Nghiệp báu quyết định sự tái sinh của chúng ta vào cảnh giới nào. Cho nên con người khi sinh ra ai cũng mang trong mình những nghiệp thiện lẫn nghiệp ác mà đời trước đã tạo nên. Nghiệp xấu thường mang đến những đau khổ và nghiệp thiện tạo nên những hạnh phúc nếu nhân đã đủ duyên để trổ thành quả.
Thế nhưng, dưới con mắt phàm phu chúng ta không thể nào nhìn nhận rõ ràng những nghiệp xấu mà mình đã từng gây tạo hay sắp gây tạo. Chỉ khi những sự việc bất như ý xảy đến thì có thể nhiều người mới biết được đó là nghiệp xấu đã gây tạo. Vậy làm gì để chuyển hóa nghiệp xấu?
Nghiệp xấu được ví như muối và nghiệp thiện được ví như nước. Nếu muốn nước muối không quá mặn thì phải thêm thật nhiều nước. Nghĩa là chúng ta phải chăm làm việc thiện và tránh những việc ác dù là nhỏ nhất thì “lượng muối” mới không đủ sức làm cho nước thêm mặn.
Các bậc Tổ từng dạy cho chúng ta lúc hạnh phúc phải dè chừng lúc khổ đau, lúc giàu sang phải nhìn lại một ngày nào đó chúng ta hèn kém. Trọn một cuộc đời làm điều lành, điều lành còn chưa đủ. Một ngày làm ác, ác tự có thừa. Vì vậy, làm phước không bao giờ thừa trong cuộc đời của chúng ta.
Bài giảng Thầy Thích Phước Tiến mới nhất 2017 tại Úc Châu: Chuyển Hóa Nghiệp Xấu. Thuyết giảng tại chùa Quang Minh (Adelaide, Australia) ngày 25/04/2017