.
Chú thích:
1. Châu Diêm Phù Đề: Đã giải ở quyển thứ nhất cột số 14.
2. Đà La Ni: Dharani, dịch là Tổng trì: Tổng thiện bất thất, trì ác bất sanh. Cũng dịch là năng trì hay năng già. Có sức gìn giữ, nhóm họp tất cả các pháp lành, chẳng để cho tản lạc. Ví như một món đồ tốt có sức chứa nước, nước chẳng chảy ra. Có 4 loại Đà La Ni: Văn-đà-la-ni; Nghĩa đà-la-ni; Chú đà-la-ni; và Nhân đà-la-ni.
3. Độc Giác: Pratyeka Buddha (S) Vị tự tỏ ngộ lấy mình chớ không ra đi giáo hóa chúng sanh. Cũng gọi là Duyên Giác. Cũng kêu là Bích Chi Phật. Độc Giác thường vui với sự tịch tĩnh, một mình lo tu hành; tu hành được thành công nhằm lúc không có Như Lai ra đời, tự mình giác ngộ lấy, dứt khỏi vòng sanh tử luân hồi. Thế nên gọi là Độc Giác.
4. Phiền não: Klésa (S). Passions (F). Mê dục, lầm lạc, xao xuyến, gây ra bởi ba mối chánh. Tham lam, giận tức, si mê. Ba độc nầy làm cho chúng sanh lo buồn, vọng động, xao xuyến, bất an, gọi là phiền não. Phiền não khiến cho thân, khẩu, ý của chúng sanh làm sái quấy, gây tội lỗi để chịu đau khổ về sau. Phiền não cũng gọi là cấu, lậu, nhiễm, kiết, sử, hoặc…
5. La Hớn: Arhat (S). Kêu tắt chữ A-La-Hớn. Người tu Phật xuất gia, dứt tuyệt các phiền não ở trong lòng. La-Hớn có ba nghĩa: Ứng cúng, sát tặc và vô sanh.
6&7. Niết Bàn diệu quả của Như Lai: Tức là quả vị Phật. Quả nhiệm mầu tịch tĩnh trở về với Như Lai tạng tánh của mỗi người thật sự sáng suốt, giác ngộ và giải thoát.
8. Đệ tử: Disciple (F) Con em về đạo lý. Đệ là em. Vì trí mình kém hơn trí thầy, phải theo thầy mà học đạo, cũng như em nương theo anh. Tử là con, vì sự hiểu biết về đạo lý của mình do nơi thầy mà được phát sanh, cũng như con khôn là nhờ cha dạy bảo. Trên đường đạo lý quy y thọ giáo với vị sư nào thì đối với vị sư ấy, mình tự nhận là đệ tử….
9. Thiên nhãn: Oeil (Vue) céleste: Mắt trời, mắt thần tiên, tự thấy do thần thông. Một thứ nhãn trong ngũ nhãn: nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn. Với thiên nhãn, người ta có thể thấy mọi vật, các chúng sanh trong sáu đường luân hồi. Mắt ấy thấy từ chỗ xa xôi ngàn dặm, cho nên cũng gọi là thiên lý nhãn.
10. U hiển: U uẩn và hiện hiện, tối tăm và rõ rệt. Tức là âm phủ và dương gian, thiên đạo và nhơn đạo, kẻ thác người sống, kẻ thần hồn, người thể xác.
11. Vua Diêm La: Yama (S) Roi des Ombres (F) Vua Diêm La thống lãnh cõi âm, có quyền thưởng phạt những vong hồn. Cũng gọi là Diêm Ma La, Diêm Ma Pháp Vương của Diêm Vương.
12. Chấp đoạn: Người ta cho rằng con người chết rồi là mất hẳn, không còn sanh tử luân hồi và không có kiếp sau.
13. Chấp thường: Cho rằng chết rồi linh hồn còn mãi, người sinh làm người mãi, thú sinh làm thú mãi…
14. Kiến thủ: Chấp theo ý kiến của mình. Nghĩa là ôm lấy ý kiến phi lý về những thân kiến, cố chấp cái tà kiến thiệt ngã ở trong mình…
15. Giới thủ: Nói đủ là giới cấm thủ kiến, ý kiến khư khư chấp nệ giới cấm. Ấy là một ý kiến, một sở kiến quấy trong ngũ kiến. Ấy là ý kiến của hạng tu chấp khư khư, tự trói buộc mình trong các sự cấm chế, mà chẳng biết phương tiện độ sanh.
16. Chấp nhơn, chấp ngã: Lòng chấp nệ có người có mình thiệt rồi tạo tội. Đó là chỉ kẻ chẳng hiểu rằng cái thân người cũng như thân ta vốn do năm uẩn tạo thành, rồi khư khư chấp rằng có thật cái thân thể của mình của người.
17. Sáu tình: Giống như lục căn tức là nhãn tình, nhĩ tình, tỷ tình, thiệt tình, thân tình và ý tình.
18. Tám ngọn gió đời: Huit vents (F) Tám ngọn gió có thể làm lay động lòng người thương ghét của thế gian, nên gọi là bát phong: 1. Lợi. 2. Suy: Thương thảm. 3. Hủy: Nói xấu. 4. Dự: Khen. 5. Xưng: Khen tặng. 6. Cơ: chê. 7. Khổ: Hoạn nạn. 8. Lạc: vui sướng.
19. Hai chơn lý: Tức là hai chơn như: Một là bất biến chơn như. Hai là tùy duyên chơn như.
20. Mười hai nhơn duyên: Pratiyasamutpada (S) Paticcasamuppada (P) Douze causes, douze Nidanas (F) Mười hai nhơn duyên cũng gọi là duyên khởi. Chính 12 nhơn duyên nầy níu kéo nhau từ vô thỉ đến nay và mãi về sau, nên con người ta phải luân hồi mãi trong 6 nẻo, có vui, có buồn, có khổ, có sướng lẫn lộn nhau, nhưng sự buồn khổ đau đớn thì có phần lấn hơn: Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão, tử.. rồi ưu, bi, khổ, não.
21. Trụ cốt vô minh: Tức là vô minh gốc, vô minh cha. Lòng mê tối và lòng tham ái, hai món ấy hòa hiệp mà sanh ra ta. Nên gọi vô minh là cha, tham ái là mẹ.
22. Bốn trụ địa: Đó là sự phiền não về mắt thấy, lòng nghĩ trong 3 cõi: 1. Kiến nhứt thiết trụ địa. 2. Dục ái trụ địa. 3. Sắc ái trụ địa và 4. Hữu ái trụ địa.
23. Bát chánh đạo: Aryatangamarga (S) Ariyoatthangikomaggo (P): Noble voie octuples (F) Cũng gọi bát chánh đạo. Đạo bát chánh tức là con đường chánh trong Phật giáo, thuộc tứ diệu đế, trong đế thứ tư: Đạo đế. Ai đi theo tám con đường đó thì được khỏi khổ, an lạc: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.
24. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo: Đã giải ở quyển thứ nhất số 31.
25. Mười ba la mật: Dasaparamita (S) Dix vertus cardinals (F) Mười đại hạnh của Bồ Tát:
1. Bố thí ba la mật
2. Trì giới ba la mật
3. Nhẫn nhục ba la mật
4. Tinh tấn ba la mật
5. Thiền định ba la mật
6. Bát nhã ba la mật
7. Phương tiện thiện xảo ba la mật
8. Nguyện ba la mật
9. Lực ba la mật
10. Trí ba la mật