Kinh Pháp Cú phẩm Ái Dục chỉ rõ cho chúng ta thấy rằng ái dục là nguồn gốc của mọi sự đau khổ trong đời, nó thúc đẩy con người tìm sự thỏa mãn của mọi nhu cầu rồi từ đó sinh tâm ích kỷ và bằng mọi cách tạo nên những đau khổ của người khác. Đó chính là nhân tố của tái sinh và không giải thoát được. Điển hình là hai câu:
Câu 334: Nếu say đắm buông lung thì tham ái tăng lên hoài giống như cỏ mọc mạn – la mọc tràn lan từ đời này tiếp đời nọ như vượn truyền cây tìm trái.
Sống trong cõi dục thì khó mà thoát khỏi ái dục nếu không có sự kiên định khi tu học. Và khi nhân tố ái dục nếu không dừng thì còn tái sanh mãi mãi. Cũng như Đức Phật dạy: “Lang thang bao tỷ kiếp ta chạy mãi không dừng, từ bào thai này sang bào thai khác”.
Câu 335: Ở thế gian này nếu bị ái dục buộc ràng thì những điều sầu khổ tăng như loài cỏ tỳ la gặp mưa
Tình yêu vốn mang đến những đau khổ và “Kẻ nào không yêu thì kẻ đó bước lên thiêng đường một nửa”. Câu này chúng ta hiểu: Người nào chấm dứt được ái dục thì người đó đã bước ra khỏi sự tái sinh.
Bên cạnh đó, Đức Phật khuyên con người nên diệt trừ ái dục, chấm dứt tình cảm là chấm dứt được ái dục, để đi đến đỉnh cao nhất là chấm dứt tái sinh, đây là cả quá trình tu tập rèn luyện.
Bài pháp thoại Kinh Pháp Cú Phẩm Voi Và Ái Dục (Câu 331 đến 341) do Thầy Thích Phước Tiến thuyết giảng tại Tu Viện Tường Vân, ngày 20/08/2017 (29/06/Đinh Dậu)