1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Quyển 25

Niệm Tam Bảo (Ratnatrayanusmrtimamastadasah Paricchedah) – Phẩm Thứ 18. Phần thứ 4

Luận rằng:

Nghĩa là chư Bồ Tát hoặc gặp nhân duyên các việc khó khăn dùng chánh niệm để đối trị chẳng sanh sự sợ hãi. Như Kinh Bát Nhã nói: “Lại nữa nầy Xá Lợi Tử! Nếu Đại Bồ Tát giả sử nơi ác thú gặp nạn, chẳng sanh sầu não, lại không sợ hãi. Bồ Tát có thể nghĩ như thế nào? Ta sẽ vì lợi ích chúng sanh cho nên xả bỏ tất cả. Nếu các ác thú muốn làm hại ta, ta sẽ thí tất cả để đầy đủ thí Ba La Mật. Ta nguyện thành Bồ Đề, mà ở trong quốc độ đó thanh tịnh chẳng nghe đến những tên của ác thú, trùng độc.

Lại nữa Xá Lợi Tử! Nếu Đại Bồ Tát bị nạn oán tặc cũng chẳng sanh não hại, chẳng sợ hãi. Vì sao vậy? Bồ tát ở đây nếu có sở hữu tất cả bị tổn hoại, tức liền niệm rằng nếu oán tặc đến, muốn hại ta, ta kiếp kiếp có thể xả bỏ thân nầy, mà thân, ngữ, ý nghiệp chẳng sân hận, liền được giới viên mãn Ba La Mật; lại được đầy đủ Nhẫn Nhục Ba La Mật, nguyện ta thành tựu Bồ Đề. Lúc ấy đất nước thanh tịnh chẳng nghe đến tên của sự oán tặc nữa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu Đại Bồ Tát gặp nạn khát nước, lại cũng chẳng sợ hãi. Vì sao vậy? Vì Bồ Tát được Pháp lợi ích nên chẳng ưu não; tức liền nhớ nghĩ: Ta sẽ vì tất cả chúng sanh, tuyên thuyết pháp yếu đoạn trừ những khát ái. Giả sử thân của ta vì sự đói khát mà mệnh chung, qua đời sau sẽ khởi lòng đại bi. Ôi chúng sanh nầy, phước báo kém cỏi! Khi mất đi rồi sanh trở lại gặp nạn khổ không có nước, làm cho tu chánh hạnh để đầy đủ thắng huệ, mà có thể đầy đủ Tinh Tấn Ba La Mật, ta nguyện sẽ thành tựu Bồ Đề. Lúc ấy đất nước thanh tịnh chẳng nghe đến tên của sự đói khát nữa, trong đó chúng sanh đầy đủ phước đức, tự nhiên có nước tám công đức.

Lại nữa Xá Lợi Tử! Nếu Đại Bồ Tát gặp nạn đói khổ, không sanh sợ hãi. Vì sao thế? Vì Bồ Tát mặc giáp tinh tấn kiên cố chẳng giải đãi. Như thế nhớ nghĩ làm cho chúng sanh nầy, nhận chịu sự đói khát khổ sở, mà có thể thương mến. Ta nguyện sẽ thành tựu Bồ Đề, quốc độ chẳng có tên đói khát. Giáo hóa chúng sanh, làm cho tất cả được an ổn như niềm vui tự nhiên ở cõi trời Đao Lợi. Tất cả đều hiện ra với ước muốn tùy tâm, thọ mạng dài lâu, an trụ trong tịch tịnh.”

Luận rằng:

Làm như thế tức có thể tăng trưởng rộng phước báo là nhân duyên cảnh giới tối thượng. Lại Kinh Thanh Tịnh (Gocara Parisuddhi Sutra) chép rằng: “Nếu bố thí mà không mong cầu, liền được phước báo lớn. Thấy được thâm tâm như Kinh điển đã dạy. Nếu ai không cầu tiếng khen, tài lợi, khi bố thí Pháp sẽ được hai mươi loại công đức của tâm từ bi như:

Một là an trụ trong chánh niệm

Hai là có thể sanh giác ngộ

Ba là hướng về đạo giải thoát

Bốn là giữ gìn bảo vật

Năm là tăng trưởng huệ mạng

Sáu là được trí xuất thế

Bảy là đoạn trừ phiền não tham lam

Tám là đoạn trừ phiền não sân hận

Chín là đoạn trừ phiền não si mê

Mười là không bị ma não hại

Mười một là được Chư Phật gia trì

Mười hai là được chư Thiên ủng hộ, hình sắc đẹp đẽ

Mười ba là phi nhơn ,kẻ ác không đến gần

Mười bốn là thường được thiện hữu tri thức thương kính

Mười lăm là lời nói chân thật

Mười sáu là không bị sợ hãi

Mười bảy là ý thường vui vẻ

Mười tám là tiếng khen lan rộng

Mười chín là nhớ rõ chẳng quên

Hai mươi là thường vui Pháp thí

Đây gọi là công đức của tâm từ bi. Lại nữa Kinh Bát Nhã chép rằng: “Nầy A Nan! Nếu người nghe Pháp được ba nghìn đại thiên thế giới chúng sanh như thế , vì chỗ chứng biết mà diễn thuyết, tất rộng được quả A La Hán. Nầy A Nan! Nếu Đại Bồ Tát hay Bát Nhã Ba La Mật Đa tương ứng hơn với những câu nghĩa, vì chúng sanh mà khai thị diễn thuyết hơn trước ba ngàn đại thiên thế giới, trước chúng sanh chứng được A La Hán, sẽ được công đức.

Lại nữa, đối với các A La Hán ấy, cũng tích tụ công đức bố thí, trì giới, ý ông nghĩ sao? Đây có nhiều chăng? A Nan thưa:

-Rất nhiều, Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Thưa bậc Thiện Thệ.

Phật bảo: Nầy A Nan! Phước đức ấy tuy nhiều, nhưng chẳng như các Bồ Tát đối với Bát Nhã Ba La Mật Đa là pháp môn tương ứng vì họ mà diễn nói. Phước này sẽ hơn phước kia. Lại nữa Đại Bồ Tát , đối với Bát Nhã Ba La Mật Đa, là Pháp môn sâu xa có thể mỗi ngày làm người phân biệt; như thế cho đến một giờ một khắc, một khoảng sát na, khéo nói.

Nầy A Nan! Bồ Tát bố thí Pháp như thế, Thanh Văn, Duyên Giác chẳng thể có được thiện căn như vậy, để mà so sánh thí dụ được. Vì sao vậy? Đại Bồ Tát đối với Bồ Đề không bị thối chuyển, huống nữa đối với Pháp thí.

Như Kinh Diệu Pháp Liên Hoa có kệ rằng:

Bồ Tát có lúc

Vào trong tịnh thất

Thường hay nghĩ nhớ

Theo nghĩa quán Pháp

Bồ Tát hoan hỷ

An vui thuyết Pháp

Trong chỗ thanh tịnh

Ban bố chỗ ngồi

Tắm rữa sạch sẽ

Thoa dầu thơm mát

Khoác Pháp y sạch

Trong ngoài thanh tịnh

An trụ Pháp tòa

Tùy cơ thí Pháp

Nếu có Tỳ Kheo

Hoặc Tỳ Kheo Ni

Bỏ tâm tránh né

Cùng tâm biếng lười

Lìa các lo rầu

Từ bi thuyết Pháp

Ngày đêm thường nói

Vô Thượng Bồ Đề

Mà các nhân duyên

Vô lượng thí dụ

Khai thị chúng sanh

Làm cho hoan hỷ

Y phục ngọa cụ

Uống ăn thuốc thang

Mà ở trong ấy

Chẳng chỗ hy vọng

Chỉ một lòng nghĩ

Thuyết Pháp nhân duyên

Nguyện thành Phật đạo

Làm chúng như thế

Tức được lợi lớn

An lạc cúng dường

Kinh lại chép: “Thuận theo Pháp chẳng nhiều chẳng ít, cho đến kẻ tham ái Pháp nầy, chẳng vì đó mà nói nhiều”.

Lại nữa kinh Nguyệt Đăng có kệ rằng:

“Nếu kỳ túc thỉnh vấn

Muốn cầu được Pháp thí

Nên trước nói lời ấy

Chỗ học tôi không rộng

Lại nên nói thế nầy

Nghe Ngài là bậc huệ

Ngài là bậc đại đức

Kính xin giảng cho con

Nói xong chớ phê bình

Nên chọn hay không chọn

Rõ biết điều ấy rồi

Chẳng thỉnh lại chẳng nói

Nếu ở nơi đại chúng

Thấy kẻ hủy báng ấy

Chớ nên than giữ giới

Nên ca ngợi bố thí

Nếu thấy kẻ ít dục

Cùng trì giới giống nhau

Khởi lên tâm đại bi

Khen thiểu dục trì giới

Được hơn hẳn rất nhiều

Liền tán dương trì giới

Luận rằng:

Như thế Pháp Sư phải nên tắm rửa, mặc áo mới trong sạch tu tâm từ bi và vì chúng diễn thuyết. Tất cả ma chẳng thể đến gần.

Kinh Hải Ý (Sagaramati Sutra) có chú Đà La Ni rằng:

”Đản Ninh Tha, Thiết Di, Thiết Ma Phược Đệ, Thiết Di Đa Thiết Xúc, Lô Ích Cổ Lý, Ma La Nhĩ Đệ, Yết La Nị, Chỉ Dụ Lý, Điểu Yết Phược Đệ, Điểu Hô, Yết Dã Đệ Vĩ Du, Đà Nhĩ Nhĩ Lý Ma Lê, Ma La Bát Na Lý, Ô Khác Lý, Khác Lô Nga La, Tế Bát La, Tát Nhĩ Hệ, Mục Khế A Mục Khế, Thiết Duệ Đa Nhĩ, Tác Lý Phược Đản La Nga La, Hạ Mãn Đà, Na Nhĩ Ngật Lý Hệ Đa, Ma La Phẩm Xá, Tắt Tha Tất Đa, Một Đà Mẫu Nại La Mẫu Nại Già, Đệ Đa Tát Lý Phược, Ma La A Đô Lê Đa, Bát Nại Bát Lý, Mậu Dà, Vĩ Nga, Khải Đệ, Tát Lý Phược, Ma La, Yết Lý Ma Ni.”

(Tadyatha, same, samavati, samitasatru, ankure, mankure, marajite, karate, keyure, oghavati, ohokayati, visathanirmale, malapanaye, okhare, kharo, grase, gorasane, hemukhi, paranmukhi, samitani, sarvagrahapandhanani, nigrhitah, sarvaparaprapadinah, vinukta, marapasah, sthapita, buddhamudrah, semudghatitah, sarvamarah, acalitapadaparisuddhua, vigaccharti, sarvamarakarmani).

Pháp sư thuyết pháp ấy với chơn ngôn nầy trì tụng rồi ở nơi pháp tòa phổ quán chúng hội vận dụng lòng từ bi rộng lớn, từ thân nầy khởi lên y vương, tưởng Pháp như thuốc, người nghe Pháp nầy, khởi tưởng là bịnh nhân, nơi các đức Như Lai, khởi lên bậc Chánh Sĩ. Trong mắt Chánh Pháp khởi lên tưởng Pháp cửu trụ, đối với chơn ngôn nói về bố thí hiện tiền, làm đúng pháp như thế mà nói.

Lúc bấy giờ, trong khoảng chu vi trăm do tuần, các thiên chúng ma không thể đến phá hoại. Giả sử các ma vương đến pháp hội, cũng chẳng thể làm những việc chướng nạn.

Luận rằng:

Bố thí Pháp bình đẳng như thế tức hay tăng trưởng tâm đại bồ đề. Như Kinh Bảo Khiếp (Ratna Karandaka Sutra) có chép rằng:

“Nầy Văn Thù Sư Lợi! Giống như cây trong rừng , cành lá rễ tất cả đều do bốn đại mà được sanh trưởng. Văn Thù Sư Lợi! Như thế Bồ Tát nơi các cửa tập trung các căn lành, tất cả đều nhiếp lấy tâm Bồ Đề. Nơi tất cả trí hồi hướng đến Bồ Đề làm chỗ tăng trưởng.”

Luận rằng:

Nếu chư Bồ Tát vì muốn rộng rãi hiển bày sự tu học về cảnh giới của Chư Phật, đầu tiên phải an trụ trong chánh niệm, chánh tri, như thế tất có thể thành tựu chánh đoạn mà chẳng buông lung. Nghĩa là do sự phát khởi tinh tấn dục lạc, mà ở nơi kia sanh việc ác, pháp bất thiện, được phòng hộ chẳng khởi. Đã sanh việc ác bất thiện pháp ấy, có thể dứt hẳn làm cho thanh tịnh, chưa sanh khởi làm cho phát khởi, pháp lành đã sanh rồi, làm cho tăng trưởng. Ở nơi chẳng buông lung thường được an trụ. Trong các pháp lành, lấy làm căn bản.

Như trong Kinh Nguyệt Đăng có kệ rằng:

“Như ta sẽ nói các Pháp lành

Nơi giới nghe xả và nhẫn nhục

Chẳng nên buông lung làm căn bản

Có tên Thiện Thệ tối thắng tài”

Sao gọi là phóng dật? Nghĩa là nếu buông lung theo những người bạn ác và tà giáo, do tâm sanh. Như người nhắc nhở vua uống thuốc, đầy đủ đồ đạc, chỗ đi nguy hiểm, phải biết người nầy khổ não lo sợ, không dám buông lung”.

Lại nữa Kinh Như Lai Bí Mật chép rằng: “Thế nào chẳng buông lung? Nghĩa là đầu tiên nhiếp phục các căn; mắt thấy sắc và chẳng chấp vào tướng, chẳng đắm trước sự tốt đẹp. Như thế cho đến ý cũng lại như vậy. Rõ biết điều nầy, tất cả chẳng chấp trước, chẳng sanh nhiễm ái, thường cầu ra khỏi. Lại nữa, đối với tự tâm đã được điều phục, có thể tùy theo đó mà nhiếp hộ tâm thường hay khởi lên ái nhiễm. Đây gọi là chẳng buông lung. Nếu người tin, hiểu, chẳng buông lung, tức là tùy thuận sự tinh tấn. Lại nữa, tích chứa công đức của lòng tin thanh tịnh. Do tu tịnh tín, mà Pháp tinh tấn chẳng phóng dật; Tức có thể tu tạo chánh niệm, chánh tri và ở trong chánh niệm, chánh tri ấy, tức nơi tất cả Bồ Đề pháp phần mà không hoại mất. Nếu như tịnh tín chẳng phóng dật, tinh tấn, chánh niệm, chánh tri, tức có thể khuyến tu, thâm sâu niệm kiên cố. Bồ Tát đối với pháp thâm sâu kiên cố ấy rõ biết rồi, tức có thể rõ biết chỗ không thật, cho đến nơi thế tục đế, nói mắt là có”.

Như Kinh có kệ rằng:

“Với Pháp cam lồ, chẳng buông lung

Vì đạo Bồ Đề ích chúng chung

Tịch tịnh thâm sâu, lòng thanh thản

Căn bản niềm vui cũng vấy bùn”.

Luận rằng:

Nếu hay tích chứa các việc làm tương hợp, tức là đối với mình và người được tăng trưởng phước đức; lại có kệ tụng rằng:

Pháp học đều bình đẳng

Tâm Bồ Đề kiên cố

Với người, mình thành tựu

Đổi thay như không thật

Đứng ở bờ bên kia

Thấy chờ đợi bên nầy

Bờ kia cũng chẳng có

Ngã nầy vốn chẳng thật

Vì khổ mà phòng hộ

Đó chính là trói buộc

Bậc tu hành như thế

Sao lại chẳng giữ gìn

Khởi phân biệt tà vọng

Chấp Ngã vốn thường còn

Nếu Ngã như thật có

Sao lại có sanh diệt

Đau khổ có sanh ra

Vì ai, tu phước nghiệp

Để cầu được tài lợi

Thọ nhận bao khoái lạc

Hiện ra tướng già bệnh

Chẳng bao lâu tổn hoại

Tái sanh là em bé

Em bé từ thiếu niên

Trong khoảng sát na thôi

Biến hoại thấy rõ rồi

Ở đâu gọi là thân

Tóc tai đều bối rối

Thức gá vào thai mẹ

Từ hạt mầm nảy sanh

Già suy theo năm tháng

Lửa đốt đến cuối cùng

Tự tánh của thân nầy

Giả, phân lập, an bày

Cứu cánh như hạt bụi

Hình tướng nào sống dai

Lại nữa nơi thân nầy

Không nói cũng tự biết

Vì tướng thay đổi luôn

Thử hỏi Ngã ở đâu

Bởi phân lập hòa hợp

Tùy thế mà hiển hiện

Giáo nhiệm mầu của Phật

Tùy tướng cũng phải dứt

Khổ kia cũng phải dứt

Tức chẳng thể kiến lập

Không tham, nhuế và si

Làm sao có công đức

Ngoài chín việc thế gian

Mỗi mỗi có ba loại

Vô thức cùng nương tựa

Sao lại sanh niềm vui

Nương chẳng thể sanh vui

Nên biết từ nhân sanh

Nếu vui sanh nương tựa

Tướng kia hiện hữu chăng

Cho nên lời dạy đúng

Rằng các hành vô thường

Hiện chứng và tư duy

Do nhân duyên hòa hợp

Thấy quyến thuộc của mình

Sao lại nói là thường

Ở nơi đấy tìm cầu

Chẳng mảy một vi trần

Như đèn kia cạn dầu

Thử hỏi dầu đi đâu

Như thế quán sát rõ

Sát na chẳng trụ lâu

Tụ tập các quyến thuộc

Nghiêm sức để đi lại

Vọng chân là có Ngã

Vui kia biết đó mà

Bao chúng sanh rõ rồi

Không gì tích chứa được

Ta, người tức có duyên

Mà khổ lại chẳng thật

Như thế chẳng ứng hợp

Ngã có ở nơi nào

Hoặc như lực riêng mình

Mỗi mỗi mà khai thị

Thế gian các chúng sanh

Nhiều khổ thường bức thiết

Nên khởi tâm đại bi

Vì họ, mà thương xót

Khéo hay thường quán sát

Bình đẳng mà cứu độ

Giả sử vào địa ngục

Như ngỗng bơi trong hồ

Như biển cả thường vui

Thường vui đạo giải thoát

Cứu giúp họ không sợ

Cứu giúp thường không ngại

Làm xong bao ích lợi

Chẳng sanh tâm ỷ lại

Không bao giờ mệt mỏi

Chẳng mong cầu báo đáp

Nếu phước tụ mười phương

Ngã ấy thật rộng đường

Không sanh tâm tật đố

Vui vẻ thật khôn lường

Ta và người cùng tu

Tu tập và sám hối

Khuyến thỉnh Phật, Thế Tôn

Tùy hỷ phước nghiệp rồi

Như thế xin hồi hướng

Bình đẳng không sai biệt

Bố thí nầy tùy phước

Chúng sanh giới vô lượng

Bồ Tát làm việc nầy

Tức sẽ sanh lợi ích

Tăng trưởng lòng đại bi

Rộng tối thượng an vui

Được tay Kim Cang kia

Cùng Chư Phật, Thế Tôn

Thường làm việc hộ trì

Quần ma khiếp nể vì

Pháp là con của Vua

Chư Thiên phải tán dương

Tâm chuyên chở Bồ Đề

Khéo đi hết con đường

Chúng sanh khéo tu tập

Tức trừ tự tha khổ

Còn ta chẳng đắm trước

Tất cả hãy buông xả

Ai bị ái trói buộc

Bị đau khổ vô cùng

Thường sanh ra phiền não

Tổn hoại thường theo đó

Lửa khổ đốt chúng sanh

Đốt cháy khắp tất cả

Nhỏ như từng mảy lông

Ta thấy chẳng đành lòng

Vì tất cả Ngã Ái

Khổ là gốc đầu tiên

Thiêu đốt chẳng trừ ai

Vì lợi các hàm thức

Vui vợ con quyến thuộc

Cứu cánh đều bỏ hết

Suy nghĩ nhân duyên sanh

Nơi thân lại chẳng ái

Những người trí đầy đủ

Nơi kia xả hai lần

Rõ biết thân và tâm

Sát na sai biệt khởi

Là thường chẳng có thường

Lìa dơ gốc chẳng dơ

Tự được nơi Bồ Đề

Kia lại thành Chánh Giác

Chẳng nghĩ về thế pháp

Mà lợi lạc chúng sanh

Pháp dược cùng tượng Phật

Ta đều thí hoàn tất

Trí tuệ tự chọn lựa

Làm việc ấy tương ưng

Nhiếp hộ nơi tiền tài

Chứa rồi sẽ tiêu tan

Hoặc thân ta thân người

Như khổ nhiều khổ ít

Như thế đều làm được

Ấy thượng diệu khoái lạc

Chúng sanh trong cảnh dục

Phòng hộ sanh chướng não

Như rắn ở trong hang

An ổn và lặng trong

Như đất ruộng phì nhiêu

Lúa thóc đều dư dả

Trừ các đói khát ấy

Đầy đủ mọi phước báo

Ai chẳng chịu xa rời

Danh lợi và ngũ dục

Chỗ nói lại chẳng thành

Cũng chẳng sanh giận dữ

Ai đánh mất chính mình

Nhẫn nơi giận khó gì

Như thế chẳng sanh sân

Lợi tha cũng chẳng mất

Khéo tu nhẫn chân thật

Như quán sát hương thơm

Dù có bị xâm phạm

Vẫn không hề tổn hoại

Phương tiện tu tư duy

Không khoái lạc, chủ tể

Tự mình không thọ dụng

Làm sao không sám hối

Phật tử tu như thế

Từng niệm trừ phiền não

Biết căn, và cảnh giới

Giống như chỗ tụ hội

Nhuế, phẩn, sân cùng hận

Lợi ích mà khai mở

Tự tánh lìa điều nhu

Nơi khổ, vui sao được

Năm loại lớn như thế

Cho thấy có tên riêng

Cho đến ở hữu tình

Đều thành việc nghĩa lợi

Nếu không sanh biếng lười

Tức không tạo việc ác

Khuyên ai gắng tu tập

Sáu cõi đều chẳng lạc

Đến hư không vô tận

Thế gian thật bao la

Vì chúng sanh , ta ở

Khiến trí tâm hiện hòa

Từng làm A Xà Lê

Khéo học lìa các khổ

Chẳng hỏi khả năng riêng

Sao chẳng chịu phòng hộ

Ai tự làm khổ mình

Sợ hãi, nhân gì sanh

Tùy rõ biết thầy mình

Ngã mạn chẳng quá thành

Trụ cảnh giới đại bi

Chẳng tham nơi quả báo

Thường gần gũi tu học

Bình đẳng không ngã não

Thấy kẻ mù cuồng si

Thật khó khăn đứng đi

Hay rơi vào đường hiểm

Buồn thương thật chẳng bì

Vì tìm cầu cho họ

Cũng khó mà cứu nạn

Như thế làm giống nhau

Tức thấy công đức to

Tội lỗi ta thật nhiều

Sâu xa như biển cả

Nếu bây giờ tạo nữa

Làm sao giải thoát ra

Ai được giáo hóa rằng

Hổ thẹn điều sai trái

Thường lãnh thọ lời dạy

Tất cả học là phải

Nghe người oán thì lo

Không nói lời sân hận

Người và ta giống nhau

Người vui mình không thẹn

Phiền não và oán tặc

Riêng một mình chiến đấu

Nếu tâm thường lưu ý

Tổn hoại chẳng an lạc

Cầu xin đức Quán Âm

Bậc Đại Từ Đại Bi

Tóc xanh đầu xoắn ốc

Mượt mà ở trên đầu

Mười phương mọi quốc độ

Thong dong trên biển cả

Cứu địa ngục quỷ thú

Thoát luân hồi cực khổ

Vì tất cả chúng sanh

Tầm thanh mà cứu độ

Bà Trĩ A Tu La

Oán hại không còn khổ

Thật trang nghiêm vô lượng

Trên đời chưa từng thấy

Biết ngu chúng hữu tình

Cung phụng hoặc vui vẻ

Lại nữa cùng tin lễ

Đại Sĩ Diệu Cát Tường

Nơi gom Chánh Pháp Tạng

Thế gian lợi lạc thường

Không sánh Đại Y Vương

Khéo chữa các bệnh tật

Ban vui và cứu sống

Nên ta kính lễ luôn

Nhiệt não khổ vô cùng

Hiện suối nước trong lành

Khiến tâm sanh an lạc

Khát ái chẳng thể sanh

Mười phương các thế giới

Mỗi mỗi kiếp La Ba

Chúng sanh tâm thỏa mãn

Đều hiện mắt Thanh Liên

Bồ Tát đông vô số

Tán dương đến vô cùng

Kính lễ đấng Văn Thù

Tối thắng chẳng ai bằng

Công đức Bồ Tát thật hiếm sao

Bao nhiêu tích tụ biết là bao

Phước báo vô biên ta tác tạo

Gọi là Văn Thù trí tuệ cao

Viết lách Chánh Pháp nầy

Ta có chút phước đây

Xót thương loài hữu tình

Trí huệ phát từng ngày

Các Pháp từ duyên sanh

Pháp nương duyên mà diệt

Thầy ta, Đại Sa Môn

Thường thường nói như thế.

    Xem thêm:

  • Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Tối Thượng Thừa - Luận Tạng
  • Đại Thừa Khởi Tín Luận - Luận Tạng
  • Ý Nghĩa Quyết Định Của Pháp Hoa Huyền Tán - Luận Tạng
  • Luận Nhập Đại Thừa - Luận Tạng
  • Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Khởi Tín - Luận Tạng
  • Luận Về Đại Thừa Duyên Sanh - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ (Trọn bộ 5 tập) - Luận Tạng
  • Luận Kim Cang Đỉnh Du Già Trung Phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề - Luận Tạng
  • Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn - Luận Tạng
  • Luận Du Già Sư Địa - Luận Tạng
  • Luận Tịnh Độ Thập Nghi - Luận Tạng
  • Đại Thừa Tuyệt Đối Luận - Luận Tạng
  • Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận - Luận Tạng
  • Giảng Luận Và Giải Thích Luận Nhiếp Đại Thừa - Luận Tạng
  • Sớ Thần Bảo Ký Nhơn Vương Hộ Quốc Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Luận Tạng
  • Bài Tán Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa (Bản 1) - Luận Tạng
  • Luận Tâm Bồ Đề Lìa Hình Tướng - Luận Tạng
  • Thích Nghĩa Luận Nhiếp Đại Thừa - Luận Tạng