1
2
3
4

Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa

Đường Pháp Thành dịch

Bản Việt dịch (1) của Nguyên Thuận

Bản Việt dịch (2) của Quảng Minh

Bản Việt dịch (3) của Thích Nữ Tịnh Nguyên

Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa

Việt dịch: Nguyên Thuận

***

TÔI NGHE NHƯ VẦY:

Một thuở nọ, Đức Phật ở trên núi Thứu Phong gần Đại thành Vương Xá, cùng với các vị đại Tỳ-kheo và chư đại Bồ-tát.

Lúc bấy giờ Thế Tôn nhập Thậm Thâm Minh Liễu Chánh Định–một Pháp môn rất kỳ đặc.

Lại vào lúc bấy giờ, khi Quán Tự Tại Bồ-tát tu hành Trí Độ sâu xa, ngài quán sát và soi thấy thể tánh của năm uẩn thảy đều là không.

Lúc đó, Tuệ mạng Xá-lợi Tử nương uy lực của Phật và thưa với Thánh giả Quán Tự Tại Đại Bồ-tát rằng:

“Thưa Thánh giả! Nếu thiện nam tử nào muốn tu hành Trí Độ sâu xa, thì họ phải tu học như thế nào?”

Khi nói lời ấy xong, Quán Tự Tại Đại Bồ-tát bảo Tuệ mạng Xá-lợi Tử rằng:

“Nếu thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào muốn tu hành Trí Độ sâu xa, họ nên quán sát thể tánh của năm uẩn đều không như vầy:

Sắc tức là không; không tức là sắc. Sắc chẳng khác không; không chẳng khác sắc. Và như thế, thọ tưởng hành thức cũng thảy đều không.

Cho nên, Xá-lợi Tử! Tánh của hết thảy pháp đều không, vô tướng: không sanh không diệt, không tịnh không uế, không tăng không giảm.

Xá-lợi Tử! Cho nên bấy giờ ở trong không tánh: không có sắc, không có thọ, không có tưởng, không có hành, và cũng không có thức; không có mắt, không có tai, không có mũi, không có lưỡi, không có thân, không có ý; không có sắc, không có thanh, không có hương, không có vị, không có xúc, không có pháp; không có thức của mắt, cho đến không có thức của ý; không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết. Không có khổ tập diệt đạo; không có trí tuệ, không có chứng đắc, và cũng không có không chứng đắc.

Cho nên, Xá-lợi Tử! Vì không có chỗ chứng đắc, nên Bồ-tát y theo Trí Độ và được tâm không ngăn ngại, không có sợ hãi, siêu vượt điên đảo, và đạt tới Cứu Cánh Niết-bàn.

Tất cả chư Phật ba đời cũng đều y theo Trí Độ, nên chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Xá-lợi Tử! Vì thế phải biết rằng, Trí Độ là đại mật chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú. Là chú có thể diệt trừ hết thảy các khổ, chân thật không điên đảo.

Phải biết Trí Độ là chú bí mật.

Chân ngôn của Trí Độ thuyết như vầy:

|| yết đế, yết đế, ba ra yết đế, ba ra tăng yết đế, bồ đề, tát bà ha. ||

|| gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā ||

Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát nên tu học Trí Độ sâu xa như vậy.”

Bấy giờ Thế Tôn từ chánh định kia mà dậy, rồi Ngài ngợi khen Thánh giả Quán Tự Tại Đại Bồ-tát rằng:

“Lành thay, lành thay, thiện nam tử! Như thị, như thị! Đúng như lời ông nói. Họ nên tu học Trí Độ như vậy, thời tất cả Như Lai cũng sẽ tùy hỷ.”

Khi Thế Tôn nói lời ấy xong, Tuệ mạng Xá-lợi Tử, Thánh giả Quán Tự Tại Đại Bồ-tát, cùng tất cả trời, người, phi thiên, và tầm hương thần trong thế gian, khi nghe lời Phật dạy, họ đều sanh tâm đại hoan hỷ và tín thọ phụng hành.

    Xem thêm:

  • Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa – Đường Trí Huệ Luân - Kinh Tạng
  • Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đại Minh Chú Kinh - Kinh Tạng
  • Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa – Đường Huyền Trang - Kinh Tạng
  • Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa – Đường Bát Nhã Cộng Lợi Ngôn Đẳng - Kinh Tạng
  • Kinh Tinh Yếu Đế Thích Bát Nhã - Kinh Tạng
  • Tâm Kinh Phổ Biến Trí Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Kinh Thánh Phật Mẫu Tiểu Tự Bát Nhã - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sở Thuyết Tối Thắng Danh Nghĩa - Kinh Tạng
  • Kinh Bốn Pháp Của Đại Thừa - Kinh Tạng
  • Kinh Tất Đàm Phân Đà Lợi - Kinh Tạng
  • Phật Nói Văn Thù Sư Lợi 108 Danh Phạn Tán - Kinh Tạng
  • Tâm Kinh Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Nhơn Vương Bát Nhã Đà La Ni Thích - Kinh Tạng
  • Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương - Kinh Tạng
  • Kinh Chư Phật Tâm Ấn Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Thành Tựu Tụng Niệm Cúng Dường Bồ Tát Cam Lộ Quân Đồ Lợi - Kinh Tạng
  • Bài chú Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Phương Quảng Phổ Hiền Sở Thuyết - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm - Kinh Tạng
  • Kinh Bất Không Quyến Sách Chú Tâm - Kinh Tạng