Chân thiện mỹ luôn là một tiêu chuẩn tốt đẹp, cao quý và thánh thiện mà xã hội văn minh luôn đề cao và ca ngợi. Trong đó, triết lý Phật giáo phản ánh ý nghĩa về chân thiện mỹ trọn vẹn hơn với tất cả các học thuyết khác.
Theo đó, các giới luật của Phật giáo là tiêu chuẩn đạo đức bao trọn ý nghĩa của chữ thiện. Chính đời sống thánh thiện đó làm cho tâm con người thêm thanh thoát, an lạc khi họ sống một đời biết san sẻ vì mọi người, tạo nên giá trị thẩm mỹ đầy ý nghĩa cho cuộc sống, cho nhân loại.
Bên cạnh đó, học thuyết của Đức Phật còn chứa đầy những chân lý bất di bất dịch theo thời gian thông qua tính vô thường, vô ngã, nhân quả…Đó là lý do vì sao đạo Phật còn được gọi là đạo giác ngộ về chân lý.
Ngày nay các tiêu chuẩn để đánh giá cái đẹp là phải hoàn hảo về chân và thiện. Không phải ai sinh ra cũng hội tụ đủ ba giá trị đó mà cần phải có một quá trình rèn luyện, trao dồi những phẩm chất này. Một người đẹp có sự chân thành sẽ toát lên vẻ đẹp cuốn hút. Đồng thời, cách sống tốt, sống lương thiện, sống vì cộng đồng, vì người khác sẽ khiến tự họ đẹp lên trong mắt mọi người mà không cần thiết phải có nhan sắc tuyệt trần.
Đó là cái đẹp của giá trị đạo đức, sự lương thiện luôn được người người tôn trọng và xã hội tôn vinh. Và đó cũng chính là điều mà chúng ta cần phải tu tập để tự hoàn thiện nhân cách cho chính mình.
Pháp thoại thầy Thích Phước Tiến mới nhất 2017: Chân Thiện Mỹ. Thuyết giảng tại chùa Linh Sơn (Brisbane, Australia), ngày 17/04/2017