Kinh Sáu Điều Thiết Yếu Cho Bà Lão

Phật Thuyết Lão Mẫu Nữ Lục Anh Kinh

Lưu Tống Cầu Na Bạt Đà La dịch

Bản Việt dịch của Nguyên Thuận

***

Đức Phật còn gọi là Thế Tôn, với công đức cao sâu và từ bi thương xót chúng sanh.

Bấy giờ Đức Phật dẫn theo các đệ tử và chư Đại Sĩ dừng nghỉ ở xứ Nhạc Âm để rộng tuyên giáo Pháp. Khi ấy có một bà lão nghèo khổ với lưng còng, quỳ hai gối và bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn! Năm uẩn và sáu trần hội họp với thân ta. Chúng đều là vì ai? Chúng từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Kính mong Thế Tôn hãy thuyết giảng cho con.”

Đức Phật bảo:

“Lành thay! Nên biết thức là chủ của chúng. Các pháp đều do nhân duyên sanh, và thức là vô hình vô sắc.

Ví như việc dùi lửa, hoặc dùng hai que củi cọ xát. Lửa chẳng từ cái dùi bốc ra, và cũng chẳng từ cái đồ vật kiếm lửa. Lửa đỏ hừng hực bốc ra từ trong đó, rồi trở lại đốt cháy củi. Khi củi đã cháy hết, lửa liền tắt.

Lại cũng như đánh trống. Cái trống phát ra tiếng vang rền. Âm thanh đó chẳng phải vang ra từ da trống, và cũng chẳng phải vang ra từ dùi trống.

Các pháp đều như vậy, và do nhân duyên đổi dời.

Lại cũng như trời mưa. Do tụ hợp của gió, mây, và sấm sét mà có mưa, chứ không phải độc nhất từ uy lực của rồng.

Các pháp đều như vậy. Văn từ cũng như thế.

Ví như họa sĩ hòa hợp các màu sắc, rồi vẽ theo ý muốn nên mỗi chi tiết được vẽ ra. Bức ảnh đều do nhân duyên tụ hợp, chứ không phải độc nhất từ sức của họa sĩ.”

Khi nghe Phật dạy, bà lão vui mừng, cung kính cúi mình, rồi liền đắc Pháp Nhẫn và thân thể chẳng còn mỏi mệt.

Lúc đó ngài A-nan thưa rằng:

“Thưa Thế Tôn! Vì sao bà lão này có trí tuệ để hỏi Phật về các pháp: sanh tử từ nơi nào đến; và khi nghe Phật giảng dạy thì được tâm khai ý giải và liền đắc Đạo?”

Phật bảo ngài A-nan:

“Hãy nghe lời dạy của Ta. Thuở quá khứ có Đức Phật, hiệu là Sở Ưng Đoạn. Vào thuở đó, bà lão này chính là mẹ của ta.

Bấy giờ ta muốn xuất gia học Đạo, nhưng mẹ ta thuở đó do quá thương luyến nên không cho phép ta đi xuất gia. Thế là ta rất buồn bã và đã bỏ ăn một ngày. Do bởi nhân duyên ân ái đó mà suốt 500 đời sanh ra ở thế gian, bà ấy phải chịu bần cùng. Nay Ta thành Phật, vạn phước đầy đủ, với vô lượng chúng sanh thanh tịnh cung kính vây quanh.

Trải qua 60 ức kiếp về sau, bà ấy sẽ thành Phật, hiệu là Nhất Thiết. Quốc độ tên là Đa Hoa. Kiếp tên là Lễ Thiền. Nhân dân trong cõi nước ấy sẽ có y phục và ẩm thực để dùng như ở trên trời Tam Thập Tam. Họ đều sống lâu đến một kiếp và không có mọi khổ não.”

Khi nghe Phật thuyết Pháp, bà lão, cùng trời, rồng, và dạ-xoa đều rất hoan hỷ. 87.000 người phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Sau đó, họ đảnh lễ Đức Phật rồi cáo lui.

    Xem thêm:

  • Kinh Lão Mẫu - Kinh Tạng
  • Kinh Lão Nữ Nhân – Nguyên Thuận dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 12 - Kinh Tạng
  • Kệ Lễ Tán Sáu Thời - Kinh Tạng
  • Kinh Hiếu Tử - Kinh Tạng
  • Kinh Tịch Chiếu Thần Biến Tam Ma Địa - Kinh Tạng
  • Kinh Tối Thắng Hỏi Về Việc Trừ Cấu Đoạn Kết Của Bồ Tát Thập Trụ - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm tập 1 - Kinh Tạng
  • Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Căn Bổn Đại Giáo Vương Kinh Kim Sí Điểu Vương Phẩm - Kinh Tạng
  • Kinh Đà La Ni Câu Lợi Già La Đại Long Thắng Phục Ngoại Đạo - Kinh Tạng
  • Kinh Đà Lân Ni Bát - Kinh Tạng
  • Kinh Đồng Tử Vô Ngôn - Kinh Tạng
  • Kinh Bồ Tát Tòng Đâu Thuật Thiên Hàng Thần Mẫu Thai Thuyết Quảng Phổ - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Thuyết Nguyệt Quang Đồng Tử - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bảo Tích tập 1 – HT Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phổ Diệu - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Vì Thiên Tử Thắng Quang Dạy Vương Pháp - Kinh Tạng
  • Kinh Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa - Kinh Tạng
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Nguyên Thuận dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Mươi Hai Chương - Kinh Tạng