1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

Quyển thứ 33

24. PHẨM BỒ TÁT CA DIẾP PHẦN 3

…Này thiện nam tử! Trí chẳng đầy đủ thường có năm việc. Người đó biết rồi cầu gần bạn lành. Bạn lành như vậy phải biết quan sát người này tham dục, sân nhuế, ngu si và suy nghĩ hiểu biết người này thiên về cái gì nhiều? Nếu biết người đó tham dục nhiều thì liền ứng vì họ nói pháp quán bất tịnh. Người sân nhuế nhiều thì vì họ nói từ bi. Người suy nghĩ hiểu biết nhiều thì dạy cho họ sổ tức (phép đếm hơi thở). Người chấp trước ngã nhiều thì phải vì họ phân tích mười tám giới.v.v.. Người đó nghe rồi chí tâm thọ trì, chí tâm thọ trì rồi theo đúng như pháp tu hành, theo đúng như pháp tu hành rồi theo thứ lớp chứng được bốn niệm xứ, quán thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã. Ðược cái quán này rồi thì theo thứ lớp quán mười hai nhân duyên. Quán như vậy rồi thì người đó được Noãn pháp.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Tất cả chúng sinh đều có Noãn (ấm) pháp. Vì sao vậy? Vì như lời đức Phật nói, ba pháp hòa hợp gọi là chúng sinh: một là tuổi thọ, hai là noãn (hơi ấm), ba là thức. Nếu theo nghĩa này thì tất cả chúng sinh nên trước có noãn mà vì sao đức Như Lai nói rằng, Noãn pháp nhân bạn lành sinh ra?

Ðức Phật dạy rằng:

– Này thiện nam tử! Như lời ông hỏi, có Noãn pháp thì tất cả chúng sinh đến nhất xiển đề đều có hết. Như lời hôm nay ta nói là Noãn pháp cần phải nhân phương tiện, rồi nhiên hậu mới được thì nó vốn không nay có. Do nghĩa này nên chẳng phải các chúng sinh, tất cả trước đã có. Vậy nên hôm nay, ông chẳng nên nạn vấn ta là tất cả chúng sinh đều có Noãn pháp. Này thiện nam tử! Noãn pháp như vậy là pháp của Sắc giới, chẳng phải Dục giới có được. Nếu nói rằng, tất cả chúng sinh có thì chúng sinh Dục giới cũng đều nên có mà Dục giới không có nên phải biết là chẳng phải tất cả có. Vì sao vậy? Vì đệ tử của ta có còn ngoại đạo thì không. Do nghĩa này nên tất cả chúng sinh chẳng nhất định đều có. Này thiện nam tử! Tất cả ngoại đạo chỉ quán sáu hạnh còn đệ tử của ta đầy đủ mười sáu hạnh (?). Mười sáu hạnh này thì tất cả chúng sinh chẳng nhất định đều có.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Cái nói là Noãn pháp thì sao gọi là Noãn? Vì tự tính noãn hay vì người khác nên noãn?

Ðức Phật dạy rằng:

– Này thiện nam tử! Như vậy tự tính của pháp noãn, chẳng phải vì người khác nên noãn!

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Ðức Như Lai trước đã nói rằng, mã sư Mãn Túc không có Noãn pháp. Vì sao vậy? Vì ở chỗ Tam Bảo không tín tâm. Vậy nên không noãn thì phải biết tín tâm tức là Noãn pháp.

– Này thiện nam tử! Tín chẳng phải Noãn pháp. Vì sao vậy? Vì nhân ở tín tâm mà sau mới được noãn. Này thiện nam tử! Luận về Noãn pháp thì tức là trí tuệ. Vì sao vậy? Vì quan sát bốn Ðế. Vậy nên gọi đó là mười sáu hạnh mà hạnh tức là trí. Này thiện nam tử! Như câu hỏi của ông nhân duyên thế nào nên gọi là noãn. Này thiện nam tử! Luận về Noãn pháp thì tức là tướng lửa của tám Thánh đạo. Vậy nên gọi là noãn. Này thiện nam tử! Ví như dùi lửa thì trước có hơi ấm, tiếp đến có lửa sinh ra và sau cùng thì bốc khói. Ðạo Vô lậu này cũng lại như vậy. Hơi ấm tức là mười sáu hạnh, lửa tức là quả Tu đà hoàn, khói tức là tu đạo, cắt đứt kết sử.

Bồ tát Ca Diếp lại bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Như vậy Noãn pháp cũng là Hữu pháp cũng là hữu vi! Quả báo pháp này được năm ấm của Sắc giới nên gọi là Hữu. Do nhân duyên này nên lại gọi là hữu vi. Nếu là hữu vi thì làm sao có thể là tướng của đạo Vô lậu được?

Ðức Phật dạy rằng:

– Này thiện nam tử! Ðúng vậy! Ðúng vậy! Ðúng như lời ông nói! Này thiện nam tử! Như vậy Noãn pháp tuy là hữu vi, pháp có nhưng trở lại có thể phá hoại hữu vi và pháp có. Vậy nên nó có thể là tướng của đạo Vô lậu. Này thiện nam tử! Như người cưỡi ngựa cũng yêu ngựa nhưng cũng thúc giục ngựa. Noãn tâm cũng vậy, yêu thích nên thọ sinh, nhàm chán nên quan sát hạnh. Vậy nên tuy lại là hữu pháp, hữu vi mà có thể cùng chánh đạo kia làm tướng, được Noãn pháp. Người có bảy mươi ba thứ, Dục giới có mười thứ, thứ người này đầy đủ tất cả phiền não, từ đoạn một phần cho đến chín phần. Như ở Dục giới, từ sơ thiền cho đến Vô Sở Hữu Xứ cũng lại như vậy. Ðó gọi là bảy mươi ba thứ. Những người như vậy được Noãn pháp rồi thì chẳng lại có thể cắt đứt căn lành, làm tội ngũ nghịch, phạm bốn trọng cấm. Hai thứ người này, một là gặp bạn lành, hai là gặp bạn ác. Người gặp bạn ác thì tạm ra trở lại chìm. Người gặp bạn lành thì quan sát khắp bốn phương, quan sát bốn phương thì tức là đỉnh pháp. Pháp này tuy tính lại là năm ấm nhưng cũng duyên bốn Ðế. vậy nên được gọi là quan sát khắp bốn phương. Ðược đỉnh pháp rồi tiếp đến được nhẫn pháp. Nhẫn này cũng vậy, tính cũng năm ấm, cũng duyên bốn Ðế. Người này tiếp đến được pháp Thế đệ nhất. Pháp này tuy tính lại là năm ấm, cũng duyên bốn Ðế. Người này tiếp đến được Khổ nhẫn pháp mà tính của nhẫn là tuệ duyên với một Ðế. Như vậy nhẫn pháp duyên một Ðế rồi cho đến thấy đoạn phiền não, được quả Tu đà hoàn. Ðó gọi là quan sát khắp bốn phương thứ tư. Bốn phương tức là bốn Ðế.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Như đức Phật trước đã nói, việc đoạn phiền não của người Tu đà hoàn giống như vũng nước dọc ngang bốn mươi dặm, còn cái còn lại ấy thì như một giọt nước nhỏ xíu. Trong giọt nước nhỏ này thì sao nói là đoạn ba kết? Gọi là Tu đà hoàn thì một là ngã kiến, hai là chẳng phải nhân thấy nhân, ba là nghi võng. Thưa đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì gọi Tu đà hoàn quan sát khắp bốn phương? Lại vì nhân duyên gì gọi Tu đà hoàn? Lại vì nhân duyên gì nói Tu đà hoàn dụ cho cá Tích?

Ðức Phật dạy rằng:

– Này thiện nam tử! Người Tu đà hoàn tuy lại có thể đoạn vô lượng phiền não nhưng ba thứ nặng này cũng nhiếp lấy sự cắt đứt kết sử của tất cả người Tu đà hoàn. Này thiện nam tử! Ví như vị Ðại vương khi ra đi tuần du tuy có bốn binh nhưng người đời chỉ nói vua đến vua đi. Vì sao vậy? Vì thế gian xem trọng vua vậy. Ba phiền não này cũng lại như vậy. Vì nhân duyên gì mà gọi đó là trọng (nặng)? Vì tất cả chúng sinh thường khởi nó lên nhỏ khó nhận biết nên gọi là trọng. Như ba kết này khó có thể đoạn trừ nên có thể là nhân của tất cả phiền não. Oán địch đối trị ba kết này là giới, định, tuệ. Này thiện nam tử! Có các chúng sinh nghe Tu đà hoàn có thể đoạn vô lượng phiền não như vậy thì sinh ra thoái tâm, liền nói lên rằng: “Chúng sinh làm sao có thể đoạn vô lượng phiền não như vậy?” Vậy nên Như Lai phương tiện nói có ba! Như lời ông hỏi, vì nhân duyên gì mà người Tu đà hoàn dụ cho quan sát bốn phương? Này thiện nam tử! Người Tu đà hoàn quan sát bốn Ðế thu hoạch được bốn việc: Một là trụ ở đạo kiên cố, hai là có thể quan sát khắp, ba là có thể thấy như thật, bốn là có thể hoại đại oán. Ðạo kiên cố nghĩa là Tu đà hoàn sở hữu năm căn nên không thể động. Vậy nên gọi là trụ đạo kiên cố. Quan sát khắp cùng nghĩa là Tu đà hoàn có thể quở trách phiền não trong, ngoài. Thấy như thật thì tức là Nhẫn trí. Hoại đại oán nghĩa là hoại bốn điên đảo. Như lời ông hỏi, vì nhân duyên gì gọi là Tu đà hoàn? Này thiện nam tử! Tu là gọi Vô lậu, Ðà Hoàn là gọi tu tập. Tu tập Vô lậu nên gọi là Tu đà hoàn. Này thiện nam tử! Lại có, Tu gọi là lưu. Lưu có hai thứ: một là thuận lưu (thuận dòng), hai là nghịch lưu (ngược dòng). Do nghịch lưu nên gọi là Tu đà hoàn.

Bồ tát Ca Diếp bạch rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Nếu từ ý nghĩa này thì vì nhân duyên gì mà người Tư đà hàm, người A na hàm, người A la hán chẳng được gọi là Tu đà hoàn vậy?

– Này thiện nam tử! Từ Tu đà hoàn cho đến các đức Phật cũng được gọi là Tu đà hoàn. Nếu từ Tư đà hàm cho đến các đức Phật không Tu đà hoàn (nghịch lưu) thì làm sao được gọi là Tư đà hàm cho đến Phật. Tên tất cả chúng sinh có hai thứ: một là cựu (cũ, trước), hai là khách (mượn tạm). Khi còn là phàm phu thì có tên gọi của đời. Ðã được đạo rồi thì đổi tên gọi là Tu đà hoàn. Do trước được đạo nên tên là Tu đà hoàn, rồi sau được tiếp nên gọi Tư đà hàm. Người đó cũng tên là Tu đà hoàn, cũng tên là Tư đà hàm… cho đến Phật cũng lại như vậy. Này thiện nam tử! Lưu có hai thứ: Một là giải thoát, hai là Niết Bàn. Tất cả Thánh nhân đều có hai thứ này, cũng có thể được gọi là Tu đà hoàn, cũng gọi là Tư đà hàm… cho đến Phật cũng lại như vậy. Này thiện nam tử! Tu đà hoàn cũng gọi là Bồ tát. Vì sao vậy? Vì Bồ tát thì tức là tận trí và Vô sinh trí mà người Tu đà hoàn cũng lại tìm cầu hai thứ trí như thế. Vậy nên phải biết người Tu đà hoàn được gọi là Bồ tát. Người Tu đà hoàn cũng được gọi là Giác. Vì sao vậy? Vì Chính giác thì thấy đạo, cắt đứt phiền não vậy. Do nhân quả của Chính giác nên Chính giác chung với đạo và chẳng chung với đạo. Tư đà hàm cho đến A la hán cũng lại như vậy. Này thiện nam tử! Tu đà hoàn này thường có hai thứ: Một là lợi căn, hai là độn căn. Người độn căn thì qua lại cõi người, trời bảy lần. Người độn căn đó lại có năm thứ: hoặc người có sáu lần, năm lần, bốn lần, ba lần, hai lần qua lại trời người. Người lợi căn thì hiện tại chứng được quả Tu đà hoàn đến quả A la hán. Này thiện nam tử! Như lời ông hỏi, vì nhân duyên gì dùng loài cá Tích dụ cho người Tu đà hoàn? Này thiện nam tử! Loài cá Tích có bốn việc: Một là xương nhỏ nên nhẹ, hai là có cánh nên nhẹ, ba là ưa thấy ánh sáng, bốn là ngậm vật giữ chặc. Người Tu đà hoàn cũng có bốn việc: Răng, xương nhỏ là dụ cho phiền não nhỏ, có cánh là dụ cho Xa ma tha (chỉ) Tỳ bà xá na (quán), ưa thấy ánh sáng là dụ cho thấy đạo, ngậm vật giữ chắc là dụ cho nghe Như Lai nói vô thường khổ vô ngã bất tịnh thì giữ chắc chẳng bỏ. Giống như Ma vương hóa làm hình dáng Phật, trưởng giả Thủ La nhìn thấy rồi, lòng kinh hãi. Ma thấy lòng ông trưởng giả ấy động rồi, liền nói với ông trưởng giả rằng: “Ta trước nói có bốn chân đế là lời nói chẳng chân thật! Nay ta sẽ vì ông nói lại là có năm Ðế, sáu ấm, mười ba nhập, mười chín giới!” Ông trưởng giả nghe rồi liền quan sát pháp tướng, nhưng đều không có cái lý này. Vậy nên phải kiên trì lòng mình chẳng động.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Tu đà hoàn này trước đã được đạo nên gọi là Tu đà hoàn. Vì sơ quả (quả vị đầu tiên) nên gọi là Tu đà hoàn. Nếu trước đã được đạo nên gọi là Tu đà hoàn thì khi được Khổ pháp nhẫn vì sao chẳng được gọi là Tu đà hoàn mà gọi là Hướng? Nếu vì sơ quả mà gọi là Tu đà hoàn thì người ngoại đạo trước đã đoạn phiền não, đến được “Vô sở hữu xứ” mà tu đạo vô lậu lại được quả A na hàm. Vì sao chẳng gọi họ là Tu đà hoàn?

– Này thiện nam tử! Do sơ quả nên gọi là Tu đà hoàn! Như lời ông hỏi, người ngoại đạo trước đã đoạn phiền não, đến được Vô sở hữu xứ mà tu đạo Vô lậu được quả A na hàm thì vì sao chẳng gọi họ là Tu đà hoàn? Này thiện nam tử! Do sơ quả nên gọi là Tu đà hoàn. Người này khi ấy đầy đủ tám trí và mười sáu hạnh!

Ngài Ca Diếp bạch rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Người được A na hàm cũng lại như vậy, cũng được tám trí, đủ mười sáu hạnh mà vì sao chẳng được gọi là Tu đà hoàn?

– Này thiện nam tử! Mười sáu hạnh hữu lậu có hai thứ: một là chung (cộng), hai là chẳng chung (bất cộng). Mười sáu hạnh Vô lậu cũng có hai thứ: Một là hướng quả, hai là đắc quả. Tám trí cũng có hai: Một là hướng quả, hai là đắc quả. Người Tu đà hoàn xả mười sáu hạnh cộng được mười sáu hạnh bất cộng, bỏ tám trí hướng quả được tám trí đắc quả. Người A na hàm thì chẳng như vậy. Vậy nên sơ quả gọi là Tu đà hoàn. Này thiện nam tử! Người Tu đà hoàn duyên với bốn Ðế còn người A na hàm chỉ duyên một Ðế. Vậy nên sơ quả gọi là Tu đà hoàn. Do nhân duyên này nên dụ dùng loài cá Tích. Người quan sát khắp rồi đi tức là Tư đà hàm hết lòng tu đạo vì đoạn trừ tham dục, sân, si, kiêu mạn như con cá Tích kia quan sát khắp bốn phương rồi vì mồi ăn nên đi.

Ði rồi lại trụ là dụ cho A na hàm, được ăn rồi trụ. A na hàm này thường có hai thứ: Một là hiện tại được A na hàm rồi tiến tu liền được quả A la hán. Hai là tham trước Tịch tịnh tam muội trong Sắc giới, Vô sắc giới mà người này chẳng thọ thân dục giới nên gọi là A na hàm. A na hàm này lại có năm thứ: Một là Trung Bát Niết Bàn, hai là Thọ Thân Bát Niết Bàn, ba là Hành Bát Niết Bàn, bốn là Vô hành Bát Niết Bàn, năm là Thượng lưu Bát Niết Bàn. A na hàm lại có sáu thứ: Năm thứ nêu trên, thêm sáu là Hiện tại Bát Niết Bàn. Lại có bảy thứ: Sáu thứ như trên, thêm thứ bảy là Vô Sắc Giới Bát Niết Bàn. Hành Bát Niết Bàn lại có hai thứ: Hoặc thọ hai thân, hoặc thọ bốn thân. Nếu thọ hai thân thì đó gọi là lợi căn. Nếu thọ bốn thân thì đó gọi là độn căn. Lại có hai thứ: Một là tinh tấn không tự tại định, hai là giải đãi có tự tại định. Lại có hai thứ: Một là đủ tinh tấn định, hai là chẳng đủ. Này thiện nam tử! Chúng sinh Sắc giới có hai thứ nghiệp: Một là tác nghiệp, hai là thọ sinh nghiệp. Trung Niết Bàn thì chỉ có tác nghiệp không có thọ sinh nghiệp. Vậy nên ở giữa mà Bát Niết Bàn, xả thân Dục giới, chưa đến Sắc giới. Do lợi căn nên ở Trung Niết Bàn. Người A na hàm Trung Niết Bàn này có bốn thứ tâm: Một là phi học phi vô học, hai là học, ba là vô học, bốn là phi học phi vô học. Vào với Niết Bàn mà sao lại gọi là Trung Bát Niết Bàn? Này thiện nam tử! Vì trong bốn thứ tâm của A na hàm này có hai: Một là Niết Bàn và hai là phi Niết Bàn. Vậy nên gọi là Trung Bát Niết Bàn. Thọ thân Niết Bàn có hai thứ: Một là tác nghiệp, hai là sinh nghiệp. Người xả thân Dục giới thọ thân Sắc giới, tinh cần tu đạo, hết thọ mạng ấy thì vào với Niết Bàn.

Bồ tát Ca Diếp bạch rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Nếu nói rằng hết thọ vào Niết Bàn thì làm sao mà nói rằng Thọ Thân Niết Bàn?

Ðức Phật dạy rằng:

– Này thiện nam tử! Người này thọ thân rồi nhiên hậu mới đoạn trừ phiền não của ba cõi nên gọi là Thọ Thân Niết Bàn. Này thiện nam tử! Hành Bát Niết Bàn thì thường tu hành đạo. Do có sức của tam muội hữu vi nên có thể đoạn trừ phiền não mà vào với Niết Bàn. Ðó gọi là Hành Bát Niết Bàn. Vô Hành Niết Bàn là người này quyết định biết sẽ được Niết Bàn nên giải đãi. Cũng do lực của tam muội hữu vi nên hết thọ mạng thì được vào với Niết Bàn. Ðó gọi là Vô Hành Bát Niết Bàn. Thượng Lưu Bát Niết Bàn là nếu có người được Ðệ Tứ Thiền rồi mà sinh ra ái tâm ở Sơ thiền thì do nhân duyên này sinh lùi lại ở Sơ thiền. Hạng này có hai dòng (lưu): Một là dòng phiền não, hai là dòng đạo. Nhờ dòng đạo nên người này thọ mạng hết sinh ra yêu Nhị thiền. Do nhân duyên này nên họ sinh ra ở Nhị thiền… cho đến Ðệ tứ Thiền cũng lại như vậy. Trong bốn thiền này lại có hai thứ: Một là vào Vô sắc giới, hai là vào Ngũ Tịnh Cư. Hai người như vậy thì một người ưa tam muội và người thứ hai ưa trí tuệ. Người ưa trí tuệ thì vào Ngũ Tịnh Cư còn người ưa tam muội thì vào Vô Sắc giới. Như vậy hai người: Một là tu Ðệ Tứ Thiền thì có năm bậc sai khác, hai là chẳng tu. Những gì là năm bậc? Ðó là hạ, trung, thượng, thượng trung và thượng thượng. Người tu thượng thượng thì ở Vô Tiểu Thiên. Người tu thượng trung thì ở Thiện Kiến Thiên. Người tu thượng phẩm thì ở Thiện Kiến Thiên. Người tu trung phẩm thì ở Vô Nhiệt Thiên. Người tu hạ phẩm thì ở Thiểu Quảng Thiên. Hai người như vậy, một là ưa luận nghị, hai là ưa tịch tịnh. Người ưa tịch tịnh thì vào Vô Sắc Giới. Người ưa luận nghị ở Ngũ Tịnh Cư. Lại có hai thứ người, một là tu huân thiền, hai là chẳng tu huân thiền. Người tu huân thiền thì vào Ngũ Tịnh Cư. Người chẳng tu huân thiền thì sinh ở Vô sắc giới. Hết thọ mạng thì người ấy Bát Niết Bàn nên gọi là thượng lưu Bát Niết Bàn. Nếu muốn vào với Vô sắc giới thì tức là chẳng thể tu năm sai khác của Bốn Thiền. Nếu tu năm sai khác thì có thể quở trách định của Vô sắc giới.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Người Trung Niết Bàn thì tức lợi căn. Nếu là người lợi căn thì vì sao chẳng hiện tại vào Niết Bàn vậy? Vì sao Dục giới có Trung Niết Bàn mà Sắc giới thì không?

Ðức Phật dạy rằng:

– Này thiện nam tử! Người đó hiện tại bốn đại gầy yếu chẳng thể tu đạo. Tuy có Tỳkheo với bốn đại mạnh khỏe nhưng không có phòng nhà, đồ ăn thức uống, quần áo, ngọa cụ, thuốc chữa bệnh… mọi duyên chẳng đủ. Vậy nên chẳng được hiện tại Niết Bàn. Này thiện nam tử! Ngày trước một thuở, ta ở tại tinh xá A Na Bân Chỉ nước Xá Vệ, có một Tỳkheo đi đến chỗ của ta nói lên như vầy: “Thưa đức Thế Tôn! Con thường tu đạo mà chẳng thể được quả Tu đà hoàn đến quả A la hán!” Ta tức thời bảo ông A Nan rằng: “Ông nay phải vì vị Tỳkheo này cấp đủ những sự cần dùng”. Lúc bấy giờ ông A Nan đem vị Tỳkheo này đến rừng Kỳ Ðà cấp cho phòng nhà đẹp. Khi đó vị Tỳkheo nói với ông A nan rằng: “Thưa đại đức! Nguyện xin ngài vì tôi trang nghiêm phòng nhà, sửa sang sạch sẽ, nghiêm lệ bảy báu, treo bảo cái, tràng phan lụa ngũ sắc…” Ông A Nan nói rằng: “Thế gian, người nghèo mới gọi là Sa môn thì tôi phải làm sao có thể bày biện những việc đó?” Tỳkheo này nói rằng: “Thưa đại đức! Nếu ngài có thể vì tôi làm thì tốt! Nếu chẳng thể thì tôi sẽ trở lại đi đến chỗ đức Thế Tôn!”. Lúc bấy giờ, ông A Nan liền đi đến chỗ Phật mà thưa rằng: “Thưa đức Thế Tôn! Tỳkheo vừa rồi theo con cầu tìm đủ thứ trang nghiêm bảy báu, tràng, cái… chẳng xem xét việc này thì phải làm sao vậy?”. Vào lúc ấy, ta lại bảo ông A Nan rằng: “Nay ông trở lại đi theo ý của Tỳkheo, đem những vật cần dùng của ông ấy mà bày biện đủ!”. Lúc bấy giờ, ông A Nan trở lại trong phòng, vì vị Tỳkheo này bày biện từng việc từng việc đầy đủ. Tỳkheo được như ý rồi thì hết lòng tu đạo. Chẳng bao lâu ông liền được quả Tu đà hoàn đến quả A la hán. Này thiện nam tử! Vô lượng chúng sinh ứng vào Niết Bàn nhưng vì thiếu thốn nên làm loạn lòng họ nên chẳng được. Này thiện nam tử! Lại có chúng sinh rất vui được giáo hóa nên lòng họ rộn ràng chẳng thể được định. Vậy nên chẳng được Hiện Tại Niết Bàn. Này thiện nam tử! Như lời ông hỏi, vì nhân duyên gì xả thân Dục giới có Trung Niết Bàn mà Sắc giới thì không?. Này thiện nam tử! Người này quan sát ở Dục giới, nhân duyên phiền não có hai: Một là nội, hai là ngoại mà trong Sắc giới không có ngoại nhân duyên. Dục giới lại có hai thứ ái tâm, một là dục ái, hai là thực (ăn) ái. Quan sát hai ái này, hết lòng quở trách, quở trách rồi thì được vào Niết Bàn. Trong Dục giới này có thể quở trách các phiền não thô như là xan tham, tật đố, không tàm, không quí… Do nhân duyên này nên có thể được Niết Bàn. Lại, đạo của Dục giới, tính của đạo ấy dũng kiện. Vì sao vậy? Vì được bốn quả vậy. Vậy nên Dục giới có Trung Niết Bàn mà trong Sắc giới thì không. Này thiện nam tử! Trung Niết Bàn thì thường có ba thứ. Ðó là thượng, trung, hạ. Thượng là xả thân chưa rời khỏi Dục giới liền được Niết Bàn. Trung là bắt đầu rời khỏi Dục giới chưa đến Sắc giới liền được Niết Bàn. Hạ là rời khỏi Dục giới rồi đến biên giới Sắc giới mới được Niết Bàn. Dụ dùng loài cá Tích được mồi ăn rồi đi, người này cũng vậy. Sao gọi là Trụ? Ở tại Sắc giới và Vô sắc giới được thọ thân vậy. Vậy nên gọi trụ. Chẳng thọ thân người, trời, địa ngục, súc sinh, ngã quỉ của Dục giới. Vậy nên gọi là Trụ. Ðã đoạn trừ vô lượng các phiền não kết, còn lại chút ít vậy. Vậy nên gọi Trụ. Lại vì nhân duyên gì mà gọi đó là Trụ? Vì nhân duyên nhất định chẳng tạo tác chung việc của phàm phu. Vậy nên gọi là Trụ. Mình không sợ gì, chẳng khiến người khác sợ. Vậy nên gọi là Trụ. Xa lìa hai ái, xan tham, sân nhuế. Vậy nên gọi là Trụ.

Này thiện nam tử! Người đến bờ kia là dụ cho A la hán, Bích Chi Phật, Bồ tát, Phật, giống như Rùa thần trên nước trên đất đều đi được cả. Vì nhân duyên gì mà dụ những vị ấy cho rùa? Vì nhân duyên năm tàng tốt (thiện). Những bậc A la hán này cho đến các đức Phật cũng lại như vậy, khéo che năm căn vậy nên dụ cho rùa. Rằng nước và đất thì nước dụ cho thế gian, đất dụ cho xuất thế gian. Các vị Thánh này cũng lại như vậy, có thể quan sát tất cả phiền não ác nên đến với bờ kia. Vậy nên dụ cho đến dưới nước, trên đất đều đi.

Này thiện nam tử! Như bảy loài chúng sinh trong sông Hằng, tuy có tên là cá, rùa nhưng chẳng lìa khỏi nước. Như vậy trong Ðại Niết Bàn vi diệu, từ nhất xiển đề lên đến các đức Phật tuy có tên khác nhau nhưng cũng chẳng lìa khỏi nước Phật tính. Này thiện nam tử! Bảy loại chúng sinh này hoặc thiện pháp, hoặc bất thiện pháp, hoặc phương tiện đạo, hoặc giải thoát đạo, hoặc thứ đệ đạo, hoặc nhân, hoặc quả… hết thảy đều là Phật tính. Ðó gọi là Tùy Tự Ý Ngữ của Như Lai!

Bồ tát Ca Diếp bạch rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Nếu có nhân thì có quả, nếu không nhân thì không quả. Niết Bàn gọi là quả thường nên không có nhân. Nếu không nhân thì sao gọi là quả? Nhưng mà Niết Bàn này cũng gọi là Sa môn và gọi là quả Sa môn thì thế nào là Sa môn? Thế nào là quả Sa môn?

– Này thiện nam tử! Tất cả thế gian có bảy thứ quả: Một là quả phương tiện, hai là quả báo ân, ba là quả thân cận, bốn là quả tàn dư, năm là quả bình đẳng, sáu là quả quả báo, bảy là quả viễn ly. Phương tiện quả thì như người thế gian, mùa thu, thu hoạch nhiều lúa, đều nói với nhau rằng, được phương tiện quả. Phương tiện quả còn gọi là Nghiệp hành quả. Quả như vậy thì có hai thứ nhân: Một là nhân gần, hai là nhân xa. Nhân gần là gọi hạt giống (chủng tử). Nhân xa là gọi nước, phân bón, công sức của người. Ðó gọi là phương tiện quả. Báo ân quả thì như người thế gian cúng dường cha mẹ, cha mẹ đều nói rằng, ta nay đã được quả báo ân dưỡng. Con có thể báo đền ơn cha mẹ thì gọi đó là quả. Quả như vậy thì nhân cũng có hai thứ: Một là nhân gần, hai là nhân xa. Nhân gần tức là nghiệp thuần thiện đời quá khứ của cha mẹ. Nhân xa tức là cha mẹ đã sinh ra con hiếu. Ðó gọi Báo ân quả. Thân cận quả thì ví như có người gần gũi bạn lành hoặc được từ quả Tu đà hoàn đến quả A la hán. Người đó xướng lên rằng: “Ta nay được Thân cận quả!” Quả như vậy thì nhân có hai thứ: Một là nhân gần, hai là nhân xa. Nhân gần là lòng tin, nhân xa là bạn lành. Ðó gọi là Thân cận quả. Dư tàn quả thì như nhân chẳng sát hại được thân thứ ba kéo dài thêm thọ mạng. Ðó gọi là Dư tàn quả. Quả như vậy thì có hai thứ nhân: Một là nhân gần, hai là nhân xa. Nhân gần tức là thân, miệng, ý thanh tịnh. Nhân xa tức là kéo dài thêm thọ mạng. Ðó gọi là Tàn dư quả. Bình đẳng quả nghĩa là thế giới khí (đồ dùng). Quả như vậy thì cũng có hai thứ nhân: Một là nhân gần, hai là nhân xa. Nhân gần như là chúng sinh tu mười nghiệp thiện. Nhân xa như là tam tai. Ðó gọi là Bình đẳng quả. Quả Báo quả thì như người chứng được thân thanh tịnh rồi tu nghiệp thanh tịnh của thân, miệng, ý. Người đó liền nói rằng, ta được quả báo quả. Quả như vậy thì nhân có hai thứ: Một là nhân gần, hai là nhân xa. Nhân gần thì như là thân, miệng, ý hiện tại thanh tịnh. Nhân xa thì như là thân, miệng, ý quá khứ thanh tịnh. Ðó gọi là quả báo quả. Viễn ly quả thì tức là Niết Bàn lìa các khổ não. Tất cả nghiệp thiện là nhân của Niết Bàn. Nó lại có hai thứ: Một là nhân gần, hai là nhân xa. Nhân gần tức là ba cửa giải thoát. Nhân xa tức là việc tu hành thiện pháp của vô lượng đời. Này thiện nam tử! Như pháp thế gian, hoặc nói sinh nhân, hoặc nói liễu nhân. Pháp xuất thế cũng lại như vậy, cũng nói sinh nhân, cũng nói liễu nhân. Này thiện nam tử! Ba cửa giải thoát, ba mươi bảy phẩm trợ đạo có thể vì tất cả phiền não làm chẳng sinh ra sinh nhân, cũng vì Niết Bàn mà làm liễu nhân. Này thiện nam tử! Lìa xa phiền não thì được thấy rõ ràng Niết Bàn. Vậy nên Niết Bàn chỉ có liễu nhân, không có sinh nhân. Này thiện nam tử! Như lời ông hỏi, thế nào là Sa môn na? Thế nào là Sa môn quả? Này thiện nam tử! Sa môn na tức là Bát chánh đạo. Sa môn quả thì từ đạo rốt ráo diệt vĩnh viễn tất cả tham, sân, si.v.v… Ðó gọi là Sa môn na và Sa môn quả.

Bồ tát Ca Diếp bạch rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà Bát chánh đạo gọi là Sa môn na?

– Này thiện nam tử! Ðời nói Sa môn là gọi thiếu! Na là gọi Ðạo. Như vậy Ðạo là đoạn tất cả thiếu, đoạn tất cả đạo. Do nghĩa này nên gọi Bát chánh đạo là Sa môn na. Từ trong đạo này chứng được quả nên gọi là Sa môn quả. Này thiện nam tử! Lại, Sa môn na là như người thế gian có lạc tịnh (vui yên lặng) thì cũng gọi là Sa môn. Ðạo như vậy thì cũng lại như vậy có thể khiến cho hành giả lìa khỏi cái ác của thân, miệng, ý và tà mạng.v.v… mà được vui tịch tịnh. Vậy nên gọi đó là Sa môn na. Này thiện nam tử! Như hạng hạ nhân của đời có thể làm bậc thượng nhân. Ðó gọi là Sa môn. Như vậy đạo đó cũng lại như vậy, có thể khiến cho hạng hạ nhân làm bậc thượng nhân. Vậy nên được gọi là Sa môn na. Này thiện nam tử! Người A la hán tu đạo này thì được Sa môn quả. Vậy nên được gọi là đến với bờ kia. Quả A la hán tức là thân pháp năm phần vô học (vô học ngũ phận pháp thân). Giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, nhân năm phần này được đến bờ kia. Vậy nên gọi là đến với bờ kia. Ðến bờ kia mà tự nói rằng: “Ta, sinh đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã hoàn thành, lại chẳng thọ thân sau”. Này thiện nam tử! A la hán này đã đoạn trừ vĩnh viễn nhân duyên sinh ba đời. Vậy nên tự nói, ta, sinh đã hết, cũng cắt đứt thân năm ấm của ba cõi. Vậy nên lại nói rằng, ta, sinh đã hết, việc tu phạm hạnh đã rốt ráo. Vậy nên xướng rằng, phạm hạnh đã lập. Lại nữa, xả bỏ học đạo cũng gọi là đã lập. Như sở cầu thuở trước, ngày nay đã được, vậy nên xướng lên rằng, việc làm đã hoàn thành. Tu đạo được quả cũng nói rằng, đã hoàn thành. Chứng được Tận trí, Vô sinh trí nên xướng lên rằng, Ta, sinh đã hết, tận diệt các hữu kết. Do những nghĩa này nên gọi là A la hán được đến bờ kia. Như A la hán, Bích Chi Phật cũng lại như vậy. Bồ tát và Phật thành tựu đầy đủ sáu Ba la mật nên gọi là đến bờ kia. Phật và Bồ tát này được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác rồi thì gọi là đầy đủ sáu Ba la mật. Vì sao vậy? Vì được quả của sáu Ba la mật. Do được quả nên gọi là đầy đủ. Này thiện nam tử! Bảy loại chúng sinh này chẳng tu thân, chẳng tu giới, chẳng tu tâm, chẳng tu tuệ, chẳng thể tu tập bốn việc như vậy thì có thể tạo tác tội nặng ngũ nghịch, có thể cắt đứt căn lành, phạm bốn trọng cấm, bài báng Phật Pháp Tăng. Vậy nên họ được gọi là thường đắm chìm. Này thiện nam tử! Trong bảy thứ người này nếu có người thân cận thiện tri thức, hết lòng thính thọ chính pháp của Như Lai, nội tâm giỏi tư duy, theo đúng như pháp mà trụ, tinh cần tu tập thân, giới, tâm, tuệ thì được gọi là qua khỏi dòng sông sinh tử, đến được bờ kia. Nếu có người nói rằng, người nhất xiển đề được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác thì đó gọi là nhiễm trước, còn nếu nói rằng, chẳng được thì đó gọi là hư vọng. Này thiện nam tử! Bảy thứ người này, hoặc có một người đủ bảy, hoặc có bảy người từng người một. Này thiện nam tử! Nếu người mà lòng miệng khác, tưởng khác nói rằng, nhất xiển đề được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, thì phải biết người đó bài báng Phật, Pháp, Tăng. Nếu người mà tâm miệng khác, tưởng khác nói rằng, nhất xiển đề chẳng được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, thì người đó cũng gọi là bài báng Phật, Pháp, Tăng. Này thiện nam tử! Nếu có người nói Bát Thánh đạo phận là sở đắc của phàm phu thì người đó cũng gọi là bài báng Phật, Pháp, Tăng. Nếu có người nói rằng, Bát Thánh đạo phận chẳng phải là sở đắc của phàm phu thì người đó cũng gọi là bài báng Phật, Pháp, Tăng. Này thiện nam tử! Nếu có người nói rằng, tất cả chúng sinh quyết định có Phật tính hay quyết định không Phật tính thì người đó cũng gọi là bài báng Phật, Pháp, Tăng. Này thiện nam tử! Vậy nên ở trong Khế kinh ta nói có hai thứ người bài báng Phật, Pháp, Tăng: Một là chẳng tin lòng sân nhuế, hai là tuy tin nhưng chẳng hiểu nghĩa. Này thiện nam tử! Nếu lòng tin của người không có trí tuệ thì người đó có thể thêm lớn vô minh. Nếu có trí tuệ mà không có lòng tin thì người đó có thể thêm lớn tà kiến. Này thiện nam tử! Người chẳng tin mà lòng sân nhuế nói rằng, không có Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. Người tin mà không tuệ thì giải nghĩa điên đảo khiến cho người nghe pháp bài báng Phật, Pháp, Tăng. Này thiện nam tử! Vậy nên ta nói rằng, người chẳng tin mà lòng sân nhuế, người có tin mà không trí tuệ là những người có thể bài báng Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. Này thiện nam tử! Nếu có người nói rằng, nhất xiển đề.v.v… chưa sinh ra thiện pháp liền được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác thì người đó cũng gọi là bài báng Phật, Pháp, Tăng. Nếu lại có người nói rằng, người nhất xiển đề bỏ nhất xiển đề, ở trong thân khác được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác thì người đó cũng gọi là bài báng Phật, Pháp, Tăng. Nếu lại có người nói rằng, người nhất xiển đề có thể sinh ra thiện căn, sinh thiện căn rồi nối nhau chẳng đoạn được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác nên nói rằng, nhất xiển đề được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác thì phải biết người đó chẳng bài báng Tam Bảo. Này thiện nam tử! Nếu có người nói rằng, tất cả chúng sinh quyết định có Phật tính, Thường Lạc Ngã Tịnh, chẳng tác, chẳng sinh mà vì nhân duyên phiền não nên chẳng thấy thì phải biết người đó bài báng Phật, Pháp, Tăng. Nếu có người nói rằng, tất cả chúng sinh đều không Phật tính giống như sừng thỏ, từ phương tiện sinh ra, vốn không nay có, có rồi trở lại không thì phải biết người đó bài báng Phật, Pháp, Tăng. Nếu có người nói rằng, Phật tính của chúng sinh chẳng phải có như hư không, chẳng phải không như sừng thỏ. Vì sao vậy? Vì hư không thì thường, sừng thỏ thì không có vậy. Vậy nên được nói rằng, cũng có cũng không. Nếu có thì nên phá sừng thỏ, còn không thì nên phá hư không. Người nói như vậy thì chẳng bài báng Tam Bảo. Này thiện nam tử! Luận về Phật tính thì chẳng gọi là một pháp, chẳng gọi là mười pháp, chẳng gọi là trăm pháp, chẳng gọi là ngàn pháp, chẳng gọi là vạn pháp. Khi chưa được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác mà tất cả thiện, bất thiện, vô ký hết thì gọi là Phật tính. Như Lai, hoặc khi trong nhân nói quả, trong quả nói nhân. Ðó gọi là Tùy Tự Ý Ngữ của Như Lai. Vì Tùy Ý Ngữ nên gọi là Như Lai, Tùy Ý Ngữ nên gọi là A La Ha, Tùy Ý Ngữ nên gọi là Tam Miệu Tam Phật Ðà!

Bồ tát Ca Diếp bạch rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Như lời đức Phật nói, Phật tính của chúng sinh giống như hư không, thì sao gọi là hư không vậy?

– Này thiện nam tử! Tính của hư không chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại. Phật tính cũng vậy. Này thiện nam tử! Hư không chẳng phải quá khứ. Vì sao vậy? Vì không hiện tại vậy. Pháp, nếu hiện tại có thể nói quá khứ. Nhưng do không hiện tại nên không quá khứ, cũng không hiện tại. Vì sao vậy? Vì không vị lai vậy. Pháp, nếu vị lai có thể nói hiện tại. Nhưng do không vị lai nên không hiện tại, cũng không vị lai. Vì sao vậy? Vì không hiện tại và quá khứ. Nếu có hiện tại, quá khứ thì có vị lai, nhưng do không hiện tại quá khứ nên không vị lai. Do nghĩa này nên tính của hư không chẳng phải ba đời nhiếp lấy.

Này thiện nam tử! Do hư không không nên không có ba đời. Chẳng do có nên không ba đời vậy. Như hoa hư không chẳng phải là có nên không có ba đời. Hư không cũng vậy, chẳng phải là có nên không có ba đời.

Này thiện nam tử! Không có vật tức là hư không, Phật tánh cũng vậy.

Này thiện nam tử! Hư không không nên chẳng phải ba đời nhiếp lấy. Phật tính thường nên chẳng phải ba đời nhiếp lấy.

Này thiện nam tử! Như Lai đã được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác nên Phật tính sở hữu và tất cả Phật pháp thường trụ không biến đổi. Do nghĩa này nên không có ba đời giống như hư không.

Này thiện nam tử! Hư không không nên chẳng phải trong chẳng phải ngoài, Phật tính thường nên chẳng phải trong chẳng phải ngoài nên nói Phật tính giống như hư không.

Này thiện nam tử! Như trong thế gian, chỗ không ngăn ngại gọi là hư không. Như lại được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác rồi thì đối với tất cả pháp không có ngăn ngại nên nói rằng Phật tính giống như hư không. Do nhân duyên này ta nói rằng, Phật tính giống như hư không.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Như Lai, Phật tính, Niết Bàn chẳng phải sự nhiếp lấy của ba đời mà gọi là hữu (có). Hư không cũng chẳng phải là sự nhiếp lấy của ba đời mà vì sao chẳng được gọi là hữu vậy?

Ðức Phật dạy rằng:

– Này thiện nam tử! Vì chẳng phải Niết Bàn gọi là Niết Bàn. Vì chẳng phải Như Lai gọi là Như Lai. Vì chẳng phải Phật tính gọi là Phật tính. Sao gọi là chẳng phải Niết Bàn vậy? Ðó là tất cả pháp hữu vi phiền não. Vì phá phiền não hữu vi như vậy nên đó gọi là Niết Bàn. Chẳng phải Như Lai là gọi từ nhất xiển đề đến Bích Chi Phật. Vì phá nhất xiển đề đến Bích Chi Phật như vậy nên đó gọi là Như Lai. Chẳng phải Phật tính là gọi tất cả những vật vô tình như tường, vách, sành, đá.v.v… Lìa khỏi những vật vô tình như vậy thì đó gọi là Phật tính. Này thiện nam tử! Tất cả thế gian không chẳng phải hư không đối với hư không.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Thế gian cũng không chẳng phải bốn đại đối với bốn đại mà còn được gọi bốn đại là có mà hư không không đối với thì vì sao chẳng được gọi là có?

Ðức Phật dạy rằng:

– Này thiện nam tử! Nếu nói Niết Bàn chẳng phải sự nhiếp lấy của ba đời mà hư không cũng vậy thì nghĩa này chẳng đúng. Vì sao vậy? – Vì Niết Bàn là có thể thấy, có thể chứng, là sắc với đủ dấu vết, chương cú, là có, là tướng, là duyên, là chỗ qui y, là ánh sáng tịch tịnh, là bờ kia yên ổn. Vậy nên được gọi là chẳng phải sự nhiếp lấy của ba đời. Còn tính của hư không là không có những pháp như vậy. Vậy nên gọi là không. Nếu có lìa khỏi những pháp như vậy thì lại có pháp thì ứng với sự nhiếp lấy của ba đời. Hư không nếu đồng với pháp có này thì chẳng được chẳng phải là sự nhiếp lấy của ba đời.

Này thiện nam tử! Như người đời nói, hư không gọi là không sắc, không đối, chẳng thể nhìn thấy. Nếu không sắc, không đối, chẳng thể nhìn thấy thì tức là pháp tâm số (sổ). Hư không nếu đồng với pháp tâm số thì chẳng được chẳng là sự nhiếp lấy của ba đời. Vì nếu ba đời nhiếp lấy thì tức là bốn ấm.. Vậy nên lìa khỏi bốn ấm rồi thì không có hư không.

Lại nữa, này thiện nam tử! Các ngoại đạo nói rằng, Luận về hư không thì tức là ánh sáng. Hư không nếu là ánh sáng thì tức là sắc pháp. Hư không nếu là sắc pháp thì tức là vô thường. Ðã là vô thường nên bị sự nhiếp lấy của ba đời thì làm sao ngoại đạo nói là chẳng phải ba đời? Nếu ba đời nhiếp lấy thì chẳng phải hư không, cũng có thể nói rằng, hư không là thường.

Này thiện nam tử! Lại có người nói rằng, hư không tức là trụ xứ. Hư không nếu có trụ xứ thì tức là sắc pháp mà tất cả chỗ đều là vô thường, bị sự nhiếp lấy của ba đời. Hư không cũng thường, chẳng phải sự nhiếp lấy của ba đời. Nếu nói có chỗ thì biết không có hư không. Lại có người nói rằng, hư không thì tức là thứ lớp. Nếu là thứ lớp thì tức là Sổ pháp. Nếu là có thể tính thì tức là ba đời nhiếp lấy. Nếu ba đời nhiếp lấy thì làm sao nói là Thường?.

Này thiện nam tử! Nếu lại nói rằng, luận về hư không thì chẳng lìa khỏi ba pháp: Một là rỗng không, hai là thật, ba là rỗng không thật. Nếu nói rỗng không là đúng thì phải biết hư không là pháp vô thường. Vì sao vậy? Vì chỗ quả thật là không. Nếu nói là Thật đúng thì phải biết hư không cũng là vô thường. Vì sao vậy? Vì chỗ rỗng không là không. Nếu rỗng không thật đúng thì phải biết hư không cũng là vô thường. Vì sao vậy? Vì cả hai chỗ là không. Vậy nên hư không gọi là không. Này thiện nam tử! Như nói, hư không là pháp có thể tạo tác. Như nói khử bỏ cây cối, khử bỏ nhà cửa mà tạo làm hư không, làm bằng phẳng hư không, che ở trên hư không, vẽ ở hư không, màu sắc hư không như nước biển cả… Vậy nên hư không là pháp có tạo tác. Tất cả pháp tạo tác đều là vô thường. Giống như chiếc bình gốm, hư không nếu vậy thì nên là vô thường. Này thiện nam tử! Người thế gian nói rằng, chỗ không ngăn ngại trong tất cả pháp gọi là hư không. Chỗ không ngăn ngại này đối với tất cả chỗ là có đầy đủ hay là có từng phần vậy? Nếu có đầy đủ thì phải biết chỗ còn lại không có hư không. Nếu có từng phần thì tức là đó, đây pháp có thể tính. Nếu là có thể tính thì phải biết là vô thường. Này thiện nam tử! Nếu có người nói, hư không, không ngại cùng có, đều hòa hợp. Lại có người nói rằng, hư không ở tại sự vật như trái cây ở trong đồ đựng. Cả hai đều chẳng đúng. Vì sao vậy? Vì, nếu nói cùng hòa hợp thì có ba thứ: Một là khác nghiệp hợp như loài chim bay tập họp trên cây. Hai là cộng nghiệp (nghiệp chung) hợp như hai con dê tiếp xúc nhau. Ba là đã hợp cộng hợp như hai đôi ngón tay hợp ở một chỗ. Nếu nói rằng, khác nghiệp hợp chung mà khác thì có hai, một là nghiệp của vật, hai là nghiệp của hư không. Nếu “không nghiệp” hợp với vật mà không thì vô thường. Nếu vật nghiệp hợp với không mà vật thì bất biến. Như vậy bất biến ấy là cũng vô thường. Nhưng nếu nói hư không là thường mà tính hư không ấy chẳng động, cùng với vật động hợp thì nghĩa này chẳng đúng! Vì sao vậy? Vì hư không nếu thường thì vật cũng nên thường. Vật nếu không thường thì hư không cũng không thường. Nếu nói hư không cũng thường cũng vô thường thì không có điều đó. Nếu cộng nghiệp hợp thì nghĩa này không đúng! Vì sao vậy? Vì hư không gọi là cùng khắp (biến) nên nếu cùng nghiệp hợp thì nghiệp cũng nên cùng khắp. Nếu nghiệp này cùng khắp thì nên tất cả cùng khắp. Nếu tất cả cùng khắp nên tất cả hợp thì chẳng nên nói có hợp cùng chẳng hợp. Nếu nói đã hợp chung hợp như hai đôi ngón hợp thì nghĩa này chẳng đúng! Vì sao vậy? Vì trước không có hợp về sau mới hợp. Trước không, sau có là pháp vô thường. Vậy nên chẳng được nói rằng, hư không đã hợp chung hợp như pháp thế gian trước không sau có là vật vô thường. Hư không nếu vậy thì cũng nên vô thường. Nếu nói hư không ở tại sự vật như trái cây ở trong đồ đựng thì nghĩa này chẳng đúng! Vì sao vậy? Vì như vậy thì hư không trước lúc không đồ chứa, tồn tại ở đâu? Nếu có chỗ trụ mà hư không thì nhiều. Như hư không ấy nhiều thì làm sao nói rằng thường? Rằng một? Rằng cùng khắp? Nếu giả sử hư không lìa khỏi không để có chỗ trụ thì vật có cũng nên lìa khỏi hư không mà trụ. Vậy nên phải biết là không có hư không! Này thiện nam tử! Nếu có người nói rằng, chỗ trụ của ngón tay gọi là hư không thì phải biết hư không là pháp vô thường. Vì sao vậy? Vì ngón tay có bốn phương. Nếu có bốn phương thì phải biết hư không cũng có bốn phương. Nhưng tất cả pháp thường đều không địa phương xứ sở nên do có phương sở nên hư không vô thường. Nếu là vô thường thì chẳng lìa khỏi năm ấm mà cần lìa khỏi năm ấm là không sở hữu. Này thiện nam tử! Có pháp, nếu từ nhân duyên trụ thì phải biết pháp đó gọi là vô thường. Này thiện nam tử! Ví như tất cả chúng sinh, cây cối nhân đất mà trụ mà đất vô thường nên những vật nhân ở đất theo thứ lớp vô thường. Này thiện nam tử! Như đất nhân nước mà nước vô thường nên đất cũng vô thường. Như nước nhân gió mà gió vô thường nên nước cũng vô thường. Gió nương hư không mà hư không vô thường nên gió cũng vô thường. Nếu vô thường thì làm sao nói rằng, hư không là thường, cùng khắp tất cả chỗ. Hư không không nên chẳng phải là quá khứ, vị lai, hiện tại, cũng như sừng thỏ là vật không có nên chẳng phải là quá khứ, vị lai, hiện tại. Vậy nên ta nói rằng, Phật tính thường nên chẳng phải sự nhiếp lấy của ba đời. Hư không không nên chẳng phải sự nhiếp lấy của ba đời. Này thiện nam tử! Ta nhất định chẳng cùng thế gian chung tranh cãi (cộng tranh). Vì sao vậy? Vì trí thế gian nói có ta cũng nói có, trí thế gian nói không ta cũng nói không!

Bồ tát Ca Diếp bạch rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Ðại Bồ tát đầy đủ bao nhiêu pháp để chẳng cùng với đời tranh cãi, chẳng bị sự thấm bẩn của thế pháp?

Ðức Phật dạy rằng:

– Này thiện nam tử! Ðại Bồ tát đầy đủ mười pháp thì chẳng cùng đời tranh cãi và chẳng bị sự thấm bẩn của thế pháp. Những gì là mười? Một là tín tâm, hai là có giới, ba là thân cận bạn lành, bốn là bên trong giỏi tư duy, năm là đầy đủ tinh tấn, sáu là đầy đủ chánh niệm, bảy là đầy đủ trí tuệ, tám là đầy đủ chánh ngữ, chín là ưa thích chánh pháp, mười là thương xót chúng sinh. Này thiện nam tử! Bồ tát đầy đủ mười pháp như vậy thì chẳng cùng đời tranh cãi, chẳng bị sự thấm bẩn của thế pháp, như hoa Ưu bát la.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Như lời đức Phật nói, thế trí nói có ta cũng nói có, thế trí nói không ta cũng nói không thì những gì gọi là có, không của thế trí?

Ðức Phật dạy rằng:

– Này thiện nam tử! Thế trí nếu nói sắc là vô thường, khổ, không, vô ngã… cho đến thức cũng như vậy thì, này thiện nam tử! Ðó gọi là thế trí nói có, ta cũng nói có. Này thiện nam tử! Thế trí nói sắc không có Thường Lạc Ngã Tịnh và Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng lại như vậy thì, này thiện nam tử! Ðó gọi là thế trí nói không, ta cũng nói không.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Trí thế gian tức là Phật, Bồ tát, tất cả Thánh nhân. Nếu sắc của các Thánh nhân là Vô thường, Khổ, Không, vô ngã thì làm sao đức Như Lai nói sắc thân của Phật thường hằng không biến đổi? Trí thế gian nói là không pháp làm sao đức Như Lai nói là có? Ðức Như Lai Thế Tôn đã nói lời như vậy mà sao lại nói chẳng cùng đời tranh cãi, chẳng bị sự thấm bẩn của thế pháp? Ðức Như Lai đã lìa ba thứ điên đảo là tưởng đảo, tâm đảo và kiến đảo nên nói sắc thân Phật thật là vô thường nay mới nói thường thì sao được gọi là xa lìa điên đảo, chẳng cùng đời tranh cãi?

Ðức Phật dạy rằng:

– Này thiện nam tử! Sắc của phàm phu từ phiền não sinh ra. Vậy nên kẻ trí nói sắc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Sắc của Như Lai thì xa lìa phiền não. Vậy nên nói là thường hằng, không biến đổi.

Bồ tát Ca Diếp bạch rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Sao gọi là sắc từ phiền não sinh?

– Này thiện nam tử! Phiền não có ba thứ là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Kẻ trí nên phải quán sát tội lỗi sở hữu của ba lậu này. Sở dĩ vì sao? Vì biết tội lỗi rồi có thể xa lìa. Ví như thầy thuốc trước xem mạch bệnh nhân, biết bệnh tại đâu, rồi nhiên hậu mới trao cho thuốc. Này thiện nam tử! Như có người đem người đến trong rừng gai rồi bỏ đó trở về. Người mù về sau rất khó được ra khỏi mà giả sử có được ra khỏi thì thân thể cũng rách nát hết. Phàm phu thế gian cũng lại như vậy, chẳng thể thấy biết tội lỗi của ba lậu nên chạy đuổi theo. Như người thấy được tội lỗi ấy thì có thể xa lìa. Biết tội lỗi rồi thì tuy họ có thọ quả báo nhưng là quả báo nhỏ nhẹ. Này thiện nam tử! Có bốn thứ người: Một là khi tạo nghiệp thì nặng, khi thọ báo thì nhẹ. Hai là khi tạo nghiệp thì nhẹ, khi thọ báo thì nặng. Ba là khi tạo nghiệp thì nặng, khi thọ báo cũng nặng. Bốn là khi tạo nghiệp thì nhẹ, khi thọ báo cũng nhẹ. Này thiện nam tử! Nếu người có thể quan sát tội lỗi của phiền não thì người này tạo nghiệp, thọ quả đều nhẹ. Này thiện nam tử! Người có trí có ý nghĩ như vầy: “Ta nên xa lìa các lậu như vậy! Lại nữa, chẳng nên làm những việc xấu xa hèn hạ như vậy. Vì sao vậy? Vì ta nay chưa được giải thoát khỏi quả báo địa ngục, ngã quỉ, súc sinh, người, trời. Ta nếu tu đạo thì sẽ nhân cái lực đó mà phá hoại các khổ”. Người này quan sát rồi thì tham dục, sân nhuế, ngu si nhỏ yếu dần đi. Ðã thấy tham dục, sân nhuế, ngu si nhẹ rồi thì lòng người ấy vui mừng mà tác khởi ý nghĩ này: “Ta nay như vậy đều do lực nhân duyên tu đạo nên khiến cho ta được lìa khỏi pháp bất thiện, gần gũi pháp thiện. Vậy nên hiện tại được thấy chánh đạo thì cần phải siêng năng thêm mà tu tập đạo”. Người này nhân sức siêng tu đạo đó mà xa lìa vô lượng những phiền não ác và lìa khỏi quả báo địa ngục, súc sinh, ngã quỉ, người, trời. Vậy nên ở trong Khế kinh ta nói rằng, phải quan sát tất cả phiền não hữu lậu và nhân của hữu lậu. Vì sao vậy? Vì người có trí nếu chỉ quan sát lậu, chẳng quan sát nhân của lậu thì chẳng thể cắt đứt các phiền não. Vì sao vậy? Vì kẻ trí quan sát: “Lậu từ nhân này sinh ra, ta nay cắt đứt nhân thì lậu chẳng sinh ra!” Này thiện nam tử! Như vị thầy thuốc kia, trước cắt đứt nhân của bệnh thì bệnh chẳng sinh ra. Kẻ trí, trước cắt đứt nhân của phiền não thì cũng lại như vậy. Người có trí trước phải quan sát nhân, tiếp đến quan sát quả báo, biết từ nhân thiện sinh ra quả thiện, biết từ nhân ác sinh ra quả ác, quan sát quả báo rồi xa lìa nhân ác. Quan sát quả báo rồi lại phải tiếp đến quan sát sự nặng nhẹ của phiền não. Quan sát được nặng, nhẹ rồi thì trước lìa khỏi phiền não nặng. Ðã lìa khỏi nặng rồi thì phiền não nhẹ tự khử (tự tiêu mất). Này thiện nam tử! Người trí nếu biết phiền não, nhân của phiền não, quả của phiền não, phiền não nặng nhẹ thì người này lúc ấy, tinh cần tu đạo chẳng dừng chẳng hối, gần gũi bạn lành, hết lòng nghe pháp vì diệt các phiền não như vậy. Này thiện nam tử! Ví như người bệnh tự biết bệnh nhẹ thì nhất định có thể trừ khỏi, tuy được thuốc đắng nhưng uống vào chẳng hối. Người có trí cũng lại như vậy, siêng tu Thánh đạo, hoan hỷ, chẳng buồn, chẳng dừng chẳng hối. Này thiện nam tử! Nếu người có thể biết phiền não, nhân của phiền não, quả báo của phiền não, phiền não nhẹ nặng mà vì trừ phiền não nên siêng tu Thánh đạo thì người này chẳng từ phiền não sinh ra sắc và thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Nếu người chẳng thể biết phiền não, nhân của phiền não, quả báo của phiền não, phiền não nặng nhẹ nên chẳng siêng tu tập Thánh đạo thì người đó từ phiền não sinh ra sắc và thọ, tưởng, hành thức cũng lại như vậy. Này thiện nam tử! Người biết phiền não, nhân của phiền não, quả báo của phiền não, phiền não nặng nhẹ rồi vì cắt đứt phiền não mà tu hành Thánh đạo thì tức là Như Lai. Do nhân duyên này nên sắc của Như Lai thường… cho đến thức thường. Này thiện nam tử! Kẻ chẳng biết phiền não, nhân của phiền não, quả báo của phiền não và phiền não nặng nhẹ, chẳng tu tập đạo thì tức là phàm phu. Vậy nên sắc của phàm phu vô thường và thọ, tưởng, hành, thức đều là vô thường. Này thiện nam tử! Người trí của thế gian mà tất cả Thánh nhân, Bồ tát, chư Phật nói là hai nghĩa này. Ta cũng như vậy nói là hai nghĩa này. Vậy nên ta nói, chẳng cùng với người trí của thế gian chung tranh cãi, chẳng bị sự thấm bẩn của thế pháp. Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Như lời đức Phật nói, có ba thứ lậu thì sao gọi là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu vậy?

Ðức Phật dạy rằng:

– Này thiện nam tử! Dục lậu là giác quán ác bên trong nhân với duyên bên ngoài sinh ra dục lậu. Vậy nên thuở trước, ta ở tại thành Vương Xá, bảo ông A Nan rằng: “Này A Nan! Ông nay hãy nhận lời nói kệ tụng của người con gái này! Bài kệ này chính là lời tuyên thuyết của các đức Phật đời quá khứ vậy. Vậy nên tất cả giác quán ác bên trong và các nhân duyên bên ngoài gọi là dục”. Ðó gọi là dục lậu. Hữu lậu là các ác pháp bên trong và các nhân duyên bên ngoài của Sắc giới và Vô sắc giới trừ các nhân duyên bên ngoài và các giác quán bên trong của Dục giới. Ðó gọi là hữu lậu. Vô minh lậu là chẳng thể rõ biết ngã và ngã sở, chẳng phân biệt trong ngoài thì gọi là Vô minh lậu. Này thiện nam tử! Vô minh tức là căn bản của tất cả các lậu. Vì sao vậy? Vì nhân vô minh của tất cả chúng sinh duyên với ấm, nhập, giới nhớ tưởng làm tướng gọi là chúng sinh. Ðó gọi là tướng đảo, tâm đảo, kiến đảo (điên đảo). Do nhân duyên này sinh ra tất cả lậu. Vậy nên ở mười hai bộ kinh, ta nói rằng, vô minh tức là nhân của tham, nhân của sân, nhân của si.

Bồ tát Ca Diếp bạch rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Ðức Như Lai thuở trước, ở trong mười hai bộ Kinh, có nói rằng: “Chẳng khéo suy nghĩ nhân duyên sinh ra tham dục, sân, si”. Vì nhân duyên gì đến nay mới nói vô minh?

– Này thiện nam tử! Hai pháp như vậy giúp làm cho nhân quả giúp nhau tăng trưởng: Tư duy bất thiện sinh ra vô minh, nhân duyên vô minh sinh ra tư duy bất thiện. Này thiện nam tử! Những điều ấy có thể sinh trưởng các phiền não nên đều gọi là nhân duyên của phiền não. Thân cận nhân duyên phiền não như vậy thì gọi là vô minh tư duy bất thiện. Như hạt sinh ra mầm thì hạt là nhân gần, bốn đại là nhân xa, phiền não cũng vậy.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Như lời đức Phật nói, vô minh tức là lậu, thì sao lại nói rằng, nhân vô minh nên sinh ra các lậu?

Ðức Phật dạy rằng:

– Này thiện nam tử! Như lời ta nói, lậu của vô minh tức là nội vô minh. Nhân vào vô minh sinh ra các lậu tức là nhân nội ngoại. Nếu nói lậu của vô minh là gọi sự điên đảo ở bên trong, chẳng nhận thức được vô thường, khổ, không, vô ngã. Nếu nói là nhân duyên của tất cả phiền não thì đó gọi là chẳng biết ngã và ngã sở bên ngoài. Nếu nói lậu của vô minh thì đó gọi là vô thỉ vô chung, từ vô minh sinh ra ấm, nhập, giới.v.v…

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Như lời đức Phật nói, người có trí biết được nhân của lậu, thì sao gọi là biết được nhân của lậu?

– Này thiện nam tử! Người trí phải quan sát, vì nhân duyên gì mà sinh ra phiền não này? Tạo tác hạnh gì mà sinh ra phiền não này? Ở trong lúc nào mà sinh ra phiền não này? Khi ở chung với ai mà sinh ra phiền não này? Dừng trụ ở đâu mà sinh ra phiền não này? Quan sát việc gì rồi sinh ra phiền não? Thọ nhận phòng nhà, ngọa cụ, ẩm thực, y phục, thuốc thang của ai mà sinh ra phiền não? Vì nhân duyên gì nên chuyển từ hạ lên trung, chuyển từ trung lên thượng, từ hạ nghiệp lên trung, từ trung nghiệp lên thượng? Khi Ðại Bồ tát tác khởi sự quan sát này thì được sự xa lìa nhân duyên sinh ra lậu. Khi quan sát như vậy mà người chưa sinh phiền não thì ngăn chận khiến cho chẳng sinh, người đã sinh phiền não thì liền được trừ diệt. Vậy nên, ở trong Khế kinh, ta nói kẻ trí phải quan sát nhân sinh ra phiền não.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Chúng sinh có một thân thì làm sao có thể khởi đủ thứ phiền não?

Ðức Phật dạy rằng:

– Này thiện nam tử! Như trong một đồ vật đựng có đủ thứ hạt mà gặp được nước, mưa rồi thì mỗi mỗi đều tự mọc ra. Chúng sinh cũng vậy, đồ vật đựng tuy là một nhưng do nhân duyên ái mà có thể sinh trưởng đủ thứ phiền não.

Bồ tát Ca Diếp bạch rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Kẻ trí làm sao quan sát được quả báo?

– Này thiện nam tử! Người trí phải quan sát: Các nhân duyên của lậu có thể sinh ra địa ngục, ngã quỉ, súc sinh; nhân duyên của lậu này được thân người, trời tức là vô thường, khổ, không, vô ngã; trong thân khí này bị ba thứ khổ, ba thứ vô thường; nhân duyên của lậu này có thể khiến cho chúng sinh tạo tác tội ngũ nghịch, thọ các ác báo, có thể cắt đứt căn lành, phạm bốn trọng cấm, bài báng Tam Bảo. Người trí phải quan sát: Ta đã thọ được thân như vậy thì chẳng nên sinh khởi những phiền não như vậy mà bị thọ các ác quả!

Bồ tát Ca Diếp bạch rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Có quả Vô lậu mà ngài lại nói, kẻ trí đoạn trừ các quả báo thì quả vô lậu có ở trong sự đoạn trừ này không? Những người đắc đạo có quả vô lậu, cũng như kẻ trí ấy cầu quả Vô lậu thì làm sao đức Phật nói, tất cả kẻ trí nên đoạn trừ quả báo. Nếu người ấy đoạn thì các Thánh nhân hôm nay làm sao được có?

– Này thiện nam tử! Như Lai, hoặc khi trong nhân nói quả, trong quả nói nhân! Như người thế gian nói, bùn tức là bình, lụa tức là áo. Ðó gọi là trong nhân nói quả. Trong quả nói nhân thì như con trâu tức là nước cỏ, người tức là đồ ăn. Ta cũng như vậy, trong nhân nói quả. Ở trước, trong Kinh đã nói lời rằng: “Ta từ tâm thân đi đến biên giới của Phạm thiên”. Ðó gọi là trong nhân nói quả (?). Trong quả nói nhân thì như lục nhập này gọi là nghiệp quá khứ. Ðó gọi là trong quả nói nhân. Này thiện nam tử! Tất cả Thánh nhân chân thật không có quả báo Vô lậu. Quả báo tu đạo của tất cả Thánh nhân lại chẳng sinh ra lậu. Vậy nên gọi là quả báo vô lậu. Này thiện nam tử! Người có trí khi quan sát như vậy thì liền được quả báo phiền não tiêu diệt vĩnh viễn. Này thiện nam tử! Người trí quan sát rồi, vì đoạn trừ quả báo phiền não như vậy nên tu tập Thánh đạo. Thánh đạo tức là Không, Vô tướng, Vô nguyện. Tu đạo này rồi thì có thể diệt quả báo của tất cả phiền não.

KINH ÐẠI BÁT NIẾT BÀN

– Quyển thứ ba mươi ba hết –

    Xem thêm:

  • Kinh Trung A-Hàm – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 4 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 3 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 2 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường A-Hàm Phần 1 – HT Thích Tuệ Sĩ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức – Tuệ Nhuận dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Tinh Xá Đầu Voi – Thích Nữ Tuệ Thành dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Bảy Giấc Mộng Của A Nan – Thích Nữ Tuệ Thành dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết – HT Thích Tuệ Sỹ dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn – Thích Trí Tịnh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh A Nan Vấn Phật Sự Cát Hung – Thích Nữ Tuệ Thành dịch - Kinh Tạng
  • Nghi Quỹ Bố Đàn Pháp Tu Dược Sư - Kinh Tạng
  • Kinh Bách Dụ – Thích Tâm Châu dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn – Thích Nữ Thành Thông dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn – Huyền Thanh dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Trường Bộ (Dìgha Nikàya) – HT Thích Minh Châu dịch (Trọn bộ) - Kinh Tạng
  • Kinh Khai Giác Tự Tánh Bát Nhã Ba La Mật Đa - Kinh Tạng
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn – Đoàn Trung Còn & Nguyễn Minh Tiến dịch - Kinh Tạng
  • Kinh Phật Dạy Tu Tập Mười Nghiệp Lành - Kinh Tạng