1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Quyển 7

Phẩm Không Thứ Tư – Phần thứ tư

Nghĩa là khế kinh nầy khác với khế kinh kia. Tất cả có tên là hủy báng pháp . Có nghĩa là Dà Đà (kệ) nầy khác với Dà Đà kia. Có tên là hủy báng pháp. Làm sao có thể khởi lên một niệm tín giải; hoặc chẳng khởi lên. Đều có tên là hủy báng pháp. Đối với Pháp Sư nói pháp về ý nghĩa và giải thích khác biệt, từ đó thay đổi, có tên là hủy báng pháp. Làm công việc này xa lìa mắt thấy ở nơi sự quán sát, nói cười với lời hí luận. Tất cả có tên là hủy báng pháp. Đây là có thực hành; đây là chẳng thực hành. Tất cả có tên là hủy báng pháp. Nói đây là lời Phật dạy về Tam Muội; nói là giải thoát. Phật kia nói Tam Muội là giải thoát. Đây có tên là hủy báng.

Phật bảo: Văn Thù Sư Lợi! Cho đến có tất cả những sự thay đổi, đều có tên là hủy báng pháp. Nếu Tỳ Kheo , Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di v.v..đối với Pháp Sư nói về hình tướng như thế nầy; tư duy như thế nầy…Tất cả đều là hủy báng chánh pháp.

Kinh chép: “Phật bảo rằng: Nầy Thiện nam tử! Nếu sau khi Như Lai diệt độ vì ta mà thuyết pháp. Tùy theo niềm vui cũng như sự tin hiểu vì chúng sanh mà nói. Nơi pháp hội kia: có chúng sanh từ thân thể cho đến lỗ chân lông hoan hỉ sâu bền; hoặc rơi nước mắt bi lụy. Thì nên biết rằng những điều nầy được chư Phật ấn khả cho. Kẻ ngu si kia lại nói: Đây là Bồ Tát! Đây chẳng phải là Bồ Tát. Nên biết là Bồ Tát vậy. Do sự nói không đúng về pháp ba Thừa mà nơi ta đã thuyết pháp, do sự ngộ giải ấy, cho nên nơi Bồ Tát đã khởi lên sự nhục mạ. Ta nói người nầy ở nơi địa ngục, chẳng có thời gian . Vì sao vậy? – Vì nếu Bồ Tát Đối với Pháp Sư khởi lên sự phỉ báng: tức là xa lìa chư Phật; hủy báng chánh pháp cùng các Tỳ Kheo Tăng. Lại nữa do sự khinh mạn các Pháp Sư thuyết pháp nên đã chẳng khởi tâm tôn trọng. Đồng thời cũng có nghĩa là chẳng sanh tôn trọng Như Lai. Đối với Pháp Sư thuyết pháp chẳng muốn nghe. Có nghĩa là chẳng sanh vui thích đối với Như Lai. Đối với Pháp Sư thuyết pháp chẳng xưng tán, nghĩa là chẳng khởi sự xưng tán nơi Phật Như Lai. Đây tức là xa Phật vậy.

Nếu đối vớí sơ phát tâm Bồ Tát khởi ý não hại. Phật lại bảo:

– Nầy Từ Thị! Nếu đối với Lục Ba La Mật của ta. Bồ Tát thành chánh giác; kẻ ngu si vọng nói về Bát Nhã Ba La Mật Đa phải nên biết về Bồ Tát Học Xứ. Thế nào là học Ba La Mật Đa ? – Học Ba La Mật là không đánh mất lời Phật dạy. Nầy Từ Thị! Ý của ngươi như thế nào? Khi ta làm ông Thước Ca Hộ ( Casi) giải cứu mạng cho cọp con mà thí thịt mình là chẳng có trí tuệ ư?

Từ Thị bạch rằng:

– Không phải vậy! Bạch đức Thế Tôn.

Phật bảo:

– Nầy Từ Thị ! Nếu tu hạnh Bồ Tát; ở nơi Lục Ba La Mật hạnh phải tương ưng; phát tâm Bồ Đề lệch lạc chẳng thành thục thiện căn ư?

Từ Thị đáp rằng:

Chẳng phải vậy kính bạch đức Thế Tôn.

Phật bảo:”Nầy A Dật Đa (Ajita. Từ Thị, Di Lặc) ngươi lại ở nơi sáu mươi kiếp huân tập làm hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, Bát Nhã Ba La Mật Đa, tất cả đều huân tập hành trì. Lại nữa kẻ ngu si nói như thế nầy: Chỉ có một chánh lý là con đường Bồ Đề; cho nên thực hành về tánh không. Đây là chánh lý được bản nhiên thanh tịnh vậy.

Tập Ly Nan Giới Học

(Silaparamitayam anarthavarjanam

pamcamah taricchedah)

Luận rằng:

Nói đơn giản là khó, nên xa lìa. Như Kinh Thâm Tâm Giáo Huấn nói:” Như thế các loại khó nghe rồi sợ hãi. Nghe đây là Sơ Hành Bồ Tát thọ trì điều nầy. Nói sự lợi ích rồi bạch rằng:

Kính bạch đức Thế Tôn! Con nay đầu tiên ở trước Như Lai mà thọ trì điều nầy. Bạch Thế Tôn! Con từ xưa đến nay đối với Bồ Tát cùng với hoá nhơn đã nói về tội sai trái thật và chẳng thật. Đây là sự ngông cuồng về đức Như Lai Chánh Biến Tri. Bạch đức Thế Tôn! Lại nữa con từ xưa đến nay đối với Bồ Tát và đối với người hiền hủy báng mạ lị; hoặc tại gia hoặc xuất gia, thọ năm niềm vui dục lạc; buông lung tự tại. Thấy thế rồi chẳng sinh tín tâm thanh tịnh làm cho họ sanh tâm xấu hổ. Khởi tâm chẳng tôn trọng, chẳng sanh tưởng nhớ đến Phật, mà vội vã có tâm khổ não về tâm. Biến hoá vào nhà tri thức để thọ lãnh những của bố thí. Thấy như thế rồi, lại chẳng có một niềm vui, lời nói tốt đẹp. Ngày đêm ba thời chẳng quy hướng . Đây là sự ngông cuồng đối với đức Như Lai Chánh Biến Tri. Bạch đức Thế Tôn! Con từ xưa đến nay thọ trì cấm giới. Hoặc có lúc làm vua; ở nơi thân mệnh, tài sản chẳng bố thí xả bỏ. Lại mắng chửi Thanh Văn, Duyên Giác cho đến người hiền, mà cho rằng chỉ có con là cao cả hơn. Hoặc làm như tâm của Chiên Đà La tự cao về bản thân của mình và hạ thấp người khác. Hoặc gặp việc đấu tranh mà chẳng sợ hãi bỏ chạy; qua hơn một do tuần hoặc trăm do tuần. Đây là sự ngông cuồng về đức Như Lai Chánh Biến Tri vậy.

Kính bạch đức Thế Tôn! Con từ xưa đến nay thân thường hay trì giới đầy đủ;hoặc chẳng ở nơi đa văn phân biệt biết về công đức của đầu đà; cho đến việc phát sanh công đức của việc làm mang lại niềm vui nơi thân. Che đậy việc lành và hiển thị việc xấu ác của người. Đây tức là sự ngông cuồng của con đối với đức Như Lai Chánh Biến Tri.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nói với đức Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: Nầy Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn. nếu muốn thanh tịnh nơi nghiệp chướng, thì nên như Sơ Hành Bồ Tát nầy mà thọ trì.

Lại nữa như Kinh Tùy Chuyển Chư Pháp chép rằng: “Nếu như Bồ Tát đêm ngày ba thời, đem đầu mặt đãnh lễ cung kính: người này nơi sở hạnh ấy lại chớ nên dòm ngó đâm thọc. Giả thử thường thấy đắm trước nơi ngũ dục lạc; lại chẳng nên có tâm nhỏ mọn dòm ngó đánh mất. Kẻ hành Bồ Đề tu vô lượng công đức thù thắng, lợi ích. Sự thù thắng ấy do đó dần dần con đường tu đạo sẽ tiến đến quả vị Phật. Làm cho kẻ tu hành từng phần cột chặt nơi vô lượng trăm ngàn số Na Do Tha kiếp, nơi chốn địa ngục, bị thiêu đốt như những kẻ khác.”

Kinh chép rằng: “ Nầy Thiện nam tử! Những hành tướng như thế xa lìa tội nghiệp. tất cả những việc làm của Bồ Tát kia đều chẳng có hai hạnh; nên tin tưởng giải rõ tất cả công việc tu học và phát tâm như thế. Sau đó ta ở nơi tâm kia rõ biết chẳng khó khăn. Việc làm giáo hoá các chúng sanh cứ như thế mà làm. Lại nữa Thiện nam tử! Tự Tại Biến Chiếu Quán Sát Như Lai thuyết pháp như thế; nên chẳng có người nào so sánh với người nầy cả. Nếu có người nào bảo rằng rõ chỗ ta nói tức là thấy ta. Thiện nam tử! Muốn giữ gìn thân nầy thì ngay nơi việc làm nầy chẳng nên nghi hoặc. Như thế chẳng hoại việc lành nơi kẻ khác . Kẻ cầu Phật nên biết ngày đêm đối với pháp mà suy nghĩ giải bày”.

Kinh chép rằng: “ Lúc bấy giờ lại có trăm ngàn chúng sanh thông tuệ từ chỗ ngồi đứng dậy chấp tay cung kính mà bạch Phật rằng: Kính bạch đức Thế Tôn: Con nay ở trước Ngài phát lời nguyện như thế này: Cho đến sự lưu chuyển sanh tử trong dài lâu, chưa được nhẫn, thường nguyện chẳng bỏ ngôi vị ở nơi vua quan, thành ấp, tụ lạc chỗ ở v.v..cho đến chẳng rời khỏi chỗ của Thương chủ, Sư trưởng, Cư Sĩ, Bà La Môn chủ. Tất cả quyến thuộc giàu có tôn trọng. Cho đến chưa ngừng nghỉ sự nhẫn nhục. Chúng con ở nơi đó cứ như thế tùy theo đó mà thực hành. Kẻ ngu, ác, thiếu trí tuệ liền đối với Phật thế Tôn dạy dỗ đã chẳng thể tu tập”.

Luận rằng:

Rộng nói sự lìa khỏi việc khó khăn nầy. Như trong Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội có nói kệ rằng:

Người ngu chẳng cung kính.

Nên biết chẳng có tội.

Mẹ thường hay dạy bảo.

Con nên làm như vầy.

Phàm muốn thuận một chút.

Ta phải thường tôn trọng.

Chẳng nên hay than vãn,

Mệt quá xin hóa độ,

Học hỏi nơi người trên.

Cùng Đại Đức Thế Tôn.

Đãnh lễ thật cung kính;

Vì họ mà kính trọng.

Chớ thấy kia chậm chạp,

Chỉ xem nơi Bồ Đề.

Thường vui khởi tâm từ,

Lại chẳng sanh tổn hại.

Lại nữa nếu châm chọc,

Sân khiến họ sai trái.

Nếu vui nơi nghiệp lành,

Đi sâu vào đường đạo.

Cúi mình trước Tôn Túc,

Như mặt sạch dưới trăng.

Thường yêu mến lời nầy,

Mạnh trừ được ngã mạn.

Đồ ăn và y phục,

Điều nầy nên lân mẫn,

Cho kia như tâm nầy.

Tất cả được điều phục.

Nếu tâm Bồ Đề phát,

Hoặc chẳng sanh tín trọng.

Họ tự muốn giữ gìn.

Sợ rơi vào đường ác,

Thấy chẳng thấy niềm vui.

Tâm sạch do tự loạn.

Tâm phân biệt tự tánh.

Rộng sâu nơi sự nghiệp.

Lại nữa như Kinh Hoa Nghiêm chép rằng: “Lúc bấy giờ đức Từ Thị Bồ Tát quán sát xem Thiện Tài Đồng Tử về công đức của việc phát tâm Bồ Đề, liền nói kệ tán thán rằng:

Nếu thấy các chúng sanh

Già bệnh cùng khổ bách.

Lại lo sanh tử khổ,

Phát đại bi cứu giúp.

Do thấy đời khổ ách,

Lưu chuyển trong năm cõi.

Vì cầu trí vững chắc,

Phá các vòng khổ lụy.

Nếu thấy kẻ tham vui,

Chìm đắm trong khổ sở.

Vì làm chỗ kiên cố.

Giữ gìn chỗ chúng sanh.

Si hại ám thế gian.

Che đường chánh , mắt huệ.

Như Đạo Sư đui mù

Chỉ bày nơi an ổn.

Kiếm trí hàng giặc dã.

Giải thoát ba pháp nhẫn.

Vì thế gian làm thầy.

Lại được lìa khổ báo.

Hoặc pháp như chủ thuyền

Hay rõ biết đường biển.

Làm thầy cả ba cõi

Đến được bảo sở kia.

Trí tuệ vòng đại nguyện

Như mặt trời xuất hiện.

Sáng tỏa cả pháp giới.

Chiếu khắp chốn quần sanh.

Pháp ấy vốn đầy đủ.

Như mặt trăng xuất hiện.

Yên tĩnh sáng thanh tịnh.

Bình đẳng chiếu các cõi.

Lại nơi biển trí kia.

Xuất sanh các pháp Bảo.

Bồ Đề hạnh dần cao.

Ở tâm nhiễm kiên cố.

Phát tâm hoặc Long Vương.

Lên pháp giới hư không.

Mưa cam lồ pháp lành.

Tăng trưởng quả sáng sạch.

Lại nữa đèn pháp kia

Chánh niệm thật kiên cố.

Từ ái sáng không dơ.

Sạch trừ ba độc ám.

Lại Bồ Đề Tâm nầy.

Giống như yết La La (tạp uế).

Lòng từ bi đóng cửa.

Bát La Kiên phía nam.

Bồ Đề phần dần sanh.

Làm Phật tạng tăng trưởng.

Phước đức tạng cũng thế.

Được trí tạng thanh tịnh.

Lại khai phát huệ tạng.

Như nguyện tạng xuất sanh

Từ bi nầy phát tấn.

Giải thoát chúng sanh vậy.

Thế gian trong trời người.

Tịnh ý thật khó được.

Hy hữu quả trí tuệ.

Trồng sâu gốc tốt đẹp.

Mọi việc sẽ tăng dần.

Lại che nơi ba cõi.

Muốn trưởng dưỡng công đức.

Cầu hỏi tất cả pháp.

Đoạn trừ tất cả nghi.

Cầu các thiện tri thức.

Muốn trừ ma phiền não.

Trừ sạch thấy nhiễm ô.

Giải thoát các chúng sanh.

Cầu cho đại trí nầy.

Muốn tịnh trừ ác thú.

Làm rõ đường trời người.

Mở cửa trí giải thoát.

An trụ đường công đức.

Muốn thoát các đường khổ

Nên đoạn trừ những chướng.

Làm các cõi yên ổn.

Đấy chính là Phật tử.”

Luận rằng:

Nơi ý quán sát xa lìa, điều nầy thật là khó nhưng chẳng khó. Như Kinh Thâm Tâm Giáo Huấn vói về việc xa lìa cái khó nầy như sau:

“Phật bảo: Nầy Từ Thị! Đối vớí Bồ Tát đến chỗ của kẻ hóa nhơn sẽ thành tựu bốn pháp. Sau năm trăm năm chánh pháp diệt, sống chẳng tổn hại và lăng nhục ai, rất an nhiên tự tại. Thế nào là bốn?

Một là quán sát điều đó không có. Hai là đối vớí Bồ Tát kia và nơi hóa nhơn chẳng nói về chỗ kia ngắn dài. Ba là chẳng hóa độ nơi nhà tri thức; chẳng đến gần gũi. Bốn là chẳng nói ra lời ác. Đây là bốn pháp như trước đã nói. Lại nữa cũng có bốn loại. Thế nào là bốn?

Một là xa lìa nghe sự nhún nhường của chúng sanh. Hai là quyến thuộc chẳng chấp trước. Ba là thường vui sống nơi rừng cây. Bốn là tự thực tập Sa Ma Tha (thiền định). Đây là chỗ tương ưng; nên gọi là bốn pháp”.

Kinh chép rằng: “Phật bảo: Nầy Từ Thị! Đây là Sơ Hành Bồ Tát rộng vì trí tuệ thế lực tài vật. Xa lìa chẳng phải phần của sự nghe biết lợi dưỡng. Kia là lợi lạc, Đây là mất mát. Thấy chẳng phải lời nói ích lợi, thấy lời nói thế tục, thế tục ngủ say , thế tục sự nghiệp, thế tục hí luận, nên phải xa lìa. Đây là điều mất mát, điều quan trọng.

Phật bảo:

-Nầy Từ Thị! Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát nên quán sát tiếng tăm sự lợi dưỡng phát sanh, sự tham nhiễm sẽ phá hoại chánh niệm. Ở nơi đó được chẳng được, chẳng nên có sự cao thấp. Lại nữa nên quan sát về tiếng thơm và lợi dưỡng; khởi lên sự ngu si mê ám sinh ra nhiều loại xan tham; phát sanh ra sự cuồng loạn, tự lợi cho bản thân. Chẳng xấu chẳng hổ. Lìa bốn hạt giống thánh; như chư Phật đã nói. Tiếng thơm và lợi dưỡng nên khéo quan sát, khởi lên sự kiêu mạn khinh mạn Thầy Tổ. Thì đây là phần của Ma Ha (ma) một bên hướng về phóng dật phá hoại thiện căn. Như mưa Kim Cang và Tích Lịch Hỏa ( lửa sấm sét) . Lại nữa danh lợi làm cho nhà tri thức nhiều loại ái lạc chẳng phải chỗ thăng hoa, mà lại khởi lên não, mê che mờ trí giác. Hướng về sự ái dục sanh ra sự ưu não gấp bội. Lại nữa kẻ danh lợi kia mất đi bốn niệm xứ; giảm thiểu pháp thanh tịnh làm mất đi tứ chánh cần. Trước sau chỉ do sự lợi dưỡng phá hoại thần thông, xa lìa người lành, thân cận kẻ ác tri thức. Nơi quyến thuộc thường hay thích tập hợp. Lại hay xa rời vô lượng thiền định. Đọa vào đại địa ngục Đam Ma La ở trong thai tạng của súc sanh. Nên quan sát về tiếng tăm và lợi dưỡng như trời giữ nước”.

Phật bảo:

-Nầy Từ Thị! tiếng thơm và lợi dưỡng là những hành tướng như thế đó, Bồ Tát nên như thật mà quán sát. Khi quán sát rồi chẳng còn sợ hãi chẳng có hối não. Vì sao vậy? – Nơi hành tướng kia chẳng sợ hãi tức được việc chẳng mất. Duy niềm vui nơi Phật pháp thì chẳng gián đoạn. tại gia xuất gia tùy theo đó mà bảo hộ. Hoặc trời hoặc người ở nơi tâm thanh tịnh thì liền chẳng sợ hãi. Giả sử có rơi vào tất cả các đường ác cũng chẳng bức não. Xa lìa trú trớ; giải thoát khỏi cảnh ma, chẳng động loạn. Những kẻ không chìm đắm là nơi kính ngưỡng . Kẻ ở nơi định học là chỗ thấy niềm vui. Đoạn trừ sự siểm nịnh mà rộng vì sự ngay thẳng. Thấy năm sự dục lạc là sự sai trái. An trụ nơi hạt giống thánh, như thuyết mà tu hành. Các phạm hạnh là chỗ vui thấy . Nầy Từ Thị! Đây là những hành tướng công đức. Kẻ trí phải nên liễu tri (kẻ trí được rõ biết). Thâm tâm Bồ tát ở nơi thiểu dục. Kẻ thiểu dục tức là người đoạn lìa các tiếng tăm và lợi dưỡng.”

Luận rằng:

Bây giờ sẽ nói về lời nói vô ích; xa lìa tham độc ngu si mất mát. Kẻ đối với lời nói vô ích; một lòng được quyết định rõ, như tìm điều vui. Những lời nói vô ích, mà yêu thích để làm. Đây là điều mất mát. Chẳng tu uy nghi cùng vi tế hạnh. Nếu nói lời vô ích, ái lạc chẳng khác nào lao ngục kiên cố trong đời. Cho nên đây nói là tùy thuận xưng ngu muội. Nếu nghe Tỳ Kheo nói chẳng như lý. Sanh ái lạc nơi mình, mà thường tìm cầu. Tức liền tăng trưởng sự mất mát như thế. Cho nên nói xả bỏ chẳng như lý; thường biết pháp lạc. Đến khi lâm chung, tự bỏ ngàn thân, cầu đạo Bồ Đề nghe pháp chẳng sợ. Giả sử nếu thật mệt nhọc, do nghe pháp này. Tất cả lúc nơi đều được xa lìa lời nói chẳng như lý và lời nói chẳng ái lạc. Đối với pháp tối thượng vui sanh khó tưởng được. Trải qua vô lượng kiếp ở nơi núi rừng ; nên biết công đức kia lợi ích chớ cầu việc ngắn nhỏ. Ở nơi tối thượng thù thắng của cái ngã thì chớ chấp tâm nầy. Đây là sự ngã mạn làm căn bản của những việc phóng dật (buông lung) ở đây kẻ hạ liệt Tỳ Kheo lại chẳng nhục mạ; dạy dỗ dần dần như thế; không phải chỉ một lần sanh mà chứng được Bồ Đề vậy.

Luận rằng:

Lời nói thế tục. Ta sẽ nói đây; kia nghe hôn mê vui khởi, tranh tụng, rộng chẳng tôn trọng. Do lời nói mất đi chánh niệm và chẳng có sự hiểu biết chân chánh. Đây là sự mất mát. Do nói nhiều khía cạnh, đề cao danh tánh mình, lại xa sự suy nghĩ nội tại. Nếu thân khổ, tâm chẳng được nhẹ nhàng. Thì đây là điều mất mát. Do lời nói ngu muội tự tâm sanh ra mờ ám, hoang tưởng suy nghĩ về chánh pháp. Xa lìa Tỳ Bát Xá Na (quán) và Xa Ma Tha (chỉ). Đây là sự mất mát. Do lời nói nơi công đức tài, thường khởi lên ái lạc. Rộng chẳng tôn trọng, nơi chẳng kiên cố với kẻ trí tuệ hẹp hòi. Thì đây là sự mất mát. Do nói lời giảm thất, mà biết rằng chư Thiên chẳng cung kính, chẳng sanh ái lạc. Đây là điều mất mát. Do lời nói nơi kẻ trí cùng với quyến thuộc mà thân mạng hiện chẳng có ý nghĩa lợi lạc. Đây là điều mất mát. Do lời nói của những kẻ ngu phu kia ; mạng sống lo lắng khi kết liễu thì: Ta làm sao có thể làm được những sự khổ như thế giảm bớt. Nên biết chẳng nên ngộ giải. Đây là điều mất mát. Do lời nói không có căn cứ, chẳng có tính quyết định, chẳng sanh thật trí. Đây là điều mất mát. Do lời nói như người làm công việc kỹ nghệ ở nơi hí trường; riêng nói công lao của mình để được; giảm mất mà biết. Đây là điều mất mát. Do lời nói xa rời với bảy thánh tài; làm cho sanh ra siểm nịnh ngông cuồng, khuynh đảo được kẻ khác. Đây là sự mất mát. Do lời nói kia suy nghĩ không chín chắn, yếu kém, mà chẳng tự biết hành động căn bản đó vô thể . Đây là điều mất mát. Cho đến chẳng nói như thật, ta vui tối thượng. Đây là một câu nói có ý nghĩa lâu dài suy nghĩ. Do chưa hiểu rõ nên hỏi ta về niềm vui được vô lượng câu, nghĩa. Giống như cây mía vỏ cứng kia trong lại có chất ngọt. Người ăn vỏ nầy lại chẳng được mùi ngọt của mía. Cho nên rộng nói như vỏ cây mía. Chỉ có kẻ vui nơi thần biến, riêng trích nghĩa lý; thì cũng giống như mùi vị của cây mía. Thường chẳng làm mê mẩn được.

Luận rằng:

Nói về sự đắm trước ngủ nghỉ. Như có kệ rằng:

Nếu ưa thích ngủ nghỉ

Tạo nên sự thấy nầy

Thấy kia, có nghi ngờ;

Lưới si thêm tăng trưởng.

Nếu ham ưa ngủ nghỉ

Trí tuệ bị yếu đuối,

Luôn luôn bị hiểu lầm.

Thường hay bị tổn hại

Nếu kẻ ưa ngủ nghỉ,

Dễ rơi vào vô trí.

Ví như giữa rừng sâu;

Chẳng gặp một ai cả.

Nếu ưa đắm ngủ nghỉ.

Vui ấy là phi pháp.

Tâm lành không tăng trưởng

Sao vui pháp nhiều được

Nếu ưa đắm ngủ nghỉ,

Dẫu muốn gặp pháp lành,

Nhưng phá hoại công đức.

Biến vào chỗ tối tăm.

Nếu ưa đắm ngủ nghỉ,

Trói buộc không biện tài

thường sanh tâm buông lung

Trói buộc thân mệt mõi.

Nếu vui nơi ngủ nghỉ

Ta biết giải đãi rồi.

Kẻ kia cần siêng năng

Hủy báng sự tinh tấn

Cho đến trừ khổ ám

Tức lìa tội căn bản,

Gần gũi chỗ thắng diệu.

Được chư Phật tán thán

Luận rằng:

Bây giờ sẽ nói về sự nghiệp của thế tục. Như kinh có kệ rằng:

“Nếu lời Thầy là ác

Chẳng phải sự giáo huấn

Nếu hủy phạm giới đức

Niềm vui bị tổn giảm

Tư duy về thế tục,

Thường thời nên nhẫn biết.

Chẳng tu các thiền định,

Niềm vui bị tổn giảm

Do có nhiều tham lam,

Trói buộc vào mùi vị,

Hạ liệt chẳng dừng chân.

Niềm vui bị mất mát

Nơi kia vui nhiều hơn

Vì trừ được khổ não

Như kẻ đi đường bộ

Niềm vui bị mất mát

Tâm nầy suốt ngày đêm

Chẳng vui nơi công đức

Ăn, mặc, lợi sức mạnh

Đánh mất cả niềm vui

Chẳng tương ưng lời nói

Chỉ thuận bất tương ưng

Hỏi chỗ làm thế tục

Niềm vui bị mất mát

Đó là điều thiết yếu.

Lúc bấy giờ Từ Thị Bồ Tát Ma Ha Tát bạch Phật rằng:

-Kính bạch đức Thế Tôn: Bồ Tát ít trí tuệ, do xả bỏ pháp tối thượng rồi, làm giảm mất trí tuệ nên tạo chỗ thấp kém.

Phật bảo:

-Nầy Từ Thị! Như thế như thế đó.

Như ngươi đã nói:

-Bồ Tát mà có trí tuệ ít là do xả bỏ pháp tối thượng nầy, làm việc thấp kém.

Phật bảo:

-Nầy Từ Thị! Lại nữa Bồ Tát kia đối với giáo pháp của Như Lai liền sau khi xuất gia: Chẳng có thiền định; chánh đoạn; chánh cần, chẳng có đa văn, lại chẳng có mong cầu.

Phật bảo:

-Nầy Từ Thị! Ở đây lại quan sát thiền định, chánh đoạn, biết lời dạy của Như Lai, biết tướng hữu vi, Tam Ma Tư Đa là chỗ tương ưng. Chớ nên buôn bán thương vụ nghề nghiệp với kẻ bạch y. Quan sát việc nầy chẳng giống đạo lý; nên biết Bồ Tát phát khởi ái lạc; luân hồi sanh tử vậy. Cho nên kinh doanh nghiệp vụ với thế tục là tạo tác rời xa với Phật pháp.

Phật bảo:

-Nầy Từ Thị! Kẻ làm việc kinh doanh kia là Bồ Tát; giả sử tu tạo tháp miếu bằng bảy loại báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới, thì ta ở nơi kia lại chẳng sanh cung kính tôn trọng tán thán. Cho đến mãn Diêm Phù Đề tất cả đều là những Bồ Tát kinh doanh. Mà chẳng do nơi kinh điển đọc tụng; như pháp tu hành mà Bồ Tát khởi lên sự vâng làm đó. Nếu cả Diêm Phù Đề sánh với sự đọc tụng mà Bồ Tát như thế tu hành; chẳng giống như những vị Bồ Tát ở yên thừa sự tu hành. Vì sao thế? Đây là việc khó. Vì là huệ nghiệp; ở nơi ba đời là tối thắng hơn cả. Tối cực cao cả , chẳng có gì hơn được.

Phật bảo:

-Nầy Từ Thị! Cho nên Bồ Tát nên cần siêng năng là nghĩa tương ưng vậy. Cho nên phải tu trí tuệ.

Luận rằng:

Về thế tục hí luận ta nay sẽ nói. Việc làm hí luận nầy thường là chẳng đúng. Tạo ra sự khó khăn, nghĩa là chẳng thể xa rời tám nạn khác. Lại chẳng được sát na đầy đủ thù thắng cho đến kẻ trí hiểu rõ cũng lìa xa sự hí luận. Việc làm hí luận nầy xa rời là khó khăn. Cho nên tất cả đều chẳng cùng ở, vui làm chứa nhóm, vợ con nô tỳ, tội ác quá hơn trăm do tuần. Nơi kẻ hí luận dầu cho ở đảnh Tu Di cũng chẳng nên thân cận. Lại cũng chẳng cùng chung công đức xuất gia chỉ vì tài lợi. Kẻ cầu tiền tài, tâm ác khởi lên sự đấu tranh. Chớ có ruộng nương; chớ có kinh doanh buôn bán. Nếu cầu tài lợi tức là hí luận. Chớ có nam nữ, phu thê, bằng hữu, quyến thuộc, kẻ nô bộc, từ việc giàu có mà khởi lên sự đấu tranh. Còn người xuất gia khi nhận áo Cà Sa rồi; nên tin thuận theo sự tịch tịnh; cho đến thật thanh tịnh. Lại phải quán sự tịch tĩnh nầy hơn sự tịch tĩnh kia. Lìa sự hí luận nầy khởi lên tâm nhẫn như thế. Phải nên xa lìa kẻ hí luận. Giống như rắn độc ẩn núp nơi tâm ác. Sau đó rơi vào địa ngục, súc sanh, cõi ngạ quỉ. Cho nên tinh tấn khởi lên sự nhẫn chịu như thế, cho đến được thừa nầy rồi; ở nơi nghiệp chướng diệt sanh thanh tịnh; chẳng trừ phá được ma lực oán. Những kẻ trí khởi lên sự nhẫn nhục như thế.

Luận rằng:

Lược nói về việc lìa bỏ những việc khó.

Phật bảo:

-Nầy Từ Thị! Cho nên Bồ Tát thừa nầy nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn, sau năm trăm năm chánh pháp mất đi, làm cho chẳng nghĩ sự khó khăn mà được kiết tường. Thoát khỏi những nghiệp chướng, tận trừ những tội dục. Phải biết chớ nên vui tập họp nơi A Lan Nhã (chỗ thanh tịnh vắng vẻ); nên ở nơi rừng hoang dã mà tu hành. Còn chúng sanh thì nên xa lìa. Khi hiểu rồi chẳng cầu cạnh nơi kẻ kia. Mặc nhiên tin vui nơi hạnh Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Cho nên Kinh Bảo Vân lại nói rằng: Khi đi khất thực cũng phải trừ ra nơi hiểm ác. Nghĩa là nhà có chó dữ; nhà có người mới sinh, đều thuộc về thể tánh phạm giới. Đối với loài súc sanh thường lìa sự tổn hại, hà huống là người nam người nữ; đồng nam đồng nữ mà khởi lên sự yểm tặc kia. Tất cả mọi lúc mọi nơi đều nên xa lìa.

Luận rằng:

Nếu thấy những loại người làm ác như thế nổi sân si chẳng nên qua lại xem xét để lìa được tội lỗi. Lại cho rằng lìa việc ấy khó khăn, thì làm sao đắc quả được. Lìa không đạt kết quả sự lợi lạc nầy cũng thành nghĩa lợi lạc kia. Cho nên phải biết mà xa lìa đạt không quả lợi lạc vậy.

Như Kinh Nguyệt Đăng chép rằng: “Thân giới là ý nghĩa, nghĩa đen như hộ trì chân tay, làm cho chẳng bị hư vọng khuấy động”.

Lại nữa Kinh Thập Pháp chép rằng: “Chân tay khuấy động rối loạn đến đi khó khăn. Đây là nói về thân nghiệp quan trọng”.

Luận rằng:

Như Bồ Tát vì lợi nơi kia, như đã nói rõ mà chẳng phân biệt về nghiệp lực ấy.

Kinh Pháp Tập chép rằng: “Phật bảo:

-Các Bồ Tát nơi thân khẩu ý nghiệp, tất cả vì sự lợi lạc chúng sanh mà khởi lên Đại Bi, tăng trưởng an ổn cho chúng sanh, làm cho chúng sanh thân ý an nhiên. Điều nầy phải suy nghĩ sâu xa như vậy. Tùy theo sự tu hành thế nào mà hành việc bình đẳng, làm cho tất cả chúng sanh được an ổn, an lạc. Đây là điều quan trọng, nghĩa là Bồ Tát rõ biết quán mười hai xứ như không có làng xóm. Đây là nơi chẳng xả bỏ niềm vui”.

Quyển 8

Phẩm Tập Ly Nan Giới Học – Phẩm Thứ Năm

Lại nữa như trong Kinh Hư Không Tạng chép rằng: “Giống như nghe bên trong tiếng lỗ chân lông. Bồ Tát lại cũng như thế, nếu tâm có chỗ trống rỗng tức ma liền ngự trị. Cho nên Bồ Tát thường làm cho tâm không trống rỗng. Nếu tâm không trống rỗng, tức các tướng viên mãn. Tánh không cũng viên mãn”.

Luận rằng:

Huống nữa người có tướng viên mãn, tức thực hành Bồ Đề, lại chẳng xả bỏ sự tu tập quán về tánh không. Rộng như Kinh Bảo Kế (Ratnacuda Sutra) chép. “Lại như Kinh Vô Tận Ý (Aksayamati Sutra) nói, nghĩa là muốn phát khởi đoạn trừ việc ác, bất thiện pháp thì khuyên kia nên trừ tâm tán loạn. Nơi Tam Ma Địa tức là việc làm đối trị vậy. Nói đây là Tam Ma Địa phần cho đến có tên là xấu ác và bất thiện pháp”.

Phẩm Hộ Thân (Atmabhavaraksa Sastah Paricchedah) – Phẩm Thứ Sáu

Luận rằng:

Ở đây nói về việc xa lìa quả hư vô. Được thành tựu như thế nào? – Thường điều này thành tựu bởi chánh niệm, tức được xa lìa quả hư vô vậy. Cho nên chẳng phải Như Lai đã dạy: Giữ gìn quả báo, tôn trọng chánh niệm. Đối với tất cả thân chẳng động đến tự tánh. An trụ nơi chánh niệm, lợi ích các chúng sanh. Tùy theo các sở hạnh, kiên cố chánh niệm. Xem các bậc trí ưa làm, chẳng động chánh niệm; chẳng sợ thời gian phân chia. Thân thuộc thể chế; đối với thân giải thoát, chánh niệm. Đối với bốn oai nghi, đạo phong kiểm soát chánh niệm. Đối với oai nghi an định, bình tĩnh chánh niệm, giữ gìn chẳng loạn, đều đầy đủ lực chánh niệm. Khi phát tiếng cười, khiến người nghe sân hận cho rằng cao ngạo. Tay chân dung mạo đoan chánh, thuần thục chánh niệm. Nếu nghe nói cho đến biết về âm thanh kia; chẳng cao chẳng thấp một lời chánh niệm. Kẻ học cùng hành chớ bỏ nơi chốn ; làm cho kia sợ hãi mà sanh tổn thất. Tự tâm sợ kính, làm cho kia tịnh tín. Giữ gìn chánh niệm tâm như voi say nơi Xa Ma Tha (chỉ) thường hay chế ngự. Đây là chánh niệm, hay quan sát để thường thấy tâm nầy . Ấy là chánh niệm. Đối với chỗ giàu có, xa lìa mọi việc. Như đã nói niệm là một lòng giữ gìn. Đây là chánh niệm. Kẻ thành tựu những niệm như thế nói là xa lìa quả hư vô vậy. Lại đối với niệm nầy được rất quý tôn trọng. Sự tôn trọng ấy là tất cả sự quán sát hiện tiền về khinh mạn; đó là đối trị với sự tôn sùng. Biết điều này rồi ở đây rộng nói về bình đẳng.

Thế nào là bình đẳng? Như Kinh Vô Tận Ý chép:” kẻ tu chỉ quán – thế nào là Xa Ma Tha vô tận? Nếu tâm chẳng loạn. Nghĩa là tịch tĩnh gần gũi viên mật yên lặng, hộ trì căn tánh, chẳng cống cao; chẳng dao chẳng động; lần đi sâu cẩn mật. Chẳng sanh chẳng làm; duy chỉ một tánh cảnh. Độc xứ nhàn tịnh, xa lìa chỗ tụ tập huyên náo. Tâm xa lìa sự vui, tâm chẳng động loạn. Ý vui nơi không tịch; lại chẳng tìm cầu đến việc ác. Cho đến giữ gìn con đường của oai nghi. Lúc biết thì biết rõ và biết dừng đúng lúc. Dễ dưỡng thành và dễ đầy đủ”.

Luận rằng:

Thế nào là tôn trọng bình đẳng mà chẳng thể sanh trí như thật? – Nghĩa là quá khứ Đức Mâu Ni đã nói: Nếu ở Tam Ma Tư Đa; tức như thật trí. Như Kinh Pháp Tập chép:

“Từ đó dũng tâm đến chỗ thấy như thật. Kẻ thấy như thật là Bồ Tát đối với chúng sanh chuyển thành tâm Đại Bi. Ta được như thế ở cửa Tam Ma Địa . Đối với tất cả pháp đều thấy như thật, sẽ vì thành tựu biện tài nơi tất cả chúng sanh. Do Đại Bi huân tu tăng thượng giới, định, tuệ học đều viên mãn. Chứng thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Cho nên ta nơi tịnh giới lần ở chẳng động, được chẳng giải đãi mệt mỏi.”

Luận rằng:

Sa Ma Tha ở nơi mình và người tôn quý bình đẳng. Siêu việt vô lượng tội khổ. Được trí thế gian và xuất thế gian, vô lượng giàu có an lạc ta sẽ chỉ mong khuyến tấn tu tập. Mang lửa vào nhà. Hy vọng cầu cho lấy nước rửa cho sạch, được cực quý tôn trọng. Những đệ tử có học! Hãy nên ở hình tướng chánh niệm như vậy. Kẻ gần gũi chánh niệm, tức liền xa rời quả hư cấu lợi dưỡng. Nếu xa rời quả hư cấu lợi dưỡng. tức kẻ ấy thật khó sanh. Cho nên muốn hộ thân nầy, phải thường chuyên cần nhớ nghĩ đến việc thường căn bản.

Kinh Tối Thượng Thọ Sở Vấn chép: “Tại gia Bồ Tát hỏi rằng đối với hạt gạo, mía và rượu cùng chỗ phóng dật chẳng nên ưu đắm. Tức chẳng say mê lại chẳng đắm chìm. Chẳng dao chẳng động, lại không mất chánh niệm. Cuồng loạn cống cao và mạ lị lời ác v.v… do gần gũi chánh niệm mà biết được điều chánh vậy”.

Kinh cũng chép: “Xuất gia Bồ Tát chánh niệm, chánh trí thì chẳng tán loạn”.

Lại nữa Kinh Bảo Kế chép rằng: “Nếu kẻ chánh niệm thì tất cả những phiền não chẳng phát sanh. Như kẻ chánh niệm nên tất cả ma sự đều chẳng có thể hại được. Nếu kẻ chánh niệm thì tà đạo, ác đạo; tất cả chẳng thể rơi vào. Nếu kẻ chánh niệm như người giữ gìn cửa ngõ, tất cả tâm bất thiện, tâm sở pháp, tất cả đều chẳng thể vào. Đây nói về kẻ chánh niệm chánh tri vậy”.

Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa chép: Đi liền biết việc mình đi, đứng liền biết việc mình đứng; ngồi liền biết việc mình ngồi; nằm liền biết việc mình nằm. Như thế đối với thân nầy gọi là chánh tri. Cho đến được chẳng khác vượt qua việc chánh tri hành kia. Nghĩa là có thể quán sát việc chẳng thể quán sát. Đắp y mang bình bát; hoặc uống hoặc ăn; hoặc ngủ hoặc thức, cho đến cùng với việc giải đãi mệt mỏi, lấy, bỏ phải chế phục. Tới lui ngồi đứng, hoặc làm thinh, mỗi mỗi đều an trụ tu hành nơi chánh tri.

Luận rằng:

Giới định tướng thành. Như Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội chép: “Công năng của giới thanh tịnh không nhiễm, mau được đẳng trì. Do nhập vào định tương hợp với giới; Lại cũng vào như thế. Cho nên do giới mà chánh niệm chánh tri, được Tam Ma Địa, do Tam Ma Địa mà nhất tâm được tịnh giới”.

Kinh lại chép :”Công năng thiền định được trụ chỗ vô hạnh; lại chẳng phải chỗ vô hạnh. Việc làm tương ưng là thế. Xa rời cảnh giới; chẳng có cảnh giới vậy. Chẳng khởi tạp nhiễm, giữ gìn đúng, giữ như thế thành tựu biện tài bí mật vậy”.

Luận rằng:

Do tâm nầy được thành tựu biện tài tu tập mà giới định là hai loại hỗ tương tăng trưởng với nhau. Điều nầy nơi Bồ Tát học, làm lợi lạc chúng sanh. Nghĩa là lấy tâm thành thục làm căn bản. Cho nên Kinh Bảo Vân chép: “Biết mọi pháp đều nương vào tâm. Tâm làm kẻ dẫn đường hoá thành duyên nơi các pháp . Lại nữa, đối với thế gian tất cả do tâm quyết định, mà chỗ tâm duyên vào thì chẳng thấy. Phía kia làm cho nghiệp thanh tịnh. Nếu thanh tịnh rồi tức tâm không lưu chuyển. Tâm không lưu chuyển, tức tâm như ánh sáng; hoặc như đốm lửa phát ra. Như thế tướng của tâm nầy biến đổi có thể quan sát, được ở nơi chánh niệm thì tâm chẳng biến duyên. Tức tâm được tự tại, tâm tự tại rồi nơi các pháp cũng được tự tại”.

Lại nữa trong Kinh Pháp Tập chép: “Nếu có pháp thì pháp không có nơi chốn, lại chẳng có chia phân, tức là tâm nầy. Để tôn trọng pháp; gọi tên là pháp nên ta tự tâm khiêm kính. Kiến lập rất cực thù thắng nên biết mà phát khởi tâm lành nầy nhiếp thọ. Vì sao thế? Vì đối với tâm có được công đức nhiều cũng chẳng có công đức nào vậy. Bồ Tát đối với hai loại tâm này, chỉ cầu thành tựu biện tài công đức, mà chẳng tạo hơn để nói tâm nầy là pháp tôn quý. Chỗ tôn quý pháp đó, tức là Bồ Đề vậy. Bạch đức Thế Tôn: Con đối với pháp khai diễn thành tựu sự an ổn như thế trong chánh pháp”.

Lại nữa Kinh Hoa Nghiêm chép:” Đối với tự tâm kiến lập tất cả Bồ Tát hạnh. Tự tâm kiến lập độ thoát tất cả chúng sanh vậy. Lại nữa thiện nam tử! Ta ở nơi tự tâm an trụ như thế. Nên biết rằng tự tâm đầy đủ mọi thiện căn. Nên biết rằng nơi tự tâm mà giữ gìn thanh tịnh Pháp Vân Địa vậy. Nên đối với tự tâm phát kiên cố vô chướng ngại vậy”.

Lại nữa như Thiện Tài khuyến tu tinh tấn muốn thấy Ma Da phu nhân bằng thần thông nơi thần túc, gọi tên là Bảo Nhãn. Rộng vì giáo huấn rồi nói lời rằng: Thiện nam tử hãy nên giữ gìn nơi tâm của mình, nghĩa là đừng ưa đắm sanh tử của cảnh giới luân hồi. Hãy nên trang nghiêm nơi bức thành của tâm mình, nghĩa là phải chuyên chú cầu thỉnh thập lực của Như Lai. Phải nên thanh tịnh giữ gìn bờ thành của tâm, nghĩa là phải hoàn toàn đoạn trừ những xan tham tật đố siểm nịnh ngông cuồng . Phải nên tăng trưởng bờ thành của tâm, nghĩa là tăng trưởng đại tinh tấn hạnh, cầu nhứt thiết trí. Nên phòng hộ bức thành của tâm, nghĩa là phải rời xa vòng ma nghiệt; tất cả phiền não ma và các ác tri thức. Phải nên rộng rãi với bờ thành của tâm, nghĩa là lòng từ bi phổ cập đến tất cả thế gian. Phải nên che chở bờ thành của tâm, nghĩa là rộng vì pháp lớn làm tàn che đối trị lại tất cả các bất thiện pháp. Phải nên mật hộ bờ thành của tâm, nghĩa là cùng với thế gian trong ngoài không được lệnh xâm nhập vào. Phải nên nghiêm túc ở bờ thành của tâm nầy. nghĩa là muốn trừ bỏ đi những bất thiện pháp.

Lại nữa nầy Thiện nam tử! Đối với Bồ Tát được bờ thành của tâm thanh tịnh tu hành như thế, tức có thể chứa nhóm tất cả thiện căn. Vì sao vậy? –Vì do Bồ Tát thanh tịnh tu hành nơi bờ thành của tâm vậy, tức chẳng có chướng ngại, nghĩa là chẳng ở nơi hiện tiền; hoặc thấy Phật nương vào sự nghe pháp vậy”.

Luận rằng:

Cho nên ở nơi Bồ Tát học nầy; nơi tâm sở hành được tâm bất động. Chẳng bị động nơi ngoại cảnh, chẳng khởi vọng niệm bất chánh tri. Nghĩa là nơi Tam Ma Bộc Đa tâm nầy động loạn. Hoặc nơi cảnh lại có phan duyên. Nếu được chánh niệm chánh tri; tức ngoại cảnh chẳng thể chuyển được tức Tâm kia tự tại vậy. Chẳng có một phan duyên cho đến mong tâm an trụ như trước đã nói. Công dụng thật rộng rãi; làm lợi ích giải thoát chúng sanh vậy. Được tu tịnh tín như thế; lợi lạc tất cả chỗ. Hy vọng được thấm nhuần chẳng ngăn, chẳng ngại, dạy dỗ phước lành nầy, chẳng từ bỏ chúng sanh, nghĩa là không xa rời chúng sanh.

Đây là Bồ Tát tu hành. Như Kinh Phát Tập chép: “Vui thấy Bồ Tát bạch Phật rằng: Kính bạch đức Thế Tôn: Bồ Tát làm như thế. Chúng sanh thấy đầy đủ , sanh tâm hỷ lạc. Vì sao vậy? thế Tôn – Bồ Tát cũng chẳng làm, duy chỉ hoá độ chúng sanh thôi. Nên Phật dạy đây có tên là Bồ Tát Phát Tập “

Luận rằng:

Như thế lại tạo ra sai trái? Nghĩa là khinh báng chư Phật và khinh thế gian. Đọa vào địa ngục như tro nóng che khuất. Lửa thiêu đốt sân hận; chớ có khinh mạn như trước đã nói nhiều lần. Tạo ra quả báo như Kinh Bảo Vân chép: “Khinh mạn giới cấm chẳng sanh tịnh tín. Một lòng xa rời tất cả những chúng sanh. Lại nữa như kia nói: Thế nào là Bồ Tát học xứ? Cho đến làm Bồ Tát bất hạnh phi xứ. Chẳng có phi thời; biết đúng lúc; biết phương pháp. Nếu chẳng phải như vậy tức làm cho chúng sanh chẳng khởi tịnh tín, hà huống hộ trì chúng sanh. Cho đến uy nghi của thân ta hành đạo cầu lợi ích Bồ Đề, được đầy đủ viên mãn hỷ lạc điều nhu, đối với hiện tiền tập hợp chẳng có chấp trước nhiều”.

Lại nữa Kinh Phát Tập chép rằng: “Nếu hộ trì giới cấm tức hộ trì chúng sanh nên sợ phía kia, nghĩa là nơi phòng ốc của người nữ chớ nên cùng ở. Kẻ hộ trì thế gian chớ nên dễ dãi. Lại nữa nếu thọ dụng đất nước; đại tiện tiểu tiện; chỗ ngủ nghỉ; nơi bất tịnh…tất cả nên thí theo tâm lợi ích . Hộ trì trời người chớ nên dễ dãi”.

Như trong Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ chép: “Bồ Tát thường chẳng dùng đồ ăn ít để bố thí cho người. Nếu kẻ nào bố thí sơ sài như thế đọa vào nơi quỷ đói”.

Lại nữa trong Kinh Bồ Tát Biệt Giải Thoát chép:”Nên hướng đến thanh tịnh. Trước người, chẳng nên dùng tăm xỉa răng, cũng chẳng nên đứng trước người để mũi dãi chảy ra. Như thế đối với sự tôn trọng phải tỏ ra biết xấu hổ. Các tướng thấy đó đều chẳng phải phạm hạnh”.

Kinh Cứu Cánh chép: “Kẻ phạm hạnh là: Thấy ý nghĩa rồi sợ phạm trọng tội. Lại nữa như nói chẳng nên lớn tiếng, lại chẳng có nguyên tắc”.

Như Phạm Thiên Sở Vấn (Prahmapariprccha) chép: “Nên biết Bồ Tát giống như cô dâu mới”. Lại nữa, như kinh Bồ Tát Biệt Giải Thoát chép: “Xa rời người thế gian chẳng tạo niềm vui, cho đến chẳng thỏa mãn đồ ăn, mùi vị, âm thanh, không ngồi chỗ chẳng có đường qua lại”.

Luận rằng:

Như thế tự nên xa rời. Người thấy nghe rồi chẳng vui bảo hộ. Lại nữa như thế chẳng vui xả bỏ, chẳng vui nói làm. Lại chẳng khó nhớ nghĩ tùy theo nơi giải đáp mà đối với nghĩa có thể thấy.

Lại Kinh Hải Ý chép:

“Chẳng nói tiếng yếu đuối,

Không nói tiếng man dã,

Chẳng nói lời nóng nẩy.

Chẳng nói lời không thật.

Chẳng nói lời tham tiếc.

Chẳng nói lời hạ liệt.

Chẳng nói lời che dấu.

Chẳng nói lời sân hại.

Không nói lời động loạn.

Chẳng nói lời giễu cợt.

Chẳng đấu tranh giáp mặt”.

Lại Kinh Như Lai Bí Mật chép: “Nầy Thiện nam tử! Bồ Tát không nói lời ái trước; lời si loạn; lời nhiễm ô; lời khiếm khuyết; lời tự cho mình cao cả; lời ly gián kẻ khác; lời tự tán thán công năng của mình; lời phá hoại công đức của người; lời chẳng cứu giúp; lời tăng thượng mạn”.

Kinh Thập Địa (Dasaphumaka-Sutra) cũng chép rằng:”Khi phát ngôn, nên nói niềm vui của gia quyến mình, không nên nói lời phá hoại quyến thuộc của kẻ khác. Nói lời nhẹ nhàng nhu nhuyễn, vui hòa thích hợp . Sự dịu dàng, dễ thương, dễ nghe và khoái cảm. Trong tâm luôn luôn vui vẻ chẳng khoa trương. Khi nghe hiểu chẳng phải chẳng nương vào nhau. Nhiều người yêu mến, nhiều người hoan hỉ. Bình đẳng xưng tán, lợi ích an lạc tất cả chúng sanh như quyến thuộc của mình và người ý vui hớn hở. Diệt tham sân si tất cả phiền não, Hành tướng như thế khi phát ra lời nói cho đến khi đối diện trước người nên nói lời vui, để trừ tổn hại vậy”.

Như Kinh Hư Không Tạng chép:”Vì tôn trọng lời nói chân thật, phải nghiên cứu suy nghĩ, vì người khác bỏ chỗ che dấu, nên vì niềm vui mà nhiếp thọ như thế”.

Kinh Phát Tập chép:” Phật bảo Hư Không Tạng Bồ Tát rằng: Bồ Tát chẳng lấy lời nói làm cho người khác khởi sân hận. Chẳng dùng lời nói làm cho người khác khởi phiền não. Chẳng đem lời nói làm cho kẻ khác chẳng có sự hiểu biết. Chẳng dùng lời nói làm cho kẻ khác vô ích. Chẳng lấy lời nói khiến cho vô minh sanh khởi. Chẳng lấy lời nói làm cho tâm của chúng sanh không hoan hỉ vui vẻ. Bồ Tát chẳng nói những lời như thế.

Lại nữa Kinh Hải Ý chép: “Lược nói ở kia chẳng sanh niềm vui. Lại có một pháp nhiếp thọ Đại Thừa. Nghĩa không khoa trương, thường hay quan sát. Đối với chúng sanh, tùy theo đó bảo hộ giữ gìn”.

Luận rằng:

Sự hộ thân chẳng làm não hại kẻ khác. Như thế người khác cũng chẳng não hại ta. Ở đây luận rộng về việc tích tập của Bồ Tát làm lợi ích. Nên biết thường giữ gìn ý nầy, nghĩa là an tịnh bất động, tôn trọng ái lạc. Xấu hổ vì sợ hãi nơi tịch tĩnh. Một lòng thân cận chúng sanh mà thường tự tại. Lòng tin thanh tịnh. Nếu có thay đổi hoặc biến hóa nên giữ như ý nầy. Kẻ giữ gìn thân sao không có hai loại: Thuốc thang và Y phục, nghĩa là vì phòng bệnh nên thường thọ dụng thuốc men.

Như Kinh Bảo Vân chép: “Cho đến kẻ đi khất thực, phải chia ra làm bốn phần. Một là chia cho kẻ đồng phạm hạnh. Hai là cho những người bần khổ. Ba là ngạ quỷ súc sanh. Bốn là phần cho mình ăn. Khi ăn uống chớ nên khởi tâm ham thích, chẳng cầu nhiều, cho đến lợi dưỡng riêng tư cho bản thân mình được khỏe về hình tướng, như vấn đề ăn uống, không nên giải đãi, mê mết, đừng quá trọng nơi thân. Vì sao vậy? Kẻ giải đãi dã dượi thì niềm vui đối với việc lành sẽ phân tán sau đó. Hoặc làm cho thân nầy mập ra ưa ngủ. Kẻ đi khất thực biết điều nầy nên phải chia đều phần khất thực được ra như thế”.

Kinh Bảo Tích chép:”Nếu Tỳ Kheo vào nơi thành ấp tụ lạc khất thực; nên như pháp trang nghiêm mà đi khất thực. Vì sao vậy? – Nghĩa là thấy việc dễ yêu hoặc dễ ghét, không nên khởi ý phân biệt sai đúng. Như thế việc đáng yêu hoặc chẳng đáng yêu, nghe mùi vị, xúc pháp, hoàn toàn chớ nên khởi lên ý phân biệt sai đúng mà nên nhiếp thọ các căn đừng cho tán loạn . Hãy quán xem tìm ra pháp trước; chẳng xả bỏ tác ý. Chẳng nên giữ tâm tính toán khi đi khất thực. Nếu được đồ ăn uống chẳng sanh đắm trước vui nhiễm. Nếu chẳng được chẳng khởi tâm sân hận. Chỉ đi đến mười nhà, nếu quá mười nhà mà không được thức ăn, chẳng sanh ưu não, nên phát tâm như thế. Những bậc Trưởng Giả, Bà La Môn thường hay bận rộn đem cúng thí đồ ăn cho ta; cho đến chưa từng để ý thức ăn nước uống; huống nữa là cúng thí đồ ăn cho ta. Như thế kẻ đi khất thực chẳng sanh ưu não. Lại nữa khi khất thực thấy các chúng sanh ; hoặc nam hoặc nữ, hoặc đồng nam đồng nữ cho đến súc sanh cũng nên khởi tâm từ bi. Nếu những chúng sanh thấy ta mà bố thí cho ta bữa ăn, thì tất cả sẽ sanh thiên. Như được thức ăn ngon, dở, ăn xong quán chiếu khắp tứ phương. Những người trong thành ấp tụ lạc bần cùng nầy, ta sẽ thí cho phần đồ ăn nầy. Khi thấy người nghèo, lúc đi khất thực phải chia bớt cho họ. Nếu chẳng thấy kẻ bần cùng, lại phát tâm nầy: Ta đã chân thật quán sát triệt để các nơi để xem chúng sanh. Nơi đồ khất thực của ta có những đồ ngon nguyện sẽ cho bớt. Khi đi trì bình khất thực xong rồi, trở về nơi A Lan Nhã. Sau đó phải rửa chân tay, thực hành nghi thức đầy đủ của bậc Sa-môn, ngồi kiết già thế liêb hoa mà ăn uống. Khi ăn phải nên nghĩ rằng: Thân nầy do trùng độc có tám vạn cửa ra vào. Được thức ăn nầy để được an ổn. Ta thấy bữa ăn nầy quý cho những loài trùng kia. Ta được Bồ Đề lại nhờ phương pháp hóa độ nầy. Nếu chẳng đầy đủ, nên phát tâm như vậy: Nếu ăn còn thiếu, giúp cho thân thêm nhẹ nhàng,tức trừ được những sự tiện nghi, đoạn được những việc ác, thân tâm nhẹ nhàng ít buồn ngủ. Cho đến việc khất thực; nếu được nhiều thì phần đồ ăn kia chia ra theo pháp xả. Việc khất thực nên phát tâm như thế nầy: Loài chim bay, bò ngựa cũng đều muốn ăn uống, ta sẽ thí cho chúng. Lại nữa Tỳ Kheo khất thực không nên sanh tâm tham đắm mùi vị. Cho đến Chiên Đà La, Đồng Tử cũng nên tịnh thân tâm chẳng nên bội thực. Vì sao vậy? – Vì miếng ăn dẫu ngon đi nữa, khi ăn xong, tất cả đều trở thành xú uế bất tịnh. Cho nên ta chẳng cầu ăn ngon là vậy. Cho đến chẳng khởi tâm như muốn người nam cúng đồ ăn; chứ chẳng phải người nữ cúng. Hoặc là muốn người nữ bố thí đồ ăn , chẳng muốn người nam cúng thí v.v… Đồng nam đồng nữ cùng giống như nhau. Chẳng phân biệt đây là thức ăn ngon, kia là thức ăn dở. Nếu vào trong làng xóm đến với nhà giàu, chẳng có phân biệt cung kính; hoặc chẳng được cung kính; Hoặc người nam, người nữ; đồng nam đồng nữ mang nhiều thứ ngon lạ cũng chẳng tham cầu, để được ăn uống. Không nên khởi lên tất cả điều tác ý bất thiện như thế.

Chúng sanh đắm trước nơi mùi vị, tạo ra ác nghiệp rồi, đọa vào địa ngục, huống gì kẻ tri túc là người chẳng tham đắm nơi mùi vị. Bỏ ngon nhận dở, lưỡi kia vui đủ. Nếu tiết chế sự ăn, khi mệnh chung, sanh lên cõi trời cõi người, vào con đường lành, hưởng thức ăn ngon ở cõi trời, cõi người.

Nầy Ca Diếp! Như thế kẻ khất thực Tỳ Kheo, lìa được sự say đắm mùi vị điều phục được tâm nầy. Giả sử chỉ được khoai đậu cũng chẳng ưu não. Vì sao vậy? Vì cầu Thánh Đạo, vui nơi thân mệnh sống còn. Cho nên việc ăn cũng là điều cần thiết.

Phật bảo nầy Ca Diếp! Tỳ Kheo đi khất thực gặp lúc trời đổ mưa lớn, mây vần vũ chẳng nên khất thực. Phải suy tư giáo pháp trang nghiêm, lấy lòng từ làm thức ăn. Nên nghĩ như thế hoặc hai đêm, ba đêm muốn đoạn thực (nhịn ăn). Nên ý tưởng chúng sanh nơi Diệm Ma La Giới, đọa vào ngạ quỷ là do làm việc ác cả trăm năm vì sự muốn ăn uống mà ít ngủ, thường chẳng chịu đựng được. Còn ta bây giờ an trụ vào pháp thâm sâu, chẳng nên phát khởi thân tâm ti tiện. Huống nữa khuyến phát tu hành thánh đạo. Ta bây giờ nên kham nhẫn sự đói khát như thế. Nói một cách tổng quát là người tại gia đã tạo món ăn thanh tịnh , còn mình ngồi chỗ ngồi mà nói pháp quan trọng. Cho đến việc tạo thức ăn thanh tịnh, khi thọ món ăn rồi, từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.

Nầy Ca Diếp!Tỳ Kheo khất thực chẳng nên tự diễn nói lời siểm nịnh. Sao gọi là siểm nịnh? – Nếu nói với người cúng dường về sự ngon dở của thức ăn, hoặc là chẳng đủ, cầu thêm để mang về cho chúng cùng ăn. Hoặc kẻ ăn thiếu đói khát. Nếu có những hành tướng như thế, đây gọi là siểm nịnh. Các Tỳ Kheo đi khất thực phải nên xả bỏ. Thế nào là chân thật? – Nghĩa là ăn cho cạn bát dù ngon hay dở cho đến tịnh và bất tịnh, đều nên ăn, không phiền hà. Chỉ dùng tâm để tịnh hóa điều phục thức ăn. Nhờ Thánh Đạo được thân mệnh nầy để linh hoạt khi đi khất thực.

Như Kinh Tối Thượng Thọ Sở Vấn chép: “Nếu khất thực nơi nhà người quen nên giữ nơi mình và kia vì lợi ích đầy đủ, tùy theo chỗ quen biết vậy. Sự khất thực Bồ Tát nghĩ: Đây chẳng phải là việc hộ thân, mà nên xem như y phục, thức ăn và thuốc thang”.

Kinh Nhập Lăng Già (Lankavatara-Sutra) chép:” Đoạn thực về thịt cá có nghĩa rằng: Như nói Bồ Tát tu đại từ vậy. Tất cả thịt đều chẳng được dùng. Rồi lược nói kệ rằng:

Xem thịt chỗ đem đến.

Máu hôi đồ bất tịnh.

Tu hành kẻ thanh tịnh.

Nên xa lìa ăn thịt.

Tất cả thịt và hành.

Lại chẳng được uống rượu.

Tỏi thơm lại cũng thế.

Người tu thường xa lìa.

Ngồi trên cỏ kiết tường.

Xa lìa chỗ chứa dầu.

Lỗ hỏng nơi chúng sanh.

Là nơi thường sợ hãi.

Vì lợi mà sát hại.

Kinh doanh buôn bán thịt.

Mắc hai loại tội nghiệp.

Chết đọa vào địa ngục.

Đây chỉ nói tóm lược.

Xú ác thật đáng ghê.

Thường sanh việc điên đảo.

Hoặc đọa Chiên Đà La.

Săn bắn, mổ giết thịt.

Sanh nơi La Sát Nữ.

Ăn thịt các chủng loại.

Mèo chồn cùng Dạ Xoa.

Kẻ nầy sanh nơi kia.

Luận rằng:

Nếu biết bỏ ăn thịt để thành tựu sự lợi ích lớn; nói điều nầy chẳng sai. Tỳ Kheo ở cõi Diêm Phù Đề đến thời hoại diệt, nên nói lời Tam Ma Địa, thường làm cho chúng sanh đoạn trừ việc sát hại. Lại được Tam Ma Địa; tu đại từ bi; chẳng có mất mạng vậy.

Kinh Bảo Vân chép:”Nên biết không ăn thịt động vật là phát sanh sự lợi ích cho chúng sanh. Cùng thấy trong Luật Tạng có ba loại tịnh nhục, nhưng cuối cùng đều phải một lòng xả bỏ. Được tâm thanh tịnh thấy việc ấy như đoạn trừ ngã mạn. Vui tu làm phước, dần dần chỉ bảo cho kia xa lìa việc ăn thịt”.

Lại nữa như Kinh Nhập Lăng Già chép: “Vì kẻ có học đọc tụng giải thuyết; dần đến gần gũi nương tựa, quyền biến nơi câu văn. Người tu hành hệ thuộc vào ba loại. Ta vì họ mà nói để đoạn trừ đi, đoạn trừ tánh ưa gần gũi việc sát hại. Luôn nói về việc thọ dụng thuốc men của người bệnh và nhân duyên cho thuốc men”.

Như Luật Thanh Văn Tỳ Nại Da (Sravakavinaya) chép: “Cho đến ta vì sự lợi ích phạm hạnh tạo thức ăn bằng y bát để trị liệu thân; huống là để cứu khổ tất cả chúng sanh. Do vậy Bồ Tát thấy khó được nơi thân. Trong khoảng sát na rộng gieo thắng phước nầy. Đức Thế Tôn thấy sự lợi ích như thế mà tự nói là y dược. Nên đối với kẻ tu hành phải thấy đây hơn kia vậy”.

Kinh Bảo Vân nói: “Nếu bỏ được tam tịnh nhục, có thể là đúng hoặc chẳng đúng. Hành tướng như thế là trụ vào thân mệnh. Đừng chấp vào việc ăn. Do vậy nên dùng cây dầu; nước trái cây, để tạo sự đối trị với tâm mà chẳng nên ăn thịt. Nếu có Bồ Tát bị bệnh nặng thì mới có thể ăn, như tật bệnh ấy có thể làm mất mạng sống. Chớ nên tạo ra việc ác, đoạn lìa phần thiện căn kia. Chẳng khởi nghi hoặc, đoạn trừ tâm nầy như việc áo quần thuốc thang”.

Trong Kinh Tối Thượng Thọ Sở Vấn chép:”Khi thọ dụng về y áo để mặc, Sa-môn phải như thế nào? – Nghĩa là phải sanh tâm xấu hổ. Y phục nhằm để che thân, chẳng nên hở bày thân thể. Khi thế gian trời người, A Tu La v.v..nơi tháp của Phật đều nên tưởng nhớ. Nên biết như thế mà giữ gìn nơi tháp Phật. Nếu không đối trị tham nhiễm làm thay đổi cho thanh tịnh, tức tăng trưởng phiền não; hủy áo Cà Sa, được mất ở đây là việc chẳng nên tùy tiện sự ưa thích trong khi tu hành trang nghiêm. Đối với việc làm thiện ấy mà ngược lại trở thành nên việc xấu ác. Y áo Cà Sa chỉ để cầu Thánh Đạo; nên biết mà đối trị vậy. Trong mọi sát na, thân phải thọ trì”.

Như Kinh Bảo Tích chép: “Nguyên nhân của sự việc là Phật bảo Ca Diếp : Nếu muốn trang nghiêm thân mà chẳng nghiêm mật giữ gìn , làm mất đi công đức của Sa-môn. Pháp ấy chính là áo Cà Sa, nhằm duy trì thân mà tâm chẳng niệm tôn trọng. Lại nữa Ca Diếp! Đây thuộc về sắc tướng, danh tướng Sa-môn làm nhân duyên vậy. Như thế sẽ rơi vào địa ngục. Nầy Ca Diếp! Đối với sắc tướng của Sa-môn cũng tương tợ như thế. Đối với địa ngục, lấy sắc y vây quanh người, trùm lên đến đầu, bao bọc chung quanh rất nóng. Cho nên tất cả những đồ thọ dụng, đều trở thành ngọn lửa cực mạnh đốt cháy thân. Kia nói về sắc tướng của Sa-môn sẽ thọ khổ như thế”.

Lại nữa Kinh Bảo Vân chép rằng: “Nếu Bồ Tát thân có tật bệnh, thân thể yếu đuối, chẳng ở nơi tăng phường, thì nên bày tỏ bằng cách phát tâm như thế nầy, nghĩa là nương công đức của Phật Như Lai, ở riêng ra để đối trị phiền não. Ta cũng làm như ở trong tăng phường đoạn trừ các phiền não; nơi tăng phường thì không khởi lên vui tham đắm, lại chẳng phải thỉnh cầu. Giả sử được cho như thế, tùy theo đó mà nhận lấy, nên biết đó cũng chẳng phải làm đầy đủ vì ta”.

Kinh lại cũng chép: “Ngay cả chỗ nằm cũng nên vừa đủ đôi chân và lưng phía mặt nằm xuống, pháp phục phủ lên trên bằng chánh niệm chánh tri . Khởi niệm lên sự tưởng nhớ đến sự sáng suốt, chẳng đắm trước ưa thích ngủ nghỉ. Cũng chẳng đắm trước nơi sườn cùng tay chân làm niềm vui. Cho đến nơi bốn việc an trụ phải theo dõi hơi thở. tất cả những sự thọ dụng đều vì lợi ích cho chúng sanh mà làm, nếu ta đắm say vào sự thọ dụng đó, tức sanh ra sự mỏi mệt hư đốn”.

Như Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội chép:” Được thức ăn mùi vị ngon ngọt, tức đồ ăn chẳng tương đương với việc giải thoát, nghĩa là được đồ ăn ngon rồi, bị trói buộc, như những người nằm không đúng phép”.

Lại như Kinh Bảo Tích chép: “Đức Thế Tôn nói về việc thọ dụng của tín thí. Lúc bấy giờ trong chúng có vị Tỳ Kheo khỏi nạn lúc đó khi nghe pháp luật xong liền khóc lóc mà nói rằng:

-Kính bạch Đức Thế Tôn! Con nay thà chết chớ chẳng đắc quả, lại chẳng thọ dụng một bữa ăn của tín thí.

Phật bảo:

-Lành thay! Lành thay Thiện nam tử! Lời nói thanh tịnh như thế thuộc về hình tướng , sự xấu hổ về việc làm xấu cùng lo sợ thuộc về tội thế gian.

Phật bảo:

-Nầy Ca Diếp! Ta biết tín thí có hai loại; gọi là giải thoát. Thế nào là hai?

-Nếu ly ác Tỳ Kheo ngược lại với Tỳ Kheo. Học hỏi nơi ta và thấy chư hành vô thường . Lãnh nạp sự thọ là khổ. Tin hiểu các pháp là vô ngã cầu Niết Bàn tịch tịnh. Giả sử ăn của tín thí sánh như núi Tu Di, thì ở chỗ thí kia rốt ráo đều thanh tịnh. Nếu thọ đồ vật của thí chủ cùng đồ ăn của tín thí mà rõ ràng, được đại phước báo. Vì sao vậy? Vì các bậc ở trên sự tham lam keo kiệt làm cho tạo ra phước vậy. Đây là từ tâm Tam Ma Bồ Đề (tâm từ thiền định).

Lại nữa nầy Ca Diếp! Nếu Tỳ Kheo thọ của thí chủ về việc thí y phục và đồ ăn uống rồi, suy nghĩ để vào trong vô lượng Tam Ma Địa, làm cho thí chủ kia chỗ tạo phước ấy được quả báo, lại cũng được vô lượng.

Nầy Ca Diếp! Giả sử trong tam thiên đại thiên thế giới giống như nước trong đại hải ; kẻ tu phước nầy lại cũng chẳng có chỗ cùng tận.”

    Xem thêm:

  • Luận Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa - Luận Tạng
  • Luận Tối Thượng Thừa - Luận Tạng
  • Đại Thừa Khởi Tín Luận - Luận Tạng
  • Luận Nhập Đại Thừa - Luận Tạng
  • Ý Nghĩa Quyết Định Của Pháp Hoa Huyền Tán - Luận Tạng
  • Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Luận Tạng
  • Luận Đại Thừa Khởi Tín - Luận Tạng
  • Luận Về Đại Thừa Duyên Sanh - Luận Tạng
  • Luận Đại Trí Độ (Trọn bộ 5 tập) - Luận Tạng
  • Luận Kim Cang Đỉnh Du Già Trung Phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề - Luận Tạng
  • Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn - Luận Tạng
  • Luận Du Già Sư Địa - Luận Tạng
  • Luận Tịnh Độ Thập Nghi - Luận Tạng
  • Đại Thừa Tuyệt Đối Luận - Luận Tạng
  • Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận - Luận Tạng
  • Giảng Luận Và Giải Thích Luận Nhiếp Đại Thừa - Luận Tạng
  • Sớ Thần Bảo Ký Nhơn Vương Hộ Quốc Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Luận Tạng
  • Luận Tâm Bồ Đề Lìa Hình Tướng - Luận Tạng
  • Bài Tán Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa (Bản 1) - Luận Tạng
  • Thích Nghĩa Luận Nhiếp Đại Thừa - Luận Tạng