Kinh Tinh Yếu Đế Thích Bát Nhã
Tống Thi Hộ dịch
Bản Việt dịch (1) của Thích Nữ Đức Nghiêm
Bản Việt dịch (2) của Huyền Thanh
Bản Việt dịch (3) của Thích Nữ Tịnh Nguyên
***
Kinh Tinh Yếu Đế Thích Bát Nhã
Tống Thi Hộ dịch
Việt dịch: Thích Nữ Đức Nghiêm
***
Đúng thật như thế chính tôi được nghe:
Một thời Đức Phật cùng vô số đại tì-kheo, mười câu-chi đại bồ-tát thân đồng tử an trú trong núi Linh Thứu tại thành Vương Xá.
Lúc ấy, Thế Tôn bảo vua trời Đế Thích:
– Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật này nghĩa lí sâu xa, chẳng phải một, chẳng phải khác, chẳng phải có tướng, chẳng phải không có tướng, chẳng lấy chẳng bỏ, không tăng không giảm, không có phiền não, cũng chẳng không có phiền não, chẳng xả chẳng phải không xả, chẳng trụ chẳng phải không trụ, chẳng tương ưng chẳng phải không tương ưng, chẳng phiền não cũng chẳng phải không phiền não, chẳng phải duyên cũng chẳng phải chẳng duyên, chẳng phải thật chẳng phải chẳng thật, chẳng phải pháp cũng chẳng phải chẳng là pháp, chẳng có chỗ trở về cũng chẳng phải không có chỗ trở về, chẳng phải chân tế cũng chẳng phải chẳng là chân tế.
Kiều-thi-ca! Như vậy, tất cả pháp đều bình đẳng, bát-nhã-ba-la-mật cũng bình đẳng; tất cả pháp vắng lặng, bát-nhã-ba-la-mật cũng vắng lặng; tất cả pháp bất động, bát-nhã-ba-la-mật cũng không động; tất cả pháp phân biệt, bát-nhã-ba-la-mật cũng phân biệt; tất cả pháp bố úy, bát-nhã-ba-la-mật cũng bố úy; tất cả pháp biết rõ, bát-nhã-ba-la-mật cũng biết rõ.
Tất cả pháp một vị, bát-nhã-ba-la-mật cũng một vị; tất cả pháp không sinh, bát-nhã-ba-la-mật cũng không sinh; tất cả pháp không diệt, bát-nhã-ba-la-mật cũng không diệt; tất cả pháp rỗng không vọng tưởng, bát-nhã-ba-la-mật cũng rỗng không vọng tưởng; sắc vô biên, bát-nhã-ba-la-mật cũng vô biên; như vậy thụ, tưởng, hành, thức vô biên, bát-nhã-ba-la-mật cũng vô biên.
Thế giới vô biên, bát-nhã-ba-la-mật cũng vô biên; như thế, thủy giới, hỏa giới, phong giới và không giới vô biên, bát-nhã-ba-la-mật cũng vô biên; kim cang bình đẳng, bát-nhã-ba-la-mật cũng bình đẳng; tất cả pháp không hoại, bát-nhã-ba-la-mật cũng không hoại; tất cả pháp tính bất khả đắc, bát-nhã-ba-la-mật cũng bất khả đắc; tất cả pháp tính bình đẳng, bát-nhã-ba-la-mật cũng bình đẳng; tất cả pháp vô tính, bát-nhã-ba-la-mật cũng vô tính.
Tất cả pháp bất tư nghị, bát-nhã-ba-la-mật cũng bất tư nghị; cũng vậy bố thí ba-la-mật, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, phương tiện, nguyện, lực, trí ba-la-mật cũng bất khả tư nghị; ba nghiệp thanh tịnh, bát-nhã-ba-la-mật cũng thanh tịnh. Như vậy nghĩa bát-nhã-ba-la-mật thật vô biên.
Lại nữa Kiều-thi-ca! Nói có mười tám không đó là: Nội không[1], ngoại không,[2] nội ngoại không[3], không không[4], đại không[5], thắng nghĩa không[6], hữu vi không[7], vô vi không[8], vô tế không[9], vô biến dị không,[10] vô thỉ không[11], bản tính không[12], tự tướng không[13], vô tướng không,[14] vô tính không[15], tự tính không,[16] vô tính tự tính không[17], nhất thiết pháp không[18].
Tụng ghi:
Nên quán sát các pháp
Như sao, đèn, bụi mù,
Như mộng, huyễn, bọt, sương
Như điện cũng như mây.
Nay ta nói sơ lược
Bát-nhã-ba-la-mật
Không sinh cũng không diệt
Không đoạn cũng chẳng thường.
Chẳng một cũng chẳng nhiều
Không đến cũng không đi
Như vậy mười hai duyên
Ngưng dứt nên tịch tĩnh
Bậc Chính đẳng đã thuyết
Con kính tin lời Người
Nương tựa mười phương Phật
Xưa, nay, và mai sau
Tam bảo ba-la-mật
Biển công đức vô lượng
Cúng dường các Như Lai
Đại minh chân bí mật.
Đát nễ dã tha, bát la nghê bát la nghê, ma hạ bát la nghê bát la nghê, phạ bà tế bát la nghê, vạm ca ca lí a nghê, dã nẵng vĩ đà ma nễ, tất đề, tô tất đề, tất đình-dạ đổ mâu-hàm bà nga phạ đế, tát lí vạm, nga tốn na lí, bạt ngật đế vãn sa lệ, bá la sa, lí đa hạ tất đế, tam ma sa phạ, sa ca lí tất đình-dạ tất đình-dạ, một đình-dạ một đình-dạ kiếm ba kiếm ba, tả la tả la, la phạ la phạ, a nga tha, a nga tha, bà nga phạ đế ma vĩ la, toa sa phạ ha.
Nẵng mô đạt lí mô nại nga, đa tả mạo địa tát đỏa tả, ma hạ tát đỏa tả, ma hạ ca lỗ ni ca tả, nẵng mô sa na bá la, lỗ nĩ đát tả mạo địa tát đỏa tả, ma hạ tát đỏa tả, ma hạ ca lỗ ni ca tả, nẵng mô bát la nghê dã, ba la nhĩ đa duệ, đát nễ dã tha, mâu nễ đạt lí di,
Tăng nga la, hạ đạt lí di, a nỗ nga la, hạ đạt lí di, vĩ mục ngật đa, đạt lí di, tát đỏa nỗ nga la, hạ đạt lí di, phệ thất la phạ, noa đạt lí di, tam mãn đa, nỗ ba lí phạ lí đa, nẵng đạt lí di, ngu noa nga la, hạ tăng nga la, hạ đạt lí di.
Tát lí phạ đát la, nỗ nga đa đạt lí di, tát lí phạ, ca la ba lí bát la, ba noa đạt lí di, sa phạ hạ, bát la nghê dã, la di đa duệ, đát nễ dã tha, a khư nễ, nẵng khư nễ, a khư nẵng, nễ khư nễ, a phạ la vãn đà, nễ bán na, nễ bán na, nễ bát nại lí, sa phạ hạ.
Nẵng mô bát la nghê dã, ba la di đa duệ, đát nễ dã tha, ngang nga ngang nga, nẵng đế la, ngang nga nẵng đế nẵng, phạ bà sa, ngang nga sa phạ hạ.
Nẵng mô bát la nghê dã, ba la di đa, duệ đát nễ dã tha, thất lí duệ, thất lí duệ, mâu nễ thất lí duệ, mâu nễ thất lí dã tế, sa phạ hạ, bát la nghê dã, ba la di đa duệ, đát nễ dã tha, án phạ la vị lệ, sa phạ hạ.
Nẵng mô bát la nghê dã, ba la di đa duệ, đát nễ dã tha, án hột lăng, thất lăng, đặc lăng thất lỗ, đế đặc lí, đế sa mật lí, nga đế vĩ duệ, nặc sa phạ hạ.
Nẵng mô bát la nghê dã, ba la di đa duệ, đát nễ dã tha, vạm phạ lí, vạm phạ lí ma hạ, vạm phạ lí độ lỗ, độ lỗ ma hạ, độ lỗ sa phạ hạ.
Nẵng mô bát la nghê dã, ba la di đa duệ, đát nễ dã tha, hổ đế hổ đế hổ đa, thiết nễ tát lí phọc, ca lí ma, phạ la noa nễ sa phạ hạ.
Nẵng mô bát la nghê dã, ba la di đa duệ, đát nễ dã tha. Án a lỗ lê ca sa phạ hạ.
Nẵng mô bát la nghê dã, ba la di đa duệ, đát nễ dã tha. Án tát lí phạ, vĩ đổ sa phạ hạ.
Nẵng mô bát la nghê dã, ba la di đa duệ, đát nễ dã tha, nga đế nga đế ba, lam nga đế ba, la tăng nga đế mạo địa sa phạ ha.
Khi Thế Tôn thuyết kinh này xong, vua trời Đế Thích và các đại bồ-tát, trời, người, càn-thát-bà, a-tu-la … cùng tất cả đại chúng đều vô cùng vui mừng tin nhận và thực hành.
***
Chú thích:
[1] Nội không 內空: chỉ cho sáu nội xứ như mắt…không có ngã , ngã sở và không có các pháp như mắt….
[2] Ngoại không 外空: chỉ cho sáu ngoại xứ như sắc…không có ngã , ngã sở và không có các pháp như sắc….
[3] Nội ngoại không 內外空: tức mười hai xứ là sáu căn trong thân, sáu cảnh ngoài thân không có ngã, ngã sở và không có các pháp ấy.
[4] Không không 空空: không đắm trước ba không nói trên.
[5] Đại không 大空: tức trong thế giới mười phương không có các tướng phương vị cố định đây, kia, xưa nay.
[6] Thắng nghĩa không 勝義空: Tức lìa các pháp thì không có tự tính Đệ nhất nghĩa thật tướng nào khác, đối với thật tướng không đắm trước.
[7] Hữu vi không 有為空: Tức pháp do nhân duyên sinh và pháp tướng của nhân duyên đều không.
[8] Vô vi không 無為空: Không chấp trước pháp niết-bàn.
[9] Vô tế không 無際空: tức tất cả pháp tuy sinh khởi từ vô thỉ, nhưng cũng xa lìa tướng chấp thủ đối với pháp này.
[10] Vô biến dị không 無變異空: Nghĩa là tất cả các pháp chẳng thường, chẳng diệt, không biến không dị pháp tính như như, hoàn toàn bất khả đắc.
[11] vô thỉ không 無始空: tức tất cả pháp tuy sinh khởi từ vô thỉ, nhưng cũng xa lìa tướng chấp thủ đối với pháp này.
[12] Bản tính không 本性空: tức tự tính các pháp là không.
[13] Tự tướng không 自相空: tức tướng tổng biệt, đồng dị của các pháp đều không.
[15] Vô tính không 無性空: Các pháp đã hoại diệt thì không có tự tính, pháp vị lai cũng như thế.
[16] Tự tính không 自性空: Tức các pháp chỉ do nhân duyên mà có , cho nên hiện có chẳng phải thật có.
[17] Vô tính tự tính không 無性自性空: Tức tất cả pháp sinh diệt và pháp vô vi trong ba đời đều không thật có.
[18] Nhất thiết pháp không 一切法空: Tức tự tướng của tất cả pháp như uẩn, xứ, giới, …đều bất định, lìa tướng chấp trước.