1
2
3
4
5
6
7
8
9

QUYỂN 5

HÀNH GIẢ ĐƯỢC LÀM SA-DI

Phàm hành giả mới nhận được độ điệp, dùng mâm gỗ có nắp đậy bằng vải đựng tờ độ điệp trình bổn sư của mình và lưỡng tự Đông – Tây xem. Tại các nơi này đều phải thắp hương (nhang) lạy kính ba lạy, chọn ngày lành tháng tốt, bày biện cúng phẩm, cử hành nghi thức cạo đầu (theo luật Phật thì phải nên chọn chỗ đất trống trải để bày trí pháp tòa, rưới nước tHôm lên, chu vi độ bảy thước Tàu (2,3m), bốn góc đều treo cờ, phan. Ngày nay, nghi thức cạo đầu đều diễn ra tại đại điện thì phải nên bày trí pháp tòa hướng về tượng Phật hay đối diện với tượng Phật. Nếu tiến hành tại pháp đường thì phải bày trí tượng Phật, hoa, hương hỏa và đèn cầy đúng theo nghi thức qui định. Nay thường tổ chức tại tăng đường do vì tăng chúng quá đông, nơi đây lại đầy đủ tiện nghi về chỗ ngồi). Trước hết bẩm trình cùng duy-na thương nghị cùng giới sư, xà-lê tác phạn và xà-lê dẫn thỉnh. Chọn ngày lành tháng tốt đã xong, tức cách ngày đó một đêm cạo đầu, tại đỉnh đầu (mỏ ác) chừa một chỏm tóc (cái vá) (gọi là chu-la, tiếng Phạn là chu-la có nghĩa là cái chỏm tóc nhỏ), phải bày trí tòa vị và ghế ngồi của giới sư. Tòa vị này cùng với tòa vị của trụ trì bày liệt hai bên đối diện nhau, trên bàn đặt hương – đèn cầy – lư hương nhỏ cầm tay và cây giới xích. Lại bày trí bàn ghế của xà-lê tác Phạn ở bên phía phải của tượng Thánh tăng cùng với bàn của giới sư đối diện nhau, trên bàn đặt khánh. Bàn hương án trước tượng Thánh tăng đặt áo cà-sa, áo dài và tờ độ điệp trên đó. Từ liêu hành giả, đánh chập chỏa dẫn các sa-di sắp cạo nhẵn đầu đến Thổ địa đường, Tổ đường và điện Phật. Tại các nơi này đều đốt hương lạy kính ba lạy, theo thứ tự đứng trước tăng đường. Gióng chuông tập họp đại chúng. Sau khi đầu thủ và trụ trì đều đã vào tăng đường thì giới sư và hai vị tác phạn và dẫn thỉnh xà-lê mới vào tăng đường, trải tọa cụ cử hành đại lễ lạy ba lạy. Sau đó, các vị này đều quay về vị trí đã định của mình. Đại chúng đều cùng ngồi yên ổn, xà-lê dẫn thỉnh đến trước mặt giới sư, trải tọa cụ lễ kính ba lạy, quì mọp kiểu người Hồ, hai bàn tay chắp 10 ngón vào nhau. Giới sư hỏi rằng: “Tăng chúng đã tập định đầy đủ chưa?”, đáp rằng: “Đều đã tập định đầy đủ rồi”. Giới sư lại hỏi: “Tăng chúng đã hòa hộp (trì đồng giới, hành đồng đạo) chưa?”, đáp rằng: “Đã hòa hộp rồi ạ”. Giới sư nói: “Tăng chúng nay hòa hộp để làm gì?”, đáp rằng: “Để hành giả được cạo đầu nhận giới”. Giới sư nói: “Thế thì được rồi đấy”. Xà-lê dẫn thỉnh đứng lên cuốn tọa cụ lại, đánh khánh nhỏ cầm tay (đúng ra là cái chuông nhỏ), dẫn hành giả đã cạo đầu vào pháp đường, trước hết đến trước tượng Thánh tăng lạy kính ba lạy, kế đó đến trước giới sư cùng lạy kính ba lạy xong liền quì xuống (chờ thọ giới). Xà-lê tác phạn đánh khánh lớn, nói tiếng Phạn rằng: “Có năm tiên nhân đầy đủ thần thông, tác giả của chú thuật. Vì số người biết xấu hổ này mà nhiếp tập mọi người không biết xấu hổ. Như Lai lập ra giới cấm, mỗi nửa tháng tuyên thuyết một lần, lấy thuyết giới làm lợi ích. Hướng chư Phật khấu đầu lạy kính. Lại tụng kinh văn ‘Như hà Phạn’ rằng:

‘Vì sao trong kinh này nói cứu cánh là qua được bờ bên kia? Mong rằng đức Phật lấy đạo lý thâm áo trong kinh mà rộng khai thị cho chúng sanh!’”.

“Xà-lê tác phạn” niệm tụng tiếng Phạn xong, lại bẩm bạch rằng: “Xin giới sư vì sa-di cạo đầu thọ giới mà thuyết giới”. Giới sư đứng dậy, đại chúng cũng đều đứng dậy theo. Giới sư cầm lư hương nhỏ cầm tay nói: “Đức trạch thủ giới, đức trạch thiền định, đức trạch trí huệ, đức trạch giải thoát, đức trạch giải thoát mọi tri kiến (giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương) hóa thành ánh sáng vô hạn chiếu rọi khắp đài mây, lan tỏa khắp pháp giới, cúng dường vô lượng Phật khắp mười phương, vô lượng pháp khắp mười phương, vô lượng tăng khắp mười phương. Phàm những ai nghe thấy đều được hun đúc, chứng ngộ được Phật pháp tối cao (tịch diệt), mọi chúng sanh đều như thế. Tức đem công đức khai khải cạo đầu thọ giới sáng nay, trước hết cầu chúc đương kim Hoàng đế muôn năm, các bậc đại thần ngàn thu, thiên hạ thái bình, Phật pháp thường chuyển thịnh hành, thần già-lam, thổ địa gia tăng oai linh hiển hách, bảo hộ Phật pháp, bảo hộ mọi tín đồ không gặp chuyện gỡ, mọi việc đều qua, thí chủ trong mười phương đều tăng phước, thêm huệ (trang nghiêm phước huệ). Tất cả mọi người trong đạo tràng (tự viện) cả tăng lẫn tục thân tâm luôn an lạc. Sư trưởng, cha mẹ, đạo nghiệp siêu long, sa-di cạo đầu thọ giới tu hành không gặp chướng ngại. Chốn tăm tối ba nẻo, tám nạn đều lìa khổi biển khổ luân hồi sanh tử, chúng sanh khắp nơi thuộc cửu hữu, tứ sanh đều đến được cảnh giới giác ngộ triệt để ở bờ bên kia! Do vậy, những mong nương nhờ mọi người cùng niệm pháp thân thanh tịnh của Phật Tỳ-lô-giá-na”. Niệm một thời 10 lần danh hiệu Phật xong, mọi người lại ngồi xuống. “Xà-lê dẫn thỉnh” cầm lư hương cầm tay, dẫn dạy các sa-di thọ giới rằng: “Thỉnh cầu giới sư ban lời lẽ truyền giới, đáng ra là do các ông tự nói. Như quả các ông không biết thì hãy nói theo lời ta dẫn dắt. Tuy nhiên khi ta nêu ông A, ông B thì các ông sửa lại nêu đúng chính tên tuổi mình”. Kế đó, “xà-lê dẫn thỉnh” lại đọc to lên: “Đại đức một lòng tưởng nghĩ đến chúng con. Nay sa-di A, sa-di B chúng con thỉnh cầu đại đức hãy làm sư phụ (A-xà-lê) của đám cạo đầu nhận giới chúng con. Cầu mong đại đức vui lòng nhận làm sư phụ (A-xà-lê) của đám cạo đầu thọ giới chúng con, bởi chúng con nguyện nương theo đại đức, chúng con được cạo đầu thọ giới là do đại đức từ bi đồng tình chấp nhận”. Nhóm hành giả cạo đầu lạy kính một lạy lần thứ nhất, kế đó nêu lòng từ bi thương xót của đại đức, lạy kính lần thứ hai, lần thứ ba nêu lòng từ bi thương xót của đại đức lạy kính lần thứ ba. Tiếp theo đều quì mọp theo kiểu người Hồ, hai bàn tay chắp 10 ngón lại. Giới sư nói: “Này các thiện nam tử sa-di! (các sa-di đồng lên tiếng dạ)”, giới sư nói tiếp: “Nguồn tâm vốn sâu lắng tịch liêu, biển pháp mênh mông thăm thẳm. Kẻ mê muội mãi mãi chìm đắm trong biển khổ, người tỏ ngộ luôn ở trong cảnh giới siêu thoát. Muốn nối truyền đạo mầu thì không gì bằng xuất gia làm tăng, làm tăng tâm rộng thoáng như hư không, thanh tịnh như trăng tròn sáng. Nhân duyên tu hành đầy đủ thì kết quả thành đạo không lâu xa gì! Ban đầu nương theo công phu tin tưởng chắc chắn sẽ đạt quả vị thì về sau sẽ chứng ngộ đạt được chân lý vô vi. Bởi vậy nên đức đại giác Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni Phật mới rời bỏ ngôi vị Hoàng đế quí báu trong tương lai, nửa đêm lén trèo ra khổi thành, cởi bỏ áo rồng Thái tử, vào núi xanh cắt tóc xuất gia, vui nhận mặc tình cho chim khách làm tổ trên đỉnh đầu, nhền nhện giăng tơ nơi hai mày, tu tịch diệt mà chứng chân thường, trừ bỏ mọi trần lao mà thành giác ngộ triệt để (chánh giác). Các đức Phật trong ba đời quá khứ – hiện tại – vị lai chưa từng có nói đến tại gia mà thành đạo bao giờ. Tổ sư bao đời của Thiền tông chúng ta cũng chưa từng có ai để tóc mà độ được người. Thế nên Phật Phật truyền tay, Tổ Tổ trao nhận nhau do chẳng nhiễm thế duyên tục lữ mới thành được đại khí của pháp môn (pháp khí), cho nên mới được thiên ma cung tay kính lễ phục tùng, ngoại đạo quy y theo về. Trên báo đáp muôn một bốn ơn nặng (ơn cha mẹ, ơn Thầy tổ, ơn vua, ơn Phật), dưới cứu tế giải thoát chúng sanh khổi khổ nạn. Cho nên mới nói (người tục) như sống hờ trôi nổi trong tam giới dục – sắc – vô sắc, bởi do không thể cắt được ái ân mặn nồng. Nếu cắt bỏ được ái ân của trần duyên mà vào cảnh giới vô vi vô sanh diệt của Phật giác thì mới gọi là cách đền ơn chân chánh vậy. Sau khi đã xuất gia thì lễ nghĩa vượt khổi thường tình xã hội, không còn lạy nhà vua, không còn lạy cha mẹ nữa. Giờ đây các ông có thể rời khổi pháp tòa này, tưởng niệm ơn đất nước của Hoàng đế, đức sanh thành (dưỡng dục) của cha mẹ, mà chuyên lòng tinh thành hướng về Hoàng đế và cha mẹ lạy giã biệt từ xa lần chót rồi về sau không còn lạy nữa”. Các sa-di bèn lạy kính giới sư một lạy, xà- lê dẫn thỉnh đánh khánh cầm tay (chuông nhỏ) dẫn họ ra ngoài pháp đường, hướng về phía Bắc nơi kinh đô lạy xa Hoàng đế ba lạy tạ ơn, rồi tiếp đó lạy xa ba lạy đền ơn cha mẹ. Đoạn mặc tăng y vào, rồi được dẫn vào trước tượng Thánh tăng lạy ba lạy, lại chuyển người trước giới sư lạy kính một lạy, quì theo kiểu người Hồ, hai bàn tay chắp 10 ngón vào nhau. Giới sư dùng nước trong tịnh bình rưới lên đỉnh đầu làm lễ quán đảnh cho các sa-di thọ giới, lấy ngón tay nhúng vào nước rồi rải lên đầu trán họ vài giọt rồi cầm dao cạo tóc lên vừa đọc kệ, được đại chúng hòa theo như sau:

“Hay thay này bậc đại trượng phu,

Có thể liễu thoát đời vô thường.

Bỏ tục theo cảnh Phật Niết-bàn,

Thật hiếm có khó thể suy lường!”

Tụng đọc ba lần xong, các sa-di lui ra lạy giới sư một lạy. Xà-lê dẫn thỉnh hướng dẫn các sa-di đến trước bổn sư (tức trụ trì), quì theo kiểu người Hồ, hai bàn tay chắp 10 ngón lại. Bổn sư cầm dao cạo nói: “Chỏm tóc sau cùng còn lại tiếng Phạn gọi là chu-la, chỉ có sư phụ mới có thể cạo bỏ. Ta nay cạo trừ bỏ cho các ông, giờ các ông có ưng chịu không?”, các sa-di đồng đáp: “Dạ được ạ”. Lúc này, giới sư thùy thị pháp ngữ rồi đọc kệ cạo tóc rằng:

Hủy bỏ hình hài giữ khí tiết,

Cắt ái từ biệt hai đấng thân.

Xuất gia hoằng dương nền Thánh đạo,

Thề nguyền độ thoát nhất thiết nhân.

Đọc kệ liên tục ba lần, đại chúng cùng cất tiếng hòa theo. Sa-di lạy kính ba lạy nhưng vẫn giữ tư thế quì theo cách người Hồ và hai bàn tay chắp mười ngón vào nhau. Bổn sư nâng ca-sa và cũng có thùy thị pháp ngữ kèm theo, đoạn cầm nếp ca-sa đặt lên đầu sa-di rồi lại đọc một bài kệ như sau:

“To lớn thay y phục giải thoát,

Y ruộng phước không có tướng hình.

Mặc vào người phụng Như Lai giới,

Rộng độ mọi giới các chúng sanh.”

Đọc liên tục kệ này ba lần, đại chúng đều cất tiếng hòa theo xong thì các sa-di mặc cà-sa vào lạy kính bổn sư ba lạy, lạy tượng Thánh tăng ba lạy, lạy giới sư ba lạy, quì theo kiểu người Hồ, hai tay chắp 10 ngón lại. Giới sư nói: “Này thiện nam tử ! Phật pháp như biển cả, càng vào càng sâu. Các ông đã xuất gia thì trước hết phải thọ nhận tam qui, ngũ giới, mới có thể thân gần đại tăng mà học tập theo gương các ngài. Kế phải thọ 10 giới của sa- di mới có thể cùng hưởng dụng cúng dường như các tăng được hưởng. Việc phụng trì giới luật cần nơi tâm chuyên thành, không thể tùy tiện hời hợt được. Ta nay vì các ông triệu thỉnh tam bảo Phật Pháp Tăng để chứng minh Phật sự thọ giới của các ông”. Giới sư nâng lư hương nhỏ cầm tay lên nói: “Trọn lòng phụng thỉnh chư Phật pháp lực vô biên, kinh điển to lớn như biển cả cùng tam Hiền trong thập địa vị là bồ-tát, La-hán và tăng lữ, cùng rủ lòng thương cảm mà giáng lâm để cùng chứng minh cho các sa-di thọ giới”. Mời thỉnh liên tục ba lần xong mới nói: “Này thiện nam tử! Nếu muốn quy y giới luật thì trước hết phải sám hối lỗi lầm tì vết của bản thân mình, như người ta phải giặt giũ quần áo thì quần áo sau đó mới sạch sẽ tinh tươm. Nay các ông phải chí thành cùng ta sám hối”. Nói đoạn niệm rằng:

Nghiệp ác trước đây con tạo ra,

Đều do tham sân si u tối.

Do thân miệng ý mà sanh ra,

Tất cả con nay đều sám hối.

Niệm đọc liên tục ba lần, đại chúng cùng cất tiếng hòa theo. Các sa-di lạy giới sư ba lạy cùng quì theo kiểu người Hồ, hai bàn tay chắp 10 ngón vào nhau. Giới sư nói tiếp: “Này thiện nam tử ! Pháp đã thanh tịnh, trừ sạch ác nghiệp do thân khẩu ý tạo ra. Nay cần quy y tam bảo Phật Pháp Tăng”, liền đọc to lên: “Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Quy y Phật vô thượng tôn, quy y Pháp lìa dục tôn, quy y Tăng chúng trung tôn. Quy y Phật xong, quy y Pháp xong, quy y Tăng xong. Trình độ giác ngộ của Như Lai không thể nghĩ bàn, là bậc đại đạo sư của chúng ta. Ta nay quy y Ngài thì từ nay trở về mãi sau, gọi Phật là Sư, thì không còn quy y tà ma ngoại đạo, chính là do lòng từ bi lân mẫn của Ngài đối với chúng ta”. Sa-di nương tiếng của giới sư mà niệm theo, đại chúng cùng cất tiếng hòa theo.

(Kể từ chỗ bắt đầu quy y Phật cho đến hết từ bi cố phải niệm liên tục ba lần. Riêng lần niệm thứ hai thì từ bi cố phải lập lại ha lần. Ở lần niệm thứ ba thì Từ bi cố phải lập lại ba lần). Mỗi lần niệm tụng bận đầu thì các sa-di cùng lạy theo một lạy, lần niệm tụng thứ hai lạy theo hai lạy, lần niệm tụng thứ ba lạy theo ba lạy và vẫn quì theo lối người Hồ cùng xếp hai bàn tay chắp 10 ngón lại. Giới sư nói tiếp: “Này các thiện nam tử! Các ông đã bỏ tà theo về với chánh, giới luật đã tròn đầy rồi, nếu muốn biết tướng trạng của giới để hộ trì thì phải thọ trì năm giới trọn đời, đó là: không sát sanh, không trộm cướp, không dâm dục, không nói láo, không uống rượu. Đây là năm giới tướng, các ông giữ được không?”, đáp: “Dạ giữ được ạ”. Giới sư hỏi tiếp:

“Năm tịnh giới nêu trên cái nào cũng không được vi phạm. Các ông có giữ được không?”, đáp: “Dạ giữ được ạ”.

Năm giới trên đều đã giữ được như thế, các sa-di lạy kính ba lạy, quì theo tư thế người Hồ, hai bàn tay chắp 10 ngón lại vào nhau. Giới sư nói tiếp: “Này các thiện nam tử! Năm giới là nhân duyên ban đầu để vào đại đạo, là sự việc đứng đầu của ra khổi ba nẻo địa ngục – quỷ đói và súc sanh. Kế đó phải thọ 10 giới sa-di, bởi có thọ trì đủ 10 giới này mới hoàn bị nghi thức giới pháp của người xuất gia. Điều này gọi là ‘cần sách’, tức nương theo sư phụ mà trụ, thụ hưởng tiền tài vật chất do thí chủ cúng dường bình đẳng như tăng chính thức vậy, cho nên được gọi là ‘sa-di ứng pháp’, phải kiền thành tôn thủ các giới điều dưới đây: Trọn đời không sát sanh, không trộm cướp, không dâm dục, không nói láo, không uống rượu. Không ngồi nằm trên ghế to, giường lớn. Không được dùng xâu hoa (vòng hoa) hay xâu chuỗi hạt châu hoặc nước hoa (dầu thơm) đeo bôi lên người. Không được đến nghe hay xem ca hát, ca múa. Không được tìm kiếm tiền bạc, vàng ngọc, báu vật. Không được ăn ngoài giờ qui định. Đây là giới tướng của sa-di, các ông có giữ được không?”, đáp: “Thưa giữ được ạ”. “Các điều vừa nêu trên là 10 giới thanh tịnh, bất cứ giới nào đều cũng không được vi phạm. Các ông có giữ nổi không?”, đáp: “Dạ thưa giữ được ạ”.

Các giới trên đều đã giữ được như thế (tức nghi thức hoàn mãn, các sa-di đã thọ đủ 10 giới), các sa-di lạy kính ba lạy, quì theo kiểu người Hồ, hai bàn tay chắp 10 ngón vào nhau. Giới sư nói: “Này các thiện nam tử! Nay các ông đã thọ giới rồi thì từ nay về sau phải nên nghiêm túc phụng trì, không được vi phạm một chút nào các giới luật phải giữ gìn. Lại phải luôn cúng dường tam bảo Phật – Pháp – Tăng, cần mẫn trồng lấy ruộng phước. Đối với các vị Hòa thượng hay sư phụ của mình, phải đối đãi hoàn toàn tôn kính như giáo pháp đã chỉ dạy. Đối với tăng nhân ở cả ba thứ bậc thượng – trung – hạ tòa, tâm luôn cung kính. Lại phải nỗ lực tinh tấn tu hành Phật pháp để đền đáp ơn đức của cha mẹ. Mặc chỉ nhằm che thân là đủ, không nên chạy theo màu mè lòe loẹt ưa nhìn. Ăn thì chỉ đủ để duy trì mạng sống, không được đua đòi ưa thích món ngon vật lạ. Bông hoa, dầu tHôm, son phấn chớ để cho gần mình. Sắc đẹp mỹ miều của phụ nữ, âm nhạc mê ly bùi tai đều không nên nhìn, nghe. Lời ăn tiếng nói, giọng điệu phải khoan hòa hộp lẽ phải, không nên nêu chỗ yếu kém của người khác. Thảng hoặc gặp hai bên tranh cãi thì nên can ngăn, nói sao cho họ hòa thuận lại. (Thường ngày hành sự tiếp xúc), nên tuân thủ nguyên tắc nam nữ phải

phân biệt, lại luôn ôm ấp lòng từ bi rộng lớn, không giết chóc cả sinh mạng của cây cỏ. Kẻ không hiền minh thì không kết bạn, bậc không Thánh triết thì không tôn thờ học theo gương. (Phải chí công vô tư), pháp phục mặc thường ngày, đồ dùng đựng đồ ăn hằng bữa (y bát) luôn đem theo bên mình. Không phải bữa theo qui định thì không ăn, không phải lời lẽ hộp Phật pháp thì không nói. Luôn nỗ lực tinh cần tham cứu áo nghĩa của giáo lý, lúc nào cũng ôn lại việc xưa để biết chuyện nay (ôn cố tri tân). Ngồi thì suy nghĩ Thiền lý, đi đứng thì đọc tụng câu văn của kinh điển. Do chuyên cần tu tập nên đóng sạch nẻo ba đường ác (địa ngục – ngạ quỉ – súc sanh), mở toang cửa Niết- bàn. Trong phép tắc tỉ-kheo luôn tăng trưởng đạo tâm, nhưng chẳng sụt giảm tác dụng trí tuệ (Bồ-đề tâm). Trí Bát-nhã luôn chiếu sáng như đèn tỏ soi suốt đêm trường rộng hóa độ muôn ngàn chúng sanh, riêng mình mong được thành tựu giác ngộ triệt để. Dụng tâm được như thế thì mới đáng là đệ tử chân chánh của đức Phật”. Sa-di lạy kính ba lạy, quì theo kiểu người Hồ, hai bàn tay chắp 10 ngón vào nhau. Giới sư đứng lên cầm lư hương, hồi hướng công đức rằng: “Công đức cạo đầu thọ giới trên nhằm phụng hiến cầu chúc các thần hộ pháp là Trời, Rồng và các thần Già-lam, chúa tể vạn vật, thần nào cũng thi triển oai linh an tăng, hộ pháp cùng chúc cho Hòa thượng đường đầu lúc nào cũng là cầu, bến của biển khổ, các cao tăng chấp sự luôn là trụ cột, nền đá của pháp môn, còn đại chúng thanh tịnh của cả chùa cùng đáp thuyền Bát-nhã mà qua bên kia bờ giác. Các sa-di cạo đầu thọ giới cũng cùng đến bờ đắc đạo. Bốn ơn đều đã trọn báo đáp. Ba cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới (ba loại cảnh giới sanh tử, có nhân có quả) đều được trợ ích. Toàn thể sự vật có mạng sống trong vũ trụ (pháp giới) đều hiểu được trí tuệ của Phật (đồng viên chủng trí). Tất cả chư Phật và chư Bồ-tát trong ba đời ở khắp mười phương đều đạt được trí tuệ đáo bỉ ngạn”. Tuyên xong lời hồi hướng, giới sư quay về chỗ ngồi cũ. Xà-lê tác phạn đánh khánh cầm tay (chuông nhỏ) nói: “Ở trong thế giới này cũng chẳng khác nào ở tại khoảng không, lại cũng giống như hoa sen tinh khiết đã ló lên khổi mặt nước, tâm hoàn toàn thanh tịnh không dính dáng gì đến nước, bùn nữa. Cúi đầu lạy đấng Vô thượng tôn. Quy y Phật, đạt được chánh đạo của Phật pháp, đạo tâm luôn không ương hèn thoái chuyển. Quy y pháp, nương nhờ trí tuệ to lớn của Phật đạt được đại pháp môn tổng trì. Quy y tăng, ngưng bặt mọi tranh luận cãi cọ, quảng đại chúng tăng đoàn kết hòa mục, dung hộp thành một thể (đồng nhập hòa hộp hải). Công đức cạo đầu thọ giới vừa qua là kết quả của biết bao nhân duyên tốt đẹp vô cùng, hòa tan vào trong thế giới rộng lớn, hướng về các bậc Thánh nhân Phật và Bồ-tát mà lạy chào”. Xà-lê dẫn thỉnh đợi đến lúc xà-lê tác phạn niệm tới câu “ở trong thế giới như ở tại khoảng hư không” liền đánh khánh nhỏ cầm tay (chuông nhỏ), dẫn dắt các sa-di lạy kính giới sư ba lạy, chuyển người lạy tượng Thánh tăng ba lạy xong liền thăm hỏi vấn an đại chúng, đoạn họ cùng bước ra ngoài pháp đường đứng phía bên trái. Giới sư và hai vị xà-lê trước tượng Thánh tăng trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy rồi ra ngoài. Hành giả đường ty gióng ba hồi chuông trước pháp đường, trụ trì bước ra khổi pháp đường. Đại chúng rời khổi ghế ngồi [nguyên văn là hạ sàng, tức xuống khổi ghế ngồi hay giường nằm, nhưng trong pháp đường thì chỉ là rời khổi ghế ngồi mà thôi]. Thủ tọa dẫn dắt đại chúng nối bước theo trụ trì đến thất phương trượng lạy mừng. Nếu như đại chúng đông quá thì trụ trì nán lại pháp đường để nhận lạy mừng. Hành giả khách đầu vẫn dự trù bày biện nhang, đèn cầy, lư hương, tịnh bình, bình phong, bàn ghế, chờ đợi. Trước hết giới sư và hai vị xà-lê làm lễ. Bắt đầu là trải tọa cụ giập đầu lạy rồi nói: “Mong ơn tín nhiệm sai khiến trao giới cho sa-di, chúng con miễn cưỡng vâng lời đảm đương trọng nhiệm này, rốt lại do khả năng còn non kém, phụ lòng mong đợi của tôn trưởng, trong lòng thật không khổi hết sức lo sợ”. Trụ trì đáp lại rằng: “Sa- di cạo đầu, làm cho các vị hao công sức lớn thành toàn”. Giới sư và hai vị xà-lê lại trải tọa cụ giập đầu lạy kính ba lạy lần nữa, rồi nói vài lời khách sáo chuyện hàn huyên, xong giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy ba lạy, trụ trì đáp lễ một lạy. Kế đó, thủ tọa và đại chúng bước tới trước thắp hương, hoặc trải tọa cụ lạy giập đầu, hoặc chỉ giập tọa cụ xuống nền trí ý, hoặc miễn lễ tùy theo. Kế đó, thị giả và các đệ tử của trụ trì trong chùa thắp hương, triển khai tọa cụ giập đầu cử hành đại lễ lạy ba lạy, xong rồi không cuốn tọa cụ lên, mà tiến tới nói: “Sa-di được thế độ, tất cả đại chúng đều vui mừng. Đối với bậc tôn nghiêm thể tình hạ cố, thật không khổi phấn khởi tột bực”. Lạy ba lạy rồi nói sáo chuyện nóng lạnh xong lui ra lạy ba lạy, cuốn tọa cụ lên. Kế đó, các sa-di cạo đầu thắp hương, trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy, không cuốn thâu tọa cụ bước tới nói: “Bọn con hôm nay được lạm mang hình dáng đầu tròn, lại hân hạnh mặc cà-sa, không phải nhận chịu trần lao, mãi mãi rời xa lưới yêu. (Ơn đức hạ tình này) trong lòng không khổi vui mừng cảm động hết mực”. Lại lạy ba lạy lui ra nói: “Hôm nay là ngày lành tháng tốt hộp thời tiết, kính cẩn mong đại Hòa thượng đường đầu bổn sư (trụ trì) sinh hoạt như ý, mạnh khỏe nhiều hạnh phước”. Nói đoạn cùng lui ra lạy ba lạy, cuốn tọa cụ lên.

Trụ trì đến các liêu thăm mọi người, đáp tạ tăng chúng lạy mừng chúc phước mình, còn các sa-di thì đồng loạt đến các liêu xá lạy tạ ơn. Lễ cạo đầu chấm dứt, các sa-di đều quay về liêu của mình an nghỉ chờ đợi ngày khác đăng đàn nhận giới. Các sa- di thọ giới cảm tạ được thọ giới, lời lẽ như sau: “Bọn con vinh hạnh được hoàn mãn giới phẩm, được đứng vào hàng ngũ tăng lữ chính thức, từ rày về sau những mong được giúp đỡ chiếu cố, xin đặc biệt bái tạ!”. Lời đáp lại là: “Các ông sớm đạt được lời dự ký của Phật đã thành một tăng lữ chính thức. Như nay công việc thọ lễ đã hoàn thành, hoàn toàn có được tư cách tăng lữ, hy vọng các ông cố gắng phụng hành điều răn cấm của Phật, cố gắng giữ gìn và hoằng dương pháp môn nhà Thiền chúng ta!”.

* * *

SA-DI MỚI THỌ GIỚI THAM ĐƯỜNG

Được độ thọ giới sa-di xong, bẩm báo với trụ trì trình ngày tham đường. Kế đến báo bẩm cùng thủ tọa và duy-na. Đến ngày, sau khi dộng chùy báo dùng cháo xong thì tham đầu của các sa-di mới thọ giới dẫn chúng sa-di vào pháp đường, đứng sắp hàng trước tượng Thánh tăng thăm hỏi vấn an rồi thắp hương, trải tọa cụ xuống nền đại triển giập đầu xuống đất lạy ba lạy, không cuốn tọa cụ lên, bước đến nói: “Chúng con ghé chân trộm dự làm tăng, bám víu vào chúng thanh tịnh, hôm nay tham đường, trong lòng không khổi hết sức sợ sệt toát mồ hôi”. Lại lạy ba lạy tiến lên phía trước bạch: “Hôm nay thời tiết rất phải thời, cung cẩn kính chúc bổn sư đường đầu đại Hòa thượng, Thủ tọa tôn chúng đại Thiền sư, tôn hậu khởi cư đa phước”. Nói đoạn lui ra triển lễ ba lạy, cuốn tọa cụ lên, quay người đến trước trụ trì thăm hỏi vấn an, từ bản đầu của thủ tọa, đứng lên đi tuần đường một vòng đến bên ngoài pháp đường rồi lại quay vào gian giữa nội đường, thăm hỏi vấn an đại chúng rồi ra ngoài. Sau đó mới trở về tăng đường, gắn tên mình lên bảng ghi danh sách rồi theo chúng tham Thiền, tụng kinh.

ĐĂNG ĐÀN THỌ GIỚI

Ba đời chư Phật đều nhấn mạnh chuyện xuất gia mới có thể tu thành đại đạo Phật pháp, các đời tổ sư thiền truyền tâm ấn của Phật đều là sa-môn. Ấy bởi có nghiêm cách phụng hành giới luật mới có thể hoằng dương Phật pháp, làm khuôn mẫu cho ba cõi. Thế thì tham thiền hỏi đạo phải lấy giới luật làm đầu, nếu như chẳng rời khổi tội lỗi, đề phòng điều sai trái thì làm sao thành Phật, thành Tổ được!

Pháp đăng đàn thọ giới là nên trước đó chuẩn bị ba y (cửu điều, thất điều, ngũ điều y) cùng với bát và khí cụ dùng để ăn cơm và y phục mới sạch sẽ tinh tươm. Nếu không có y phục mới thì phải giặt giũ y phục cũ cho sạch sẽ như mới. Khi vào đàn thọ giới thì phải chuyên chú trọn lòng, không nên suy nghĩ lan man nọ kia (bởi vì đã chính thức là tăng) thì hình tướng bên ngoài cũng như Phật, cử chỉ phải tuân theo nghi thức của giới luật Phật, được đãi ngộ hưởng thụ cúng dường như Phật, những điều trên đây không phải là một chuyện nhỏ, há có thể lơi tâm hời hợt được sao? Nếu những ai khi đăng đàn thọ giới mà phải vay mượn của người khác y phục và khí cụ ăn cơm (y bát) thì tuy mang tiếng là đăng đàn thọ giới thì cũng không chân chánh nhận được giới phẩm. Như những ai chưa từng đăng đàn thọ giới thì cũng chỉ là kẻ trọn đời chưa từng thọ giới vậy. Đây mang tiếng là len chân vào cửa không (lạm bám nhà chùa) nhưng kỳ thực chỉ luống tiêu hao vô bổ tài vật thí chủ cúng dường mà thôi. Một khi đã nhận giới Thanh văn của Tiểu thừa thì nên tiến tới thọ Bồ-tát giới của Đại thừa, đó là đường lối tiến từ từ vào pháp Phật vậy.

* * *

GIỮ GÌN GIỚI LUẬT

Sau khi thọ giới thường phải giữ gìn, thà chịu có pháp mà chết, chứ không chịu sống mà không có pháp. Như bộ Tứ phần luật của Tiểu thừa chép: “Tứ ba-la-di, thập tam tăng-già-bà-thi-sa, hai bất định, ba mươi ni-tát-kỳ, chín mươi ba dật-đề, bốn ba-la-đề-đề-xá-ni, một trăm chúng học, bảy diệt tránh”, kinh Phạm Võng của Đại thừa chép: “Mười điều nặng, bốn mươi tám điều nhẹ, tất cả các điều luật Đại – Tiểu đều phải đọc tụng trơn làu, khéo biết rành pháp trì phạm đóng mở”. Nhưng nên y theo Thánh ngôn phát xuất từ kim khẩu đức Phật, chứ đừng nghe theo bọn tầm thường. Như không ăn các món không nên ăn (ý chỉ rượu cay, các món gia vị nồng và thức ăn máu thịt tanh tửi. Các thứ hành, hẹ, tỏi, củ kiệu, hồ tuy là năm món cay, còn vị các thứ thịt là món tanh đều không nên ăn). Không ăn chẳng đúng giờ (ngoài giờ cháo cơm hai bữa ra, còn ăn các giờ khác đều là ăn không đúng giờ) đều phải ngăn cấm. Cái tai hại của tiền tài và sắc đẹp còn ghê hơn rắn độc, càng nên lánh xa. Phải luôn lấy lòng từ nghĩ đến chúng sanh như tưởng nghĩ đến con đẻ. Lời lẽ phải chân thực, miệng lòng phải tương ưng. Đọc tụng kinh điển Đại thừa hạnh nguyện phát đầy đủ, hành vi, phong cách v.v… thanh tịnh kiền thành thì Phật pháp hiện tiền. Da mà không còn thì liệu lông có yên ổn không? Cho nên kinh nói: “Tinh tấn giữ gìn giới luật giống như bảo hộ ngọc sáng”.

SẮM SỬA ĐẠO CỤ

Sắp vào chốn tùng lâm thì trước hết phải sắm sanh cho đủ đạo cụ. Kinh Trung A-hàm nói: “Vật mà mình sắm sanh có thể làm phong phú thân thì đó là công cụ làm tăng trưởng thiện pháp”. Kinh Bồ-tát giới nói: “Công cụ làm phong phú đời sống và thuận đạo là ba y vậy”, bởi pháp y có ba loại: một là tăng-già-lê (tức là đại y), hai là uất-đa-la- tăng (tức y bảy điều), ba là an-đà-hội (tức y năm điều), cả ba thứ này gọi là ba y. [Nếu gọi thất điều, thiên-sam (áo chéo bảy miếng) và quần là ba y là sai đấy!]. Lại còn tam phẩm đại y (thượng phẩm 25 điều, 23 điều, 21 điều. Trung phẩm 19 điều, 17 điều, 15 điều. Hạ phẩm 13 điều, 11 điều, 9 điều). Nguyên do có điền y thì theo như luật Ma-ha-tăng-kỳ nói: “Phật trụ trước hang đá ở cung trời Đế Thích, thấy các bờ của những thửa ruộng lúa phân minh bèn nói với A-nan rằng: ‘Y của chư Phật thời quá khứ hình tướng cũng như thế, từ nay hãy theo đấy mà tạo ra tướng của y’”. Tăng Huy ký nói: “Bờ mẫu của thửa ruộng giữ chứa lại nước làm cho cây mạ sanh trưởng, để nuôi dưỡng hình mạng. Các miếng vải đắp của pháp y tẩm nhuận nước có bốn lợi, làm tăng mầm ba điều thiện để nuôi dưỡng thân pháp huệ mạng vậy”.

TỌA CỤ

Tọa cụ tiếng Phạn là ni-sư-đàn, có nghĩa là tùy tọa cụ. Căn bổn tì-nại da nói: “Ni-sư-đãn-na chính tiếng Hoa là tọa cụ”. Luật Ngũ phần nói: “Tọa cụ chế ra dùng để hộ thân, hộ y, hộ giường chăn của tăng”. Luật Tăng kỳ nói: “Luật định tọa cụ có bề dài bằng hai chét tay Phật, rộng một chét rưỡi” (một chét tay Phật dài hai thước bốn tấc Tàu # 0m72, vậy bề dài tọa cụ là bốn thước tám tấc Tàu # 1,6m, ngang ba thước sáu tấc Tàu # 1,1m).

ÁO CHÉO VAI

Xưa áo của tăng luật chế chỉ có tăng-kỳ- chi (ý nói y che cả bắp tay trên, đó gọi là y phủ bắp tay trên và che đậy nách). Y này dài che phủ từ nách phải xuống tới bắp tay trên trái, tức đấy là nghi thức của Thiên Trúc vậy. Trúc Đạo Tổ Ngụy lục nói: “Cung nhân nhà Ngụy thấy y của tăng để hở một khủy tay coi không đẹp, bèn chế ra y thiên đãn, may thêm phía trên y tăng-kỳ-chi, nhân đó gọi là thiên sam” (nay mở đường sống, nối bâu là y ấy vậy, Ấy chính là do nước Ngụy chế ra còn di truyền tới nay vậy).

QUẦN

Tây vực ký nói rằng: Ni-phược-tá-la (nguyên chữ (些) thông thường đọc là ta, trong ngữ cảnh này phiên thiết âm tang cá nên phải đọc là tá) tiếng Hoa gọi là quần. Cựu dịch các luật trước kia hoặc gọi là Niết-bàn tăng, hoặc gọi là Nê-hoàn tăng, hoặc cũng còn dịch là nội y, hoặc dịch là thuyền y (nguyên chữ ? đọc là thuyền, tức là đồ dùng để chứa gạo hình tròn, giống như thuyền mà không có nắp đậy).

TRỰC CHUYẾT

Tương truyền các bậc tiền bối thấy tăng có thiên sam nhưng không có mặc quần, hoặc có quần mà không có thiên sam, bèn hiệp thiên sam và quần hai loại y thành trực chuyết. Tuy nhiên, thiền sư Phổ Hóa cuồng ngông xin trực chuyết bằng cây, tức là cái hòm (được Lâm Tế tặng cho), còn Đại Dương truyền guốc da, trực chuyết bằng vải, hồi xưa cũng có vậy.

BÌNH BÁT

Tiếng Phạn là bát-đa-la, có nghĩa là khí cụ lường thức ăn vừa phải, nay gọi tắt là bát hay cũng còn gọi là bát vu, tức là tên gọi cả tiếng Hoa lẫn tiếng Phạn. Kinh Phật bổn hạnh tập nói: “Bắc Thiên Trúc có hai vị thương chủ, một tên là Đế-lợi- phú-bà, người thứ hai tên là Bạt-lợi-ca phụng dâng Thế Tôn món xiểu lạc (một loại thức ăn của Ấn Độ dùng cơm trộn bơ bắp nhàu lại) vò trộn với nhau. Thế Tôn nghĩ rằng: ‘Xưa kia, chư Phật đều dùng bình bát, Ta nay nên dùng khí cụ gì để nhận thức ăn của hai thương chủ?’. Lúc đó, Tứ thiên vương mau mắn cùng đem bốn loại bình bát bằng vàng đến dâng lên. Thế Tôn đều không nhận, vì cho rằng người xuất gia không thể chứa giữ thứ bằng vàng đó. Bốn vị Thiên vương tiếp đó theo thứ tự mang các bình bát bằng bạc, pha lê, lưu ly, hồng ngọc, mã não, xa cừ dâng lên thì Phật đều không nhận. Lúc bấy giờ, Tỳ sa-môn Thiên vương ở phương Bắc nói với ba vị Thiên vương kia rằng: ‘Ta nhớ lại thuở xưa, chư Thiên sắc xanh đem bốn loại bình bát bằng đá đến dâng cho chúng ta, có thể dùng để đựng thức ăn. Lúc bấy giờ, riêng có một vị Thiên tử tên Tì-lô-giá-na bẩm bạch rằng: Các nhân giả hãy đừng dùng bình bát bằng đá kia để đựng thức ăn, mà hãy đem chúng cúng dường cho Như Lai, vì đang có Phật Như Lai tên là Thích-ca mâu-ni xuất thế! Vậy nên đem bốn cái bình bát bằng đá này mà dâng phụng lên Phật Như Lai ấy’. Thế là bốn vị Thiên vương bèn đem bốn cái bình bát bằng đá phụng cúng cho Phật, Thế Tôn nghĩ rằng: “Bốn vị Thiên vương đem tâm tin tưởng thanh tịnh phụng dâng cho Ta bốn cái bình bát bằng đá, nếu Ta chỉ riêng nhận của người nào thì các người còn lại sẽ buồn lòng. Vậy nay ta nên nhận trọn cả bốn cái bình bát làm thành một bát, theo thứ tự an trí chồng lên nhau trên bàn tay trái, rồi dùng ngón tay phải ấn xuống thành một bình bát, bên ngoài có bốn miệng, rồi nói bài kệ rằng:

“Quả công đức xưa của Ta đầy

Khiến phát tâm thanh tịnh thương ta

Thiên vương vì niềm tin kiên cố,

Bố thí bốn bình bát cho Ta”.

TÍCH TƯỢNG

Tiếng Phạn là khích-khí-la, có nghĩa là cây Tích trượng. Kinh Tích trượng nói: “Phật cáo tỷ- kheo phải thọ trì tích trượng, do chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai đều cầm Tích trượng. Lại còn gọi là trí trượng, đức trượng, do tích trượng làm hiển lộ rõ ràng công đức trí hạnh nên mới gọi thế. Ca- diếp bạch Phật: Vì sao gọi là tích trượng?, Phật đáp: Tích là nhẹ, nghĩa là nếu nương chống gậy này thì sẽ trừ được phiền não ra khổi ba cõi. Còn tích là sáng, được trí sáng, tích là tỉnh, tỉnh ngộ ba cõi khổ không rốt ráo”. Tích là sơ lạ, ý cho là nếu cầm gậy này thì sẽ sơ lạ đứt rời năm dục. Gậy có hai lóng sáu khoen là do Phật Ca-diếp chế ra, còn gậy có bốn lóng 12 khoen là do Phật Thích-ca Mâu-ni chế ra.

CHỦ TRƯỢNG

Thập tụng luật chép: “Phật cho phép sắm gậy. Phàm dưới chân dùng sắt bọc quanh cho chắc cứng, đây là công cụ hỗ trợ rất tốt cho việc quảy hành lý”. Lại sách Tỳ-nại-da chép: “Phật cho phép sắm chủ trượng là có hai duyên cớ: một là dành cho các tỷ-kheo già lão gầy gò yếu sức, hai là dành cho tỷ-kheo bệnh hoạn đau khổ vây lấy thân”.

CÂY XƠ QUẤT

Luật chép rằng: “Do tỳ-kheo bị khổ vì thảo trùng (ruồi, muỗi) bu bám nên Phật cho dùng cây xơ quất”. Luật Tăng-kỳ chép: “Phật cho phép làm đùm xơ quất bằng sợi tơ, sợi vải cũ, xơ cỏ gai, vỏ cây. Nếu dùng lông đuôi bò, hay đuôi ngựa hoặc lấy vàng bạc nạm cán cây xơ quất, đều không được phép”.

XÂU CHUỖI HẠT ĐỂ LẦN

Kinh Mâu-ni-man-đà-la chép: “Tiếng Phạn là bát-tắc-mạc, tiếng Hán (đời Lương) gọi là xâu chuỗi hạt, là dụng cụ dùng để niệm tu nghiệp”. Kinh Mộc hoạn tử chép: “Xưa có vị quốc vương tên Ba-lưu-lê bạch Phật rằng: ‘Nước của con nhỏ nhoi, lại ở nơi biên rìa nên con thường lo lắng bất an. Pháp tạng sâu thẳm không thể trải khắp. Cúi mong được chỉ cho pháp yếu thôi!’, Phật nói: ‘Nếu muốn trừ dứt phiền não nên xỏ xâu 108 hạt chuỗi cây vô hoạn (mộc hoạn tử), luôn mang theo mình, chí tâm niệm danh hiệu Nam mô Phật-đà, Nam mô Đạt-ma, Nam mô Tăng-già (tức ba ngôi báu Phật – Pháp – Tăng). Mỗi khi niệm xong câu trên thì lần qua một hạt chuỗi, như vậy tuần tự niệm dần dần đến ngàn muôn câu, mà nếu niệm đạt đến hai muôn câu mà thân tâm không loạn, thì khi bỏ thân (mất) được sanh vào cõi trời Viêm ma. Nếu niệm được một trăm muôn lần thì có thể diệt trừ 108 kết nghiệp, thu hoạch được quả thường lạc’. Vua bạch: ‘Con nguyện phụng trì lời Phật dạy!’”.

TỊNH BÌNH

Tiếng Phạn là kundika phiên âm quấn- trĩ-ca, có nghĩa là cái bình, thường chứa nước mang theo người để rửa tay. Nam Hải ký qui nội pháp truyện chép: “Bình đựng nước có hai loại: nếu bằng sành sứ thì dùng để đựng nước uống, nếu bằng đồng sắt thì dùng đựng nước để rửa ráy”.

TÚI LỌC NƯỚC

Tăng huy ký chép: “Khí cụ này tuy nhỏ nhưng công dụng lại rất lớn, vì hộ trì mạng sống”. Tăng nhân Trung Quốc rất chuộng dùng (thọ trì) thứ khí cụ này, y theo chỉ dẫn của luật. Sách Căn bổn bách nhất yết-ma chép: “Túi lọc nước có năm loại:

1. Một là túi lọc vuông [dùng ba thước (Tàu) vuông là, hoặc hai thước (Tàu), tùy loại lớn nhỏ, làm tấm lọc nước phải tế mật (mịn dầy) không cho loài trùng nhỏ chui qua được. Nếu dùng là thô hay sa mỏng hay vải gai thì không có ý hộ sanh].

2. Hai là pháp bình (là bình âm dương).

3. Ba là bình quân trì đựng nước (lấy là bịt miệng bình rồi dùng dây nhợ cột cổ bình thả chìm xuống nước, đợi chừng nào nước ngấm vào đầy bình thì kéo lên).

4. Bốn là bình lọc rót nước.

5. Năm là bình lọc y giác (nói y giác đây không phải là ca-sa giác mà là dùng một miếng là dày vuông vắn bằng một chét tay Phật để bịt miệng bình, hoặc để đặt lót vào bình bát, dùng để lọc nước)”.

Đại sư Từ Giác Tông Trách trưng tập kinh luật được 31 bài kệ, văn phần nhiều không chép ra đây, phần cuối chép rằng: “Túi lọc nước, khó an định đông người”. Vào năm đầu niên hiệu Sùng Ninh, Tông Trách công tại bên cạnh giếng trước nhà bếp ở viện Hồng Tế, an định một bồn lọc nước lớn, trên gần miệng bồn nước lớn riêng đặt một bồn nhỏ cạnh bên có ống thông xuyên qua hai thành bồn, dưới bồn nhỏ đặt bình lọc nước. Lúc đổ nước vào thì nước hoàn toàn không tràn ra, ấy là dụng cụ để năm đại chúng rửa chân”. Phía sau nhà tắm của tự viện đặt giá cao bắt chước theo phương cách này. Vị Tăng khi đi cầu xong cũng dùng nước lọc này để rửa. Đây là đạo hạnh căn bản của người xuất. Về sau, ngài Tông Trách trụ ở Trường Lô thiết lập bồn lọc nước hơn 20 chỗ. Thường trụ nếu không lập bồn lọc nước thì tội quy về cho người chủ chấp trì vậy, rộng mong mọi người cố gắng mà thi hành vậy!

GIỚI ĐAO

Tăng sử lược chép: “Giới đao cũng là đạo cụ, để biểu thị đoạn trừ các mối ác vậy”.

TRANG BAO

Xưa tăng đội nón mê, bên trong thành nón mê để kinh văn cùng các loại trà cụ, y phục và chăn mền cột bao trước, bao sau, giắt ống tre đựng đồ vật linh tinh và cây giới đao. Nay tức dùng phép đảnh bao và trang bao. Dùng hai mảnh vải xanh, trước tiên lấy một mảnh gói các thứ y phục và chăn mền và dùng giấy dầu bọc bên ngoài. Lại dùng thêm mảnh vải thứ hai bọc thêm một lớp bên ngoài, túm bốn góc kết định lại, dùng ống khóa nhỏ khóa lại, cột móc bao bên trên. Riêng độ điệp thì có túi đựng treo ở trước ngực, ca-sa thì dùng cái khăn bàn cột chặt chẽ, cho vào bao thắt lưng cột ở phía trước. Quần và giày vớ có túi đựng cột ở phía sau. Tay phải chống gậy Thiền, trên đường các tăng hành cước du phương gặp nhau, hai bên chấp tay gật đầu vái chào mà đi qua. Như du sơn (thăm viếng các chùa) tới đâu, lúc sắp bước qua sơn môn chùa thì cởi bao xuống ôm mà đi vào liêu ở tạm. Nhưng khi tới chỗ an nghỉ lâu dài thì tháo bao ra, lấy giày vớ ra, rửa chân, thay y phục, đắp ca-sa lên người, cùng với tri khách gặp gỡ.

DU PHƯƠNG THAM HỌC

(Như muốn đi khắp nơi du học) trước hết phải bẩm báo từ biệt sư phụ và các bậc trên trước tìm một nơi có bậc tôn túc đạo cao đức trọng mà mình kính mộ, thỉnh cầu dung nạp cho ở, đoạn theo ghi tên nương ở tại chùa đó (theo luật lệ của nhà Phật qui định rằng:

“Tỳ-kheo có chỗ giảng cầu Phật pháp mà lại có cả thức ăn cung ứng thì nên trụ ở đó, nếu có chỗ giảng cầu Phật pháp mà không có thực vật cung ứng thì cũng có thể trụ ở đó. Nếu không có Phật pháp để giảng cầu mà chỉ có đầy đủ cái ăn cái mặc cung ứng thì không nên trụ ở đó”).

Cổ thanh qui qui định: “Trước hết phải đến khách ty tham bái, kế đó đến đường ty ghi tên chờ cho duy-na đưa đến đơn vị ở Thiền đường an bày xong mới đến liêu thị giả bẩm báo, cảm phiền ông ta báo cáo thỉnh thị với trụ trì, (nếu ngài đồng ý cho ra mắt thì) đến trượng thất lễ bái”.

Hiện nay, tăng nhân du học ghi tên, khi mới đến một chùa nào đó thì trước hết được sắp xếp cho ở tại liêu tạm trú, suy cử một vị tăng trong nhóm rành rẽ qui củ tùng lâm, có khả năng sắp xếp công việc làm tham đầu, suất lãnh các tăng mới đến tới khách ty, tề chỉnh ca-sa đúng oai nghi, đứng sắp hàng bên phải cửa liêu mà bẩm rằng: “Chúng con là tăng du phương mới tạm đến chùa, xin được ra mắt!”. Tri khách bèn mời mọi người vào phòng, tham đầu thưa bẩm: “Hôm nay xin cầu chúc thiền sư tôn trưởng tri khách sinh hoạt như ý, nhiều phước huệ. Từ lâu, bọn con khâm ngưỡng đạo đức cao cả của ngài, nay đây mới được chiêm ngưỡng tôn nhan, lòng riêng những cảm kích vô cùng!”. Tri khách đáp lại rằng: “Chùa của mổ giáp đây vô cùng vinh hạnh mong được các vị từ xa cực nhọc đến quang lâm”, nói đoạn vái chào rồi mời ngồi, mời thắp hương, kế mời uống trà, đoạn hỏi han một cách khái quát sơ lược lý lịch của các vị tăng du phương. Bấy giờ, các tăng du phương mới đứng dậy, cùng nhau cảm tạ tấm thịnh tình của tri khách tiếp đãi mời trà rồi quay về liêu tạm trú. Sau đó, tri khách đến liêu tạm trú để đáp lễ. Tham đầu mời tri khách vào phòng, hai bên cùng chào hỏi vấn an. Tri khách nói: “Cầu chúc các vị thiền sư tôn trưởng sinh hoạt như ý, nhiều phước huệ! Mới vừa rồi thừa mong chư vị nhún mình tới quang lâm tệ liêu nên riêng đến bái tạ, lòng riêng luống những cảm kích vô cùng”. Tham đầu đáp lời rằng: “Theo lễ, đáng lẽ bọn con phải đến bái yết sư, nào dám đâu mong ngài chẳng nề hà cực nhọc hạ mình đến quang lâm”. Tiếp đó, chỉ riêng tham đầu đưa thị giả ra khổi cửa. Nếu như có ý muốn tham bái trụ trì thì phải đợi sau khi bãi tham, cùng đến liêu thị giả bái phỏng, nghi thức cũng giống như bái phỏng tri khách trước đó. Sau khi lạy xong, nhóm tăng du phương cùng đứng lên báo bẩm rằng: “Bọn con đây đặc biệt riêng đến mong lễ bái Hòa thượng, phiền thị giả báo với ngài giùm một tiếng”. Thị giả vái chào mời mọi người cùng ngồi, hỏi kỹ lưỡng lai do muốn lễ bái, hoặc giả có thể hỏi về người đồng hương hay đồng đạo của các vị du tăng hiện ở trong chùa này, kể cả các người biện sự. Hỏi xong, thị giả nói: “Hãy tạm quay về chỗ nghỉ, cho phép tôi có thì giờ bẩm báo lại trụ trì”. Nói đoạn, thị giả liền đến trượng thất của trụ trì bẩm báo thỉnh thị. Nếu như trụ trì đồng ý tiếp kiến thì sáng hôm sau dộng chuông, thị giả báo với hành giả của khách đầu thông báo các tăng du phương hãy đến thất của phương trượng mà bái kiến trụ trì. Nếu như trụ trì chưa có thời gian rảnh rỗi thì thị giả ngay đêm đó đốt đèn lồng đến chỗ các tăng du phương tạm ngơi nghỉ báo lễ, khéo léo dùng lời dịu ngọt an ủi mọi người (hãy kiên nhẫn chờ đợi ít lâu).

Nghi thức bái kiến Trụ trì như sau:

Sáng sớm ăn cháo xong, tham đầu dẫn các tăng du phương đến tẩm đường của trụ trì đợi ngài bước ra. Thị giả tiếp mọi người vào trong tẩm đường, tham đầu tiến tới trước nói: “Thỉnh Hòa thượng ngồi kiết- già! (để nhận lễ bái)”, rồi sau đó mới chuyển người đến bên phía tay trái của trụ trì thắp hương, lui người cùng nhóm tăng du phương đồng loạt triển bái trải tọa cụ giập đầu lạy lần đầu nói: “Bọn con từ lâu đã nghe đạo phong của Hòa thượng, hôm nay mới thấy được tôn nhan, trong lòng riêng những hết sức vui mừng nhảy cỡn như chim sẻ”. Trải tọa cụ giập đầu lạy lần thứ hai nói: “Hôm nay khí trời chính hiệp thời lệnh, xin cầu chúc đại Hòa thượng đường đầu sinh hoạt như ý, được nhiều phước huệ!”. Sau đó giập tọa cụ xuống nền ba lần biểu thị lễ bái, nếu như tăng du phương là đồng học của đệ tử ruột của trụ trì thì nói: “Từ lâu thừa mong ân trạch và sự chở che của Hòa thượng”, lại riêng thắp hương hành lễ. Lễ dứt tựu tòa, thị giả đốt hương, mọi người cùng uống trà. Trụ trì hỏi mọi người làng quê, tên họ và hạ rồi an cư nơi đâu. Mọi người đều phải hồi đáp đúng sự thật, nhưng không được nói nhiều. Hồi đáp xong đứng lên đến trước lư hương tạ ơn rằng: “Bọn con mười phần vinh hạnh thừa mong Hòa thượng hạ mình tiếp kiến nên riêng bái tạ”. Trụ trì đưa tiễn mọi người ra khổi tẩm đường. Tham đầu nói: “Hòa thượng khá nên tôn trọng”, liền đó cùng đến liêu của thị giả trí tạ rằng: “Cảm phiền sự cật lực giúp đỡ của sư nên xin bái tạ!”.

Các tăng vân du trở về đến bên ngoài liêu tạm ngụ đứng sắp hàng mé bên trái chờ trụ trì đến hồi lễ. (Khi trụ trì đến), mọi người vái chào rồi cùng tiếp đón vào trong liêu, ngỏ lời rằng: “Cầu nguyện đại Hòa thượng đường đầu sinh hoạt như ý, bọn con mới vừa rồi đến yết kiến lễ bái Hòa thượng là bổn phận của mình, nào dám mong Hòa thượng hạ mình đến hồi lễ, trong lòng luống những cảm kích vô cùng”. Trụ trì nói: “Chỗ nơi không đủ tiện nghi, mong được các vị bỏ lỗi cho mà tạm lưu lại tệ tự”. Mọi người cùng đưa tiễn trụ trì ra. Tham đầu chuyển đến mé phải tiếp mời thị giả vào, cùng mọi người thăm hỏi vấn an rằng: “Chúc thị giả cao Thiền sư đạo thể an khang, được nhiều phước huệ. Theo lễ, bọn con đáng lẽ phải đến quý liêu bái phỏng, trái lại phiền sư hạ mình giáng trọng, trong lòng luống nghĩ vô cùng cảm kích”. Thị giả nói: “Chùa của con lắm vinh hạnh, mong được chư vị từ xa cực nhọc giáng lâm! (Nhân vì công việc bận rộn trói chân) nên việc báo tạ trễ trầy, lòng thật lấy làm hổ thẹn lắm!”.

Như nay đây phần nhiều tăng du phương mới đến đều không ở tại liêu xá tạm ngụ mà mỗi khi đến nơi nào liền tìm đầu thủ đồng hương và ở nhờ liêu xá của vị đó. Thế

là Cổ thanh qui từ trước tới nay giờ đã dần dần không còn được ai nghe theo nữa. Nếu trụ trì gặp phải cao tăng các chùa danh tiếng đến thăm viếng, thì đích thân đưa tiễn đến nhà khách để đáp lễ tại đây. Các thượng tọa có cương vị cao đến tham vấn thì đứng ở bên mé Tây pháp đường chờ đón trụ trì đến hồi lễ mà thường thì phải ngăn trở trụ trì đích thân hạ mình quang lâm pháp đường. Còn như trụ trì 5 chùa danh tiếng (như Kính Sơn, A- dục vương, Thiên Đồng, Linh Ẩn, Quang Hiếu) thì khổi phải đáp lễ các người đến bái phỏng. Trong khoảng giữa thời gian cháo sáng và cơm trưa thì mời dùng điểm tâm, tối đó lại phải đặc biệt mời dùng thang thủy, các tăng du phương dùng bữa thang thủy phải mặc ca-sa vào. Trụ trì đón vào tăng đường, tại trước lư hương cùng nhau kể chuyện phiếm ấm lạnh rồi mới tựu tòa. Thị giả thắp hương chào mời dùng thang thủy [vì chữ thang thủy này dùng để chỉ nhiều loại nước uống chơi như nước gạo, nước năm mùi v.v… rất khó dịch cho chính xác nên chúng tôi xin được để nguyên từ “thang thủy” mà không dịch]. Dùng thang thủy xong đến trước lư hương tạ ơn đãi thang thủy, phải dùng nghi thức hai lần trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy. Sau đó cởi bỏ áo ngoài, tựu tòa dùng cơm tối. Nếu như trụ trì không rảnh rỗi thì có thể bảo tăng đầu thủ thay mình mà bầu bạn với các tăng du phương, trong trường hộp này thì đầu thủ phải đích thân đứng dậy thắp hương. Tuy nhiên, nếu trụ trì đích thân bầu bạn buổi dùng thang thủy cùng khách thì mới gọi là trọn lễ.

Qua sáng hôm sau ăn cháo xong mời dùng trà, tham đầu dẫn dắt các tăng du phương sắp thành hàng đứng trước tẩm đường của trụ trì, đợi khi trụ trì vừa mới đến liền bước đến thăm hỏi vấn an rằng: “Trọn đêm qua bọn chúng con trong lòng đều cầu chúc đại Hòa thượng đường đầu sinh hoạt bình thường như ý, có nhiều phước huệ. Bọn chúng con thừa mong ưu ái trọng hậu đến thế, trong lòng thật hết sức cảm kích”. Sau khi vào trong tòa, thị giả đốt hương mời uống trà, đứng dậy đến trước lư hương, triển khai tọa cụ giập đầu lạy ba lạy hai lần tạ ơn mời trà. Triển khai tọa cụ lần đầu nói: “Bọn con thừa mong chiêu đãi uống trà nên riêng đáp tạ, trong lòng luống những vô cùng cảm kích”, triển khai tọa cụ lần thứ hai nói: “Khí trời hôm nay chính hộp thời lịnh, chúc nguyện đại Hòa thượng đường đầu sinh hoạt như ý, được nhiều phước huệ”. Đoạn cùng tháo lui, giập tọa cụ xuống nền ba lần biểu thị lễ lạy, trụ trì đưa tiễn đôi ba bước ra ngoài. Nếu như có yêu cầu ghi tên lưu lại chùa đó thì ngay lúc đó tham đầu nên dẫn dắt các tăng du phương quay người lại đến trước mặt trụ trì bẩm báo: “Bọn chúng con thật rất cảm khái lẽ sanh tử là chuyện lớn, vô thường đến chóng vánh, từ xưa đã nghe đạo phong vang dội của Hòa thượng nên riêng đến nương tựa.

Ngưỡng mong Hòa thượng mở lòng đại từ bi thu nạp chúng con!”. Bẩm báo xong, chẳng cần đợi Hòa thượng ừ hử gì cả mà cứ giập tọa cụ xuống nền lạy một lạy nói: “Tạ ơn Hòa thượng cho bọn con ghi tên lưu ngụ”. Đoạn nhường tham đầu ghi tên trước, còn ngoài ra những người khác thì không kể sớm tối, không chọn nơi chốn, cứ chờ gặp cơ hội thích hộp thì dùng nghi thức thích hộp mà khẩn cầu trụ trì cho lưu ngụ, những người phục vụ gần gũi trụ trì không được quát mắng ngăn cấm cản họ. Nếu như trụ trì đồng ý thì giập tọa cụ xuống nền lạy một lạy như lần trước rồi yêu cầu trụ trì viết ban cho một cái danh thiếp để đến liêu thị giả đăng ký tên tuổi vào sổ bộ, nói: “Mới vừa rồi được chỉ thị từ bi của trụ trì, giờ đến quý liêu ghi tên”. Thị giả theo thứ tự mỗi mỗi phát bảng cho ghi tên đến đường ty, duy-na tiếp nhận bảng xong bảo hành giả mời mấy người vừa mới ghi tên uống trà. Uống trà xong giao cho độ điệp ghi tên vào sàng lịch (sổ bộ ghi tăng tịch), (sẽ kể rõ tình huống ở chương “Đại quả đáp qui đường”), chờ được đưa về tăng đường. Nếu có sự việc gì đó mà phải vào ra chùa thì phải tuân theo chế độ qui định của tăng đường, phải quá nửa tháng sau khi ghi tên mới được xin nghỉ phép. Cổ luật ghi rằng: “Người du phương xin tạm nghỉ phép để du lãm các chùa thì lấy nửa tháng làm hạn kỳ, nếu quá kỳ hạn này thì bị gạch bỏ tự tịch, khi trở lại thì phải xin ghi tên lưu ngụ mới, rồi sau đó vẫn phải tuân thủ chế độ qui định của tăng đường như trước”. Trong trường hộp gặp chuyện cấp bách như sư trưởng hay cha mẹ bịnh nặng hay qua đời thì không phải tuân thủ hạn định nêu trên.

(Phụ chú):

Phàm trong tẩm đường tất bố trí một cái bàn để lúc kẻ tham học đến ra mắt sư gia có chỗ đặt lễ phẩm cúng dường hầu biểu thị lòng tôn trọng sư đạo. Lúc tăng du phương bái phỏng trụ trì thì trụ trì phải ngồi ở vị trí chính giữa, nhường cho kẻ mới đến thắp hương trải tọa cụ giập đầu lễ bái. Kẻ mới đến ngồi bên cạnh nhận trà do trụ trì ban cho thì không có chi phương hại đến nghi lễ, nay các chùa ở miền Bắc (Trung Quốc) vẫn thi hành nghi thức này. Tuy nhiên gần đây, một số sa-di mới nhập học tùng lâm, vừa mới được thế độ vào chúng tăng mà đã ngang nhiên cùng trụ trì các chùa danh tiếng và lão tiền bối chốn tùng lâm ngồi chò hỏ ngang hàng khi hành lễ, cho đó là chuyện bình thường, lâu dần thành tập quán, biến thành đại tệ đoan của tùng lâm, thậm chí vượt quá thân phận giới hạp, phạm thượng, dẫn đến thái độ khinh lờn, đạo thầy đương nhiên không còn nữa, mà không biết rằng tôn trọng sư trưởng cũng bằng với tôn trọng Phật pháp vậy, mà nếu tôn trọng Phật pháp thì kỷ cương của tùng lâm sẽ chấn hưng vậy. Riêng các vị sư trưởng trong các chùa Phật ở bên Tây Vức thì đồ đệ tôn sùng họ như vua chúa, cha mẹ mà e còn chưa vừa. Đó là phép tắc mà chúng ta phải bắt chước vậy.

* * *

RA MẮT TẬP THỂ

Chùa lớn đông chúng, lại các tôn túc rất nghiêm trọng, không có chuyện cử hành lễ tương kiến đụng đâu làm đó. Người mới đến phải đợi kẻ cùng hoàn cảnh đã đông đảo, mới cùng đến thị ty, ghi tên xin được ra mắt trụ trì một lượt. Thị giả bẩm báo xong đâu đấy, hoặc đầu tháng chín hoặc trước Đông hay giáp Tết, mọi người suy cử một vị danh đức cũng mới đến, hoặc người rành rọt thể lệ chốn tùng lâm làm tham đầu.

Đến ngày lãnh đạo chúng đến tẩm đường sắp hàng mà đứng, thị giả thỉnh mời trụ trì bước ra. Tham đầu tiến lên nói: “Thỉnh mời Hòa thượng phu tọa!”, Trụ trì ban pháp ngữ vắn tắt, tham đầu nêu ý đáp ngữ xong, lui bước cùng mọi người chào hỏi vấn an, thắp hương trải tọa cụ lạy đại lễ ba lạy hai lần. Kế đó cảm tạ thị giả. Sáng hôm sau, đến thất phương trượng dùng trà cầu xin ghi tên ở lại chùa. Sau đó chờ Trụ trì phát bảng đồng ý cầm lấy đem đến đường ty, nghi thức đưa về tăng đường giống như ở các lễ nói ở trước. Trụ trì tại lúc người mới đến tạ ơn cho ghi tên ở lại chùa mà hồi lễ.

Hình thức bảng nhận cho ở:

Tuân phụng từ chỉ của Phương trượng cho ghi tên ở lại chùa một ông tăng tà Thượng tọa mỗ giáp,

Thượng toạ mỗ giáp.

Ngày … tháng … thị ty mỗ báo.

GHI TÊN CHO NHIỀU NGƯỜI Ở LẠI CHÙA

Đường ty thừa hành bảng báo tiếp nhận của thị ty, liền bảo hành giả mời thỉnh những người mới đến dùng trà, những người này ai ai cũng phải mang độ điệp. Tham đầu dự bị một hộp hương nhỏ, chuẩn bị dùng cho lúc qui đường. Tham đầu lãnh đạo các người mới tới đến đường ty, giáp mặt giập tọa cụ xuống đất trí ý lạy một lạy, kể chuyện ấm lạnh. Nhập tòa dùng trà xong, đứng lên bẩm bạch rằng: “Bọn con vừa hay phụng từ chỉ của phương trượng, lệnh nương tựa hai bên mình. Cúi mong thâu nhận!”. Duy-na đáp lời rằng: “Rất hân hạnh! Mừng được cùng thủ tịch liêu!”, tham đầu và mọi người mới đến đều lấy độ điệp đệ trình lên duy-na, đoạn giáp mặt giập tọa cụ xuống đất trí ý lạy một lạy. Duy-na nhất nhất ghi vào sổ danh sách xong hoàn trả lại độ điệp cho mọi người mới đến, chỉ riêng giữ lại độ điệp của tham đầu. Hành giả nói lớn: “Thỉnh mời các thủ tọa qui đường quải đáp!”. Tham đầu lãnh đạo các người mới đến theo phía bên phải cửa mà vào tăng đường, đến trước tượng Thánh tăng đứng sắp hàng. Tham đầu đốt hương cùng mọi người mới tới trải tọa cụ đại triển ba lạy, rảo quanh tăng đường một vòng từ phía phải đến phía trái tăng đường, rồi đứng sắp hàng như trước vái chào vấn an. Từ cuối ban trước hết dời bước, lui ra bản đầu tượng Thánh tăng đứng. Duy-na vào tăng đường đốt hương đứng mé bên phải, hành giả đường ty (liêu duy-na) bưng mâm gỗ có phủ nắp trải đựng độ điệp, sau đó duy-na đưa trả lại. Tham đầu cùng các người mới đến giáp mặt duy-na giập tọa cụ xuống đất trí ý lạy một lạy, tham đầu đưa duy-na ra [trước bữa trai bằng cửa sau, sau bữa trai bằng cửa trước (đáng lẽ phải dịch đúng là bữa cơm chay)]. Tham đầu không ra khổi cửa tăng đường, duy-na phân phát bảng báo tiếp nhận cho các liêu (hình thức trình bày sau). Hành giả dẫn mọi người mới tới đến các liêu đánh ba tiếng vân bản, liêu chủ đón tiếp vào liêu giáp mặt cùng giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy nhau một lạy, kể chuyện ấm lạnh. Xong, ngồi hai bên đối mặt hiến trà. Uống cạn rồi mọi người đứng dậy đứng trước lư hương vái chào vấn an tạ ơn xong cùng nói: “Bọn con đây vừa hay phụng từ chỉ của duy-na bảo hãy đến quí thượng liêu mà nương tựa quanh quẩn bên mình, dám mong quí thượng liêu từ bi (thu nhận)!”. Liêu chủ nói: “Hôm nay đông các vị đến liêu, thật hân hạnh nhiều, cũng rất mừng cùng chia sẻ tịch liêu!”, đoạn hai bên cùng giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy nhau một lạy. Các người mới được ghi tên chuyển qua mé bên Đông, liêu chủ chuyển qua mé bên Tây, rồi lại cũng giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy nhau một lạy. Liêu chủ dẫn các người mới ghi tên triều kiến tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, vái chào vấn an, rồi dẫn mọi người rảo quanh liêu một vòng, lại triều kiến tượng Bồ-tát Quán Thế Âm lần nữa, vái chào vấn an rồi lui ra, liêu chủ không cần tiễn đưa mọi người ra. Hành giả dẫn mọi người mới ghi tên đến ra mắt liêu nguyên, giáp mặt giập tọa cụ xuống đất trí ý lạy một lạy nói: “Hôm nay kính chúc tọa nguyên thiền sư (liêu nguyên) sinh hoạt bình thường, nhiều phước ! Nay mong từ chỉ của phương trượng bảo bọn con đây nương tựa hai bên mình sư, dám mong được rủ lòng từ, trong lòng thật hết sức cảm kích!”. Kế đó cùng đến liêu đầu thủ, khố ty. Tại mỗi nơi đều giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy một lạy, kể chuyện ấm lạnh, xong tiễn đưa ra ngoài.

Ngày nay thì phần nhiều không có đón tiếp, chỉ chuyển lời mà thôi. Có người nói khi đến chỗ thủ tọa có lạy là không đúng phép tắc, bởi lúc tạ quải đáp, lưỡng tự hồi lễ, thông thường có lạy trả.

Hình thức bảng thu nhận ghi tên:

Cho ghi tên (ở lại chùa) một ông tăng là

Thượng tọa mỗ giáp, là người ở châu… họ mỗ.

Người ghi là Thượng tọa mỗ giáp

Ngày … tháng … Đường ty mỗ báo Báo thị ty thể hiện tôn kính trụ trì Thủ tọa tiền đường, thị ty và chúng liêu phải nêu rõ giới lạp, kế đến là châu huyện quê quán, tên tuổi, còn kỳ dư đều không nêu ra.

GHI TÊN CHO MỘT SỐ NGƯỜI Ở LẠI CHÙA

Phương trượng chấp nhận cho ghi tên ở lại chùa, thị ty phát bảng chấp nhận gửi xuống đường ty, mời trà ghi tên vào trong sổ danh sách xong, đưa vào các liêu. Duy-na ở mé bên trái đối mặt giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy 1 lạy chuyển qua bên trái, lại đối mặt giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy 1 lạy. Người được ghi tên ở lại chùa bẩm bạch rằng: “Hôm nay đây rất hân hạnh được sự hạ mình tiếp nhận ôn tồn, trong lòng không khổi hết sức cảm kích”. Đáp rằng: “Liêu xá chật hẹp, mong được các vị khoan dung ở tạm!”. Tham đầu đưa duy-na ra, đứng tại phía phải bên ngoài các liêu, hành giả đường ty đánh ba tiếng tiểu bản trong liêu. Liêu chủ đón tiếp, lễ cũng giống như đại quải đáp nói ở trước.

THỦ TỌA CỦA TÂY ĐƯỜNG GHI TÊN

Như danh đức các chùa to muốn tính kế hoạch ở lại, trong lúc nói năng hé lộ ý định. Trụ trì suy tính độ có đơn liêu để họ cư trú đồng thời oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm và vị thứ của họ cũng được trên dưới an thuận thì lưu giữ họ lại. Qua ngày hôm sau đến dự trà xong bẩm bạch rằng: “Mỗ đây vì sanh tử là việc lớn nên riêng đến nương tựa”, đoạn giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy một lạy. Hoặc ngày khác, hay ngay tức khắc trụ trì hội họp lưỡng tự, cần cựu đãi trà. Trụ trì đích thân đứng lên đốt hương, quay trở về vị trí đứng bẩm bạch rằng: “Có vị thủ tọa Tây đường chùa mỗ không chê bỏ chùa ta đến đây cùng chia xẻ tịch liêu. Cảm phiền lưỡng tự, cần cựu cùng đưa về liêu!”. Người được đưa về liêu liền bước đến trước nói: “Riêng đến đây nương tựa, làm nhọc lòng thâu lục”. Trụ trì cùng lưỡng tự, cần cựu đưa về liêu, đối mặt giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy một lạy. Sau đó đưa trụ trì ra khổi liêu, người được đưa về liêu ở chủ vị vái chào thị giả, mời vào vái chào vấn an rồi đưa ra, vái chào mời lưỡng tự, cần cựu vào vái chào vấn an, xong đâu đấy tức mang hương đến thất phương trượng bái tạ. Hành giả đường ty dẫn người được ghi tên đến chỗ lưỡng tự và cần cựu rồi quay trở về lễ bái phương trượng. Qua ngày khác đặc biệt cử hành lễ khoản đãi trà. Ngày rằm, mùng một, thỉnh mời trà cùng với cần cựu ngang nhau.

NHỮNG BẬC DANH ĐỨC Ở CHÙA CÁC NƠI GHI TÊN

Phàm muốn ghi tên ở lại chùa thì qua ngày hôm sau khi đến dùng trà xong, bẩm bạch rằng: “Bọn con đây vì sanh tử là chuyện lớn nên đến nương tựa, cúi mong được thu lục!”, cùng giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy một lạy. Nếu trụ trì chấp nhận thì hội mời thủ tọa, duy-na và tri sự dùng trà. Xong đâu đấy, trụ trì đứng dậy đốt hương bẩm bạch ý đưa về liêu như đoạn nêu trên. Người được đưa về liêu tiến tới nói: “Bọn con mong được thu lục, chỉ cần qui tăng đường theo chúng bình thường”. Trụ trì đáp rằng: “Lễ của chùa là phải đưa về liêu”. Tùy chức danh cao thấp mà đưa về liêu mông đường, tiền tư, đối mặt giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy một lạy, đưa tiễn trụ trì ra khổi liêu rồi vái chào vấn an với liêu chủ, bẩm bạch rằng: “Đời trước nhiều may mắn nên được nương tựa hai bên tôn túc”. Liêu chủ đáp lại rằng: “Nhiều đời chuyên chín muồi, mới vui được ở chung”. Người được đưa về liêu chuyển vị trí chủ mời thị giả vào vái chào vấn an rồi đưa ra. Lưỡng tự vái chào vấn an xong tức ôm hương đến thất phương trượng, bái tạ bố trí chỗ ở. Hành giả đường ty dẫn đến khố ty, và liêu các đầu thủ hồi lễ. Hoặc phương trượng phát bảng thu nhận phiền thủ tọa mời thỉnh đưa về liêu thì thủ tọa lệnh cho hành giả đường ty mời thỉnh tri sự một người, thị giả của duy-na và người được đưa về liêu cùng đến liêu. Thủ tọa đốt hương hiến trà, bẩm bạch trụ trì phát bảng phê ý nhà chùa chấp nhận đưa về liêu. Lúc đưa vào cửa liêu, thủ tọa ở chủ vị thay trụ trì giập tọa cụ xuống đất trí ý lạy một lạy. Kế đó, người được đưa về liêu chuyển sang chủ vị, thủ tọa chuyển sang khách vị cùng với tri sự và duy-na đồng nhau, vái chào vấn an các lễ khác giống như trước.

PHÁP QUYẾN, BIỆN SỰ GHI TÊN

Không kể là lúc nào, cứ gặp thị giả nói rõ lai lịch để thông báo Trụ trì, thắp hương trải tọa cụ triển lễ lạy ba lạy. Như pháp quyến thuộc bậc dưới trở xuống từng giữ chức thị giả, Trụ trì đều phải nhận lễ, tùy chức danh cao thấp, đón đưa giống như trước.

NÉM HƯƠNG RA MẮT TRỤ TRÌ

Người mới đến nếu vì duyên do cấp bách không thể đến kịp lúc cử hành lễ ghi tên, hoặc việc ghi tên đã ngưng rồi không thể thông báo được, bất cứ là tại nơi nào, vừa mới nghinh đón gặp mặt trụ trì liền ném hương ra phía trước bẩm bạch: “Kẻ tạm đến lễ bái Hòa thượng”, đoạn giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy một lạy. Đó rồi tùy tự thâu lượm hương lại chờ cầu xin ghi tên. Như trụ trì đồng ý dung nạp tức lệnh thị ty phát bảng chấp nhận thu lục xuống đường ty, nghi lễ cũng giống như trước. Nếu bảng đồ danh sách đã lập xong rồi thì phải đến đường ty bẩm bạch ghi thêm tên của mình vào bảng danh sách. Nếu người xin ghi tên đông thì đợi thời gian sau ghi tên.

TẠ ƠN GHI TÊN CHO Ở LẠI CHÙA

Theo Cổ thanh qui thì người được ghi tên đưa về tăng đường, phải lập tức cử hành lễ tạ ơn cho ghi tên. Về sau lấy tiết Đông hay ngày Tết và trước hạ an cư ba tiết này cử hành tạ ơn cho ghi tên. Từ khi Hòa thượng Phật Chiếu Đức Quang từ chùa Dục Vương đến Kính Sơn, thì Quyền Cô Vân làm thị giả nhập viện. Lúc đó, Phật Chiếu do lễ tiết nhiều đều tổ chức tại trước hạ an cư.

Ngày nay, tu sĩ đến chùa nào đó, ngồi còn chưa ấm chỗ, dời chỗ ở đến nơi này – nơi nọ luôn, đến nỗi phần nhiều đều không tạ ơn được ghi tên. Tuy nói là trải đông qua hạ, nhưng chiết trung lại là nên cử hành lễ báo tạ ơn vào hai thời kỳ lúc trước đông hay trước hạ. Trước hết, thị giả phải đem sổ bộ ghi tuổi lạp đại chúng ở đường ty kiểm tra tìm người có giới lạp cao trong nhóm mới đến một người làm tham đầu, một người làm phó tham đầu. (Theo cựu chế thì chọn thị giả ở các chùa làm tham đầu thường dẫn đến việc chùa lớn nhỏ, cao thấp mà tranh cạnh bất an. Thị giả Thái Nguyên Phù cũng tại các liêu ghi tên, đã nói hễ theo trong chúng thì phải y cứ theo giới lạp, y cứ theo thể chế của Phật. Huống chi các bảng đồ ghi vị trí dự lễ cùng các tấm bảng ghi giới lạp tại các liêu không lấy tên tuổi đời làm cao thấp. Một là tuân theo chế định của Phật, hai là miễn cạnh tranh, ba là được chúng hòa thuận đồng cư. Duy trụ trì ra sức thi hành vậy). Tham đầu nên cụ bị một bảng đồ vị trí nhỏ để theo đó luyện tập trước nghi thức, cứ ba người làm một dẫn, mỗi dẫn có một người làm tiểu tham đầu. Phải ghi chép đầy đủ lời lẽ, cử chỉ tới lui, xoay xở sao cho hiệp độ, để tránh chuyện khi đến lúc làm lễ thì lại cử hành sai trật lộn xộn. Hành giả đường ty cụ bị danh số, quyên góp hương và viết một tấm bảng nhỏ dán trước các liêu rằng: “Các vị thủ tọa (gọi tôn trọng) mới qui đường, mỗi người đều phải quyên y số tiền mua hương để cử hành lễ đáp tạ ơn cho ghi tên. Hành giả mỗ của đường ty kính cẩn thông báo”. Thu tiền mua hương đủ số rồi giao thị giả nạp cho phương trượng cùng bẩm bạch định xem ngày nào cử hành lễ tạ ơn cho ghi tên ở lại chùa, xuất bảng báo với đại chúng rằng: “Các anh em mới vừa qui đường, ngày mai sau khi dùng cháo sáng xong, hãy đến thất phương trượng cử hành lễ đáp tạ ơn cho ghi tên! Ngày … tháng … thị ty mỗ thông báo”.

Đến ngày tề tựu tại tẩm đường của phương trượng, hoặc tại pháp đường thiết đặt vị trí trụ trì, sắp bày thành hàng bàn thắp hương, đài đặt lư hương, bình và đèn cầy. Thị giả trao một cây hương to cho tham đầu, giao cho phó tham đầu nhiệm vụ lãnh đạo chúng, cứ y theo bảng đồ định vị trí mà đứng sắp hàng. Tham đầu cùng với thị giả thỉnh mời trụ trì bước ra, đến vị trí của ngài mà đứng. Tham đầu cùng với đại chúng nhất tề vái chào vấn an. Xong tham đầu tiến đến trước trụ trì bẩm bạch rằng: “Thỉnh Hòa thượng phu tọa!”. Lui chân trái chuyển nghiêng mình, nơi chỗ trống phía phải bàn đặt lư hương bước ra, đi ra khổi rồi quay lại vị trí cũ cùng vái chào vấn an. Xong, phó tham đầu rút từ trong tay áo bó hương cầm dâng lên. Tham đầu tiếp lấy cất vào trong lòng, vái chào vấn an qua loa rồi chắp tay đến trước phía trái lư hương, tay trái cắm hương rồi theo chỗ trống mà đi qua, đoạn quay về vị trí cũ đồng bái chào vấn an, ba người trong dẫn của mình cùng trải tọa cụ lạy ba lạy. Trụ trì phất tay miễn lễ, liền thâu cuốn tọa cụ lại. Tham đầu tiến tới trước nói: “Bọn con đời trước lắm khánh hạnh nên nay mới toại lòng được cho nương náu, trong lòng thật không tránh khổi vui mừng đến nhảy cỡn lên như con chim sẻ”. Nhưng như trước lui người, bên phải bàn hương chuyển về vị trí chào hỏi vấn an. Lại trải tọa cụ, trụ trì lại phất tay miễn, thâu tọa cụ tiến tới trước nói: “Hôm nay thời tiết chính rất tốt đẹp, cung kính chúc Hòa thượng đường đầu sinh hoạt bình thường, nhiều phước!”, rồi như trước chuyển người quay về vị trí vái chào vấn an, giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy ba lạy, trụ trì đáp lại một lạy. Dẫn (tốp) thứ nhất vái chào vấn an, đi qua bên trái nối đuôi ban, theo thứ tự trước sau ba người kế tiến lên trên, lời lẽ đều giống như trước. Tham đầu đứng bên vai trái thị giả, đợi cho mọi người lễ bái xong, phó tham đầu tiến đến chỗ đứng lúc đầu. Tham đầu trở về vị trí cũ của mình lãnh đạo chúng đồng loạt vái chào vấn an rồi lui ra. Phó tham đầu lãnh đạo chúng đi trước, tham đầu nối đuôi sau chót, cùng đi đến các liêu đại chúng, đứng phía bên trái ngoài cửa. Phó tham đầu dẫn chúng theo phía bên trái mà vào mé bên trái trong liêu, quay lại nhìn lượng tính xem chúng đông hay ít, không kể hàng số. Phó tham đầu tiến lên trước đứng kế liền vai với tham đầu, chờ trụ trì đến cùng với chúng nghinh đón vái chào vấn an đưa vào trong liêu. Chúng cần phải ngó trước nhìn sau nhau sắp thành hàng tới lui bỏ bước vào. Tham đầu chuyển người đến trước lư hương đối diện trụ trì, giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy

một lạy, bẩm bạch rằng: “Nay đây kính chúc Hòa thượng đường đầu tôn thể sinh hoạt bình thường, nhiều phước! Bọn con đây lại làm lao nhọc Hòa thượng thu lục, theo lẽ phải bái tạ, nay trái lại được ngài hạ mình đến, trong lòng thật hết sức cảm kích!”. Chúng cùng nhau đưa tiễn trụ trì ra khổi liêu, tham đầu ngoài cửa chuyển người đứng bên mé phải. Riêng phó tham đầu vẫn dẫn chúng quay vòng chuyển qua đứng ở bên mé phải, bước ra đứng kề vai tham đầu, vái chào mời thị giả vào, bẩm bạch rằng: “Bọn con đây hân hạnh mong được thu nhận kề cận tả hữu, nay lại được đội ơn sư hạ mình đến trang trọng, thật hết sức cảm kích!”. Chỉ riêng một mình tham đầu đưa tiễn thị giả ra ngoài, kế đó vái chào thỉnh mời lưỡng tự vào đối diện giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy một lạy, bẩm bạch rằng: “Giờ đây kính chúc tòa nguyên, đô tổng các vị Thiền sư tôn thể đa phước ! Bọn con đây được toại nguyện nương tựa lại thừa tiếp giáng trọng, trong lòng thật không khổi vô cùng cảm kích!”. Tham đầu tiễn đưa lưỡng tự ra, lại quay vào đứng phía bên phải liêu. Phó tham đầu dẫn chúng từ phía sau tượng Bồ-tát Quán Thế Âm chuyển đến trước lư hương, phải dòm ngó cuối ban lập định xong rồi thì đối diện tham đầu giập tọa cụ xuống đất trí ý lạy một lạy, bẩm bạch rằng: “Bọn con vừa hay những làm lao nhọc ngài vận dụng thần kỳ, nay riêng bái tạ!”. Nghi thức này phải nên dự tập trước. Ngay sáng sớm hôm sau ngày cử hành lễ, khách đầu thất phương trượng và hành giả đường ty mỗi người đều viết soạn bảng hồi lễ, dán trước các liêu. Bảng thông báo của phương trượng dán mé bên phải, bảng của lưỡng tự dán mé bên trái (hình thức xem ở sau).

Hình thức bảng thông báo:

Hoà thượng đường đầu sau khi dùng cháo xong sẽ đến đáp lễ Thủ toạ vừa mới nhập liêu. Hôm nay ngày … tháng … hành giả khách đầu là mỗ thừa lệnh thông báo. Tri sự đầu thủ, sau bữa cháo xong sẽ đến đáp lễ

Thủ tọa vừa mới nhập liêu.

Hôm nay ngày … tháng … hành giả

Đường ty là mỗ xin kính trình.

PHƯƠNG TRƯỢNG ĐẶC BIỆT ĐÃI TRÀ CÁC NGƯỜI MỚI ĐƯỢC GHI TÊN CHO Ở LẠI CHÙA (Khố ty và Đầu thủ phụ trách)

Thị giả thỉnh khách chiếu theo song tự danh của tuổi lạp mà viết thư trạng mời trà (hình thức trình bày phía sau). Tới ngày lễ, ngay buổi tờ mờ sáng lúc vừa rửa mặt xong, cụ bị bàn ghế, bút nghiên bày biện ở chiếu đường (là hành lang lộ thiên để ánh

sáng rọi vào đầy đủ khoảng không gian giữa cửa sau tăng đường và nhà rửa miệng rửa tay). Hành giả thỉnh khách dưới tên khách viết: “

(Thị giả) mỗ giáp cẩn bái tôn mạng”, còn như người được ghi tên là các bậc danh đức của các chùa khác thì cũng y theo giới lạp mà viết tên vào trong trạng thiếp mời trà.

Cách đó một ngày, khách đầu thất phương trượng trước hết mang trạng thiếp thỉnh mời thị giả kiểm điểm tên tuổi. Thị giả bảo khách đầu y theo thứ tự giới lạp cao thấp mà ghi tên vào trong tấm bài thỉnh mời, hoặc sắp hàng theo bốn xuất hay sáu xuất, mà phải mời thủ tọa quang lâm bầu bạn. Bậc danh đức các chùa bạn thì vị trí đối diện với trụ trì, nếu e có điều dị nghị thì chỉ chọn lựa trong các bậc danh đức một người có giới lạp cao nhất để ngồi vào vị trí đối diện với trụ trì mà thôi. Tham đầu cùng với các vị quang lâm bầu bạn ngồi đối diện. Người được đưa tiễn qui đường trước hết tạ ơn bố trí giường (tức bố trí liêu để ở lại chùa), điều này cũng giống như đến dự đãi trà. Đến ngày lễ, sau bữa độ trai gióng trống tập hộp chúng, thị giả vái chào các người mới ghi tên mời vào. Trụ trì tiếp đón vái chào vấn an, kế đó vái chào vấn an người quang lâm bầu bạn. Mọi người y theo tấm bảng ghi vị trí mà đến chỗ của mình lập định, thị giả đốt hương và thị giả thỉnh khách phân chia ngồi ở đầu mỗi bên phải trái. Đoạn hành lễ tuần đường, vái chào mời ngồi, vái chào mời đốt hương, vái chào mời uống trà, lại đốt hương kính quang lâm bầu bạn. Xong đâu đấy, gióng trống thoái tòa, cùng với lễ mời thang thủy bốn mùa tiết (kiết hạ, giải hạ, Đông chí, tết Nguyên Đán) giống nhau. Người được thỉnh mời đãi trà dẫn chúng sắp hàng trải tọa cụ tạ ơn đãi trà, lần trải tọa cụ lễ bái thứ nhất bẩm bạch: “Bọn con hôm nay được trụ trì khoản đãi trọng hậu trà nên riêng bái tạ, mà trong lòng thật vô cùng cảm kích!”. Lần trải tọa cụ lễ bái thứ hai bẩm bạch: “Hôm nay thời lệnh chính đang thật tốt đẹp, kính chúc Hòa thượng đường đầu tôn thể sinh hoạt bình thường, nhiều phước!”, trở người giập tọa cụ xuống nền trí ý lạy ba lạy mà lui ra. Qua ngày hôm sau, hành giả khách đầu của khố ty y theo tên chiết của giới (đơn tự danh) mà cụ bị trạng thiếp mời trà, cho chúng sắp hàng trước các liêu mà điểm danh. Thư trạng ghi: “Thỉnh cầu mỗ thượng tọa giáp kính y lời mời mà đến!”. Khố đường bày biện vị trí, có mời thủ tọa quang lâm bầu bạn. Đánh vân bản khố đường, thượng thủ tri sự và duy-na hành lễ. Lại qua hôm sau nữa, thủ tọa cùng các đầu thủ cụ bị thư trạng thỉnh mời kiểm danh, nghi thức cũng như phần nói ở trên. Chiếu đường bày biện vị trí, có mời đô tự quang lâm bầu bạn. Đánh bản của chiếu đường, toàn ban hành lễ. Hoặc bốn người

hay sáu người phân ra tuần đường vái chào vấn an, như chỉ có năm ba người thì thủ tọa đốt hương chỉ đứng ở khoảng giữa.

Theo phép xưa thì cử hành ba ngày, nay các chùa phần nhiều đều cử hành có một ngày. Tề tựu tại thất phương trượng mượn tòa, mượn trống. Đầu thủ và tri sự sau vị trí trụ trì một bậc, cùng nhau ở vị thứ chủ bạn lẫn nhau. Hành lễ cũng giống nhau (tuy nhiên nếu tạ trà thì phải cùng rời vị trí, chuyển người vái chào vấn an, trí tạ. Tập quán gần đây chủ trương chỉ người đầu vị trí mới khởi tạ là không hộp lễ vậy).

Hình thức thư trạng mời trà:

(Gửi) Thượng tọa mỗ mới ghi tên có tên dưới đây.

Hòa thượng đường đầu, (mời) sau bữa độ trai buổi sáng hôm nay hãy đến tẩm đường phương trượng để dùng trà, kính mong đến đông đủ!

Hôm nay ngày … tháng … thị ty mỗ bái thỉnh

(Nếu Khố ty hay Đầu thủ thỉnh mời thì viết)

(Gửi) mỗ Thượng tọa mới ghi tên, có tên dưới đây.

Có mỗ đẳng (Khố ty, Đầu thủ) hôm nay sau bữa độ trai, mời đến Khố ty dự tiệc đãi trà. Kính mong, chúng từ đồng rủ lòng từ mà giáng trọng!

Hôm nay ngày … tháng … tỳ-kheo mỗ của Khố ty bái thỉnh. Đầu thủ chỉ nên ghi tên nơi Tri khách tựu chiếu đường, các cái khác giống như ở trước.

NGỒI THIỀN

Mỗi ngày sau cử cháo sáng, hành giả đường ty trước hết bẩm báo thủ tọa rồi trước tăng đường và các liêu đều treo bảng ngồi Thiền báo cho đại chúng biết, lại bảo cung đầu trong tăng đường cụ bị hương và đốt đèn. Trước hết đánh vân bản trước các liêu một tiếng, đại chúng đều tề tựu đến tăng đường mặt hướng về bên trong mà ngồi. Đợi cho mọi tăng chúng đều tề tựu đầy đủ, bẩm báo cùng các đầu thủ đánh vân bản lần thứ hai chờ cho các đầu thủ lần lượt vào tăng đường xong, đánh vân bản lần thứ ba, phó liêu đóng cửa hết các liêu, kế đánh vân bản treo trước liêu của thủ tọa trước sau ba tiếng: tiếng thứ nhất thủ tọa ra khổi cửa, tiếng thứ hai ước chừng đi được nửa chừng, tiếng thứ ba vào tăng đường. Trước hết, thủ tọa đến trước tượng Thánh tăng đốt hương, tiếp đó đi tuần quanh tăng đường một vòng từ nửa gian bên Nam (trái) đến nửa gian bên Bắc (phải), rồi quay về vị trí ngồi Thiền của mình mà ngồi xuống.

Kế đó bẩm báo trụ trì, đánh vân bản treo tại thất phương trượng ba tiếng. Trụ trì vào tăng đường rồi thì cũng đốt hương, tuần đường một vòng từ nửa gian bên phải (Bắc) đến nửa gian bên trái (Nam), rồi cũng quay về chỗ ngồi Thiền của mình mà ngồi xuống. (Từ khi bắt đầu ngồi Thiền cho tới) thật lâu sau đó, tăng chúng mới có thể từng người một theo thứ tự đứng lên xả Thiền ra ngoài tăng đường xả hơi giây lát, nhưng phải để ý liếc xem hai bên trái phải của mình mà đứng lên ngay hay hoãn đãi (tức nếu thấy đã có người ra ngoài rồi thì phải nán lại đợi y trở vô rồi hẳn bước ra) để tránh tình trạng tất cả các hàng ngồi Thiền trong tăng đường nhất thời trống không. Hoặc có kẻ chỉ lưu lại tấm trải trên chỗ ngồi trong tăng đường còn người thì không theo chúng ngồi Thiền (mà đã ra ngoài), hay có kẻ chỉ theo chúng ngồi Thiền một lát rồi để ca-sa lại chỗ ngồi còn mình thì lẻn ra ngoài vui chơi, đều phải tra xét cho rõ rành mà trị tội. Đầu thủ và đại chúng ra vào tăng đường đều bằng hai cửa vào ra hai bên hông. Chỉ riêng thủ tọa tiền đường được phép ra vào tăng đường bằng cửa chính diện như trụ trì.

Hành giả đường ty đợi giờ cơm đã đến báo với thủ tọa để thủ tọa tuyên bố chấm dứt buổi tham Thiền. Khi chấm dứt tham Thiền thì theo phía bên hông phải phía sau tượng Thánh tăng mà ra ngoài, hành giả cuốn rèm cửa lên rồi hạ tấm bài tham Thiền xuống, lắc lắc nhẹ tay phát ra tiếng. Khi trụ trì và đầu thủ rời tăng đường, hành giả đường ty đứng chờ bên mé phải cửa để thăm hỏi vấn an. Nếu tại chùa gặp các việc nghinh đón khách khứa, cầu đảo, lao động tập thể, tụng niệm kinh văn hoặc đưa ma hoặc là lúc tăng chúng tại các liêu tới kỳ cạo đầu, giặt giũ y phục thì khổi phải tọa Thiền mà cũng không tọa tham, nhưng sau vãn tham thì vẫn tọa Thiền như thường. Trụ trì và thủ tọa vẫn tuần đường như thường lệ, trong tăng đường có một tấm bài (bảng) trực đường khắc chữ hai mặt là: “Luân phiên trực đường, giáp vòng quay lại từ đầu. Trụ trì ký tên”. Bảng trực đường này chiếu theo vị trí trước sau lúc tọa Thiền và cũng căn cứ theo tư cách cao thấp của các tăng trong chùa mà tuần hoàn luân lưu. Người trực đường mỗi sáng sau tiếng chuông canh năm là giao nhiệm vụ cho người kế tiếp. Người trực đường trọn một ngày đêm trông giữ tăng đường, như có người muốn mở thùng quỹ tại tăng đường, gắn bảng tên, hay hạ bát, hoặc cuốn thu vật trải trên chỗ ngồi để rời chùa, thì trước hết đều phải báo với người trực đường biết. Trực cho tới khi tiếng chuông báo phóng tham gióng lên, đem tăng đường tạm thời giao lại cho thị giả Thánh tăng trông coi cho tới tối thì các tăng đều tại tăng đường giữ lấy vị trí tọa Thiền của chính mình. Còn bảng trực đường thì đến sáng sớm hôm sau trao lại cho người thay thế tiếp nhận trực đường.

Thời gần đây, trực đường có cả đám người bầu bạn, chia nhau trái cây, ăn quả phun hột bừa bãi, tụ tập cười đùa chơi giỡn, tập thành thói quen, riết rồi coi đó là chuyện thường, làm náo loạn thiền tịch. Đối với tình trạng này, trụ trì và thủ tọa phải nghiêm cấm, kẻ nào vi phạm thì phải xét xử trị tội.

NGHI THỨC TỌA THIỀN

Phàm học tập trí huệ Bát-nhã của Phật giáo, rất nhiều vị Bồ-tát đề khởi đại bi tâm, phát thệ nguyện hoằng đại, tinh tu Thiền định, phát thệ độ thoát mọi chúng sanh chớ không riêng cầu cho bản thân mình được giải thoát. (Yếu điểm của tập Thiền định là) buông bỏ mọi duyên, ngưng bặt tất cả mọi hoạt động của tư tưởng, thân tâm giao dung không sai biệt, đưa đến động và tịnh hoàn toàn nhất trí. Lại còn phải nắm vững chất và lượng của việc ăn uống, điều tiết giờ giấc và tính cách sâu cạn của giấc ngủ nghê. Nơi chỗ nhàn tịnh trải một vật dày để ngồi, sau đó ngồi kiết già, mà cũng có thể ngồi theo tư thế bán già, đem bàn tay trái đặt vào lòng bàn tay phải, hai ngón tay cái trái phải giao đầu nhau, ngồi thật ngay thẳng đoan chính, khiến hai vành tai đối thẳng với hai vai, lỗ mũi đối thẳng với lỗ rún, chót lưỡi đụng nhẹ nướu trên, răng và môi mím nhẹ nhau, mắt hơi hé mở để phòng hờ ngủ gục. Trong trạng huống trên mà được nhập định thì lực tác dụng rất to.

Cao tăng thời cổ ngồi thiền tập định, hai mắt thường mở. Hai vị Thiền sư Pháp Vân và Viên Thông quở mắng người tọa Thiền mà nhắm mắt, cho đó là hang quỉ ở núi đen tối, điều này cũng rất có ý nghĩa vậy (thật là ý chỉ thâm sâu). Tất cả mọi điều thiện ác đều không suy nghĩ đến, một niệm dấy lên thì phải giác sát, thường giác để tinh thần không mù mờ, đen tối, tán loạn, muôn năm một niệm (thì tư tưởng mới trụ được ở cảnh giới) không đoạn mà cũng không thường. Đó là kỹ thuật thiết yếu của tọa Thiền vậy.

Tọa Thiền là phương pháp khiến người ta thân thể được bình an, tinh thần sảng khoái, nhưng có rất nhiều người ngồi Thiền phải rước lấy bịnh tật, ấy chẳng qua là do không nắm bắt được yếu quyết ngồi Thiền. Nếu nắm bắt được yếu quyết thì tự nhiên thân thể khinh an, tinh thần sảng khoái, có thể nương theo lực lượng thần tịnh mà thường xuyên thể hội chỗ vi diệu của Phật pháp dẫn đến thức ngủ nhất trí, sanh tử nhất như, chỉ cần thành tâm thành ý theo đó mà làm tất sẽ thu hoạch được thành quả rất to. Đây là lời thật chứ chẳng phải môi miếng gạt người! Chỉ sợ là đạo lực càng cao thì ma chướng cũng quậy dữ lắm, dẫn đến tình huống xuất hiện biết bao ý tưởng thuận nghịch lộn xộn. Nếu có thể chính tâm hiện tiền thì mọi thứ đều không thể ngăn ngại được, xin nêu ra như các kinh điển Lăng nghiêm kinh, Thiên Thai chỉ quán, Khuê Phong tu chứng nghi đều xiển minh tất cả mọi hành vi của ác ma đều nhân tâm người hư vọng mà dấy lên, chứ không phải thực hữu, ngoại tại nào cả. Thiền định và trí tuệ người ngồi Thiền cao thì mọi ma chướng đều tiêu tan hết. Nếu muốn xuất định trở lại trạng huống bình thường thì phải từ từ hoạt động thân thể lại, nhẹ nhàng đứng lên, động tác không được đột ngột mãnh liệt. Sau khi xuất định phải thường xuyên dùng phương tiện thủ đoạn xảo diệu, linh hoạt để bảo trì định lực. Trong các pháp môn tu hành Phật giáo thì Thiền định là phương pháp tốt nhất, nếu như không an định Thiền tịnh, lắng trong tư lự thì phải luân chuyển trong ba cõi dục- sắc-vô sắc, mà bất cứ ở cõi nào cũng ngẩn ngơ mù mờ. Cho nên mới nói mò châu ngọc phải ở nơi nước trong yên lặng mới dễ dàng, còn nếu phải mò châu nơi sóng to nước dậy thì thật là khó khăn biết dường nào. Nước yên lặng trong veo thì ngọc tâm (Phật tánh) mới tự nhiên xuất hiện, cho nên kinh Viên giác mới nói: “Trí huệ vô ngại thanh tịnh đều nương theo Thiền định mà sanh ra, tại nơi thanh tịnh thu nhiếp tâm ấy thì sẽ an trụ bất động như núi Tu-di”. Do vậy mới biết cảnh huống siêu phàm vượt Thánh đều phải nương nhờ điều kiện (duyên) Thiền định, hoặc giả ngồi mà hóa hay thậm chí đứng mà viên tịch đều phải nhờ vào lực của Thiền định. Một đời gắng sức tu Thiền định còn e là rề rà luống qua tháng năm chưa đạt chánh quả, huống hồ lại lê la ngày giờ thì lấy gì mà tiêu trừ nghiệp báo chứ!

Mong các bạn Thiền hãy nghiền ngẫm suy đi nghĩ lại các kinh văn nêu trên, chẳng những đã lợi mình mà lại còn lợi cho người khác cùng thành chánh giác.

    Xem thêm:

  • Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ - Kinh Tạng
  • Bích Nham Lục Của Thiền Sư Phật Quả Viên Ngộ – Thích Mãn Giác dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Ái Đạo Bát Niết Bàn - Kinh Tạng
  • Kinh Nhân Duyên Đồng Tử Quang Minh - Kinh Tạng
  • Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Cát Tường Già Đà - Kinh Tạng
  • Truyện Các Vị Tăng Thần Dị - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 13 – Bần Tiện - Kinh Tạng
  • Kinh Mục Kiền Liên Hỏi Năm Trăm Tội Khinh Trọng Trong Giới Luật - Kinh Tạng
  • Kinh Lục Độ Tập - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Đại Phật Đỉnh Quảng Tụ - Kinh Tạng
  • Truyện Các Vị Tỳ Kheo Ni - Kinh Tạng
  • Ngữ Lục Thiền Sư Tào Sơn Bản Tịch - Kinh Tạng
  • Đại Đường Tây Vực Ký - Kinh Tạng
  • Quy Nguyên Trực Chỉ - Kinh Tạng
  • Truyện Ký Kinh Hoa Nghiêm - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương - Kinh Tạng
  • Thiện ác nghiệp báo phần 31 – Tống Chung - Kinh Tạng
  • Kinh Thiện Ác Nhơn Quả – Thích Trung Quán dịch - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Cúng Dường Dược Sư Thất Phật Kinh Như Ý Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Trí Quang dịch - Kinh Tạng