Khi nhắc đến Bồ Tát Quan Thế Âm, ta thường nghĩ ngay đến đức hạnh đại từ đại bi, yêu thương rộng lớn của Ngài mà ít khi biết đến đức tính đại hùng đại lực của Bồ Tát Quán Thế Âm để thực hiện những hạnh nguyện của mình.
Nhiều người có quan điểm rằng: Người tu phải hiền thì đó mới là từ bi, nên mặc ai muốn làm gì làm, không màn tới, không để ý đến thậm chí còn cam chịu thì đó là sai lầm. Nếu tu mà hiền lành một cách thụ động, nhu nhược, yếu đuối thì chẳng mang được lợi lạc cho đời.
Cho nên cái hiền đúng nghĩa theo lời Phật dạy là hiền trí, nghĩa là người có đủ bản lĩnh tất cả, chấp nhận hi sinh gian khó cho mọi người nhưng không được nhu nhược, yếu hèn trong những cái bất công, những cái gian trá,…Đó là lý do vì sao hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát đôi lúc là hình ảnh của người phụ nữ hiền từ, nhân hậu nhưng có khi là hình ảnh của vị Tiêu Diện Đại Sỹ uy nghi, dữ tợn.
Vì vậy một người đi tu là phải có bản lĩnh hơn người, một người có dũng khí hơn người, một người biết hy sinh, chịu thương chịu khó hơn người. Người Phật tử học theo lòng từ bi của bồ tát Quan Thế Âm là biết chia sẻ, giúp đỡ người bằng tình thương yêu, nhưng cũng học được tính dũng khí, can đảm của Ngài để thực hiện sứ mạng lợi đời ích đời.
Muốn thực hiện lòng đại bị, muốn làm lợi ích cho cuộc đời chúng ta phải tập lòng gan dạ, mà Bồ Tát Quan Thế Âm còn có một ý nghĩa nữa đó là đức vô úy (nghĩa là không sợ hãi), nên trong hành động của Bồ Tát chứa nhiều tính siêu việt nên người Phật tử hay tu sĩ phải học hỏi điều đó để tôi luyện cho mình sự vững vàng về tâm mới có thể làm lợi ích cho đời một cách trọn vẹn.
Bài thuyết pháp “Đại Hùng Đại Lực Của Bồ Tát Quán Thế Âm (Great Hero And Great Power Of Avalokitesvara Bodhisattva)” do thầy Thích Phước Tiến giảng tại Chùa Quan Âm Phật Đài (Huế) ngày 14/07/2014 (18/06/Giáp Ngọ), và được phụ đề tiếng Anh